Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.52 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư, mà đặc biệt là đầu tư phát triển đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta đang trong
tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập vào sự biến đổi của nền kinh tế thế giới. Nhu
cầu đầu tư phát triển vào mọi lĩnh vực của xã hội ngày càng trở thành một vấn
đề cấp thiết, nhất là việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực chính là phục vụ cho phát triển kinh tế xã
hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bước sang
thế kỉ XXI, phát triển giáo dục, phát triển con người trực tiếp phục vụ yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới của đất nước, phát triển giáo dục phải đi trước một
bước hợp lí so với phát triển kinh tế.
Nắm bắt được vấn đề trên, trong những năm qua nước ta đã và đang
thực hiện nhiều chính sách đẩy mạnh đầu tư hiệu quả cho giáo dục trên tất cả
các cấp bậc, đặc biệt là bậc giáo dục THCS.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông thì giáo dục bậc THCS đóng một
vai trò khá quan trọng, nó là yếu tố cơ bản của giáo dục phổ thông, tiếp bước
cho nền tảng giáo dục tiểu học, giáo dục bậc THCS như là cầu nối cho những
bước chân bắt đầu chập chững vào đời. Có thể coi phát triển giáo dục THCS
là tiền đề, là khâu quan trọng để thực hiện phát triển. Mục tiêu của giáo dục
THCS đến năm 2020 là thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, cung
cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, tiếp cận
trình độ các nước phát triển trong khu vực; hoàn thành phổ cập THCS trong
cả nước. Chính vì vậy em chọn đầu tư cho giáo dục THCS là đối tượng
nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp trên cơ sở thực trạng phát
triển giáo dục THCS thời kì 2001 – 2009 và các căn cứ khác đưa ra một số ý
kiến về giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư cho giáo dục THCS, thực
hiện các mục tiêu phát triển giáo dục THCS đến năm 2015.
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Lí luận chung về đầu tư cho giáo dục THCS
Chương 2: Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục
THCS
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths.Phan Thu Hiền, ban lãnh
đạo đơn vị thực tập cũng như cơ quan chức năng đã nhiệt tình giúp đỡ em
hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập này.
Sinh viên thực hiện:

Hoàng Thị Phương Hoài
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Lí luận chung về đầu tư cho giáo dục THCS
1.1. Đầu tư phát triển:
1.1.1. Khái niệm:
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi
công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về
nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực
phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí
tuệ.
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng
vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản vật chất ( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ
năng,…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát
triển.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư

bỏ vốn thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm
phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo
ngành và đầu tư theo lãnh thổ. Theo góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối
tượng đầu tư chia thành hai nhóm chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và
công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng
đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư, loại không được khuyến
khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia
thành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình.
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển:
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích
quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và
nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp
nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh
và chất lượng nguồn nhân lực.
Căn cứ vào mục đích của đầu tư phát triển ta nhận thấy đầu tư phát
triển có vai trò rất lớn đối với xã hội cũng như đối với nền kinh tế đất nước.
Vai trò của đầu tư phát triển được thể hiện rất rõ trong những tác động của nó
đến tăng trưởng và phát triển:
1.1.2.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
- Tác động đến cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu
tư. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền
kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 đến
28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu,
tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ
mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa
kịp thay đổi, một sự gia tăng đầu tư đã làm cho tổng cầu tăng.

- Tác động đến cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính
là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước
là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ,…
Như vậy, tăng qui mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn
đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ,…Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng
tổng cung của nền kinh tế.
Hơn nữa, xét theo trình tự thời gian, sau giai đoạn thực hiện đầu tư là
giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng
cung dài hạn tăng.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là
mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực
tiễn. Đây là cơ sở lí luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng
ở nhiều nước trong thời kì nền kinh tế tăng trưởng chậm.
1.1.2.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất
lượng tăng trưởng. Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư và sử dụng
vốn đầu tư hợp lí là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả
đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… do
đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao
hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa
nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích
theo biểu thức sau:

g = Di + DI + TFP
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP
Di là phần đóng góp của VĐT vào tăng trưởng GDP
DI là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP
TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào
tăng trưởng GDP
1.1.2.3. Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế,
có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng,
tùy thuộc mục tiêu của nền kinh tế.
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỉ trọng của các bộ
phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự
phát triển không đồng đều về qui mô, tốc độ giữa các ngành,vùng.
Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư
góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp qui luật và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kì, tạo ra sự cân đối mới trên
phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của
nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng các yếu tố ngoại lực.
Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư
từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng
ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… do đó, làm dịch
chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân
đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên,
địa thế, kinh tế, chính trị,…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn,

làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
1.1.2.4. Đầu tư phát triển tác động đến khoa học và công nghệ
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát
triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia.
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc, thiết
bị,..), phần mềm (các văn bản, tài liệu, các bí quyết,…), yếu tố con người (các
kĩ năng quản lí, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ
chức),…Muốn có công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.
Sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và công
nghệ được phản ánh qua các chỉ tiêu sau:
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
• Tỉ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này
cho thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời

• Tỉ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện.
Chỉ tiêu này cho thấy tỉ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khai khoáng, chế tạo,
lắp ráp, tỉ lệ này phải lớn
• Tỉ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện. Đầu tư
chiều sâu thường gắn liền với đổi mới công nghệ. Do đó, chỉ tiêu này
càng lớn phản ánh mức độ đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ cao
• Tỉ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm. Các công
trình trọng điểm, mũi nhọn thường là các công trình đầu tư lớn, công
nghệ hiện đại, mang tính chất đầu tư mồi, tạo tiền đề để đầu tư phát
triển các công trình khác. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập
trung của công nghệ và gián tiếp phản ánh mức độ hiện đại của công
nghệ.
1.2. Đầu tư cho giáo dục THCS

1.2.1. Khái niệm:
Đầu tư cho giáo dục là một nội dung trong đầu tư phát triển con người.
Như vậy có thể hiểu đầu tư cho giáo dục và đào tạo là hành động bỏ tiền ra để
tiến hành hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế nói chung, cho
giáo dục nói riêng. Tài sản đó có thể là trình độ được nâng cao của mọi đối
tượng trong xã hội, từ đó tạo ra tiềm lực, động lực mới cho nền sản xuất xã
hội.
Kết quả của đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo mang lại chính là chất
lượng giáo dục và đào tạo, được thể hiện qua chất lượng của đội ngũ giáo
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
viên, chất lượng của các cơ sở vật chất kĩ thuật giáo dục và đào tạo, đó là đầu
ra của sự nghiệp giáo dục và đào tạo,…
1.2.2. Vai trò của đầu tư cho giáo dục THCS
Phát triển giáo dục là một bộ phận quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất của sự phát triển là phát triển toàn
diện con người. Với tính chất là cơ sở, nền tảng của hệ thống giáo dục, giáo
dục phổ thông đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã
hội. Phát triển giáo dục THCS đóng vai trò như một bước đệm cho phát triển
hệ thống giáo dục phổ thông. Vai trò của đầu tư cho giáo dục THCS thể hiện
rõ trong chính vai trò của phát triển giáo dục THCS, cụ thể như sau:
1.2.2.1. Giáo dục THCS là một bộ phận trong hệ thống giáo dục
Hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đài học và sau đại học. Do đó, trong hệ
thống giáo dục thì giáo dục phổ thông là nền tảng của toàn bộ hệ thống giáo
dục. Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo
dục THPT.
Giáo dục tiểu học: Là bậc học nền tảng của giáo dục phổ thông cũng
như hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên của mỗi con

người nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện về
mọi mặt, các kĩ năng cơ bản để tiếp bậc học THCS. Hiện nay ở Việt Nam,
giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em trong độ tuổi đến
trường và Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000.
Giáo dục THCS: Tiếp bước những cơ sở ban đầu của giáo dục tiểu học,
giáo dục THCS cung cấp những kiến thức phổ thông ở một mức cao hơn, đem
lại cho học sinh có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và có những hiểu biết
nhất định về lao động, hướng nghiệp.
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giáo dục THPT: Là bậc học cuối cùng trong hệ thống giáo dục phổ
thông, bậc học này nhằm giúp học sinh hoàn tất toàn bộ học vấn phổ thông,
định hướng tiếp theo cho học sinh lên cao hơn, học nghề hay tham gia vào
cuộc sống lao động.
Như vậy, giáo dục phổ thông đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống
giáo dục, nó đóng vai trò cung cấp đầu vào cho giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học và sau đại học trong hệ thống giáo dục. Theo đó, giáo dục THCS
đóng vai trò như một bước đệm, bước chuyển giao giữa một cấp là nền tảng,
một cấp là định hướng của tương lai. Do đó, đầu tư cho giáo dục THCS sẽ tạo
nền tảng cho những định hướng về lao động, về hướng nghiệp của tương lai.
1.2.2.2. Giáo dục phổ thông là 1 bộ phận trong hệ thống các ngành dịch vụ
xã hội
Theo nghị định 75 CP ban hành ngày 27/10/1993 về hệ thống phân
ngành mới của Việt Nam theo NSA, giáo dục và đào tạo là 1 trong 20 ngành
cấp I của Việt Nam; nằm trong nhóm ngành quản lí nhà nước, hoạt động khoa
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa thể thao của khu vực
dịch vụ. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, việc đầu tư cho giáo dục
và đào tạo được coi là đầu tư cho kết cấu hạ tầng xã hội, là nền tảng, tiên đề
cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội,…
Giáo dục phổ thông là một phân ngành trong giáo dục, giáo dục phổ
thông sáng tạo ra giá trị sử dụng là tri thức phổ thông cung cấp cho học sinh,
giá trị sử dụng của dịch vụ giáo dục phổ thông nhằm thỏa mãn nhu cầu kiến
thức kĩ năng của người đi học là trình độ học vấn hay tài năng được nâng cao.
Giá trị của dịch vụ giáo dục phổ thông bao gồm sự hao mòn cơ sở vật chất
phục vụ giáo dục phổ thông như trường lớp, trang thiết bị, học phí, hao phí
khác khi tham gia dịch vụ giáo dục phổ thông…Như vậy, giáo dục phổ thông
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
là một hình thức dịch vụ trong hệ thống các ngành dịch vụ của nền kinh tế thị
trường, mang đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.
Giáo dục phổ thông là một lĩnh vực dịch vu lớn, mang tính chất đặc
biệt, nó cung cấp hàng hóa đặc biệt (có sứ mạng cao quí với con người), sự
phát triển giáo dục phổ thông sẽ tạo sự thuận lợi cho phát triển của nhiều
ngành kinh tế dịch vụ khác trong nền kinh tế thị trường.
1.2.2.3. Giáo dục phổ thông với vấn đề thực hiện các mục tiêu về xã hội
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhận thức về vai trò của con
người ngày càng được nâng cao. Ngày nay con người được coi là mục tiêu và
động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, nhân tố con người giữ vị trí trung
tâm, quyết định đến toàn bộ các nhân tố khác của chiến lược phát triển kinh tế
xã hội. Nhân tố con người phải được phát triển trở thành một nguồn lực,
nguồn lực con người, một nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, đồng
thời là tiêu chí quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới.
Chất lượng nguồn nhân lực muốn được nâng cao, phát triển phải thông
qua hoạt động giáo dục đào tạo. Giáo dục đào tạo nhằm mục tiêu phát triển
con người về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, đạo đức trong sáng, có khả năng
lao động, từ đó tạo ra một nền tảng dân trí, đào tạo nên một thế hệ lao động
mới đủ để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Do đó, phát triển giáo dục là một

yếu tố quan trọng trong phát triển con người. Trong phát triển giáo dục thì
giáo dục phổ thông là nền tảng, cơ bản, vai trò của giáo dục phổ thông đối với
sự phát triển con người thể hiện như sau:
- Giáo dục phổ thông là yếu tố cơ bản cho việc phát triển con người
Việt Nam toàn diện cả về đức và tài thông qua một nền học vấn toàn diện, nội
dung giáo dục đầy đủ, phong phú, gắn với thực tiễn, nó có ý nghĩa quyết định
đối với việc làm cho dân trí ngày càng được nâng cao, phát triển chất lượng
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nguồn nhân lực, là tiền đề nâng cao năng suất lao động, phục vụ cho phát
triển kinh tế xã hội.
- Giáo dục phổ thông đặt nền móng cho việc hình thành, bồi dưỡng và
phát triển nhân cách con người Việt Nam một cách tối đa, toàn diện, trở thành
những người công dân có ích cho xã hội, trung thành với lí tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Giáo dục phổ thông với những nội dung giáo dục cơ bản, toàn diện,
thiết thực, hiện đại và có hệ thống, kế thừa truyền thống dân tộc, tiếp thu
những tinh hoa trí tuệ nhân loại sẽ góp phần nâng cao trình độ, quan điểm,
tích lũy vốn kiến thưc, kĩ năng lao động, tăng cường khả năng định hướng
nghề nghiệp cho người học, cung cấp những nền tảng kiến thức và kinh
nghiệm để có thể trở thành người lao động giỏi trong tương lai.
Giáo dục phổ thông phát triển sẽ cung cấp những tri thức, kĩ năng cơ
bản, từ đó nâng cao trình độ học vấn cho người nghèo, giúp họ tự thoát khỏi
nghèo nàn lạc hậu, nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho bản thân. Như
vậy phát triển giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp quan trọng
đảm bảo tăng trưởng bền vững và thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Đầu tư cho giáo dục THCS cũng là đóng góp một phần quan trọng
trong phát triển giáo dục phổ thông nói riêng và cho ngành giáo dục nói
chung, là một bước đi có ý nghĩa quyết định để thực hiện thắng lợi chiến lược

phát triển giáo dục Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nguồn
nhân lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
1.2.3. Nội dung của đầu tư cho giáo dục THCS
Hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay được chia ra làm ba
bậc học gồm giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT. Giáo dục
THCS là bậc học sau giáo dục tiểu học, được thực hiện trong 4 năm từ lớp 6
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đến lớp 9. Giáo dục THCS là bước kế tiếp giáo dục tiểu học, kế thừa và phát
triển những kết quả đã đạt được trong bậc giáo dục tiểu học, đồng thời cung
cấp những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để người học sinh có
thể tiếp tục học lên giáo dục THPT hoặc tham gia lao động. Do đó, đầu tư cho
giáo dục THCS là đầu tư phát triển con người, chính là góp một phần lớn vào
phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư cho giáo dục THCS bao gồm những nội dung
sau:
1.2.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị
Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị chính là đầu tư để đối mới, nâng cao chất
lượng hạ tầng cơ sở, đổi mới công tác tổ chức và sử dụng trang thiết bị dạy
học, cơ sở vật chất trường THCS theo hướng từng bước hình thành hệ thống
phòng học bộ môn, thư viện, phòng thực hành,…nâng cao năng lực thực hành
của học sinh làm cơ sở cho đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục THCS
Trên cơ sở xác định mức chất lượng cơ bản về cơ sở vật chất (trường
sở, phòng học, lớp học, thiết bị) đối với trường THCS mà bộ giáo dục và đào
tạo sẽ nghiên cứu thử nghiệm và đề xuất các định mức chất lượng cơ bản về
cơ sở vật chất đối với trường THCS, đảm bảo điều kiện cơ bản cho việc đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới giáo dục THCS hiện nay.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tức là đầu tư vào xây dựng cơ bản, trước tiên
là phòng ốc, trường lớp kiên cố, tiếp theo đó là xây dựng và trang bị hệ thống

các phòng thí nghiệm Lí, Hóa, Sinh, phòng máy tính, phòng ngoại ngữ, phòng
thư viện,….
Đầu tư vào trang thiết bị tức là đầu tư để nâng cao đổi mới những dụng
cụ phục vụ cho học tập. Cụ thể là: Đầu tư mua sắm bàn ghế trong các phòng
ốc trường học, mua sắm những thiết bị phục vụ cho phòng thực hành môn,
cung cấp đầy đủ thiết bị, đồ gỗ, sách thư viện theo qui định của bộ giáo dục
và đào tạo
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2.3.2. Đầu tư vào sách giáo khoa
Hàng năm bộ giáo dục và đào tạo sẽ tiến hành tái bản lại sách giáo
khoa, từ năm học 2002-2003, bộ giáo dục và đào tạo quyết định áp dụng
chương trình cải cách sách giáo khoa bắt đầu từ khối lớp 6. Chương trình cải
cách sách giáo khoa hướng cho học sinh một cách học mới, đòi hỏi khả năng
tư duy cao hơn và kèm theo phần học lí thuyết sẽ là phần thực hành cho từng
môn học.
Đầu tư vào sách giáo khoa chính là đầu tư vào công tác biên soạn, công
tác in ấn và hỗ trợ sách giáo khoa cho các trường thí điểm,…Bên cạnh đó là
việc hỗ trợ biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh đổi mới phương pháp học
tập, tài liệu hướng dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính chủ động, tích cực hoạt động, tăng cường tự học, tự tìm hiểu, khám
phá kiến thức của học sinh.
1.2.3.3. Đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên
Từ khi bộ giáo dục và đào tạo áp dụng cải cách chương trình sách giáo
khoa thì kéo theo đó là việc trang bị thêm trang thiết bị giảng dạy mới, là việc
thay đổi phương pháp học tập của học sinh, và hơn cả đó chính là đổi mới
phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên bao gồm những
nội dung sau:

- Tổ chức dạy học theo phòng học bộ môn
- Hướng dẫn giáo viên tự làm đồ dùng dạy học đơn giản
- Bồi dưỡng hướng dẫn cho giáo viên sử dụng thiết bị dạy học
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thí nghiệm, thư viện trường THCS
- Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục thì Bộ
giáo dục và đào tạo đã biên soạn và cung cấp các tài liệu bồi dưỡng
giáo viên về kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
dạy học, cung cấp cho giáo viên một số giáo án tiết dạy mẫu theo
hướng dẫn có ứng dụng công nghệ thông tin
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho toàn thể giáo viên THCS về ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói riêng cũng như cách
thiết kế bài giảng phù hợp với phương pháp dạy học mới
Đầu tư vào chất lượng giảng dạy của giáo viên là việc làm rất cần thiết.
Khả năng tiếp thu bài giảng của học sinh dựa phần nhiều vào khả năng truyền
đạt của giáo viên. Do đó, đầu tư vào chất lượng giáo viên chính là nâng cao
chất lượng giáo dục THCS.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS
Hiệu quả đầu tư cho giáo dục THCS được đánh giá dựa trên chất lượng
giáo dục THCS đạt được. Do đó, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư cho
giáo dục đó có thể là chất lượng về trường lớp, cơ sở vật chất thiết bị, chất
lượng về giáo viên, học sinh,… Chúng ta hãy xem xét từng chỉ tiêu đánh giá
một cách cụ thể:
1.2.4.1. Chỉ tiêu về giáo viên:
Giáo viên chính là người truyền thụ kiến thức cho học sinh, khả năng
truyền đạt của giáo viên tốt thì học sinh cũng sẽ tiếp thu bài tốt hơn. Chính vì
vậy, chỉ tiêu về giáo viên là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
giáo dục, chất lượng giáo dục tốt có nghĩa là đầu tư có hiệu quả. Chỉ tiêu về

giáo viên THCS được đánh giá dựa trên các nhóm chỉ tiêu sau:
+ Số giáo viên: Là tổng số giáo viên cần thiết cho một cấp học vào đầu
năm học.
Công thức: GV
k
= GV_LH
k
(t) / LH
k
(t)
Trong đó:
GV
k
(t): Số giáo viên cần thiết cho một cấp học k vào đầu năm học t
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GV_LH
k
(t): Số giáo viên trên 1 lớp ở cấp học k vào năm học t
LH
k
(t): Số lớp của cấp học k vào đầu năm t
+ Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: Để đánh giá chất lượng đội ngũ giáo
viên, phản ánh số giáo viên đạt chuẩn trong số 100 giáo viên của một cấp học
vào đầu năm. Là tỷ lệ phần trăm của số giáo viên đạt chuẩn ở một cấp học so
với tổng số giáo viên ở cấp học đó vào đầu năm học.
Công thức: %GV_DC
k
(t) = [GV

k,DC
(t) / GV
k
(t)] * 100%
Trong đó :
%GV_DC
k
(t) : Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn của cấp học k vào đầu năm
học t
GV
k,DC
(t) : Tổng số giáo viên đạt chuẩn ở cấp học k vào đầu năm học t
GV
k
(t) : Tổng số tất cả các giáo viên của cấp học k vào đầu năm học t
Việt Nam quy định chuẩn về trình độ của giáo viên THCS là từ cao đẳng sư
phạm trở lên.
+ Số giáo viên trên lớp : Là số giáo viên trên một lớp của một cấp vào
đầu năm học.
Công thức : GV_LH
k
(t) = GV
k
(t) / LH
k
(t)
Trong đó :
GV_LH
k
(t) : Số giáo viên trên lớp ở một cấp học vào đầu năm học t

GV
k
(t) : Số giáo viên cấp học k vào đầu năm học t
LH
k
(t) : Số lớp của cấp học k vào đầu năm học t
Việt Nam đã qui định chuẩn về số giáo viên trên một lớp THCS 1,85
+ Số học sinh trên giáo viên : Là tỷ lệ giữa số học sinh của một cấp
học so với số giáo viên ở cấp học đó vào đầu năm học.
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công thức :
HS_GV
k
(t) = HS_CM
k
(t) / GV
k
(t)
Trong đó :
HS_GV
k
(t) : Số học sinh trên một giáo viên theo cấp học k vào đầu
năm học t
HS_CM
k
(t) : Tổng số học sinh ở cấp học k vào đầu năm học t
GV
k

(t) : Tổng số giáo viên của cấp học k vào đầu năm học t
1.2.4.2. Chỉ tiêu về trường học và phòng học
* Về trường học :
- Số trường theo loại hình quản lí : Là số lượng các trường học phân
theo một loại hình nhất định vào đầu năm học. Các loại hình trường là công
lập, bán công, dân lập và tư thục.
Công thức : TRUONG
LH
(t) = ∑ k TRUONG
k,LH
(t)
Trong đó :
TRUONG
LH
(t) : Số lượng trường học theo loại hình vào đầu năm học t
TRUONG
k,LH
(t) : Số lượng các trường học phân theo cấp và theo loại
hình vào đầu năm học t
* Về phòng học :
+ Số phòng học : Là tổng số phòng học của từng cấp vào đầu năm học.
+ Số lớp học trên một phòng học : Tỷ lệ lớp học so với số phòng học
của cấp học đó vào đầu năm học.
Công thức : LH_PHk(t) = LHk(t) / PHk(t)
Trong đó :
LH_PHk(t) : Số lớp trên một phòng học theo cấp học k vào đầu năm
học t
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LHk(t) : Tổng số lớp ở cấp k vào đầu năm học t
PHk(t) : Tổng số phòng của cấp học k vào đầu năm học t
+ Tỷ lệ phòng học đạt chất lượng : Phòng học đạt chất lượng là phòng
học cấp 4 trở lên. Tỷ lệ phòng học đạt chất lượng là tỷ lệ của số phòng đạt
chất lượng của một cấp học so với tổng số phòng học vào đầu năm học của
cấp học đó.
Công thức : %PH_DCL
k
(t) = [PH
k,DCL
(t) / PH
k
(t)] * 100%
Trong đó :
%PH_DCL
k
(t) : Tỷ lệ phòng học đạt chất lượng của cấp học k vào đầu
năm học t.
PH
k,DCL
(t) : Tổng số phòng học đạt chất lượng ở cấp học k vào đầu
năm học t.
PH
k
(t) : Tổng số tất cả các phòng học của cấp học k vào đầu năm học t
Trên đây là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả đầu tư cho giáo
dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.
Bên cạnh đó, còn một số chỉ tiêu khác như : Tỷ lệ học sinh đi học đúng
độ tuổi, tỷ lệ phổ cập THCS,… Cụ thể như sau :
* Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi :

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi : Là tỷ lệ giữa số học sinh của một
cấp học trong độ tuổi qui định cho cấp học đó so với số trẻ em trong dân cư
trong độ tuổi qui định cho cấp đó vào thời điểm đầu năm học. Tuổi quy định
cho cấp học THCS là 11 – 14 tuổi. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động
trẻ em đến trường đúng độ tuổi quy định, chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn hoặc bằng
100%, cần nâng dần chỉ tiêu này trong thời gian tới.
Công thức tính : %HS_ĐĐT
k
(t) = [HS_CM
k
(t) / DS(t)] * 100%
Trong đó :
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
%HS_ĐĐT
k
(t) : là tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của cấp học k vào lúc bắt
đầu năm học.
HS_CM
k
(t) : là số học sinh đi học cấp học k ở độ tuổi chuẩn khi bắt
đầu năm học.
DS(t) : là tổng số trẻ em ở độ tuổi chuẩn cho cấp học k khi bắt đầu năm
học .
K : là cấp học. Với k là THCS thì t = 11 – 14
* Tỷ lệ phổ cập THCS :
Đến năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập tiểu học trên phạm vi
cả nước, trong thập kỉ qua, nước ta đã và đang thực hiện phổ cập THCS trên
phạm vi cả nước.

Phổ cập THCS phải trở thành mức độ tối thiểu về dân trí do yêu cầu
phát triển của từng cá nhân trong xã hội, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã
hội và đòi hỏi về chất lượng của nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Tiêu chuẩn đạt phổ cập THCS : Một địa phương đạt phổ cập giáo dục
THCS tức là tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc học THCS đạt 80% hoặc hơn và
có độ bao phủ về địa lý là 80% hoặc hơn.
Công thức : TLH_PCTHCS = [H_PCTHCS / TH]*100%
Trong đó :
H : là xã, huyện hoặc tỉnh.
TLH_PCTHCS : tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập THCS của địa phương H
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
H_PCTHCS : tổng số đơn vị trực thuộc địa phương H đạt chuẩn.
TH : tổng số đơn vị thuộc địa phương H.
Chương 2: Thực trạng về đầu tư cho giáo dục bậc THCS ở
Việt Nam
2.1. Thực trạng về đầu tư cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2009 :
Để thực hiện những mục tiêu mà chính sách phát triển giáo dục và đào
tạo đã đặt ra đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo mà
còn là sự nỗ lực của toàn xã hội. Sự nỗ lực này thể hiện ở chỗ nó phải xác
định được những đòi hỏi cấp thiết của giáo dục và đào tạo, xác định được cần
phải đầu tư vào đâu và bằng cách nào để đạt hiệu quả cao nhất để nâng cao
hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế
xã hội nói chung. Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo được khẳng định
cho thấy rằng đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ảnh hưởng trực tiếp chất
lượng chính sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, những năm qua
Chính phủ đã quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục, tạo ra những chuyển

biến mạnh mẽ trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo nói chung và giáo dục phổ
thông nói riêng.
Hệ thống trường lớp phổ thông các cấp đã phát triển rộng khắp và với
qui mô ngày càng lớn. Bảng dưới đây phản ánh sự phát triển của giáo dục phổ
thông trong thập kỉ vừa qua:
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1: Sự phát triển của trường, lớp bậc phổ thông giai đoạn 2003 – 2010:
Đơn vị: Trường, phòng
Cấp học Năm học
2006-2007
Năm học
2008 - 2009
Năm học
2009-2010
Tiểu học:
- Trường
- Lớp
14833
266400
14901
26600
15051
265100
THCS:
- Trường

- Lớp
9781
160200
9821
15927
9902
154000
THPT:
- Trường
- Lớp
2149
68600
2163
68920
2192
66900
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lí GD – Bộ GD & ĐT
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú cũng đã hình thành ở những
tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số với trên 400 trường và hơn 6 vạn học sinh phổ
thông các cấp, trong đó có hơn 40 nghìn học sinh THCS.
Năm 2000 cả nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và tính
đến nay đã có hơn 20 tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
Tỉ lệ nhập học THCS vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt tỉ lệ nhập học THPT tăng với
tốc độ cao. Đồ thị dưới đây cho thấy sự tăng trưởng về số học sinh THCS và
THPT trong thập kỉ qua:
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 1: Sự tăng trưởng học sinh THCS và THPT giai đoạn 2003 – 2010:
0

1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
Học sinh THCS Học sinh THPT
2003 - 2004
2009 - 2010
Nguồn: Trung tâm thông tin quản lí GD – Bộ GD & ĐT
Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giáo viên cũng được
cải thiện rất nhiều so với thập kỉ trước. Theo thống kê đầu năm 2009 -2010 cả
nước có hơn 486.000 phòng học và hơn 806.000 giáo viên phổ thông, đã cơ
bản khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên và tỉ lệ giáo viên/lớp ở các cấp
ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp đều tăng.
Chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông đã được triển khai mạnh mẽ và
đã có được hiệu quả ở tất cả các bậc học. Năm học 2002 – 2003 đã hoàn
thành thí điểm và tiến hành đại trà thay sách giáo khoa lớp 1 và lớp 6, đến nay
cả nước đã hoàn thành thay sách cho cả 3 cấp học phổ thông.
Trong thời gian qua ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cũng tăng
nhanh, chiếm khoảng 10% ngân sách nhà nước (trong đó khoảng 70 – 80%
dùng để trả lương cho giáo viên). Ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo của
khu vực tư nhân ước tính là trên 40% tổng chi phí trực tiếp. Trong số đó nhiều
nhất là chi phí cho cấp mẫu giáo và trung học cơ sở (khoảng 60%) rồi đến tiểu
học (dưới 50%), trung học chuyên ban (19%), đến trung học chuyên nghiệp
và trung học nghề (12%). Nền giáo dục Việt Nam ngoài việc đào tạo ra một
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề, còn tạo ra những nhà khoa học có
tên tuổi trên thế giới như Nguyễn Văn Hiệu, Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng,
…Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện rất coi trọng giáo dục đào tạo. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã coi
giáo dục đào tạo và phát triển khoa học – kĩ thuật – công nghệ là chiến lược
quan trọng của đất nước.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo được thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục giai đoạn
2005 – 2009:
Đơn vị: Tỉ đồng, %
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
VĐT toàn xã hội
262.697 308.058 399.40
2
423.00
0
495.500
VĐT cho giáo dục và đào
tạo
28.611 37.332 53.774 68.984 87.934
Tỉ trọng VĐT cho giáo dục
và đào tạo/VĐT toàn xã hội
10,89 12,11 13,46 13,7 12,87
Nguồn: Bộ GD – ĐT và ngân sách nhà nước
Qua bảng tổng kết tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục -
đào tạo trên ta thấy rằng trong giai đoạn 2005 – 2009 tổng vốn đầu tư toàn xã
hội không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2005
tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ là 262.697 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số

này đã lên tới 485.500 tỷ đồng, tức là sau 5 năm đã tăng 88,62%, điều này cho
thấy sự phát triển của nền kinh tế trong 5 năm qua là rất đáng kể. Cùng với sự
gia tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì trong 5 năm qua vốn đầu tư cho giáo
dục cũng không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, từ con số 28.611
tỷ đồng năm 2005 lên con số 63.800 tỷ đồng năm 2009. Sự tăng trưởng của
vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo không ngừng tăng lên trong 5 năm qua đã
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cho thấy nỗ lực của nền kinh tế - xã hội nói chung và ngành giáo dục nói
riêng để nhằm tạo ra những nhân tài cho đất nước.
Vai trò của đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong tổng thể nền kinh tế
được thể hiện rõ ở sơ đồ sau:
Biểu 2: So sánh VĐT cho GD – ĐT với GDP giai đoạn 2005 – 2009:
So sánh VĐT cho GD-ĐT với GDP giai đoạn 2005-2009
0
50000
100000
150000
200000
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Tỷ đồng
GDP
VĐT cho GD
Nguồn: Tổng cục thống kê và Bộ GD – ĐT
Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, vốn đầu tư cho giáo dục ở Việt
Nam rất lớn. Cùng với sự gia tăng GDP theo các năm thì tổng chi cho giáo
dục cũng không ngừng tăng lên. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát
triển ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội đất nước nói

chung.
2.2. Thực trạng đầu tư cho giáo dục bậc THCS
2.2.1. Nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục bậc THCS
Như ta đã biết thì các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục và đào tạo
gồm :
- Ngân sách nhà nước;
- Học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển
giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư
của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khoản tài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo qui
định của pháp luật.
Bảng 3 : Tình hình thực hiện vốn đầu tư cho giáo dục THCS giai đoạn
2005 – 2009:
Chỉ tiêu Đơn vị: 2005 2006 2007 2008 2009
VĐT cho giáo dục
Tốc độ tăng
Tỷ đồng
%
28.611
-
37.332
30,48
53.774
44,04
68.984
7,8
87.934

10,04
VĐT cho giáo dục
THCS
Tốc độ tăng
Tỷ đồng
%
17.242
-
20.762
23,1
23.409
36,89
27.998
17,64
31.760
10,54
Nguồn: Bộ GD - ĐT và ngân sách nhà nước
Căn cứ vào bảng tổng kết trên ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư chi cho
giáo dục THCS tăng dần qua các năm, chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng
vốn đầu tư chi cho giáo dục đào tạo. Tính đến hết năm 2009, vốn đầu tư chi
cho giáo dục và đào tạo là 87.934 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển giáo dục
THCS là 31.760 tỷ đồng, như vậy vốn đầu tư cho giáo dục THCS chiếm gần
30% trong tổng chi cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Điều này cho thấy rằng
sự nghiệp phát triển giáo dục hiện đang được chú trọng quan tâm rất nhiều.
Ta sẽ xem xét cơ cấu nguồn vốn chi cho phát triển giáo dục THCS:
2.2.1.1. Nguồn vốn Ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là một nguồn vốn quan trọng đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho giáo dục đào tạo nói riêng. Sự
hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn này không chỉ có ý nghĩa riêng đối với
sự nghiệp giáo dục và đào tạo mà còn có một ý nghĩa to lớn trong việc thúc

đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
SV: Hoàng Thị Phương Hoài Lớp: KTĐT 48B - QN
25

×