Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cách học nghe tiếng Anh hiệu quả doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.89 KB, 7 trang )




Cách học nghe tiếng Anh hiệu quả


Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể
nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ.
Trình tự thực hành có thể là:- Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm
nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành.

Các phương pháp đơn giản dưới đây sẽ góp phần giúp các em rèn giũa khả năng
nghe tiếng Anh của mình.
1. Nói thật chậm (Always speak slowly) Hầu hết những người học tiếng Anh đều
cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số
người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì
họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn
toàn sai lầm.

Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá
chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi
và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng
âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng
và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình
thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như
nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.

2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words) Như đã
được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian
tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối
hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ.



Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe.
Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ
năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.Tuy nhiên, đây
không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện
tập.

Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu
kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với
bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh!

3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have
mastered) Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và
những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là
tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn
vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ
pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc
thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào.

Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc
ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu
trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc
chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn.

Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp
để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các
cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà
bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để
bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!


4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often) Ghi âm lại những gì
bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng
chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi
trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng
Anh của bạn.

Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể
nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ.
Trình tự thực hành có thể là:- Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm
nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy
tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một
sự thay thế khá tốt.

Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-
2 phút Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật
khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được
bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai,
hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót)
Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của
câu.



5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough) Một trong những yếu tố giao tiếp quan
trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm
người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể
lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?-
Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều
bạn đang trình bày Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp
lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.


Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm
lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban
đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng
không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có
một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý
trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực
hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh
được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau.

×