Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Leonardo da Vinci: Không chỉ có Mona Lisa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.84 KB, 6 trang )

Leonardo da Vinci: Không chỉ
có Mona Lisa
Đối với những người có đặc quyền trong thời Phục Hưng, việc
học tiếng Hy Lạp và tiếng La Tinh là rất thịnh hành. Những nhà
triết học khắc kỷ người Hy Lạp và La Mã, các nhà toán học, và
các nghệ sĩ đã đặt nền móng cho các ngành tương ứng của
mình, và sau đó trở thành tài liệu học tập trong hơn 1.000 năm.
Leonardo da Vinci sinh năm 1452 trong tầng lớp dưới của xã
hội; ông chưa từng theo học các học giả cổ điển. Leonardo thời
trẻ thường hay đi lội sông, hóng gió và làm đủ trò tinh quái.
Ông thường ngắm nhìn những chú chim đang bay và dường
như mơ những giấc mơ không tưởng. Leonardo học từ tự nhiên
– ông có tài lắng nghe tự nhiên mà ít ai có được. Khi còn nhỏ,
Leonardo da Vinci không bị cản trở bởi các quan niệm, vì thế
nó cho phép ông tự do thưởng ngoạn thế giới với những khả
năng vô biên.
Những bức tranh của Leonardo da Vinci
Lễ rửa tội của Chúa: Trong bức tranh này, Andrea del
Verrocchio đã được giao nhiệm vụ vẽ lễ rửa tội của Chúa. Bên
trái là thiên thần nhỏ màu xanh của Leonardo đang cầm một
tấm vải. (Artrenewal.org)
Trong những năm 1460, cha của Leonardo đã đưa chàng trai
Leonardo đến với Andrea del Verrocchio, một họa sĩ kiêm điêu
khắc gia nổi tiếng ở Florence, Ý, để theo học việc. Verrocchio
được giao nhiệm vụ vẽ một bức tranh Chúa Jesus được rửa tội.
Verrocchio đã để Leonardo cùng với các học sinh khác của ông,
vẽ các nhân vật phụ trong bức tranh, trong khi ông vẽ các nhân
vật chính.
Leonardo đã vẽ một thiên thần ở góc trái phía dưới bức tranh.
Tất cả mọi người, bao gồm cả Verrocchio, đều kinh ngạc. Đó là
bức tranh vẽ người trên vải đẹp nhất mà người ta từng thấy.


Leonardo dùng sơn dầu, chất liệu không hề phổ biến lúc đó để
làm cho thiên thần có màu sắc sống động và các chi tiết mềm
mại. Thiên thần nhỏ của Leonardo nổi bật lên một cách sắc nét.
Tư thế và các cử chỉ tự nhiên của thiên thần tương phản với
chân dung cứng nhắc phổ biến trong thời Trung Đại và thường
được thấy ở các hình tượng khác. Thiên thần nhỏ này đã khiến
Verrocchio vô cùng cảm động, ông thề sẽ không bao giờ vẽ nữa
bởi đã bị học sinh Leonardo của mình vượt qua.
‘Mona Lisa’
Leonardo sau này được giao nhiệm vụ vẽ vợ của Francesco del
Giocondo, quý bà La Gioconda, hay được biết đến nhiều hơn
với cái tên Mona Lisa. Trong bức tranh này, ông đã sáng tạo ra
kỹ thuật gọi là “Sfumato”, dựa trên một từ trong tiếng Ý
“Sfumare,” có nghĩa là “bốc hơi như khói.” Đây là kỹ thuật
đem lại cho bức tranh một cái nhìn huyền ảo. Nó được tạo ra
bằng cách dùng các lớp màu trong mờ rất mỏng để tạo ra dáng
vẻ có chiều sâu, và tạo hình khối. Độ chênh giữa các màu hầu
như rất nhỏ.
Da Vinci rất yêu thích vẽ bố cục. Khi đôi mắt bắt gặp phong
cảnh, chúng nhằm vào đâu? Trí óc nhận biết một bức tranh như
thể nó đang nhìn vào các cảnh vật thật sự; người ta phải tỉnh táo
nhận biết con mắt hướng về đâu.
Da Vinci sử dụng lối bố cục với mắt nhìn một bức tranh tới
mức tối đa. Ông nhận ra rằng đôi mắt tìm kiếm sự rộng mở.
Trong bức tranh Mona Lisa, phần khuỷu tay rộng chạm vào
mép bức tranh đã tạo ra một cái nền cho đôi mắt. Bộ váy đầm
màu tối với dạng hình kim tự tháp kéo đôi mắt của người xem
hướng lên trên. Bộ tóc tối màu của Mona Lisa tạo ra một cái
khung sau này tiếp tục mở rộng ra bộ váy đầm.
Leonardo vẽ phần nền tranh là một vùng phong cảnh mở. Ông

đã sáng tạo ra một kỹ thuật gọi là luật phối cảnh xa gần, trong
đó cảnh trở nên càng xa càng mờ đối với người xem. Mắt người
xem tập trung vào Mona Lisa một cách tự nhiên. Nụ cười điềm
tĩnh và cử chỉ thư giãn của nàng khiến nàng trở nên rất dễ chịu
và cũng rất bí ẩn.
Nắm bắt các tư thế
Nghiên cứu: Một trong những bản phác thảo mà Leonardo da
Vinci sử dụng. Các phác thảo của ông lên đến hàng nghìn, rất
nhiều đã được lưu giữ và đóng thành tuyển tập.
(Artrenewal.org)
Nhiên cứu giải phẫu người của Leonardo đã giúp ông đưa
những suy tư, tình cảm của ông vào trong các bức tranh. Khi
Leonardo vẽ bức tranh “Bữa tối cuối cùng” (The Last Supper),
ông liên tục ngồi ở chợ, quan sát người qua lại, biểu cảm trên
khuôn mặt của họ, và Leonardo vượt ra khỏi những chân dung
cứng nhắc, khô khan thời trước và vẽ người trong tư thế tự
nhiên, tạo ra cái hồn riêng cho từng nhân vật.
Trong hầu hết các bức tranh của mình, Leonardo đã đưa nghệ
thuật lên đỉnh cao mới. Ông nghiên cứu tự nhiên, phong cảnh,
và tri giác để khắc họa cuộc sống vốn như nó có. Trong thời
Trung Cổ, những khái niệm sơ khai trong tranh vẽ mà chúng ta
cho là dĩ nhiên trước đây lại không tồn tại. Leonardo vẽ các vật
ở xa nhỏ hơn và nhạt màu hơn. Ông thường ngắm nhìn bàn tay
người và chơi với các điệu bộ, tư thế để tạo ra cảm xúc.
Hầu hết các nhân vật của Leonardo trông đều đáng mến.
Leonardo không kết hôn. Ông là một hình tượng lý tưởng và
được yêu mến, nhưng rất kín đáo về bản thân mình. Trong các
bức tranh, ông thực sự luôn thể hiện sự nồng nhiệt của mình và
luôn dành tặng các bức tranh cho những người quanh ông và
những người làm việc cùng ông. Ông khao khát sự hoàn hảo.

Các bức tranh là sự thể hiện các ý tưởng, là phương tiện để ông
kết nối tầm nhìn của mình.
Leonardo căm ghét bạo lực và thường nói chuyện về việc người
ta đáng thương ra sao. Trong các bức tranh của ông, ông rất
nhân từ và rộng lượng.
Những sắc thái tinh tế đã khiến các tác phẩm của Leonard da
Vinci trở nên vĩ đại. Các chi tiết nhỏ, sự thách thức những quan
niệm cũ và cách nhìn cuộc sống trước đây, đã thấm đẫm nghệ
thuật của ông với chất lượng tuyệt hảo vượt xa tất cả các nghệ
sĩ khác cùng thời với ông.
(Theo The Epoch Times

×