Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vụ tôm mới - “4 bước” để bắt đầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.25 KB, 5 trang )





Vụ tôm mới - “4 bước” để bắt đầu


Thời điểm chuẩn bị thả nuôi vụ tôm mới, bà con cần tuân thủ chặt chẽ quy trình và
kỹ thuật nuôi như: Căn cứ theo lịch thời vụ, chọn đúng thời điểm thả con giống;
nuôi tôm đúng theo quy trình kỹ thuật để tăng cường sức đề kháng cho tôm…

Thả tôm đúng thời điểm
Bên cạnh khuyến cáo lịch thời vụ của các sở ngành địa phương, bà con nên thả tôm
khi thời tiết ấm hẳn, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm thấp để đảm bảo tỷ lệ
sống, sức khỏe và tăng trưởng của tôm nuôi. Tránh thả tôm khi thời tiết đầu vụ có
nhiệt độ thấp như hiện nay. Thả nuôi theo lịch thời vụ sẽ hạn chế được những rủi
ro về con giống, thời tiết làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm
nuôi và ảnh hưởng đến các hộ nuôi lân cận khi có bệnh xảy ra.

Chọn tôm giống
Chất lượng tôm giống hiện nay vẫn chưa ổn định và khó kiểm soát, vì vậy, người
nuôi nên lựa chọn những đại lý, cơ sở có uy tín, hoặc nên tập hợp lại với nhau
thành nhóm và cử đại diện tiến hành đến trại sản xuất tự lấy mẫu tôm, gửi mẫu
phân tích PCR để loại bỏ mẫu tôm nhiễm bệnh. Tuyệt đối không thả tôm chưa qua
xét nghiệm.

Cần chọn tôm giống tốt trước khi thả nuôi - Ảnh: Thanh Cường

Áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học
Nhằm giảm bệnh cho tôm nuôi, giảm sử dụng hóa chất kháng sinh, người nuôi cần
áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp như: Phải có ao lắng để dự trữ nước dự


phòng, không nên thả mật độ quá cao, mỗi năm chỉ nên nuôi 1 vụ để việc cải tạo và
xử lý ao được triệt để, đồng thời có thời gian dài để cách ly mầm bệnh và đảm bảo
tính bền vững cho cả vùng nuôi. Ngoài ra, cần kiểm soát tốt các yếu tố môi trường;
quản lý thức ăn chặt tránh dư thừa, sử dụng men vi sinh hợp lý để hạn chế ô nhiễm
hữu cơ, hạn chế tảo nở hoa làm suy thoái môi trường ao nuôi khiến tôm dễ nhiễm
bệnh; bổ sung chất tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Xử lý ao nuôi
Bà con cần phải sên vét lại ao nuôi, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao (đối với ao cũ).
Sau đó, tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 -
1.000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 - 10 ngày để xử lý hết mầm bệnh của vụ nuôi
trước. Trong quá trình lấy và xử lý nước: Bà con cần có ao lắng với tỷ lệ khoảng
30% tổng diện tích chủ động việc cấp nước vào ao nuôi. Nước cấp vào ao nuôi
phải qua túi lọc và xử lý thông qua ao lắng bằng cách để nước 3 - 5 ngày kết hợp
với quạt nước để trứng giáp xác nở hết, sau đó tiến hành diệt tạp bằng saponin, diệt
khuẩn, virus trong ao bằng Chlorine Formol hoặc thuốc tím (KMnO4).
Việc gây màu nước: Bà con có thể sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần
chủ yếu như các vi sinh vật có lợi (nhóm Bacillus subtilis, Lactobacillus ), các
vitamin, axit amin thiết yếu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với những ao
khó gây màu có thể sử dụng các chế phẩm sinh học kết hợp với bón phân urê (2 - 3
kg/1.000 m3), bột cá (0,5 - 1 kg/1.000 m3) liên tục vài ngày đến khi ao nuôi đạt
các tiêu chuẩn như độ trong (30 - 40 cm), pH (7,5 - 8,5), độ kiềm (80 - 120 ppm),
khí độc (< 0,1 ppm) tạo cho ao nuôi có màu xanh lục, vàng khuê thì có thể tiến
hành thả tôm giống

×