Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Mác lý luận của chủ nghĩa mác lênin về xuất khẩu tư bản liên hệ với thực tiễn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.78 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------***------

BÀI TẬP LỚN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN
Đề bài: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về xuất khẩu tư
bản. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Họ và tên:Nguyễn Ngọc
Linh Chi
MSV: 11180774
Lớp: Tài chính Tiên tiến
60B

HÀ NỘI


THÁNG 12 NĂM 2018

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

2


MỤC LỤC
_____________________________________________

LỜI MỞ ĐẦU _____________________________________________..............- 2 PHẦN I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ XUẤT KHẨU TƯ
BẢN. _____________________________________________.........................- 3 1.



Khái niệm:...................................................................................................................................... - 3 -

2.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng xuất khẩu tư bản:.........................................................................- 3 -

3.

Hình thức đầu tư của xuất khẩu tư bản: 2 hình thức:......................................................................- 4 -

4.

Phân chia xuất khẩu tư bản qua chủ sở hữu tư bản:.......................................................................- 4 -

5.

Kết quả của xuất khẩu tư bản:........................................................................................................ - 4 -

6.

Hậu quả của xuất khẩu tư bản:....................................................................................................... - 5 -

7.

Bản chất của xuất khẩu tư bản:...................................................................................................... - 5 -

8.

Những nhầm lẫn khi nói đến xuất khẩu tư bản:..............................................................................- 5 -


PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
________________________________________________________...................- 7 1.

Việt Nam là một nước nhập khẩu tư bản:.......................................................................................- 7 -

2.

Lợi thế của Việt Nam với vai trò là một nước nhập khẩu tư bản:....................................................- 7 -

3.

Khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư:..........................................................................- 8 -

4.

Bài học của Việt Nam với vai trò là một nước nhập khẩu tư bản:....................................................- 8 -

5.

Giải pháp cho Việt Nam trong thu hút đầu tư:................................................................................- 9 -

KẾT LUẬN _____________________________________________................- 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................- 11 -

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

1


LỜI MỞ ĐẦU

_____________________________________________

Trong quá trình học Học thuyết Kinh tế của Chủ nghĩa Mác-Lê nin về
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thuộc bộ mơn Những Ngun lí cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chúng ta đã được tìm hiểu từ xuất phát điểm của
học thuyết – Học thuyết giá trị và sau đó là “Hịn đá tảng” – Học thuyết giá trị
thặng dư. Ta được mở mang về căn bản của nền sản xuất hàng hóa, khái niệm
hàng hóa, tiền tệ, tác động chi phối nền sản xuất hàng hóa của Quy luật giá trị,
hàng hóa đặc biệt “Sức lao động” và quan trọng nhất là Giá trị thặng dư, vạch
trần bộ mặt của Tư bản.
Sang đến chương “Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước”, lịch sử trở lên sống động hơn bao giờ hết khi mà
chúng ta được nhìn lại quá trình chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do q trình tích tụ và tập trung của các nhà
tư bản. Hơn tất cả, ta thấy rõ sức ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản độc quyền
qua những đặc điểm kinh tế cơ bản của nó. Em nhận thấy mối liên hệ từ lịch sử
thế giới tới lịch sử dân tộc ta ngày càng sắc nét hơn qua từng phần. Chính vì
vậy em lựa chọn đề tài “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về xuất khẩu tư
bản. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.” Nhằm mục đích hiểu rõ hơn về xuất
khẩu tư bản, cùng sự ảnh hưởng, tác động của nó đối với Việt Nam trong quá
khứ, hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, trong q trình tìm hiểu khơng thể tránh được nhiều sai sót, em rất
mong được thơng cảm và giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

2



PHẦN I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ XUẤT KHẨU
TƯ BẢN.

_____________________________________________

1. Khái niệm:
- Xuất khẩu tư bản là hành động mang tư bản đầu tư từ nước ban đầu
sang một hay nhiều nước khác nhằm mục đích chính là sản xuất ra giá
trị thặng dư.
- Từ khái niệm trên ta có thể rút ra các đặc điểm của xuất khẩu tư bản,
được trình bày dưới đây như sau:
+ Các nhà tư bản đem tư bản ra nước ngồi nhằm mục đích chính và to
lớn nhất là bóc lột giá trị thăng dư ở nước nhập khẩu tư bản.
+ Xuất khẩu tư bản là công cụ mà các nước phát triển sử dụng để bóc
lột các nước khác bên ngồi nước mình.
+ Xuất khẩu lao động là cơng cụ để các tổ chức độc quyền mở rộng tính
độc quyền của mình.
2. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng xuất khẩu tư bản:
Các nước phát triển xảy ra hiện tượng tư bản thừa do trong q trình tích
lũy, song song với sự tiến bộ của nền khoa học – kĩ thuật, được sự giúp đỡ
của các thành tựu tiến bộ khoa học – kĩ thuật, tất yếu dẫn đến sự tăng cấu
tạo hữu cơ do đó đã tích được một lượng khổng lồ tư bản và hạ thấp tỉ suất
lợi nhuận. Chính vì vậy, họ cần tìm đến những vùng đất mới, nơi mà việc
đầu tư cho nhiều lợi nhuận hơn là việc chỉ dừng lại ở tư bản nội địa.
Trong khi đó, ở các nước đang phát triển hay lạc hậu về kinh tế lúc bấy
giờ lại đang khao khát được phát triển mạnh mẽ mà loay hoay không biết
đi từ đâu. Ở những quốc gia này, họ có đất đai rất nhiều, dồi dào tài nguyên
thiên nhiên, có nguyên liệu rẻ và nhân công rẻ mạt vô cùng so với các quốc
gia phát triển nhưng họ lại rất thiếu tư bản chính vì thế nên tỷ suất lợi
nhuận cao.

Điều này khiến cho những quốc gia này trở thành tiềm năng trong con
mắt của các nhà đầu tư tư bản.
Nguyên nhân sâu xa: Khao khát gia tăng lợi nhuận của các nhà tư bản.

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

3


3. Hình thức đầu tư của xuất khẩu tư bản: 2 hình thức:
Hình thức 1: Đầu tư trực tiếp – Xuất khẩu tư bản hoạt động
- Khái niệm: Trong hình thức này, các nhà tư bản trực tiếp đưa tư bản tư
nhân ra nước ngồi, từ đó trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao trực
tiếp.
- Ví dụ:
+ Tư bản nước ngồi xuất khẩu hàng hóa nội địa sang nước bạn
+ Tư bản nước ngồi xây dựng cơng trình ở nước khác nhằm phục vụ
cho hoạt động kinh doanh dài lâu như một chi nhánh được quản lí từ
cơng ti mẹ ở nước họ.
Hình thức 2: Đầu tư gián tiếp – Xuất khẩu tư bản cho vay
- Khái niệm: Trong hình thức này, các nhà tư bản đi cho vay để thu lợi
tức từ nước bên ngoài, lợi nhuận lúc này là lợi tức
- Ví dụ: Nhà tư bản ở nước ngoài cho ngân hàng, Nhà nước,… ở đất nước
khác vay có tính lãi.
4. Phân chia xuất khẩu tư bản qua chủ sở hữu tư bản:
- Xuất khẩu tư bản Nhà nước: Đây là hành động Nhà nước sử dụng ngân
sách của Nhà nước để đi đầu tư ra nước ngoài với mục tiêu đã dạng
nhưng chủ yếu là đổi mới quan hệ chính trị với quốc gia đó, liên quan
đến hịa bình hoặc lợi ích kinh tế hoặc có khi là tất cả
- Xuất khẩu tư bản tư nhân: Đây là hành động các nhà kinh doanh, nhà tư

bản chủ yếu thuộc các công ty đa quốc đầu tư ngắn hạn nhưng lại cho
lợi nhuận cao vào quốc gia khác. Đây là hình thức chủ yếu của xuất
khẩu tư bản.
5. Kết quả của xuất khẩu tư bản:
- Tác động tích cực đến sự biến chuyển của nền kinh tế của các nước
nhập khẩu tư bản, góp phần thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp, hiện
đại hóa đất nướccũng như làm thúc đẩy biến chuyển từ nền kinh tế đang
phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp sang phát triển đồng thời cơng
nơng phối hợp.
- Nước nhập khẩu tư bản có thể học tập nước xuất khẩu tư bản về sự tiến
bộ hơn trong phát triển công nghệ thông qua quá trình chuyển giao cơng
nghệ từ đó nối tiếp xu hướng đi tắt đón đầu, phụ hợp với hồn cảnh hiện
nay.
- Tạo thêm việc làm đối với nước nhập khẩu tư bản, ổn định đời sống
người dân. Khi xây những nhà máy, xí nghiệp, khu cơng nghiệp lớn tại
các thành phố ở các nước khác, nhà tư bản được quyền sử dụng nhân
Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

4


công rẻ mạt nơi đây và đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của công
nhân viên làm cho họ qua việc cung cấp tư liệu sản xuất, tư liệu ăn ngủ
nghỉ,…
- Mở rộng, thúc đẩy lĩnh vực ngoại giao. Khi hợp tác ở một ngành nghề
nhất định đem lại kết quả cho nhiều nhà tư bản xuất khẩu tư bản vào các
quốc gia nhập khẩu tư bản sẽ đem lại nhiều lợi ích phát triển các dịch vụ
như du lịch, lan tỏa văn hóa. Mặt khác, vì kinh tế là nền tảng của chính
trị, là kiến trúc hạ tầng của xã hội, mối quan hệ giữa hai nước theo đà
đó mà phát triển

6. Hậu quả của xuất khẩu tư bản:
- Gia tăng mức độ bành trướng của đất nước xuất khẩu tư bản, gia tăng
tính độc quyền, lợi nhuận, sự thống trị, kiểm soát của nước này đối với
nước khác
- Khiến cho nền kinh tế hoặc có thể là thêm nhiều mặt khác nữa trong đời
sống xã hội của nước nhập khẩu tư bản lệ thuộc vào nước xuất khẩu tư
bản như là về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lương
thực,…
- Thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên mà các nước xuất khẩu không chịu
trách nhiệm, các nước đang phát triển cũng không quá coi trọng đến vấn
đề này.
7. Bản chất của xuất khẩu tư bản:
Bản chất của xuất khẩu tư bản là việc xuất khẩu tư bản thừa của các tổ
chức độc quyền và của cả Nhà nước tư bản độc quyền với các nước khác
nhằm mở rộng sự bóc lột của tư bản độc quyền và đảm bảo lợi nhuận độc
quyền cho các tổ chức độc quyền.
Có thể thấy rằng, Xuất khẩu tư bản nhà nước mở đường đi cho Xuất khẩu
tư bản tư nhân.
8. Những nhầm lẫn khi nói đến xuất khẩu tư bản:
- Nhầm lẫn giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa:

Xuất khẩu tư bản

Xuất khẩu hàng hóa

Là hành động mang tư bản đầu tư Là hành động mang hàng hóa ra
từ nước ban đầu sang một hay
nước ngoài để thực hiện giá trị và
nhiều nước khác nhằm mục đích
giá trị thặng dư

chính là sản xuất ra giá trị thặng
Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

5


dư.
- Sai lầm khi coi xuất khẩu tư bản là hợp tác quốc tế - mối quan hệ mà
trong đó đôi bên cùng lợi: Tuy trong những năm gần đây đối tượng trở
thành nước nhập khẩu tư bản đã có thêm cả những nước tương đồng
phát triển và rất mạnh, bản chất của xuất khẩu tư bản không bao giờ
thay đổi,
Các nước xuất khẩu tư bản căn bản hiện tại đang coi các nước đang
phát triển là một biện pháp trốn thuế do luật ở những nước này cịn có
nhiều lỗ hổng, dễ đàm phán, khoan nhượng.
Sự hợp tác với giữa các quốc gia “cùng mạnh” với nhau lí do
chính, sâu xa vẫn là bởi sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ khiến cho
ngành này trở nên màu mỡ với tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch cao nhưng
vì trình độ hạn chế ở nhân công của các quốc gia đang phát triển, bên
cạnh đó, nhận thức đúng đắn khi đầu tư chuyên sâu vào phát triển các
ngành, mảng riêng trong các lĩnh vực công nghệ ở các nước phát triển
đã khiến cho lựa chọn ở các quốc gia này là bắt tay cùng nhau hợp tác.
Dù vậy, nguyên tắc đơi bên cùng có lợi vẫn được đề cao và nhắc đi nhắc
lại như một động thái khá tích cực. Thực tế sự phát triển của các quốc
gia xuất khẩu tư bản ít nhiều cũng sẽ lan ra các quốc ra nhập khẩu, phần
này ta có thể kể đến quá trình chuyển giao cơng nghệ - kĩ thuật trong
các nhà máy, xí nghiệp vốn nước ngồi, các cơng ty đa quốc gia.

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774


6


PHẦN II: LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

________________________________________________________
1. Việt Nam là một nước nhập khẩu tư bản:

Trước hết, cần khẳng định rằng Việt Nam là một nước nhập khẩu tư bản.
Thật vậy. Nếu quay thời gian trở lại với thế kỉ trước, những năm tháng
khi đất nước ta còn là thuộc địa của Pháp, trong cuộc kháng chiến này, khi cuộc
chiến đã sắp đi đến kết thúc, tất cả vũ khí của ta đều là do người anh em Xơ
Viết bấy giờ cung cấp nhưng bản chất mà nói thì đây cũng là hành động xuất
khẩu tư bản thuộc xuất khẩu tư bản nhà nước. Xô Viết gửi vũ khí sang bên ta
nhằm gắn chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa hai dân tộc khi khơng địi hỏi hồn lại.
Hiện nay, FDI – Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi có một tác động
khơng hề nhỏ đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối
với Việt Nam, có thể nói rằng nguồn vốn này có vai trị quan trọng cho sự phát
triển của đất nước, với tỉ trọng ngày càng tăng trong đó nguồn vốn phần lớn đến
từ các quốc gia láng giềng châu Á sau đó đến châu Âu, châu Mĩ.
Nhờ có nguồn vốn FDI đã góp phần rất lớn tạo ra thêm nhiều công ăn
việc làm cho người Việt, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động ở Việt
Nam, thêm vào đó góp phần vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, ngồi ra cịn giao lưu, mở rộng, kết nối, chia sẻ nền văn hóa, nâng cao
trình độ dân trí, mở cửa hội nhập. Tiếp thêm sức mạnh cho phong trào Đi tắt
đón đầu của Đảng và Nhà nước và việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế
giới.
2. Lợi thế của Việt Nam với vai trò là một nước nhập khẩu tư bản:
Với vai trò là một nước nhập khẩu tư bản, Việt Nam có nhiều lợi thế sẵn
có cả về mặt tự nhiên cũng như về mặt xã hội:

- Kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định:
+ Việt Nam nằm trong khu vực Đơng Nam Á có thể nói đây là một
trong những khu vực năng động về kinh tế nhất trên thế giới trong thời
điểm này. Dải đất hình chữ S uốn lượn với nhiều bờ biển tạo vô vàn
những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển quốc tế cũng
như sân bay quốc tế phục vụ cho giao thương với thế giới, trao đổi hàng
hóa,…
+ Khí hậu nhiệt đới với hai miền khí hậu khác nhau nhưng đều có các
mùa rõ rệt thích hợp cho lĩnh vực nơng lâm thủy hải sản, người nơng
dân với trình độ canh tác tốt, ngư dân tay nghề cao, mở ra nhiều cơ hội
Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

7


đầu tư trong các lĩnh vực này trong tương lai khơng xa.
+ Dân số đơng, chi phí nhân cơng thấp, nguồn lao động và thị trường
rộng lớn, dồi dào
- Thị trường có tính cạnh tranh cao, có sự ổn định về an ninh xã hội,
không xảy ra mâu thuẫn tôn giáo, chế độ chính trị, nhà nước ổn định,
Nhà nước quan tâm, chăm lo đến đời sống người nhân dân, ban hành
nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, thúc đẩy quá trình tăng
trưởng nền kinh tế.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, đất đai màu mỡ.
3. Khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư:
- Nhiều địa phương có địa hình hiểm trở nên dù nhiều tài nguyên, đất đai
phong phú nhưng không thu hút được đầu tư.
- Môi trường và năng lực cạnh tranh tuy có cải thiện nhưng chưa đủ xứng
tầm đạt tới yêu cầu của các nhà đầu tư.
- Thủ tục cịn gây khó dễ do vịng vo, cán bộ nhưng khơng chan hịa với

người dân trong việc giải quyết vấn đề giấy tờ.
- Tập trung nhiều vào những dự án đầu tư lớn nhưng mang lại nhiều rủi ro
cho địa phương, đi theo hướng, một ăn cả ngã về không.
- Đang mất dần điểm mạnh về nhân công.
- Cơ sở hạ tầng kém.
- Trình độ người dân tiếp cận với cơng nghệ mới nhất cịn hạn chế.
- Người dân quen thuộc với truyền thơng canh tác khó tiếp cận với hình
thức mới.
- Khí hậu thất thường, hay xảy ra nhiều thiên tai quanh năm.
4. Bài học của Việt Nam với vai trò là một nước nhập khẩu tư bản:
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng cũng có nhiều bài
học rút ra cho Việt Nam cho hiện tại và trong tương lại trong việc thu
hút nguồn vốn đầu tư:
- Đảm bảo tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Điều này có nghĩa là Việt
Nam cần đồng thời vừa tự khẳng định vị thế của xuất khẩu tư bản đối
với quốc gia và theo đó có những định hướng sử dụng dòng xuất khẩu
tư bản một cách phù hợp nhất.
- Thu hút đầu tư cần gắn liền với phát triển bền vững, cần chú trọng hơn
nữa những vấn đề liên quan đến môi trường, an ninh quốc gia,…
- Phải có kế hoạch phát triển doanh nghiệp nội địa theo hướng hịa nhập
nhưng khơng hịa tan, định hướng những chính sách để phát triển nội và
Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

8


-

ngoại doanh nghiệp, đề đat những ưu đãi cho những doanh nghiệp trong
nước.

Phân bố nguồn lực quốc gia một cách cơng khai, mình bạch, cơng bằng,
hợp lí.
Đầu tư bộ máy pháp luật, chỉnh sửa luật cho chặt chẽ và phù hợp với
hồn cảnh và kịp thời đổi mới với tình hình xã hội, đất nước
Đầu từ trau dồi cán bộ quản lí về trình độ nghiệp vụ chun mơn lãnh
đạo, cử đi học nước ngồi, khuyến khích cán bộ học chất hơn lượng.
Tập trung đào tạo nhân cơng có tay nghề cao hơn nữa, được đào tạo bài
bạn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm.

5. Giải pháp cho Việt Nam trong thu hút đầu tư:
- Cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư hơn nữa đề từ đó cải thiện
năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Chọn lựa và ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp trọng điệm để tạo
bước nhảy, phát huy lợi thế.
- Hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đưa ra nhiều
sáng kiến mới để tăng tính liên kết trong các hình thức.
- Nâng cao năng lực quản lí nhà nước. Rút ngắn thi hành các thủ tục, giấy
tờ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

9


KẾT LUẬN
_____________________________________________
Trong thời buổi hội nhập sâu rộng và toàn diện, chúng ta, Nhà nước, người dân
cần phối hợp để có những đánh giá, định hướng đúng đắn những bước tiến
trong tương lai. Điều cần đồng lòng là xác định đất nước cần thu hút vốn đầu tư.
Xác định điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục, tự rút ra bài học để

cùng nhau khắc phục. Tạo dựng một nhà nước hoàn chỉnh, một xã hội hoàn
chỉnh, hướng đến mục tiêu kinh tế chiến lược do Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
_____________________________________________
Giáo trình Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác –Lênin
Tapchicongthuong.vn
Baodautu.vn

Nguyễn Ngọc Linh Chi – MSV: 11180774

11



×