Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phong thủy hành lang dẫn khí ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.49 KB, 8 trang )



Phong thủy hành lang
dẫn khí

Ngoài chức năng dịch chuyển giữa các không gian trong
nhà, hành lang còn đóng vai trò là đường giao thông của
thực khí đi từ cửa chính tới các phòng khác. Vì vậy theo
phong thủy, hành lang cũng có một ý nghĩa quan trọng
trong bố trí thiết kế mặt bằng kiến trúc của ngôi nhà.

Những kiêng kỵ và bố trí cầu thang cũng được tuân theo
những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo luồng khí trong
nhà lưu thông theo hướng có lợi cho gia chủ, cho cuộc sống
gia đình, đưa cát khí phân bổ đều khắp cho ngôi nhà.


Theo khoa học phong thủy thì hành lang dẫn khí không được
bố trí nằm chính giữa tạo thành một đường cắt ngang hay cắt
dọc ngôi nhà, gọi là “trảm tâm sát” (tức hành lang đó chia
căn nhà ra làm hai khối theo chiều dọc hay chiều ngang) gây
mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng con cái bất hòa, không
lợi cho hôn nhân, chia lìa xa cách. Đối với văn phòng, công
sở thì sẽ khiến nội bộ mâu thuẫn, mất đoàn kết, không ổn
định nhân sự.

Hành lang dẫn khí cũng không được tạo thành một đường
chữ thập chính giữa khu nhà, sẽ ốm đau bệnh tật, tai nạn bất
ngờ, công việc làm ăn khó khăn, không thuận lợi, do đó nó
phải được bắt đầu tại một cung vị cát khí thích hợp.



Mặt khác hành lang dẫn khí còn có ý nghĩ như một ống hút
gió. Vì thế, một hành lang cũng không nên quá dài hoặc quá
hẹp lại chạy thẳng tắp sẽ biến sinh khí thành sát khí. Hành
lang nên thiết kế thoáng đãng, sáng sủa, khí được lưu thông
và không tù túng. Không được chạy thẳng tới cửa ra vào hay
cửa sổ của một phòng khách. Nếu một hành lang chạy dài và
bị cụt thì phía cuối hành lang cần bố trí một cái gương để
phản chiếu và kích hoạt dòng hãm khí.

Tóm lại, một hành lang hoàn hảo cần đảm bảo một vài yếu tố
sau:

- Bắt đầu từ một cung ra cát khí trong cửu cung khí trường
của ngôi nhà

- Có giá trị lưu thông và dẫn nhập luồng khí phân bổ cho các
khu vực khác nhau của ngôi nhà

- Phải thông thoáng, sáng sủa và hợp lý. Không được quá dài,
quá hẹp, tù túng và ẩm thấp

- Hành lang không được xuyên tâm và chia cắt ngôi nhà

- Không được đâm thẳng vào cửa ra vào hay cửa sổ phòng
khác, không đối diện với cửa phòng wc, cửa phòng tắm.

×