TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2
QUẢNG BÌNH NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN (khối D)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm của cái tôi trữ tình trong bài
thơ Vội vàng của Xuân Diệu.
Câu II. (3,0 điểm)
Nhà văn Lep Tônxtôi từng nói: “Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất
ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
(Nhật kí trong tù- Hồ Chí Minh).
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích hình tượng sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông
Đà của Nguyễn Tuân, qua đó nêu những đặc sắc phong cách nghệ thuật của nhà
văn.
Hết
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2
Năm học: 2011-2012; Môn: NGỮ VĂN (C)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Đặc điểm của cái tôi trữ tình trong bài Vội Vàng 2,0
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của
phong trào Thơ mới. Vội vàng in trong tập Thơ thơ (1938) là
tác phẩm thể hiện đậm nét những đặc điểm cái tôi trữ tình của
nhà thơ.
0,25
2 Những đặc điểm của cái tôi trữ tình
- Một cái tôi tràn đầy cảm xúc lãng mạn, có ý thức cá nhân
mạnh mẽ: ham sống, yêu đời, khát khao giao cảm đến cuồng
nhiệt.
- Một cái tôi mới mẻ về quan niệm thẩm mỹ, thời gian và lối
sống.
- Một cái tôi độc đáo qua những sáng tạo nghệ thuật: thể thơ,
giọng điệu, hình ảnh, ngôn từ.
0,75
0,5
0,5
II Suy nghĩ về ý kiến của Tônxtôi 3,0
1 Giải thích ý kiến
- “Quà tặng bất ngờ” không chỉ là những món quà vật chất,
tinh thần. Đó còn là những cơ hội, những điều tốt đẹp, may
mắn bất ngờ trong cuộc sống.
- “Quà tặng bất ngờ” mang lại niềm vui, sự hào hứng nhưng
không phải lúc nào cũng có nên con người phải “tự mình làm
nên cuộc sống”.
- Câu nói khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, tích
cực, biết tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mình.
0,25
0,25
0,25
2 Luận bàn về ý kiến
- Con người phải biết trân trọng, đón nhận những “quà tặng
bất ngờ” từ cuộc sống.
- Con người có thể tạo nên “quà tặng bất ngờ” cho mình từ sự
nỗ lực vươn lên, ý thức vun đắp những điều tốt lành và tấm
lòng yêu thương rộng mở.
- Con người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn giá trị của hạnh phúc, sẽ
sống có ý nghĩa hơn, biết trân trọng “quà tặng bất ngờ” tự
mình mang lại.
- Phê phán những kẻ sống thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ
0,25
0,5
0,5
0,5
biết chờ đợi những “quà tặng bất ngờ”, thậm chí phung phí
những quà tặng của cuộc sống.
3 Bài học nhận thức và hành động
- Biết đấu tranh chống lại lối sống thụ động, ỷ lại, chỉ biết chờ
đợi người khác mang những điều tốt đẹp đến cho mình.
- Biết trau dồi nhân cách và tri thức, rèn luyện bản lĩnh để tự
đem lại cho mình những “quà tặng bất ngờ”.
0,25
0,25
III.a Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc và là một nhà
thơ lớn. Nhật kí trong tù được Người sáng tác trong thời gian
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây,
Trung Quốc.
- Nhật kí trong tù , đặc biệt là Chiều tối thể hiện rõ những đặc
sắc của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: cổ điển mà hiện đại.
0,25
0,25
2 Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại
a,Vẻ đẹp cổ điển
- Biểu hiện:
+ Chiều tối là thi đề cổ lại được viết bằng thể tứ tuyệt chữ
Hán.
+ Chiều tối dùng những thi liệu cổ (chim, mây ) với bút pháp
chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, gợi nhiều hơn tả.
+ Chiều tối dùng nghệ thuật lấy ánh sáng tả bóng tối với nhãn
tự là chữ “hồng”.
+ Chiều tối hàm súc, ý tại ngôn ngoại như cổ thi.
+ Lí giải: Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình Nho học,
uyên thâm về cổ thi nên thơ trữ tình của Người đậm đà phong
vị cổ điển.
0,5
0,75
0,5
0,5
0,5
b, Vẻ đẹp hiện đại
- Biểu hiện:
+ Hình ảnh “Cô em xóm núi xay ngô tối” tươi tắn, trẻ trung
nổi bật giữa thiên nhiên.
+ Hình tượng thơ, cảm xúc thơ có sự vận động bất ngờ, khỏe
khoắn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
- Lí giải: Là chiến sỹ cách mạng, trong mọi cảnh ngộ Hồ Chí
Minh vẫn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
0.5
0,75
0,5
III.b. Phân tích hình tượng sông Đà
1 Giới thiệu về tác giả và tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt
Nam hiện đại, ông sở trường về tùy bút.
- Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà (1960), là tùy bút
đặc sắc, kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn.
- Trong tùy bút này, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi con
người Tây Bắc mà con thể hiện được vẻ đẹp độc đáo của hình
tượng sông Đà: hung bạo, hiểm trở và thơ mộng, trữ tình.
0,25
0,25
0,25
2 Phân tích hình tượng sông Đà
a, Sự hung bạo, hiểm trở của sông Đà
- Ở thượng nguồn, đá bờ sông dựng thành vách cao, lòng sông
có nhiều ghềnh thác hiểm trở kéo dài, nhiều hút nước sâu. Đá
tảng đá hòn như bày trận đồ bát quái để thử thách những
người lái đò xuôi ngược trên sông.
- Để khắc họa nổi bật tính cách hung bạo của sông Đà,
Nguyễn Tuân miêu tả cuộc chiến đấu sinh tử giữa người lái đò
và con sông. Sông Đà càng hung bạo hình tượng người lái đò
càng đẹp đẽ, hùng vĩ.
0,75
0,75
b, Sự thơ mộng, trữ tình của sông Đà
- Xuôi về hạ lưu, sông Đà trôi đi hiền hòa thơ mộng, dòng
sông lặng tờ như chảy về từ quá khứ xa xưa.
- Cảnh sắc hai bên bờ đẹp, gợi cảm như cổ tích: đồi cỏ non
đẫm sương, hươu ngơ ngác, cá bụng trắng như bạc rơi thoi
0,5
0,5
c, Ý nghĩa của hình tượng sông Đà
- Nguyễn Tuân ca ngợi vẻ đẹp, sự giàu có và đầy tiềm năng
của Tây Bắc; ca ngợi con người Tây Bắc thầm lặng mà mưu
trí, dũng cảm, tài hoa.
- Nguyễn Tuân bày tỏ niềm tin, thể hiện cái nhìn lạc quan vào
sự nghiệp xây dựng CNXH.
0,5
0,25
3 Những đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- Nguyễn Tuân là nhà văn uyên bác, có vốn tri thức phong phú
nhiều mặt đem lại những trang viết lý thú, bổ ích.
- Nguyễn Tuân biết kết hợp mặt mạnh của nhiều ngành nghệ
thuật khác như điện ảnh, hội họa, âm nhạc làm tăng sức biểu
hiện của văn chương đem lại những trang viết độc đáo, tài
hoa.
- Nguyễn Tuân có cảm hứng mãnh liệt trước những phong
cảnh dữ dội và tuyệt mĩ nên dùng nhiều so sánh, liên tưởng
bất ngờ, thú vị; nhiều hình ảnh đẹp, bay bổng để dựng cảnh
sông Đà.
0,25
0,25
0,25
- Nguyễn Tuân sử dụng một vốn từ ngữ phong phú, đa dạng
để miêu tả con sông Đà. Khi miêu tả cuộc quyết đấu của
người lái đò với con sông, ông dùng nhiều từ ngữ của võ
thuật, quân sự với nhiều câu văn ngắn. Khi miêu tả vẻ đẹp trữ
tình của sông Đà, câu văn lại kéo dài, mơ mộng.
0,25
Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm
bảo yêu cầu về mặt kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp
ứng, việc cho điểm từng câu cần dựa vào hướng dẫn chấm như sau:
Câu 1: Thí sinh chỉ cần trình bày bằng hình thức trả lời câu hỏi, không yêu
cầu kỹ năng tạo lập văn bản. Tuy nhiên, chỉ cho điểm tối đa mỗi ý nếu học sinh
đáp ứng các yêu cầu sau về diễn đạt: rõ ràng, mạch lạc, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ
và ngữ pháp.
Câu 2 : Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi HS đạt được các yêu cầu sau về kỹ
năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội. Biết sử dụng các
hiểu biết và dẫn chứng từ đời sống xã hội kết hợp với trải nghiệm của bản thân để
giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Câu 3: Chỉ cho điểm tối đa mỗi ý khi HS đạt được các yêu cầu sau về kỹ
năng:
- Yêu cầu 1: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học. Biết phát hiện và
lựa chọn chi tiết nghệ thuật để phân tích.
- Yêu cầu 2: Bố cục bài làm rõ ràng, kết cấu hợp lý. Hình thành và triển khai
ý tốt.
- Yêu cầu 3: Diễn đạt suôn sẻ. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
HÕt
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
QUẢNG BÌNH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 1
Năm học: 2011-2012; Môn: NGỮ VĂN (D)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Hai đứa trẻ 2,0
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938) là một truyện
ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Thiên truyện có giá trị hiện thực
và nhân đạo sâu sắc. Truyện ngắn này thể hiện đậm nét phong
cách nghệ thuật Thạch Lam.
0,25
2 Những đặc sắc nghệ thuật
- Truyện ngắn Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi
truyện như một bài thơ đượm buồn. Hai đứa trẻ chỉ kể về nỗi
thao thức, mong mỏi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện của
Liên và An. Qua cốt truyện đơn giản ấy, nhà văn khắc họa
chân thực cuộc sống nghèo nàn, đơn điệu và thân phận con
người phố huyện.
- Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam khám phá chiều
sâu nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh.
Đặc biệt những trang miêu tả tâm trạng nhân vật Liên rất sâu
sắc và tinh tế.
- Thạch Lam sử dụng thành công nghệ thuật tương phản
(những ánh sáng tù mù của phố huyện và ánh sáng rực rỡ của
chuyến tàu…) .Qua đó, làm nổi bật hơn những kiếp sống
nghèo, mỏi mòn nơi phố huyện.
- Thạch Lam có giọng văn nhẹ nhàng, tâm tình, thủ thỉ rất
riêng. Ẩn hiện sau giọng điệu ấy là một tâm hồn đôn hậu và
tinh tế, nhạy cảm với những biến thái của lòng người và tạo
vật.
0,5
0,5
0,25
0,5
II Bị đánh bại chỉ là nhất thời, bỏ cuộc mới là thất bại vĩnh
viễn.
3,0
1 Giải thích ý kiến
- Bị đánh bại là tình trạng thua cuộc trong một công việc, một
tình huống cụ thể.
0,25
- Bỏ cuộc là tình trạng bỏ dở, không theo đuổi đến cùng một
công việc, một mục tiêu nào đó.
- Ý kiến đưa ra một quan niệm về sự thất bại: thất bại không
phải là sự thua cuộc mà là sự bỏ cuộc, ngừng lại mọi nỗ lực,
phấn đấu, quyết tâm. Đó chính là thất bại thực sự.
0,25
0,25
2 Luận bàn về ý kiến
- Lý giải:
+ Bị đánh bại chỉ là nhất thời: Con người có thể bị đánh bại
trong một điều kiện, hoàn cảnh nhất định nhưng nếu quyết
tâm và nỗ lực thì có thể chiến thắng trong những điều kiện và
hoàn cảnh khác. Vì vậy đánh bại chỉ là nhất thời.
+ Bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn: Bỏ cuộc tức là khi con
người chấp nhận sự thua cuộc hoàn toàn, thủ tiêu mọi ý chí,
quyết tâm và sự phấn đấu, nỗ lực, dập tắt mọi mục tiêu và khát
vọng. Vì vậy, đồng thời với bỏ cuộc là sự hủy diệt niềm tin và
tương lai con người. Đó là sự thất bại vĩnh viễn.
+ Cuộc sống luôn có nhiều thử thách khó khăn, vì thế ta
không thể luôn chiến thắng. Bị đánh bại là điều khó tránh
khỏi, nhưng bị đánh bại không có nghĩa là thất bại hoàn toàn
vì còn có những cơ hội khác để tiếp tục phấn đấu, thực hiện.
- Ý nghĩa của câu nói:
+ Đưa ra lời khuyên: đừng nhụt chí khi bị đánh bại.Phải biết
đứng lên sau thất bại và theo đuổi khát vọng của mình.
+ Cổ vũ con người: chỉ cần có ý chí, quyết tâm thì sẽ không
bao giờ thất bại.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
3 Bài học nhận thức và hành động
- Biết dũng cảm đối mặt với thử thách trong cuộc sống, biết
đứng lên sau mỗi thất bại.
- Biết nuôi dưỡng khát vọng, niềm tin, ý chí và nghị lực
0,25
0,25
III.b Cảm nhận về vẻ đẹp của hai nhân vật
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là cây bút tiêu biểu, có sức sáng tạo dồi dào trong
nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. VCAP là truyện ngắn xuất
sắc in trong tập Truyện TB, kết tinh cho vốn hiểu biết sâu sắc
và tình cảm sâu nặng mà TH dành cho người dân vùng núi
TB, cũng là kết tinh cho NT truyện ngắn của ông.
- Nguyễn Minh Châu được coi là “người mở đường tinh anh
và tài năng” của VHVN thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa
là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận cuộc sống từ góc độ
thế sự của nhà văn.
- Mỵ và người đàn bà hàng chài là hai nhân vật trung tâm của
hai TP.
0,25
0,25
0,25
2 Cảm nhận về vẻ đẹp của hai nhân vật
A, Nhân vật Mỵ:
- Giới thiệu chung về số phận: có SP bi thảm, bị bắt làm con
dâu gạt nợ, bị đọa đày thể xác lẫn tinh thần trong nhà thống lý
Pá tra.
- Vẻ đẹp:
+ Là người con gái xinh đẹp, tài hoa: Mỵ thổi sáo giỏi, thổi lá
cũng hay như thổi sáo, thời trẻ có bao nhiêu người mê Mỵ
hiện thân cho vẻ đẹp tràn đầy sức sống của người con gái
vùng cao TB.
+ Là người con gái tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, khát
khao yêu đương và tự do: Cuộc sống tù đày làm dâu gạt nợ
không thể hủy diệt được sức sống trong tâm hồn Mỵ. Nó bùng
lên trong những thời điểm nhất định (đêm tình mùa xuân) và
biến thành những hành động quyết liệt, táo bạo (cứu AP, cứu
mình).
+ Vẻ đẹp nhân vật được thể hiện qua NT đặc sắc: cách khắc
họa nhân vật giàu cá tính, tinh tế trong diễn tả nội tâm, văn
xuôi thấm đượm hồn thơ
B. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
- Giới thiệu chung về số phận: có số phận bất hạnh: xấu xí, ít
học, nghèo khó lam lũ, nạn nhân của bạo hành gia đình.
- Vẻ đẹp:
+ Là người phụ nữ giàu đức hy sinh, nhân hậu, biết chắt chiu
hạnh phúc (cam chịu đòn roi tàn bạo của chồng là cách sẻ chia
nỗi nhọc nhằn mưu sinh, để giữ gia đình cho con )
+ Là người phụ nữ dẫu ít học nhưng thấu hiểu lẽ đời (biết cảm
thông với chồng, âu lo cho tâm hồn non nớt của những đứa
con )
+ Là người phụ nữ có bản lĩnh sống (dẫu nhọc nhằn đau đớn
vẫn kiên trì sống, không thở than, không bi quan, không gục
ngã )
- Vẻ đẹp nhân vật được thể hiện qua tình huống truyện độc
đáo, qua lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị.
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
3 So sánh
- Giống nhau:
Hai nhân vật, hai số phận, hai cảnh ngộ nhưng đều phải đối
mặt với những khốn cùng của cuộc sống, họ giống nhau ở bản
lĩnh sống, ở khát khao được sống và hạnh phúc.
- Khác nhau:
+ Ở Mỵ là vẻ đẹp của tuổi thanh xuân tạo thành sức mạnh để
phá bỏ những xiềng xích của số phận, hiện thân cho người phụ
0,25
0,25
nữ vùng cao đấu tranh tự giải phóng mình.
+ Ở người đàn bà hàng chài lại là sức sống của người phụ nữ
gánh vác bổn phận làm vợ làm mẹ. Đức hy sinh cao cả và sự
kiên cường chống chọi những nhọc nhằn của số phận làm nên
vẻ đẹp khuất lấp của chị.
0,25
III.b. Cảm nhận hai đoạn thơ
1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
- Tố Hữu (1920-2002) là nhà thơ lớn, có phong cách nghệ
thuật độc đáo của văn học cách mạng Việt Nam. Việt Bắc tiêu
biểu cho sự nghiệp thơTố Hữu, in đậm dấu ấn phong cách thơ
ông.
- Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới đã
tìm được hành trình thơ đến với nhân dân, với cách mạng.
Tiếng hát con tàu thể hiện khát vọng hòa nhập với nhân dân
và đất nước rộng lớn, mang đậm chất triết lý suy tư của hồn
thơ CLV.
- Hai khổ thơ trên là hai khổ đặc sắc trong hai TP.
0,25
0,25
0,25
2 Cảm nhận các đoạn thơ
* Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc (1,75điểm)
-Về nội dung:
+ Thể hiện nỗi nhớ về một Việt Bắc vừa gần gũi ân tình vừa
thơ mộng trữ tình, từ đó tái hiện một khung cảnh VB trong
nhiều không gian, thời gian, trong sự gắn bó hài hòa với con
người.
+ Thể hiện tình yêu, sự gắn bó sâu nặng với cảnh và người
VB, cũng là tình yêu với kháng chiến, cách mạng.
- Về nghệ thuật:
+ Thơ lục bát với âm điệu trữ tình, hình ảnh thơ vừa giản dị
vừa có vẻ đẹp lung linh hư ảo.
0,75
0,5
0,5
* Về đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu (1,75 điểm)
-Về nội dung:
+ Thể hiện nỗi nhớ về TB xa xôi với không gian đặc trưng của
núi rừng (bản sương giăng, đèo mây phủ).
+ Thể hiện tình yêu sâu nặng với TB qua triết lý: “khi ta ở ”
+ Từ tình yêu với TB, nhà thơ khái quát lên thành tình yêu với
mọi miền đất nước, thể hiện sự gắn bó, hòa nhập với cuộc đời
rộng lớn.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ vừa tả thực vừa mang tính khái quát cao.
+ Thể thơ 8 chữ hiện đại, phù hợp với chất triết lý, trí tuệ của
khổ thơ.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
3 So sánh hai đoạn thơ
- Giống nhau:
+ Cùng thể hiện nỗi nhớ về mảnh đất kháng chiến và tình yêu
với đất nước, nhân dân.
+ Tái hiện được những vẻ đẹp đặc trưng của hai miền đất.
- Khác nhau:
+ Mỗi đoạn thơ thể hiện phong cách nghệ thuật riêng của mỗi
nhà thơ: đoạn thơ trong Việt Bắc thể hiện chất trữ tình tha
thiết, giọng điệu ngọt ngào, tính dân tộc đậm đà- đặc trưng
của phong cách Tố Hữu; đoạn thơ trong Tiếng hát con tàu thể
hiện sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và triết lý suy tưởng- vẻ
đẹp riêng của hồn thơ Chế Lan Viên.
0,25
0,5