Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tạo trầm bằng tác nhân vi sinh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.65 KB, 4 trang )



Tạo trầm bằng tác
nhân vi sinh

Theo các tài liệu thông tin khoa học thì những tác động cơ
học và sinh học trong thiên nhiên đã tạo nên tinh chất trầm
trên cây dó. Có nhiều loại cây dó khác nhau song thường gặp
nhất là dó bầu, dó me, dó quýt và trầm hương trên cây dó bầu
là quý nhất. Cây dó bầu tên khoa học là Aquilaria crassna
thuộc họ trầm (Thymeleaceae). Cây gỗ lớn cao chừng 20-
25m, đường kính khoảng 60cm, vỏ ngoài nhẵn, màu xám có
vết nhăn dọc, thịt vỏ màu trắng, cành non nhú lông mềm màu
vàng xám. Lá đơn mọc cách, hình mũi mác hay hình mác
thuôn, dài 6 -11cm, rộng 3 - 4cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình
nêm rộng, mép nguyên, mặt trên màu lục, mặt dưới màu xanh
xám, cuống lá dài 2-5mm có lông mềm. Ngày xưa, Khánh
Hoà từng nổi tiếng là xứ trầm hương nhưng cũng từ rất lâu
rồi loài cây đặc biệt có giá trị này đã bị con người săn lùng
ráo riết đến mức gần như tuyệt chủng.
Để phục hồi và phát triển cây dó trên một số dải rừng có điều
kiện thích nghi và tính toán khả năng làm giàu bằng cây dó,
tháng 12.1999 tỉnh Khánh Hoà đã triển khai thực hiện đề tài
"Nghiên cứu xác định các phương pháp tạo trầm bằng tác
nhân vi sinh". Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do
kỹ sư Đặng Ngọc Châu, cán bộ Xí nghiệp điều tra thiết kế
lâm-nông nghiệp Khánh Hoà làm chủ nhiệm với sự hợp tác
của Ban Quản lý rừng phòng hộ Vạn Ninh và Viện Hải
dương học Nha Trang.
Sau khi tiến hành phân lập xác định được 4 loại nấm có trong
mẫu trầm tự nhiên, kỹ sư Đặng Ngọc Châu đã chọn 42 cây dó


bầu lớn (đường kính từ 45cm trở lên) trong tổng số 387 cây
phân bố trên 0,9ha rừng trồng thuộc lâm phần Vạn Ninh để
cấy nấm vào thân cây. Số cây trên chia thành 4 nhóm ứng
với mỗi loại nấm và có một nhóm 4 cây được cấy hỗn hợp cả
4 loại nấm.
Qua theo dõi và tác động bằng phương pháp đối chứng, kết
quả kiểm tra các chỉ tiêu lâm sinh cho thấy cây dó bầu khi
cấy nấm vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường. Sau 9
tháng, bóc đốt một số cây đã có mùi thơm của trầm, riêng
nhóm cấy hỗn hợp tốc độ tạo trầm chậm hơn. Trong 2 năm
nghiên cứu, kỹ sư Đặng Ngọc Châu đã tổ chức 3 lần lấy mẫu
trầm từ những cây ký chủ để phân lập và xác định được tên 3
chủng nấm tồn tại trong cây đó là Aspergillus phoenicis
(Cda) Thom, Pénicillium citrinum Thom và Pénicilliumsp.
Kết quả nghiệm thu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
30% tổng số cây cho thấy các mẫu đều có dấu hiệu tạo trầm,
bóc đốt có mùi thơm của trầm hương.
Bảo Chân

×