Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đền hóa Dạ Trạch - Chử Đồng Tử - Tiên Dung và chuyện tình sông Hồng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.96 KB, 7 trang )



Đền hóa Dạ Trạch - Chử
Đồng Tử - Tiên Dung và
chuyện tình sông Hồng

Cách Hà Nội chừng 30km, dọc theo bờ đê sông Hồng là địa
phận huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Nơi đây có đền thờ
Đức thánh Chử Đồng Tử và đền hóa Dạ Trạch - nơi Chử
Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa thân về trời. Đây là một
quần thể di tích lịch sử gắn liền với câu chuyện tình cảm
động và lãng mạn giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và
công chúa Tiên Dung tài sắc, con gái yêu của Hùng Vương
thứ 18.

Truyền thuyết kể lại rằng chàng trai nghèo hiếu nghĩa Chử
Đồng Tử đã dành chiếc khố duy nhất mặc vào cho cha trước
khi chôn cất nên anh chỉ còn lại tấm thân như phút lọt lòng
mẹ. Một lần chàng đang kiếm cá ở bãi Tự Nhiên thì thuyền
của công chúa Tiên Dung đi dạo qua, chàng vội náu mình
dưới cát. Thấy cảnh sông nước nên thơ, công chúa dừng
thuyền, sai thị nữ quây màn trên bãi cát để tắm, đúng chỗ
Chử Đồng Tử ẩn mình. Đôi trai gái nên duyên nhưng không
dám về triều thưa với vua cha mà ở lại bãi sông cùng dân
làng trồng dâu, nuôi tằm, đánh cá, giúp dân mở mang chợ
búa, giao thương tạo nên một miền quê phồn thịnh, êm
đềm. Về sau, Chử Đồng Tử còn kết duyên cùng Hồng Vân
tiên nữ Tây Cung và tìm thầy học y thuật chữa bệnh giúp dân
nghèo.

Nhân dân suốt 72 tổng từ Thanh ra Bắc kéo về chật bến sông


xin thuốc chữa bệnh, Chử Đồng Tử cắm cây gậy và cái nón
do Phật Quang ban xuống đất, tức thì mọc lên tòa lâu đài
nguy nga tráng lệ. Tin bay về triều, nghĩ Chử Đồng Tử - Tiên
Dung xây lâu đài chuẩn bị làm phản, Hùng Vương nổi giận
sai quân vây bắt về xử tội. Nhưng chỉ sau một đêm sấm chớp,
giông tố dữ dội, không ai thấy tòa lâu đài đâu nữa, chỉ còn lại
bãi lầy lau sậy um tùm. Nhân dân gọi đó là đầm Nhất Dạ
(đầm một đêm). Mới hay để giữ trọn đạo hiếu, lòng trung,
Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân đã hóa về trời, trở thành
một trong “tứ bất tử” của Việt Nam.Đền thờ Chử Đồng Tử -
Tiên Dung tọa lạc tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện
Khoái Châu nhìn ra bãi Tự Nhiên, ngày đêm tĩnh lặng, uy
nghiêm, soi bóng xuống dòng sông Hồng cuộn đỏ phù sa.

Trải qua năm tháng, lũ lụt, nước ngập làm nền đền hư hỏng
nhiều. Nhân dân trong làng dời ngôi đền vào làng Đa Hòa rồi
cho dựng trấn Giang Lâu theo kiểu chồng diêm tám mái
nhằm ngăn sự xâm thực của dòng sông và trừ ma quỷ. Năm
1894, tiến sĩ Chu Mạnh Trinh cho trùng tu tôn tạo lại ngôi
đền. Qua nhiều lần sửa sang, tu bổ, ngôi đền có được diện
mạo như ngày nay. Đền được dựng theo kiểu “nội công -
ngoại quốc” gồm 18 nóc, tọa lạc trong khuôn viên rộng gần
2ha, ẩn mình trước những tán cây cổ thụ bốn mùa xanh mát.
Mười tám nóc nhà làm ta liên tưởng đến 18 chiếc thuyền
rồng của nàng công chúa Tiên Dung thuở nào. Khi ấy nàng
cũng 18 tuổi, là con gái Hùng Vương thứ 18 Bước qua ngọ
môn, hai bên là gác chuông và gác khánh, tiếp đến là thảo
bạt, nơi nghỉ khi đánh cờ người Phía trong, nhà thiêu
hương nối đại tế với ba tòa thượng điện, hai bên là nhà thảo
xá nơi khách thập phương về làm lễ. Các tòa nội các, đệ nhất,

đệ nhị là nơi thờ Thánh phụ, Thánh mẫu (cha mẹ Chử Đồng
Tử) và long ngai, mũ niệm cùng các pho tượng của Chử
Đồng Tử, Tiên Dung công chúa và Tây Xa công chúa.

Hiện đền vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý như ba pho
tượng gỗ, ba pho tượng đồng, một chiếc lọ bách thọ đời
Đường, một đôi lục bình Long Am (rồng vờn mây), long
ngai, bài vị, thần phả, sắc phong của nhiều thời đại Năm
1962, đền Đa Hòa đã được Bộ Văn hóa -Thông tin công nhận
là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.Đền hóa Dạ Trạch (có
từ thời vua Hùng) nay thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ
Trạch, Khoái Châu, là nơi Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu
nhân hóa về trời. Đền hóa Dạ Trạch nằm trong không gian
thoáng đãng, cạnh đầm Dạ Trạch là dấu tích còn lại khi ba vị
thăng thiên. Từ ngoài vào, du khách sẽ lần lượt qua Chung
Lầu (lầu chuông) bên trong có treo quả chuông nặng 625,5kg
được đúc năm 1890. Qua hồ Bán Nguyệt là đến điện thờ gồm
ba tòa nhà, trong đó thờ tượng, bài vị Chử Đồng Tử, nhị vị
phu nhân và Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục - người đã
có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương bằng lối đánh
du kích: dùng thuyền nhỏ len vào bãi lau sậy của đầm Dạ
Trạch (thế kỷ VI). Đền Dạ Trạch được Nhà nước xếp hạng di
tích lịch sử năm 1989.Truyền thuyết về Chử Đồng Tử và nhị
vị phu nhân là khát vọng của con người luôn muốn vươn tới
chân - thiện - mỹ, mong một cuộc sống bình yên, hạnh
phúc Chử Đồng Tử đã bước ra từ chính cuộc sống của
người lao động nghèo và trở thành bất tử trong tâm thức
người Việt cùng câu chuyện tình bên sông Hồng độc nhất vô
nhị trong lịch sử với nàng Tiên Dung tài sắc, hiếu nghĩa.


Trước đền hóa Dạ Trạch còn ghi lại hai câu đối như ghi nhớ
công ơn của họ: “Đằng vân thoát tục hiếu trung toàn. Cứu
bệnh canh sinh nhân nghĩa bá” (tạm dịch là: Cưỡi mây rời
nơi trần tục giữ trọn hai chữ hiếu trung. Chữa bệnh cứu người
làm việc nghĩa). Hàng năm, lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra
trong ba ngày, từ 10 đến 12 tháng Hai âm lịch. Sông Hồng
thức giấc sớm cùng tiếng trống chiêng giục giã, kiệu rước
Thành hoàng cùng dòng người náo nức từ các ngả đổ dồn về
đền dự lễ lấy nước thánh, rước cá chép và diễn tích cá chép
vượt vũ môn hóa rồng - một nghi lễ mang đậm bản sắc của
cư dân nền nông nghiệp lúa nước cầu mưa thuận gió hòa, vụ
mùa bội thu và tham gia nhiều trò chơi dân gian như đánh
cờ người, chọi gà, bơi thuyền, múa rồng Nét đẹp trong lễ
hội Chử Đồng Tử được lưu truyền từ ngàn xưa đến ngày hôm
nay và nó sẽ bất tử như chính chàng trai họ Chử vậy.

×