Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đồ Án Kết Cấu Ô Tô.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.73 KB, 17 trang )

Lời Nói Đầu
Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo theo
mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại hóa
nên địi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người. Do đó
song song với sự phát triển của mọi ngành nghề thì cơng nghệ ơ tơ cũng có sự
thay đổi khá lớn. Nhu cầu của con người dần dần được đáp ứng về các mặt tiện
nghi, kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm mơi trường…trong đó vấn đề an tồn được đặt
lên hàng đầu. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật đã đạt được, các nhà sản
xuất bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo hệ thống phanh ABS với những tính năng
ưu việt: chống bó cứng bánh xe khi phanh, ổn định hướng…nhằm hạn chế
những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của giáo
viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài: “Khai thác kỹ thuật hệ thống
phanh trên xe Toyota Vios 2018”
Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian có hạn và kiến thức cịn hạn chế
nên trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy:
TS............................................... cùng các thầy cô giáo trong bộ môn cùng các
bạn đã giúp em hoàn thành đồ án này.
Phú Thọ,ngày.......tháng.....năm 2022
Sinh viên thực hiện
………………


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. Nhiệm vụ:
Hệ thống phanh dùng để:
- Giảm tốc độ của ô tô máy kéo cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần
thiết nào đó.


- Ngồi ra hệ thống phanh cịn có nhiệm vụ giữ cho ô tô máy kéo đứng yên tại
chỗ trên các mặt dốc nghiêng hay trên mặt đường ngang.
Với nhiệm vụ như vậy, hệ thống phanh là một hệ thống đặc biệt quan trọng. Nó
đảm bảo cho ơ tơ máy kéo chuyển động an toàn ở mọi chế độ làm việc. Nhờ thế
ơ tơ máy kéo mới có thể phát huy hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ và
năng suất vận chuyển.
1.2. Yêu cầu:
Hệ thống phanh cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy
hiểm.
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ô tô khi phanh.
Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp phanh không lớn.
- Phanh phải nhạy. Nghĩa là truyền động phanh có độ nhạy cảm lớn.
1.3. Phân loại:
1.3.1. Phân loại theo hệ thống.
- Phanh chính.
- Phanh đỗ.
- Phanh chậm dần.
1.3.2. Phân loại theo kết cấu.
a. Phanh tang trống.
Các bố phanh từ việc được bố trí bên ngồi đã được đặt vào bên trong trống
phanh.
Điều này đã khắc phục được các khuyết điểm cơ cấu phanh thế hệ trước.
- Đảm bảo được cách ly bề mặt ma sát với bụi bẩn, nước.
- Không ảnh hưởng đến khoảng sáng gầm xe.
b. Phanh đĩa.


Trong quá trình phanh, má phanh sẽ ép vào đĩa hay rotor. Áp suất ở má phanh tỷ
lệ thuận với lực đạp phanh.

Các ưu điểm của phanh đĩa so với phanh tang trống:
- Ở phanh đĩa phần lớn bề mặt ma sát đĩa lộ ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với
khơng khí nên được làm mát tốt hơn so với bề mặt ma sát của phanh tang trống.
- Khi đĩa phanh quay, các tạp chất, bụi bẩn được văng ra khỏi đĩa nhờ lực ly
tâm, trong khi ở phanh trống các bụi bẩn này có khuynh hướng bị tích tụ bên
trong tang trống.
- Áp lực phanh lớn, vì diện tích má ma sát nhỏ.
Chiếm một khoảng không gian trong bánh xe, nên khó bố trí tạo ra mơ men
phanh lớn.
- Kích thước của xi lanh bị giới hạn theo hướng kính.
- Chỉ dùng được trong hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
1.3.3. Phân loại theo hệ thống dẫn động phanh.
- Lực tác dụng từ pedal đến cơ cấu phanh qua chất lỏng ở các đường ống.
- Đặc điểm phanh dầu là các bánh xe bị phanh cùng một lúc vì áp suất trong
đường ống chỉ bắt đầu tăng lên khi tất cả các má phanh ép sát vào trống phanh.
- Hiệu suất dẫn động sẽ giảm ở nhiệt độ thấp.
- Các chi tiết trong hệ thống cần độ chính xác cao. Độ chính xác của piston và xi
lanh có thể tới 8 - 15.
- Đối với một hệ thống phanh thủy lực cụ thể chỉ có thể sử dụng một loại dầu
phanh, không sử dụng loại dầu phanh khác, nếu khơng có thể làm hỏng cuppen.
1.4. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Cũng vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về
thiết kế chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Đối với sinh viên ngành cơ khí ơ tơ việc khai thác, khảo sát, thiết kế, nghiên cứu
về hệ thống phanh càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Đó là lý do em chọn đề
tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Toyota Vios 2018”. Để giải
quyết vấn đề này thì trước hết ta cần phải hiểu rõ về kết cấu, nguyên lý hoạt
động các chi tiết, bộ phận trong hệ thống phanh. Từ đó, tạo tiền đề cho việc thiết
kế, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa cải tiến hệ thống phanh nhằm tăng hiệu
quả phanh, tăng tính ổn định hướng và tính dẫn hướng khi phanh, tăng độ tin

cậy làm việc với mục đích đảm bảo an tồn chuyển động và tăng hiệu quả
chuyển động của ô tô.


CHƯƠNG 2 :
KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS 2018
2.1. Thơng số kỹ thuật xe TOYOTA VIOS 2018.
Kích thước:
Dài - Rộng - Cao mm

4410 x 1700 x 1475

Chiều dài cơ sở

2550

mm

Chiều rộng cơ sở (Trước/ sau) mm
Khoảng sáng gầm xe

mm

1475/1460

133

Bán kính vịng quay tối thiểu

m


Trọng lượng khơng tải

kg

1068

Trọng lượng toàn tải

kg

1500

5,1

Động cơ:
Loại động cơ

4 xy lanh thẳng hàng,16 van DOHC, Dual VVT - i

Dung tích

1496

cc

Cơng suất tối đa

Mã lực - vịng/phút


Mơ men xoắn tối đa

Nm - Vịng/phút

Dung tích bình nhiên liệuLít

42L

Tiêu chuẩn khí thải:
Euro 4
Hệ thống truyền động:
FWD
Hộp số:
Hộp số tự động vô cấp/CVT
Hệ thống treo:
Trước

Độc lập McPherson

Sau

Dầm xoắn

Vành & Lốp xe:
Loại Vành
Kích thước lốp
Phanh:

Mâm đúc
185/60R15


107 - 6000
140 - 4200


Trước

Đĩa thơng gió 15 inch

Sau

Đĩa đặc 14 inch

Mức tiêu thụ nhiên liệu:
Trong đơ thị

7,78

Ngồi đơ thị

4,84

Kết hợp

5.9

Khoang hành lý:
m3

0.506


2.2. Kết cấu hệ thống phanh xe TOYOTA VIOS 2018.

- Hệ thống phanh trước (phanh đĩa).
- Hệ thống phanh sau (phanh tang trống).
- Dẫn động phanh.
+ Thủy lực có bầu trợ lực chân khơng.
+ Bàn đạp phanh.
+ Xy lanh phanh chính.
- Hệ thống phanh có ABS.
+ Cảm biến tốc độ bánh xe.
+ Khối điều khiển điện tử.
+ Khối thủy lực điện tử.
2.2.1. Kết cấu phanh trước.


Đặc điểm kết cấu các chi tiết và bộ phận chính.
Cơ cấu phanh trước sử dụng phanh đĩa có xẻ rãnh thơng gió.
* Cấu tạo:
Đĩa phanh (roto): Đĩa phanh được gắn trực tiếp lên cụm may ơ bánh xe. Đĩa
phanh được đục lỗ hoặc xẻ rãnh để gia tăng khả năng tản nhiệt (giúp làm giảm
thiểu tối đa khả năng mài mòn của đĩa phanh). Đĩa phanh thường được làm bằng
vật liệu chịu lực rất tốt, có độ bền cao, thường ít bị hư hỏng. Đĩa phanh sẽ bị cào
xước trong trường hợp má phanh đã quá mòn hoặc má phanh khơng đạt tiêu
chuẩn. Đĩa phanh cũng có thể bị cong, vênh, nứt vỡ nếu chịu tác động của một
lực lớn như tai nạn xe cộ...
Má phanh: Hệ thống má phanh là một khối thống nhất, gồm hai má phanh kẹp
hai mặt bên của đĩa phanh và kẹp chặt lấy đĩa phanh khi sử dụng. Trên má
phanh được xẻ rãnh nhằm thốt nhiệt, thốt bụi trong q trình làm việc. Má
phanh có thể chế tạo từ gốm, hợp kim, kevlar...

* Ưu nhược điểm:
Qua phân tích nguyên lý làm việc và đặc điểm kết cấu, ta thấy phanh đĩa có một
loạt các ưu điểm so với cơ cấu phanh trống - guốc như sau:
- Có khả năng làm việc với khe hở nhỏ 0,05 ¸ 0,15 mm nên rất nhạy, giảm được
thời gian chậm tác dụng và cho phép tăng tỷ số truyền dẫn động.
- Áp suất phân bố đều trên bề mặt má phanh, do đó má phanh mịn đều.
- Bảo dưỡng đơn giản do không phải điều chỉnh khe hở.
Tuy vậy, phanh đĩa còn một số nhược điểm hạn chế sự sử dụng của nó là:
- Nhạy cảm với bụi bẩn và khó làm kín.
- Các đĩa phanh loại hở dễ bị oxy hóa, bị bẩn làm các má phanh mòn nhanh.
- Áp suất làm việc cao nên các má phanh dễ bị nứt, xước.
2.2.2. Kết cấu phanh sau.
Phanh sau là phanh tang trống có sử dụng hệ thống phanh đỗ.
* Cấu tạo:
+ Xi lanh bánh xe hay còn gọi là xi lanh phụ: là buồng chứa piston, dầu, cuppen.
+ Piston: được nối với guốc phanh, khi có áp suất dầu sẽ đẩy ra làm cho má
phanh ép vào tang trống phanh giúp giảm tốc độ xe hoặc dừng xe.


+ Cuppen: làm kín xi lanh khơng có khí lọt vào cũng như rị rỉ dầu. Ngồi ra nó
cịn có tác dụng hồi vị piston.
2.2.3. Dẫn động phanh.
2.2.3.1. Bàn đạp phanh.
Gồm: Giá đỡ cụm bàn đạp phanh; công tắc phanh; lò xo hồi vị; chốt ngang; bàn
đạp phanh.
Bàn đạp phanh nằm ở phía bên trái của bàn đạp ga. Đặt chân vào bàn đạp này
bắt đầu quá trình làm xe chạy chậm lại hoặc dừng xe. Các bàn đạp được gắn
chặt vào thành khoang động cơ và làm việc như một tay đòn bẩy. Nếu mất trợ
lực bàn đạp phanh được thiết kế để vẫn cho phép lái xe có thể tạo ra áp lực.
2.2.3.2. Bầu trợ lực chân không.

Trợ lực phanh được dùng là loại trợ lực chân không. Nó là bộ phận rất quan
trọng, giúp người lái giảm lực đạp lên bàn đạp mà hiệu quả phanh vẫn cao.
Trong bầu trợ lực có các piston và van dùng để điều khiển sự làm việc của hệ
thống trợ lực và đảm bảo sự tỉ lệ giữa lực đạp và lực phanh.
2.2.3.3. Xi lanh phanh chính.
Là loại xi lanh kép được thiết kế sao cho nếu một mạch dầu bị hỏng thì mạch
dầu khác vẫn tiếp tục làm việc nhằm cung cấp một lượng dầu tối thiểu cho
phanh xe. Đây là một trong những thiết bị an toàn nhất của xe.
Ở vị trí chưa làm việc, các piston (3) bị đẩy về vị trí ban đầu bởi các lị xo hồi vị,
các khoang phía trước piston được nối thơng với bình chứa qua lỗ cung cấp dầu.
Khi phanh, piston (3) bị đẩy sang trái ép dầu phía trước piston (6) đi đến xi lanh
bánh xe.
Khi nhả phanh đột ngột dầu phía sau piston chui qua lỗ bù (2), bù vào khoảng
khơng gian phía trước của đầu piston.
2.2.4. Hệ thống phanh có ABS.
Hệ thống phanh ABS là hệ thống phanh chống bó cứng: Cảm biến tốc độ bánh
xe, khối điều khiển điện tử ECU, khối thủy lực - điện tử, phân phối lực phanh
điện tử, hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp.
Như vậy, định nghĩa hệ thống chống bó cứng phanh là cơ cấu phanh điều khiển
điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng bánh xe ô tô Toyota Vios trong
tình huống cần giảm tốc khẩn cấp, tránh hiện tượng văng trượt và duy trì khả
năng kiểm sốt hướng lái. Khi được kích hoạt bằng cách đạp phanh dứt


khốt, hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ tự động nhấp nhả phanh liên
tục, giúp các bánh xe không bị bó cứng, cho phép người lái duy trì khả năng
điều khiển xe tránh chướng ngại vật và đảm bảo ổn định thân xe. Nếu khơng
có hệ thống ABS, trong trường hợp người lái nhấn chân phanh đột ngột, bánh
dẫn hướng sẽ bị cứng nên không thể điều khiển được, dẫn đến mất lái và có thể
gây tai nạn đáng tiếc.

2.2.4.1. Cảm biến tốc độ bánh xe.
Là 4 cảm biến riêng biệt cho từng bánh xe, nhận và truyền tín hiệu tốc độ của
bánh xe về cho khối điều khiển điện tử ECU.
Cảm biến tốc độ bánh xe thực chất là một máy phát điện cỡ nhỏ. Cấu tạo của nó
gồm:
- Roto: Có dạng vịng răng, được dẫn động quay từ trục bánh xe hay trục truyền
lực nào đó.
- Stato: Là một cuộn dây quấn trên thanh nam châm vĩnh cửu.
2.2.4.2. Khối điều khiển điện tử ECU.
ECU là não bộ, trung tâm điều khiển của hệ thống, gồm hai bộ vi xử lý và các
mạch khác cần thiết cho hoạt động của nó.
ECU nhận biết được tốc độ quay của bánh xe, cũng như tốc độ chuyển động tịnh
tiến của xe nhờ tín hiệu truyền về từ các cảm biến tốc độ bánh xe. Trong khi
phanh sự giảm tốc độ xe tùy theo lực đạp phanh, tốc độ xe lúc phanh, và điều
kiện mặt đường. ECU giám sát điều kiện trượt giữa bánh xe và mặt đường nhờ
bộ kiểm tra sự thay đổi tốc độ bánh xe trong khi phanh. Nó xử lý và phát tín
hiệu điều khiển cho khối thuỷ lực cung cấp những giá trị áp suất tốt nhất trong xi
lanh bánh xe để điều chỉnh tốc độ bánh xe, duy trì lực phanh lớn nhất từ 10 30%
tỷ lệ trượt.
Các tín hiệu truyền về từ các cảm biến tốc độ đến ECU được chuyển đổi thành
tín hiệu sóng vng bằng bộ khuyếch đại trên đường vào.
Tần số của các tín hiệu này cung cấp phù hợp với giá trị tốc độ, sự gia tốc hoặc
sự giảm tốc của mỗi bánh xe đến ECU. Khi người lái xe tác dụng lên bàn đạp
phanh, các bánh xe có thể giảm tốc đến giá trị khác nhau: Bằng việc so sánh tốc
độ mỗi bánh xe với tốc độ tham khảo (reference speed) hệ thống có thể ln
ln kiểm tra độ trượt của mỗi bánh xe.
2.2.4.3. Khối thuỷ lực - điện tử.


Gồm có 2 hai phần gắn liền nhau: Khối điện tử và khối thủy lực - điện tử.

ECU điều khiển khối thủy lực - điện tử theo các tín hiệu truyền về từ các cảm
biến và được so với các bản đồ mà chương trình đã được nạp sẵn trong bộ nhớ
của nó. Khối thủy lực được nối đến xi lanh chính và các chi tiết hệ thống phanh
ABS bằng các ống dẫn chính của hệ thống phanh. Như vậy, khối thủy lực điện
tử có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất bên trong dẫn dộng phanh theo tín hiệu điều
khiển ECU, tránh cho các bánh xe khỏi bị hãm cứng khi phanh.
2.2.4.5. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA.
Cấu tạo của hệ thống phanh BA bao gồm: cảm biến kiểm soát trạng thái bàn
đạp phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được
điều khiển bởi ECU trung tâm.


CHƯƠNG 3:
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS 2018
3.1. Khái quát khai thác kỹ thuật.
Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và
đảm bảo độ tin cậy của chúng trong q trình vận hành chính là việc tiến hành
kịp thời và có chất lượng cơng tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa
định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống này được tập hợp các biện pháp về tổ chức và
kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật sửa chữa.
3.2. Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh xe Toyota Vios 2018.
Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra hành trình bàn đạp phanh, có thể tiến hành đồng
thời với việc chạy thử xe. Mục đích là thử xe bàn đạp phanh và cơ cấu dẫn động
có hoạt động bình thường hay khơng. Nếu có các dấu hiệu bất thường như bàn
đạp bị hẫng hay bàn đạn cứng thì phải xử lý ngay.
Bước 2: Kiểm tra dầu phanh và đường dẫn dầu( nếu à hệ thống phanh khí nén
thì cần kiểm tra máy nén khí, bình khí nén và các đường ống dãn khí nén) để
đảm bảo chúng khơng bị rị rỉ và thiếu hụt dầu phanh, dầu phanh phải đảm bảo
chất lượng và khơng có cạn bẩn , nếu có sự có thì cần xử lý và bổ sung dầu

phanh ngay lập tức.
Bước 3: Tiến hành tháo lốp và vệ sinh cụm phanh. Cần kiểm tra độ dày và chất
lượng bề mặt má phanh cũng như đĩa phanh. Nếu vẫn có thể dùng được thì tiến
hành đánh bề mặt má phanh bằng giấy giáp để đánh bay lớp bề mặt đã bị biến
tính, khơng cịn khả năng làm việc. Lưu ý khi đánh bề mặt phải đảm bảo độ
phẳng của bề mặt sau khi đánh để đảm bảo chất lượng phanh. Sau khi đánh má
phanh và đĩa phanh, ta cần vệ sinh các chốt phanh, bổ sung mỡ bơi trơn đẩ tránh
mài mịn. Khi lắp vào cần chú ý các đầu che bị làm bằng cao su, nếu khơng kín
sẽ dễ gây ra han gỉ gây mất hiệu quả phanh, thậm chí hỏng cả cụm phanh. Tiếp
theo, chúng ta cần đẩm bảo xy-lanh phanh vẫn làm việc hiệu quả, khơng có dấu
hiệu bị bó cứng. Với phanh tang trống cần kiểm tra piston phanh để đảm bảo nó
hoạt động bình thường khơng cảy dầu và điều chỉnh he hở giữa má phanh với
tang trống. Nếu khe hở q lớn thì phanh sẽ khơng ăn, cịn nếu kẽ hở ấy quá nhỏ
thì sẽ gây ra hiệ tượng bó phanh.


Bước 4: Sau khi tiến hành bảo dưỡng cụm phanh, ta tiến hành kiểm tra các đèn
cảnh báo phanh trên tap-lơ. Nếu đèn phanh sáng ln tục thì chứng tỏ có vấn đề
và lúc đó ta cần kiểm tra lại hệ thống phanh. Nếu bình thường thì sau khi hạ
phanh tay và chạy thì đèn báo hiệu phanh trên tap-lơ sẽ tự động tắt.
Bước 5: Tiến hành chạy thử và đánh giá. Chiếc xe Toyota Vios đã khơng cịn
kêu mỗi khi đạp phanh đồng thời khi kéo phanh tay, xe có thể dừng lại ở giữa
dốc mà khơng bị trơi. Sau khi hồn thành đánh giá thì tiến hành bàn giao xe cho
khách hàng.


3.3. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục hệ thống phanh xe
TOYOTA VIOS 2018.
Những Hư Hỏng Thường Gặp Của Hệ Thống Phanh Ơ Tơ
1. Mức dầu phanh thấp


Giữ cho mức dầu phanh luôn đảm bảo
Trường hợp khi xảy ra hiện tượng mức dầu phanh ô tô thấp có thể là do có rị rỉ
phần bên trong của hệ thống hoặc do bị mòn má phanh. Nếu do rị rỉ thì đèn báo
phanh trên taplo lúc này sẽ bật sáng. Trong hệ thống phanh khi xảy ra sự rị rỉ sẽ
rất nguy hiểm vì trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi xe đang di chuyển là
phanh không ăn.
Những chi tiết cần phải kiểm tra lúc này chính là xilanh, đường ống dầu phanh,
xilanh phanh ở các bánh xe và cùm phanh. Chi tiết hư hỏng cần được thay thế
nếu như có phát hiện rị rỉ. Trước khi các vấn đề được khắc phục và sửa chữa
bạn tuyệt đối không nên sử dụng xe.
2. Bàn đạp phanh thấp


Bàn đạp phanh quá thấp phanh sẽ không ăn
Khi bị kẹt thanh điều chỉnh guốc phanh ở các bánh sau hoặc guốc phanh điều
chỉnh sai thì có thể sẽ xảy ra hiện tượng bàn đạp phanh thấp. Lúc này để khôi
phục lại được độ cao của bàn đạp phanh bạn chỉ cần cài đặt lại thanh điều chỉnh
guốc phanh.
3. Bàn đạp phanh nhẹ


Bàn đạp phanh quá nhẹ có nhiều nguyên nhân
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng bàn đạp phanh nhẹ như:


Quy trình xả gió trong hệ thống phanh khơng được chính xác




Dầu phanh ở mức thấp



Trong hệ thống phanh có chứa khơng khí

Để có thể sửa chữa được lỗi bàn đạp nhanh nhẹ rất đơn giản, bạn chỉ cần châm
thêm một ít dầu phanh vào hệ thống hoặc cần tiến hành các bước xả gió lại.
4. Hành trình Pedal phanh lớn
Một số nguyên nhân có thể làm cho hành trình Pedal phanh lớn bao gồm:


Cài đặt sai độ cao guốc phanh ở các bánh xe sau



Trong hệ thống phanh có chứa khơng khí



Má phanh sau và má phanh trước bị mịn

Nếu trường hợp này xảy ra bạn có thể nhận biết rất đơn giản vì lúc này phanh xe
của bạn sẽ khơng ăn, hoặc nếu phanh có ăn thì bạn cần đạp Pedal phanh đi nhiều
hơn.
5. Rung bàn đạp phanh
Nếu trong khi đang lái xe chân bạn cảm nhận được bàn đạp phanh bị rung thì có
thể do một số lý do các má phanh và đĩa phanh bị mịn khơng đều. Lúc này bạn
chỉ cần rà lại các đĩa phanh hoặc lập tức thay thế các má phanh nhằm để chúng
ăn khớp được với nhau.



6. Khi phanh có tiếng ồn phát ra

Phanh phát ra tiếng ồn do bố phanh mòn
Một khi lớp bố phanh bị mòn hết và má phanh chỉ còn lại lớp vật liệu cứng bên
trong thì chứng tỏ má phanh đã q mịn. Lúc này bạn đạp phanh thì đĩa phanh
và má phanh sẽ cọ xát vào nhau và phát ra tiếng rít vơ cùng khó nghe. Để đĩa
phanh khơng bị mịn nhanh và khơng xuất hiện những vết xước thì bạn nên lập
tức phải thay ngay má phanh.
7. Khi phanh xe bị lao sang một bên


Phanh xe bị lao sang 1 bên do 2 bên mịn khơng đều nhau
Khi độ ăn của 2 bánh trước khơng đều nhau thì hiện tượng khiến xe bị lao sang
một bên khi phanh sẽ xảy ra. Điều này có thể là do phanh của bánh bên phải ăn
hơn bánh bên trái và ngược lại. Độ cao guốc phanh của 2 bánh trước bạn đều
chỉnh không đều nhau hoặc khi phanh một bánh bị bó kẹt cũng sẽ khiến xe bị
lao sang một bên.
Để có thể khắc phục và sửa chữa vấn đề này cũng khơng q khó, bạn chỉ cần
kiểm tra xem xilanh bánh xe có bị kẹt hay không hoặc điều chỉnh lại độ cao
guốc phanh của 2 bánh xe phía trước.
8. Bàn đạp phanh bị cứng


Để có thể giúp hỗ trợ lực phanh thì thơng thường sẽ có bầu trợ lực phanh, do đó
bạn khơng cần phải tác động quá nhiều lực lên pedal phanh mà lúc này phanh nó
vẫn ăn và hoạt động bình thường.
Khi pedal có hiện tượng cứng hơn chứng tỏ bộ phận bầu lực phanh đang bị
hỏng. Khi xe có hiện tượng này xảy ra bạn có thể cần lập tức phải thay ngay bầu

lực phanh mới hoặc nên kiểm tra đường ống chân khơng của bầu lực phanh có
tốt hay không.
Việc bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa phanh ô tô kịp thời là điều rất quan trọng
đảm bảo hành trình của bạn ln được an tồn.
9. Bó Phanh
Bó phanh xảy ra do sự cố trong thao tác phanh như: điều chỉnh sai phanh tay,
phanh chân khơng đúng, lị xo trong má phanh bị hư, kẹt xilanh, hỏng xilanh
tổng, khô dầu ắc quy,… Mặc dù tài xế đã thôi tác động lực lên bàn đạp phanh
nhưng phanh vẫn không chịu nhả.
Tình trạng bó phanh diễn ra khá phổ biến, do đó các tài xế xe oto cần cần nắm
bắt dấu hiệu để có hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả.



×