Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thông tin về hiện tượng tôm chết hàng loạt ở các nước Đông Nam Á pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.87 KB, 4 trang )





Thông tin về hiện tượng
tôm chết hàng loạt ở các
nước Đông Nam Á


Tiến sỹ Allan Heres – Công ty Aquavet là chuyên gia hàng đầu của nhóm
nghiên cứu bệnh tôm Aquavet với kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu bệnh
tôm và quản lý sức khỏe tôm chân trắng ở Châu Mỹ La Tinh và Đông Nam Á.
Công ty Aquavet tiếp tục nghiên cứu dịch bệnh của các trại tôm Đông Nam Á
được biết như hội chứng cấp tính hoại tử gan tụy (AHPNS) hay còn gọi là
EMS ở cả 2 loài tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hội chứng này đặc trưng bởi tỉ
lệ chết cao đến 100% trong 20 – 30 ngày nuôi đầu.
1. Lịch sử bệnh
Hội chứng EMS gây chết tôm hàng loạt bắt đầu ở miền Nam Trung Quốc
(năm 2009), sau đó ở Việt Nam (năm 2010) và Malaysia (năm 2011) và hiện
nay đã có mặt ở phía Đông vùng vịnh Thái Lan (năm 2012).
2. Dấu hiệu lâm sàng bệnh
Tôm có dấu hiệu tăng trưởng chậm, bỏ ăn, bơi xoắn ốc, vỏ lỏng, màu sắc nhợt
nhạt và gan tụy bị teo.
3. Mô bệnh học
Mô bệnh học được giới hạn trong gan tụy (HP) trong cả hai loài tôm sú và
tôm thẻ chân trắng bị ảnh hưởng bởi EMS (Lightner et al 2012). Có một sự
mất mát của các giọt dầu (chất béo) trong các tế bào dự trữ. Số lượng các tế
bào E cho hoạt động phân bào giảm thấp. Các tế bào biểu mô gan tụy bị thoái
hóa, nhân tế bào trương lớn, và các tế bào bị tróc. Ghi nhận các đáp ứng tổn
thương nghiêm trọng với sự rỉ máu và sự vón cục các ống sợi gan tụy do
nhiễm vi khuẩn thứ cấp (Vibrio spp.) ở các giai đoạn cuối.


4. Nguyên nhân
Một tác nhân tiềm năng gây bệnh chưa được mô tả. Các căn nguyên có thể
bao gồm chất độc (hữu sinh hoặc vô sinh), vi khuẩn và virus. Lúc đầu một
nguyên nhân khác là độc tố đã được nhận định làm tổn thương gan tụy tương
tự như đã được mô tả trong gan tụy của tôm tiếp xúc với độc tố aflatoxin B1
và chất ức chế phân bào Benomyl. Phòng thí nghiệm bệnh học – Khoa nuôi
trồng thủy sản của Đại học Arizona đã tiến hành một số nghiên cứu sử dụng
thức ăn công nghiệp thu thập tại các trang trại nuôi tôm có dịch bệnh EMS và
thuốc diệt giáp xác thường được sử dụng trong khu vực để giết các ký chủ
trung gian của hội chứng đốm trắng trước khi thả giống. Trong những nghiên
cứu này các tác giả đã không tìm thấy mối liên hệ nào giữa các tổn thương
gan tụy do các độ tố hoặc thuốc diệt giáp xác với các dấu hiệu tổn thương do
bệnh lý EMS đã được phát hiện.
5. Hội nghị tư vấn
Mạng lưới nuôi trồng thuỷ sản Trung tâm ở châu Á – Thái Bình Dương
(NACA) và Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp (Daff) của Chính phủ
Úc đã tổ chức một cuộc họp tham vấn khu vực ngày 9 – 10 tháng 8 năm 2012
tại Bangkok, Thái Lan. Các nhà tổ chức đã tập hợp các chuyên gia trong nước
và quốc tế đại diện cho các cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức nghiên cứu
để thiết lập một kế hoạch khẩn cấp các biện pháp để giảm thiểu tác động của
EMS tại các trang trại nuôi tôm trong khi các nhà nghiên cứu thuộc các quốc
gia và quốc tế đang tiến hành các nghiên cứu cần thiết giúp xác định các tác
nhân chịu trách nhiệm cho EMS và cuối cùng là phương tiện để ngăn chặn
EMS.
Thông tin về hiện tượng tôm chết hàng loạt ở các nước Đông Nam Á by TS.
Nguyễn Duy Hòa phiên dịch.

×