Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều chỉnh một vài suy nghĩ của bạn về cách học tiếng Anh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.44 KB, 5 trang )




Điều chỉnh một vài suy nghĩ của bạn
về cách học tiếng Anh


Cứ nói chuyện với người nước ngoài nhiều thì tiếng Anh của bạn sẽ … như người
nước ngoài luôn? Hay, viết thư cho bạn bè bằng tiếng Anh thì điểm kiểm tra viết
tiếng Anh của bạn ở lớp chắc sẽ cao vút?

Sau đây là những suy nghĩ khi học tiếng Anh của 1 số bạn. Hãy cùng xem chúng
đúng hay sai nhé!
1. Mỗi ngày bạn học vài từ, chẳng bao lâu bạn sẽ thành một cuốn từ điển sống
to bự và biết ăn cơm. Đúng hay sai?
Vừa đúng vừa sai. Bộ não của chúng ta có giới hạn, nếu mỗi ngày bạn học vài từ,
đến ngày thứ 30 chẳng hạn, bạn sẽ quên hết những từ bạn học ngày thứ nhất. Cách
khắc phục? Đừng học tùm lum, thấy từ nào cũng học, ví như những từ mà cả đời
bạn chỉ gặp … một lần chẳng hạn, nên chọn lựa những từ bạn cảm thấy có thể
dùng nhiều trong việc học tiếng Anh.

2. Một cách hiệu quả để học từ mới là ngồi viết đi viết lại từ đó trên giấy?
Sai bét. Nếu học như vậy bạn sẽ chỉ nhớ cách viết của từ, nhưng không học được
cách sử dụng của nó. Bạn nên học từ trong câu, sẽ nhớ nghĩa và cả cách sử dụng
chúng nữa.

3. Bạn đọc nhiều truyện tiếng Anh có nghĩa là bạn nạp được nhiều từ mà
không cần ngồi “tụng”. Đúng hay sai?
Sai rồi. Nếu bạn chỉ đọc … để đọc, tức là đọc mà không thực sự chú ý tới cách
dùng từ (bằng cách ghi vào, học và ôn lại) thì hầu như không có tác dụng gì hết.
Có thể lúc đọc, bạn nghĩ là mình đã nhớ, nhưng một thời gian sau là quên. Đọc


nhiều truyện là tốt, nhưng nhớ ghi lại và học cẩn thận nhé.

Một điều chú ý nữa là không phải truyện nào ta cũng đọc. Nếu chưa có nền tảng
trong việc reading mà chưa gì đã đọc mấy quyển tiểu thuyết, truyện dài thì chỉ có
mệt và nản hơn. Đọc truyện đơn giản trước, nhất là truyện dành cho thiếu nhi.
Ngoài ra cố gắng tìm tạp chí hoặc báo để đọc, đọc tin ngắn trước, dần dần chuyển
sang tin dài hơn, Nói tóm lại là đọc những gì phù hợp với khả năng hiểu của mình.

4. Không cần làm nhiều bài tập cùng dạng vì chúng giống nhau mà, làm nhiều
sẽ rất … nhàm?
Sai tiếp! Những dạng bài tập thường gặp như chia động từ hay viết lại câu làm tư
duy chúng ta chuyển từ tư duy “chuyển tiếng Việt sang tiếng Anh” thành “tư duy
ngay trong tiếng Anh”. Nó giúp chúng ta linh hoạt hơn khi nói và viết đấy, vì đã
quen khi làm bài tập rồi mà. Thế nên học tiếng Anh giao tiếp không có nghĩa là chỉ
học nghe nói đâu nhé. Làm bài tập cũng giúp ích rất nhiều đấy.

5. Cứ nói chuyện với người nước ngoài nhiều thì tiếng Anh của bạn sẽ … như
người nước ngoài luôn? Hay, viết thư cho bạn bè bằng tiếng Anh thì điểm
kiểm tra viết tiếng Anh của bạn ở lớp chắc sẽ cao vút?
Lại sai nữa. Khi nói chuyện với người nước ngoài, họ không hề chỉnh cho bạn từng
câu từng chữ, chỉ cần hiểu bạn nói gì là họ không bắt bẻ, không hỏi lại nữa chứ
không phải như thế là đã chuẩn đâu. Họ chỉ luyện cho bạn nói tiếng Anh tự nhiên
và bạo dạn hơn thôi. Còn nếu bạn viết thư cho bạn bè hoặc những người không
phải là người bản ngữ, cả hai cùng sai thì ăn thua gì?

Hơn nữa cũng tương tự như khi nói tiếng Anh, tất nhiên khi đọc thư, không ai lại
đi sửa lỗi ngữ pháp hay từ vựng cho bạn cả. Với lại ngôn ngữ khi viết thư thường
thoải mái hơn, nhiều khi không cần chính xác lắm, nhưng trong các bài luận, bài
thi lại khác. Bạn cứ bê nguyên ngôn ngữ khi viết thư vào thì nhiều khi “dở khóc dở
cười” đấy.



×