Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

bài giảng hướng nghiệp làm nghề giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 47 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUẢNG BÌNH
* * *
HƯỚNG NGHIỆP
Đề tài:
EM thÝch nghÒ GIÁO VIÊN
1
Người thưc hiện: Bùi Tiểu Minh
Lớp: 10 Hoá
Năm học: 2014-2015
Mục lục
1. Trang bìa trang 1
2. Mục lục trang 2
3. Lý do chọn nghề giáo viên trang 3
4. Triển vọng của nghề giáo viên trang 6
5. Những yêu cầu của nghề giáo viên trang 9
6. Năng lực của bản thân trang 33
7. Những nghề yêu thích khác trang 34
8. Những tấm gương thành đạt trong nghề giáo viên trang 40
9. Những cơ sở đào tạo nghề giáo viên trang 46
10. Tài liệu tham
khảo trang 49
2
I. LÝ DO CHỌN NGHỀ GIÁO VIÊN:
1. Dạy học là công việc rất có ý nghĩa:
Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy
bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính
trọng. Nghề giáo được coi là một trong
những nghề cao quý nhất trong những
nghề cao quý. Chủ tich HCM từng nói:
Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu


không có thầy giáo thì không có giáo dục
Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế,
văn hóa. Bác xem việc dạy học là một
nghề đào luyện những thế hệ con người
xây dựng xã hội. Tuy sự cố hiến của thầy
giáo là rất thầm lặng nhưng nếu trở thành
một người thầy giáo tốt là điều vô cùng hữu ích và rất mực vẻ vang. Vì thế, Người
dạy: Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng lên báo,
không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh
hùng vô danh.
Nghề giáo luôn được coi là một trong
những nghề cao quý nhất, bởi họ là
những người dìu dắt thế hệ trẻ của đất
nước. Nếu bạn đang tìm kiếm một công
việc mang đến niềm vui, sự thăng hoa
cho mình thì nghề giáo sẽ cho bạn tất cả
những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ
rập khuôn những điều trên sách vở,
hướng các em làm theo lẽ phải… Là một
giáo viên, bạn còn được giúp đỡ, khai trí
cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như
khi bạn đào tạo một thế thệ người lao
động cho tương lai. Là một nhà giáo bạn đã nắm trong tay cơ hội truyền đạt và dạy
dỗ cho hàng trăm các bạn trẻ. Bạn là người trực tiếp uốn nắn các em từ những buổi
ban đầu chập chững. Vì vậy bạn hãy hỏi bất kỳ ai rằng, người nào có tầm ảnh
3
hưởng nhiều nhất đối với một đứa trẻ?
Và người bạn nghe được nhiều nhất đó
chính là thầy, cô giáo.
2. Mọi người đều tôn trọng và yêu quý

giáo viên:
Nếu bạn là một giáo viên, bạn có thể
tự hào và hãnh diện khi nói về nghề
nghiệp của mình. Giáo viên được yêu
quý, tôn trọng vì rất nhiều lý do và có lẽ lý do mà họ được mọi người
ngưỡng mộ nhất đó là lòng kiên nhẫn, khả năng điều khiển và truyền đạt
cho hàng chục con người. Và vì tất cả những lý do chúng ta đã có ngày
20/11 (Ngày nhà giáo Việt Nam) để tỏ lòng biết ơn cũng như ngợi ca
công lao của những người thầy người cô.
Là một người thầy có tâm, cuộc sống của bạn sẽ luôn đầy ắp tiếng cười
và lòng kính yêu của học trò, dù bạn mới bước chân lên bục giảng hay đã
ra ngoài cái tuổi “thất thập cổ lai hi”. Những dịp như ngày 20 - 11, Tết
Nguyên đán nhiều học trò dù đã định cư ở nước ngoài vẫn không quên
gửi thiệp và hoa chúc mừng thầy, cô giáo cũ. Có người sau mười lăm, hai
mươi năm trời xa xứ, lặn lội về nước để gặp lại thầy cô. Những câu
chuyện giản dị mà cảm động như thế diễn ra ở khắp nơi. Bạn là một
người thầy, tình yêu thương, sự gắn bó quan tâm trong cuộc sống của bạn
sẽ không bao giờ cạn, dù bạn ở tuổi nào, và dù bạn ở đâu. Là một người
thầy có tâm, cuộc sống của bạn sẽ luôn đầy ắp tiếng cười và lòng kính
yêu của học sinh.
3.Dạy học cũng giúp bạn tự bồi bổ thêm kiến thức:
Bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu về một vấn đề nào đó tốt hơn khi bạn
bắt đầu giảng về nó. “Học, học nữa, học mãi” đó là châm ngôn của
những ai yêu nghề giáo. Kiến thức là vô tận và bởi vậy những người
thầy, người cô cần phải trau dồi, rèn luyện và tìm hiểu những điều mới,
những cách dạy mới thông qua sách báo hay những lớp học dành cho cán
bộ giảng dạy để không bị tụt hậu so với nền giáo dục của các nước trên
thế giới. Có như vậy họ mới có đủ khả năng để dìu dắt cho những thế hệ
tương lai của đất nước.
Bạn sẽ có cơ hội đối mặt với nhiều thách thức. Bạn phải truyền

cảm hứng, hướng dẫn, vui chơi với các em thông qua các hoạt động và
các kinh nghiệm mà mình đã từng trải qua. Trong một ngày đứng trên
4
bục giảng bạn phải thể hiện được khả năng tổ chức, lên kế hoạch, đào tạo
và vui chơi.
4. Công việc ổn định:
Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương
đối khan hiếm. Điều đó cho thấy để tìm
công việc giảng dạy không khó, mặc dù
bạn có thể phải chờ tới thời điểm bắt đầu
năm học và có khi phải dạy ở xa nhà. Tất
nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi
vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ
được mình là người có năng lực giảng
dạy thực sự, bạn sẽ tìm được việc cũng
như chuyển đổi công tác rất dễ dàng.
5. Trẻ trung hơn, luôn vui vẻ mỗi ngày:
Nếu bạn có thái độ tích cực và khiếu hài hước, bạn sẽ luôn
tìm thấy những điều có thể cười vui mỗi ngày. Đôi khi nhờ
những câu chuyện vui bạn kể làm các sinh viên phá lên
cười nhưng cũng có khi chính các em học sinh sẽ kể
chuyện vui cho bạn nghe. Cũng có lúc các em nói điều gì
đó thật buồn cười mà lại không nhận ra điều đó. Hãy biết
tìm kiếm niềm vui và tận hưởng chúng mỗi ngày. Thường
xuyên ở bên những người trẻ tuổi sẽ giúp bạn am hiểu về
suy nghĩ, ý tưởng và chiều hướng tình cảm của những
người trẻ. Điều đó cũng giúp xoá bỏ những rào cản về
khoảng cách thế hệ.
6. Giúp ích cho cuộc sống gia đình:
Nếu bạn đã có con đến tuổi đi học thì lịch làm việc ở trường sẽ cho phép bạn có thời

gian nghỉ ngơi giống như các con. Thêm nữa, mặc dù đôi khi bạn phải đem việc về
nhà làm nhưng bạn luôn có thể về nhà gần như đúng giờ cùng với các con.
Hơn nữa, làm giáo viên còn có một thời gian nghỉ hè. Trừ khi bạn làm việc ở một
trường thực hiện chương trình giảng dạy suốt cả năm, còn không bạn sẽ được nghỉ
hè khoảng một vài tháng. Thời gian nghỉ đó bạn có thể tranh thủ làm thêm một công
việc nào đó như dạy thêm hoặc nghỉ ngơi, đi du lịch.
5
Vì thế, nếu bạn thuộc phái nữ, sẽ là lợi thế rất lớn khi làm trong ngành sư phạm.
Bạn có nhiều thời gian để chăm nom cho gia đình tốt và chu đáo hơn.
II. TRIỂN VỌNG CỦA NGHỀ GIÁO VIÊN:
1. Xu hướng phát triển của nghề trong những năm tới (sau 7 năm):
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, đặc
biệt là sự phát triển mạnh mẽ của internet và công nghệ truyền thông đã có những
ảnh hưởng lớn tới cuộc sống con người. Bên cạnh đó, sự phát triển của nên kinh tế
đất nước, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến dạy
học nói chung, đến vai trò của người thầy nói riêng.
Trong dạy học xuất hiện nhiều hình thức giảng
dạy mới như học trên truyền hình, dạy học thông
qua internet (trực tuyến) với các phương tiện dạy
học hiện đại, các phương pháp dạy học mới làm
thay đổi đáng kể quá trình và cách thức truyền đạt
tri thức từ thầy giáo tới người học. Vai trò của
người thầy có những thay đổi đáng kể. Từ vị trí
trung tâm, chủ động truyền thụ kiển thức, kinh
nghiệm cho người học, vai trò người thầy ngày
nay đang dịch chuyển theo hướng chỉ đạo, định
hướng, tư vấn, hướng dẫ người học Người học trở thành trung tâm của quá trình
dạy học, chủ động, sáng tạo tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp. Điều này không có nghĩa là vai trò của người thầy bị giảm xuống mà ngược
lại càng được nâng cao hơn.

Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu
tư của Đảng và Nhà nước, hệ thống dạy nghề đã
có những bước phát triển vượt bậc. Số lượng học
sinh vào trong các trường nghề ngày càng tăng,
điều này hứa hẹn những tiềm năng lớn trong sự
phát triển của dạy nghề.
Mỗi năm qua đi, bức tranh về sự nghiệp giáo
dục và đào tạo ngày càng có nhiều điểm sáng.
Sự tiến bộ đó thể hiện qua chất lượng đào tạo
được nâng lên rõ rệt, công tác dạy nghề đã và
đang được đầu tư thoả đáng, tạo hành trang cho lực lượng lao động trẻ, đặc biệt là
6
lao động ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, đóng góp trí tuệ và sức lực cho sự
phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
7
2. Cơ hội việc làm:
Tốt nghiệp cử nhân sư phạm, các bạn sẽ có
cơ hội trở thành giáo viên các cấp từ mầm non,
tiểu học, THCS, THPT (tùy chuyên ngành đào
tạo); những bạn có kết quả học tập khá, giỏi
còn có cơ hội tiếp tục học sau ĐH ngay sau khi
tốt nghiệp dể trở thành thạc sĩ, tiến sĩ
chuyên ngành. Nếu tốt nghiệp loại trung bình
hay trung bình khá, bạn cần có kinh nghiệm thực
tiễn 2 năm mới đủ điều kiện dự thi sau ĐH.


Đối với ngành sư phạm, cơ hội việc làm luôn phong phú, nhu cầu tuyển dụng
luôn cao và công việc với mức lương ngày càng
tăng, nghề giáo viên dần trở thành một trong

những nghề được nhiều người chú ý và coi trọng.
Ở nhiều nơi giáo viên là lực lượng tương đối khan
hiếm. Điều đó cho thấy để tìm công việc giảng
dạy không khó, mặc dù bạn có thể phải chờ tới
thời điểm bắt đầu năm học và có khi phải dạy ở xa
nhà. Tất nhiên về yêu cầu với giáo viên thì mỗi
vùng mỗi khác nhưng nếu đã chứng tỏ được mình
là người có năng lực giảng dạy thực sự, bạn sẽ tìm
được việc cũng như chuyển đổi công tác rất dễ
dàng.
 Một số công việc phổ biến trong nghề giáo viên:
• Giáo viên mầm non
• Giáo viên tiểu học
• Giáo viên THCS
• Giáo viên THPT
• Giảng viên Đại học
• Gia sư

8
3. Thu nhập:
Đối với một sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm và bắt đầu sự nghiệp giáo dục
tại một trường cấp 2 hoặc cấp 3
hưởng mức lương được tính như
sau:
Theo Quyết định 244/2005/QĐ-
TTG ngày 6 tháng 10 năm 2005 của
Thủ tướng chính phủ về chế độ phụ cấp
ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp
giảng dạy trong cơ sở giáo dục công
lập thì giáo viên cấp 2,3 tại miền

núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được hưởng thêm mức phụ cấp 35%; và 30% đối với
giáo viên trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
 Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường cấp 2, cấp 3 trực
thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thu nhập:
(2,34 x 1.050.000) + (2,34 x 1.050.000 x 30%) = 3.194.100 VND.
 Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường cấp 2, cấp tại miền
núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có thu nhập:
(2,34 x 1.050.000) + (2,34 x 1.050.000 x 35%) = 3.316.950 VND.
 Đối với giáo viên dạy cấp 2, cấp 3 đã có bằng tốt nghiệp đại học ,
công tác tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được chính phủ quy
định tại Nghị định 116/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 về chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức, và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang đang công tác
ở v ùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng thêm 70% ưu
đãi đứng lớp và 70% phụ cấp thu hút:
(2,34 x 1.050.000) + (2,34 x 1.050.000 x 70% x 2) = 5.876.800 VND
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách làm gia sư hoặc mở
lớp dạy thêm.
9
III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA NGHỀ GIÁO VIÊN
1. Đặc trưng của nghề:
 Nghèo tiền: tuyệt đại đa số thầy giáo có mức
sống trung bình và nghèo. Hiếm có thầy giàu.
Ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển cao,
số đông nhà giáo cũng không thuộc tầng lớp giàu.
Ai muốn giàu, muốn thành đại gia thì chớ chọn
nghề dạy học.
 Thanh bạch: nghèo nhưng nhà giáo là người
luôn sống theo phương châm “đói cho sạch, rách cho thơm” vì nhà giáo không chỉ
dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu là dạy làm người, do đó phải nêu gương bằng hành
động của mình, lối sống của mình. Ai có nếp sống phóng túng đều không thích hợp

với nghề này.
 Thầm lặng: những nỗ lực của người thầy là bền bỉ, liên tục, không tên, năm này
qua năm khác, là nỗ lực tập thể. Phải qua thời gian dài, có khi rất dài mới thấy được
thành quả, người đời mới nhận ra. Ai muốn nổi tiếng, được ngưỡng mộ, được tung
hô thì đừng chọn nghề dạy học.
 Học không ngừng: người thầy hằng ngày phải
tự làm mới, tự bồi bổ hiểu biết, nâng cao trình độ
của mình để đủ sức khai sáng thế hệ trẻ mỗi ngày
một khác, mỗi ngày một khôn theo đà tiến bộ của
khoa học kỹ thuật. Người thầy có trình độ cao
khiến học trò nể phục. “Người thầy như ngọn nến,
đốt cháy mình để thắp sáng nhân gian”.
 Giàu tình cảm: nghề dạy học đòi hỏi người
thầy phải giàu tình cảm, phải sống được “nhiều cuộc đời” - nghĩa là phải biết hóa
thân vào thân phận từng học trò của mình để hiểu hoàn cảnh, động cơ, mục đích
hành động của trò từ đó nghĩ ra cách dạy, cách nâng đỡ, cách tha thứ và cách thuyết
phục thành công. Người thầy giàu tình cảm luôn được trò thương, trò nhớ, gia đình
học trò biết ơn.
 Có duyên thầm: nghề dạy học khó thu hút người ngoài nghề bằng bề ngoài hào
nhoáng, hấp dẫn nhưng níu chân người đã bước vào nghề bằng cái duyên thầm của
mình. Nhiều người lúc đầu không có cảm tình đặc biệt với nghề này nhưng bước
10
vào rồi thì mới thấm được cái duyên đó. Bén duyên rồi thì thấy say mê. Được nhìn
thấy một đứa trẻ khôn lớn lên, thành người là niềm hạnh phúc vô bờ của người thầy.
 Tồn tại mãi: trong xã hội, luôn có một số nghề mất đi
nhưng có nghề cứ tồn tại mãi cùng xã hội loài người. Nghề
dạy học là một trong số đó. Thử tưởng tượng một xã hội
không có người thầy, xã hội đó sẽ đi về đâu? Thử tưởng
tượng một ngày không có thầy cô, từng gia đình sẽ khó xử
nhường nào? Không ai trên đời này từ người lao động bình

thường đến nhà khoa học được giải Nobel hay nguyên thủ
quốc gia mà không có thầy. Mãi mãi sẽ là như vậy.
2. Các yêu cầu nghề đặt ra cho con người về:
 Phẩm chất:
 Người thầy giáo phải thật mẫu mực dạy người, dạy chữ:
Nhiệm vụ của người thầy
giáo không chỉ là sự truyền bá
tri thức, phương pháp, tay nghề cho
người học mà thầy giáo cũng như
học trò, tất cả đều phải tham gia vào
các công việc xã hội một cách
thật tích cực. Nhà trường phải gắn
liền với thực tiễn xã hội, gắn liền
với đời sống của nhân dân. Bác Hồ
còn chỉ ra bản chất ưu việt của nên
giáo dục trong xã hội mới là
hoàn toàn khác với giáo dục
trong xã hội cũ: Động cơ của người làm nghề thầy giáo không phải là mục đích kinh
tế thuần túy mà là động cơ giáo dục gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể theo
nhu cầu của xã hội, phải đáp ứng được lợi ích của nhân dân, vì sự mưu cầu hạnh
phúc cho con người.
11
Ngoài ra, HCM còn chỉ rõ, người làm thầy giáo phải luôn là tấm gương không
ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phải thường xuyên tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức để làm tấm gương sáng
cho học trò noi theo, để đáp ứng yêu cầu của thời
đại mới trên mọi phương diện.
Người thầy giáo phải luôn gương mẫu trong
học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, tri thức
khoa học, phải là tấm gương tự học với quan niệm

"Sự học không bao giờ cùng" để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của thời đại trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước trước tình hình mới.
Đặc biệt là trong bối cảnh khoa học - công nghệ
phát triển như vũ bão hiện nay thì tấm gương tự
học của người thầy càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Người thầy giáo luôn tự rèn luyện và trở thành tấm gương sáng về đạo
đức cách mạng cho người học nói riêng và mọi người nói chung noi theo. Hình ảnh
người thầy giáo luôn được xã hội xem là biểu tượng của văn hóa, là đại diện cho văn
minh thời đại.

 Người thầy giáo cần phải có những phẩm chất: Cái "tâm", "tài" và "đức"
trong nghề dạy học của mình:
Về cái “Tâm” đối với nghề giáo là một yêu cầu
quan trọng không thể thiếu được. Người thầy phải có tâm
huyết với nghề mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bài
giảng, từng nội dung tiết giảng; mới thường xuyên tìm tòi,
nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung và phương pháp
giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho người học.
L.N.Tônxtôi đã nói: Để đạt được thành tích trong công tác,
người thầy giáo phải có một phẩm chất - đó là tình yêu.
Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ
trở thành người giáo viên tốt.
Cái “Tâm” người thầy giáo tốt không phải chỉ lòng yêu ngành, yêu nghề mà phải
được biểu hiện thành những hành động cụ thể:
12
• Thứ nhất, phải biết hiến thân cho nghề dạy học, biết hi sinh vì lợi ích
tương lai, vì học sinh thân yêu.
• Thứ hai, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Phải
cảm thấy sung sướng, hạnh phúc

khi được đứng lớp. Không có thái
độ miễn cưỡng khi được phân
công lên lớp.
• Thứ ba, luôn tìm tòi,
học hỏi, sáng tạo để đem lại chất
lượng cao nhất khi giảng dạy, thầy
giáo không bị giới hạn không gian
(lớp học) và thời gian (08 giờ vàng
ngọc), không phải bước ra khỏi
lớp học là chấm dứt hoạt động sư
phạm mà vẫn tiếp tục suy nghĩ về
nội dung, phương pháp giảng, về
thái độ tiếp nhận bài học của sinh
viên để tự đổi mới.
• Thứ tư, nhiệt tình trong xây dựng đơn vị, chân thành trong giúp đỡ
đồng nghiệp.
Về cái “Tài” của người thầy, “Tài” ở
đây thể hiện tài năng về trí tuệ và tài năng
nghiệp vụ sư phạm. Tài năng sẽ giúp cho
người dạy nắm vững và nhuần nhuyễn nội
dung hệ thống các kiến thức cơ bản của môn
học, khả năng phát hiện vấn đề bổ sung vào
nội dung bài giảng; tài năng nghiệp vụ sư
phạm thể hiện ở việc áp dụng các phương
pháp giảng dạy, khả năng trình bày và khả
năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá
trình giảng dạy. Kết hợp được giữa nội dung
và phương pháp sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và có
hiệu quả cao, làm cho người học hứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó chủ
động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập. Để thỏa mãn các điều đó, người

thầy phải hội tụ đủ các năng lực sau đây:
13
• Một
là, có năng lực về tri thức và tầm
hiểu biết.
Đây là năng lực trụ cột của năng
lực sư phạm, là điều kiện để giảng
dạy, “biết mười dạy một”. Ngày
nay, người học không nhất nhất cái
gì cũng tuân thủ, phục tùng thầy vô
điều kiện. Họ được tiếp cận rất
nhiều thông tin, hiểu biết rất nhiều,
là thầy, phải chinh phục trò bằng
kiến thức sâu rộng của mình, điều
đó còn có tác dụng tạo uy tín cho
người thầy.
• Hai là , có năng lực chế biến tài liệu học tập từ chương trình khung.
Thầy giáo phải gia công về mặt
sư phạm đối với tài liệu học tập cho
phù hợp với đặc điểm từng lớp học,
đối tượng, chuyên ngành đào tạo.
Thực trạng cho thấy, vẫn còn nhiều
giáo án trong tình trạng “chết”,
không được bổ sung cập nhật, giáo
án sử dụng chung cho tất cả các hệ
học. Cho nên, người thầy giỏi là
người thầy hiểu học sinh, đặt mình
vào vị trí người học để chế biến,
trình bày tài liệu đúng với đối tượng. Người thầy có khả năng phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa được kiến thức, thấy được cái gì là cơ bản nhất và mối quan hệ với cái

thứ yếu. Ngoài ra, người thầy phải có sự sáng tạo trong cung cấp kiến thức cho
người học, bên cạnh kiến thức tinh tế và chính xác, đòi hỏi phải liên hệ được nhiều
mặt giữa kiến thức cũ và mới, kiến thức bộ môn này với bộ môn khác, liên hệ thực
tiễn gắn với từng chuyên ngành đào tạo.
• Ba là, có năng lực dạy học tốt.
Người thầy tốt không chỉ truyền kiến thức cho người học mà có nhiệm vụ tổ
chức và điều khiển hoạt động của họ, hướng họ đi tìm kiếm và lĩnh hội tri thức.
14
Disterwey - một nhà sư phạm người Đức đã nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi là
người mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi là người biết dạy học sinh đi
tìm chân lý”. Chính vì vậy người thầy phải: Nắm vững và sử dụng hợp lý các
phương pháp dạy học tiên tiến; rèn luyện năng lực ngôn ngữ truyền đạt kiến thức rõ
ràng, dễ hiểu, vừa sức.

 Ngoài ra, người thầy còn phải
có cái “Đức”, “Đức” là yêu cầu không
thể thiếu đối với mỗi giảng viên. Có
“Tâm”, có “Tài” cũng chưa là người
thầy tốt. Bác Hồ đã từng nói: “Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó, có tài mà không có đức là người vô
dụng”. Càng quan trọng đối với lĩnh vực
giáo dục, để tạo ra nhân cách người học
thì trước hết người thầy phải biết thuyết
phục học sinh bằng chính nhân cách của
mình
Muốn xây dựng được nhân cách cho người học, người thầy trước hết phải có
“Đức” thể hiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối
sống, trở thành tấm gương, vừa là người thầy, vừa là người cán bộ ưu tú, chuẩn mực
cho người học noi theo. Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư

phạm mà còn là nhà mô phạm.
Cái “Đức” của người thầy thể
hiện ở sự hi sinh vô tư “tất cả vì
học sinh thân yêu”, giúp đỡ người
học một cách chân thành, không
vì vụ lợi, không phân biệt đối xử,
giúp đỡ trong hỗ trợ kiến thức
phải đến nơi đến chốn; giúp đỡ
không có nghĩa là cho điểm cao, dễ
dãi đối với người học trong học
tập. Cái “Đức” ấy còn được biểu
hiện ở sự kiên quyết đấu tranh
chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong chính bản thân mình và trong đồng
sự. Bác Hồ dạy: Thầy giáo và học sinh phải thật thà. Sống thật, nói thật, làm thật để
15
cống hiến thật sự, để lời nói đi đôi với việc làm, làm có ích cho Tổ quốc, cho nhân
dân và cho xã hội, cho chính bản thân mình.
Ngày nay, những tình cảm tốt đẹp có tính truyền
thống đó của người thầy vẫn được duy trì. Đảng và nhà
nước ta cũng đã xác định "Giáo dục là quốc sách
hàng đầu", đã và đang làm những gì có thể đối với ngành
giáo dục bởi tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của
ngành đặc thù này đối với sự phát triển trong hiện tại
cũng như tương lai của xã hội và đất nước. Sứ mệnh
"trồng người" hết sức thiêng liêng, cao quí nhưng
cũng hết sức nặng nề được đặt lên vai người thầy.
 Kỹ năng:
 Người giáo viên cần có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu:
Thế giới đang ở trong quá trình của
cuộc Cách mạng khoa học công nghệ

hiện đại với những tác động sâu sắc
đến toàn bộ các mặt kinh tế và đời
sống xã hội. Khối lượng tri thức nhân
loại như một dòng thác khổng lồ
đang cuồn cuộn chảy trên xa lộ thông
tin. Những kiến thức nhà trường
chuyển giao cho sinh viên sư phạm
chỉ những cơ sở ban đầu cho một quá
trình tự học, tự bồi dưỡng. Ngay
người vừa được công nhận học vị
tiến sĩ cũng chỉ là người bắt đầu bước vào công tác nghiên cứu độc lập. Học là công
việc suốt cả đời của bất kỳ ai. Đối với người đi dạy, điều đó lại càng quan trọng hơn.
Ngày mai, với sự phát triển nhanh chóng của máy vi tính và công nghệ thông tin, cơ
hội tiếp cận tri thức của mỗi người đều bình đẳng với nhau. Điểm khác nhau cơ bản
là khả năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng đó một phần
được bồi dưỡng tiếp tục nhờ vào quá trình tự học sau khi ra trường.
Tự học cần được xem là một phẩm chất quan trọng của giáo viên.
Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học có thể
được phân tán theo từng cá nhân ở các địa điểm khác nhau. Không nhất thiết người
16
học phải giáp mặt thầy trực tiếp. Nội dung dạy học có thể được chuyển tải trên tất cả
các phương tiện công nghệ thông tin. Người học có thể tiếp cận thông tin ở bất kỳ
mọi nơi, mọi lúc. Lúc ấy, kĩ năng tự học càng hết sức quan trọng. Ai dạy những kĩ
năng đó cho người học? Nhà trường, trước hết là các thầy cô giáo. Do vậy, giáo viên
trước hết phải là người biết tự học.
 Giáo viên cần có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin:
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của học sinh cũng đã có nhiều thay
đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ
động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi, khám
phá. Những băn khoăn học sinh gặp phải

khi các em tiếp xâúc với các nguồn thông
tin khác nhau khiến cho các em tìm cách
giải đáp. Việc học và chơi ngày càng được
gắn với máy vi tính nhiều hơn, thu hút các
em nhiều hơn vào sự tìm tòi, khám phá.
Giáo viên không thể bằng lòng với những
thông tin có sẵn trên các trang sách giáo
khoa và tài liệu tham khảo. Internet là
nguồn thông tin không thể thiếu được của
những người làm nghề dạy học. Khai thác
thông tin từ Internet phải trở thành thói
quen không thể từ bỏ được của mỗi giáo
viên. Rõ ràng, kỹ năng làm việc với máy tính trở thành kỹ năng tối thiểu của tất cả
mọi người, trong đó có cả giáo viên.
Máy vi tính và việc sử dụng nó trong tự học và dạy học trở thành nhu cầu thiết yếu,
thói quen văn hoá đối với mỗi giáo viên.
 Giáo viên cần có kĩ năng hợp tác trong dạy học:
Một trong 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ 21 do UNESCO đề xướng là “học để sống
cùng nhau”. Trên tầm vĩ mô, thế giới ngày càng thu hẹp khoảng cách không gian
nhờ vào công nghệ thông tin; nhiều giá trị nhân bản phổ biến đã trở thành nét chung
của nhiều dân tộc. Thế giới đòi hỏi sự liên kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực. Khó có
thể chấp nhận một quốc gia hay một cá nhân nào trong thời đại ngày nay đứng ngoài
quỹ đạo của việc bảo vệ môi trường, chống khủng bố… Trong phạm vi cụ thể, sự
17
hợp tác tạo nên nhiều thành tựu quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kĩ năng hợp tác cần
được rèn luyện ở mỗi giáo viên. Đến lượt mình, các thầy cô giáo lại dạy cho học
sinh của mình cách hợp tác trong học tập và cuộc sống.
 Giáo viên cần luôn tự bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề:
Cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề.
Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng

có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Không nên xem nhà trường như một “ốc
đảo”, mà nên xem nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống
được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo
cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà
trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, các em
khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Đồng thời, ở một góc độ nào
đó, người học khi ra trường khỏi phải mất công đào tạo tiếp từ thực tế cuộc sống và
công việc. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải luôn tự rèn luyện và bồi dưỡng
kĩ năng giải quyết vấn đề.
18
Tính cách:
 Nghiêm trang:
Là đức tính giúp cho lối ứng xử bên ngoài của giáo viên phù hợp với nét khiêm
tốn, lịch sự, và trật tự nơi lời nói, giọng nói, cách đi đứng, ánh mắt nhìn, nét mặt, cử
chỉ, cách ứng xử…

 Thinh lặng :
Là đức tính giúp giáo viên tránh nói điều không cần nói và nói điều cần nói.
 Khiêm tốn :
Là đức tính giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình. Nếu có tài năng,
giáo viên sẽ không khoe khoang, tìm kiếm sự khen thưởng, thán phục. Khiêm tốn
loại trừ sự ganh tỵ. Vui mừng khi người khác thành công và vượt qua mình. Không
nuôi giữ lòng cay đắng hoặc lạnh lùng với người hơn mình.

 Cẩn trọng:
Là đức tính giáo viên hiểu điều gì cần làm và điều gì cần tránh. Để thực hành tính
cẩn trọng đúng mức, giáo viên cần vận dụng trí nhớ , trí thông minh, kỹ năng , lý
luận, lo xa, thận trọng, đề phòng.
 Kiên nhẫn:
Đức tính kiên nhẫn giúp giáo viên vượt thắng

những điều xấu trong đời sống, nhất là trong việc
giáo dục người trẻ. Kiên nhẫn xoa dịu nỗi đau và
làm êm dịu tâm trí, phá bỏ sự buồn phiền, lo âu,
chán nản, và ngăn cản lời nói cay đắng và nhận xét
thù hằn. Những điều ngược lại với kiên nhẫn là tẩy
chay học sinh bằng lời nói tục tằn, đối xử thô bạo,
hành xử bạo lực, đánh đập, và sửa phạt bất công.
19
 Nhiệt thành:
Giáo viên nhiệt thành dạy dỗ bằng việc làm gương.Con trẻ học bằng nhìn hơn là
nghe. Tiếp theo, giáo viên dạy những điều quan trọng, cần thiết để con trẻ hiểu biết,
yêu mến, dạy dỗ qua việc sửa lỗi cách khôn ngoan và chừng mực, thực hiện trong
cách thức bác ái và tử tế.
 Năng lực:
 Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục:
Dạy học là một quá trình thuận nghịch,
thống nhất của hai hoạt động dạy và học do
hai thực thể (thầy và trò) đảm nhiệm. Trong
quá trình đó, chức năng của giáo viên là tổ
chức và điều khiển hoạt động học sinh, chức
năng của học sinh là chiếm lĩnh nền văn hóa
xã hội. Dạy học chỉ có hiệu quả cao khi quá
trình đó thực sự là quá trình điều khiển được. Kết quả của sự điều khiển một phần
tùy thuộc vào "tần số" trao đổi thông tin giữa người dạy và người học, nói cách
khác, thầy càng hiểu trò, hiểu kịp thời bao nhiêu thì càng có căn cứ để tổ chức thì
càng có căn cứ để tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục của mình bấy
nhiêu. Vì vậy, năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục được xem
là chỉ số cơ bản của năng lực sư phạm.
Đó là năng lực "thâm nhập" vào thế giới bên trong của trẻ, sự hiểu biết tường tận
về nhân cách của chúng, cũng như năng lực quan sát tinh tế những biểu hiện tâm lý

của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.
Một giáo viên có năng lực hiểu học sinh khi chuẩn bị bài giảng đã biết tính đến
trình độc văn hóa, trình độ phát triển của chúng, hình dung được từng e cái gì cũng
biết, biết đến đâu, cái gì có thể quên hoặc khó hiểu. Về vấn đề này, ở những giáo
viên ít kinh nghiệm, vì không biết đánh giá đúng trình độ học sinh, nên đối với họ
tài liệu nào cũng dường như đơn giản, dễ hiểu và không đòi hỏi một thủ thuật trình
bày đặc biệt nào. Rõ ràng là đối với họ tất cả học sinh đều như nhau. Sự phân biệt
của họ có chăng chỉ có hai loại: cố gắng hoặc lười biếng, học khá hoặc học kém. Do
đó, trong khi chế biến và trình bày tài liệu, họ đã hướng về mình chứ không phải
hướng về học sinh. Trái lại, người giáo viên có kinh nghiệm, khi chế biến và trình
bày tài liệu lại biết đặt mình vào địa vị người học. Do đó, họ đặc biêt suy nghĩ về
20
đặc điểm nội dung, xác định khối lượng, mức độ khó khăn và hình thức trình bày
sao cho thuận lợi nhất đối với học sinh.
Vì vậy, biểu hiện trước hết của năng lực giáo viên
là ở chỗ, giáo viên biết xác định khối lượng kiến
thức đã có và mức độ, phạm vi lĩnh hội của học sinh
và từ đó xác định mức độ và khối lượng kiến thức
mới cần trình bày trong công tác dạy học và giáo
dục.
Người giáo viên có năng lực hiểu học sinh còn thể
hiện ở chỗ dự đoán được thuận lợi và khó khăn, xác
định đúng đắn mức độ căng thẳng cần thiết khi thực
hiện các nhiệm vụ nhận thức.
Năng lực hiểu học sinh là kết quả của một quá
trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu
sát học sinh, nắm vững môn mình dạy, am hiểu đầy đủ vầ tâm lý học trẻ em, tâm lý
học sư phạm cùng với một số phẩm chất tâm lý cần thiết như sự "tinh ý" sư phạm
(quan sát), óc tưởng tượng, khả năng phân tích và tổng hợp
 Năng lực thiết kế bài giảng:

Đó là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên đối với tài liệu học tập
nhằm làm cho nó phù hợp tối đa với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân học sinh,
trình độ, kinh nghiệm của các em và đảm bảo logic sư
phạm.
Muốn làm được điều đó trước hết đòi hỏi người
thầy giáo phải đánh giá đúng đắn tài liệu. Việc đánh
giá đúng đắn tài liệu của giáo viên chính là xác lập
được mối quan hệ giữa yêu cầu kiến thức của chương
trình với độ nhận thức của học sinh. Người giáo viên
có năng lực chính là người biết tính và xác lập được
đúng đắn mối quan hệ nói trên, làm sao vừa đảm bảo
được yêu cầu chung về kiến thức của cương trình, vừa
làm cho tài liệu đó vừa sức tiếp thu với học sinh.
21
Trên cơ sở đánh giá đúng đắn tài liệu, người giáo viên phải biết chế biến, gia công
tài liệu nhằm làm cho nó vừa
đảm bảo logic của sự phát triển
khoa học, vừa phù hợp với
logic sư phạm, lại thích hợp
với trình độ nhận biết của học
sinh. Trong cơ chế dạy học
trên quan điểm hoạt động,
người giáo viên không phải
làm việc vận chuyển tài liệu từ
sách giáo khoa đến học sinh,
mà chủ yếu tổ chức cho học
sinh giành lại được tri thức
khoa học đã được gửi gắm
trong sách giáo khoa, truyền
dược sức sống của kiến thức, làm cho kiến thức đó có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc

sống của họ. Vì vậy, người giáo viên ngoài việc nắm được logic phát triển của tri
thức, hiểu thấu đáo, chính xác tài liệu, còn phải biết chế biến, nhào nặn, biết bổ sung
tài liệu đó bằng những điều lấy từ sách vở, những điều quan sát và thu nhập từ cuộc
sống.
Muốn làm được điều đó, trước hết người giáo viên phải có khả năng phân tích tổ
hợp, hệ thống hóa kiến thức. Khi trình bày một tài liêu (nhất là tài liêu mới, khó,
phức tạp, có nhiều mối tương quan), người giáo viên phải phân tích để thấy cái gì là
bản chất, là cơ bản, mối quan hệ giữa chúng với những cái chi tiết, cái thứ yếu như
thế nào, cũng như suy nghĩ cách trình bày, dắt dẫn để làm cho chúng trở nên nổi bật,
trở thành đối tượng tiếp thu của học sinh.
Người giáo viên phải có óc sáng tạo. Truyền đạt kiến thức cho người khác hiểu
được không phải là vấn đề đơn giản. Không phải là mọi cái gì mình hiểu thì sẽ nói ra
cho người khác cũng hiểu đúng và đầy đủ như mình. Do đó, việc xây dựng lại cấu
trúc tài liệu cho phù hợp với đặc điểm đối tượng là một quá trình lao động sáng tạo.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa làm cho tài liệu trở nên đơn giản, thô thiển, hạ
thấp trình độ học sinh.
Óc sáng tạo của người thầy giáo khi chế biến tài sản thể hiện ở chỗ:
- Trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình, cũng cấp cho học sinh những
kiến thức tinh tế và chính xác, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác, liên
hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
22
- Tìm ra những phương pháp mới, hiệu nghiệm để làm cho bài giảng đầy sức lôi
cuốn và giàu cảm xúc tích cực.
- Nhạy cảm với cái mới và giàu cảm hứng sáng tạo cũng là yếu tố góp phần thúc đẩy
năng lực chế biến tài liệu ở người giáo viên.
 Năng lực dạy học:
Kết quả lĩnh hội tri thức, chiếm lĩnh đối tượng học tập phụ thuộc vào 3 yếu tố:
Trình độ nhận thức của học sinh, nội dung của bài giảng và cách dạy của giáo viên.
Vì vậy, giáo viên phải biết cách dạy và ngâng cao trình độ cách dạy lên mức độ
năng lực.

Nghề nào cũng có kỹ thuật hành
nghề của mình. Nghề dạy cũng có kỹ
thuật riêng của nó. Hoạt động dạy và
hoạt động học thống nhất với nhau
trong cùng một quá trình và không
hoạt động nào thay thế cho hoạt động
nào. Hoạt động của giáo viên không
có mục đích riêng cho mình mà nhằm
mục đích tạo ra hoạt động nhận thức
tích cực của học sinh.
Vậy nắm vững kỹ thuật dạy học là
nắm vững kỹ thuật tổ chức và điều
khiển hoạt động nhận thức của trò
qua bài giảng, và đạt đến mức như là
năng lực.
Nắm vững kỹ thuật dạy học được
biểu hiện ở chỗ:
- Nắm vững ký thuật dạy mới, tạo
cho học sinh ở vị trí "người phát
minh" trong quá trình dạy học.
- Truyền đạt tài liệu rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với học sinh.
- Gây hứng thú và kích thích học sinh suy nghĩ tích cực và độc lập.
- Tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội, học tập (như động viên, khêu gợi được sự
chú ý, chuyển hóa kịp thời từ trạng thái làm việc sang trạng thái nghỉ, giảm căng
23
thẳng trong giây lát và ngược lại, khắc phục sự suy giảm của hoạt động trong giờ
giảng hoặc thái độ thờ ơ, uể oải).
Việc hình thành một năng lực như vậy, nắm vững được kỹ thuật dạy học nêu trên
quả không dễ dàng, trái lại, nó là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc (cả
ký luận cơ bản và lý luận nghiệp vụ) và rèn luyện tay nghề công phu.

 Năng lực ngôn ngữ:
Có thể nói không có năng lực dạy học nếu không có năng lực ngôn ngữ. Trong
dạy học, cũng như giáo dục, ngôn ngữ của giáo viên thường hướng vào việc giải
quyết một nhiệm vụ nhất định nào đó như: truyền thụ kiến thức mới, kiểm tra kiến
thức cũ, thuyết phục học sinh tin vào một chân ký, một lẽ phải nào đó hoặc có khi
qua lời nói biểu thị một sự đồng tình hay phản đối điều gì.
Vậy năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và
mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như
nét mặt và điệu bộ.
Nó là một trong những năng lực quan trọng của người giáo
viên. Nó là công cụ sống còn đảm bảo cho người giáo viên
thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình. Sở dĩ như
vậy là vì: bằng ngôn ngữ truyền đạt thông tin từ giáo viên
đến học sinh, bằng ngôn ngữ thúc đẩy sự chú ý và sự suy
nghĩ của học sinh vào bài giảng, bằng ngôn ngữ điều khiển
và điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh.
Năng lực ngôn ngữ của người giáo viên thường được biểu
hiện cả ở nội dung và hình thức của nó, vì thế yêu cầu về ngôn ngữ của thầy giáo là
phải sâu sắc về nội dung, giản dị về hình thức.
• Về nội dung:
- Từ mỗi đơn vị biểu hiện đến toàn bài giảng, ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ
thông tin lớn, diễn tả trình bày phải chính xác, cô đọng và "đắt". Những điều nói
trên là kết quả của sự uyên thâm về hiểu biết, của sự suy nghĩ sâu sắc.
- Lời nói phải phản ánh được tính kế tục và tính luận chứng để đảm bảo thông tin
liên tục, logic.
24
- Nội dung và hình thức ngôn ngữ phải thích hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác
nhau (thông báo tài liệu mới, bình luận câu trả lời của học sinh, biểu lộ một sự tán
đồng hay bất bình).
- Nhân cách của người giáo viên là hậu thuẫn vững chắc và duy nhất cho lời nói của

mình. Dù là thông báo, bình luận, tán thưởng hay trách móc , ngôn ngữ của người
giáo viên bao giờ cũng được cân nặng bởi sức mạnh bên trong của họ. Vì thế, sức
mạnh, sự lôi cuốn, lực hấp dẫn, tính điều khiển và điều chỉnh của lời nói người giáo
viên là tùy thuộc một phần lớn vào nhân cách, vào uy tín của chính họ.

• Về hình thức:
- Hình thức ngôn ngữ của giáo viên có năng lực thường giản dị, sinh động, giàu hình
ảnh, có ngữ điệu, sáng sủa, biểu cảm với cách phát âm mạch lạc trong đó không có
những sai phạm về mặt tư tưởng học, về ngữ pháp, về ngữ âm. Người giáo viên cần
suy nghĩ để lựa chọn hình thức trình bày sao cho dễ hiểu, có chiều sâu về tư tưởng,
có sức lay động được tâm hồn học sinh.
- Năng lực ngôn ngữ của thầy giáo còn biểu hiện ở chỗ thúc đẩy một cách tối đa sự
chú ý và sự suy nghĩ của học sinh vào bài giảng. Giáo viên nên tránh những câu dài,
cấu trúc từ phức tạp, những thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu. Ngược lại, giáo
viên cân nhắc những lời nói quá ngắn ngủi, quá vắn tắt thường làm cho học sinh khó
hiểu.
- Nhịp độ ngôn ngữ của giáo viên cũng có một ý nghĩa nhất định. Nếu ngôn ngữ của
giáo viên đều đều, đơn điệu sẽ gây mệt mỏi rất nhanh chóng làm cho người nghe
25

×