Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tập nhóm tố tụng dân sự hãy sưu tầm hoặc xây dựng một vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục tái thẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.95 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TẮT......................................................................5
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................6

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................6
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................6
1. Giải thích từ ngữ.......................................................................................6
1.1

Vụ án dân sự..........................................................................................6

1.2

Tái thẩm.................................................................................................6

2. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm..................................................7
3. Thơng báo phát hiện tình tiết mới để xem xét, quyết định việc kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm................................................................................8
4. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm...............................................9
5. Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.........................................9
6. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm..........................................................10
II. THỰC TIỄN VỤ ÁN.................................................................................11
1. Nội dung vụ án........................................................................................11
2. Giải quyết yêu cầu..................................................................................13
2.1


Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong vụ án trên...................13

2.2

Phân biệt tái thẩm với giám đốc thẩm.................................................15

2.3

Bình luận, đưa ra hướng giải quyết.....................................................18

C. KẾT LUẬN.....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................23

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

TAND

Tòa án nhân dân

HĐXX

Hội đồng xét xử

UBND


Ủy ban nhân dân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
BLTTHS luôn không ngừng được nghiên cứu hồn thiện để mang đến cách
thức giải quyết cơng bằng, khách quan nhất. Trong việc xét xử đối với các vụ án
dân sự ở Việt Nam hiện nay, Tòa án nhân dân đang nắm vai trị vơ cùng quan
trọng. Mặc dù vậy, trong q trình xét xử của Tịa án đối với các vụ việc dân sự
diễn ra trên thực tế thường khơng thể tránh khỏi những thiếu sót cũng như sai
lầm nhất định. Chính vì thế, thực hiện tinh thần cải cách tư pháp cũng như đảm
bảo việc thực thi pháp luật luôn đúng đắn, sự thật khách quan được tôn trọng,
thủ tục tái thẩm được ra đời để bảo đảm cho sự thật khách quan mặc dù được
phát hiện sau khi có bản án có hiệu lực vẫn luôn được tôn trọng để đi đến chứng
minh sự thật vụ án. Để làm rõ vấn đề nói trên, chúng em xin chọn đề tài:"Hãy
sưu tầm hoặc xây dựng một vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục tái thẩm "
Để tiến hành nghiên cứu, phân tích, sưu tầm và giải quyết các yêu cầu đặt ra đối
với bài tập nhóm mơn Luật Tố tụng dân sự này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Giải thích từ ngữ
I.1

Vụ án dân sự


Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định
thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp
khởi kiện vụ án tại tịa án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.
I.2 Tái thẩm
Căn cứ theo Điều 351 BLTTDS 2015 về tính chất của tái thẩm: “Tái thẩm
là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có
tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án,

3


quyết định mà Tồ án, các đương sự khơng biết được khi Tồ án ra bản án,
quyết định đó.”
Qua tính chất của tái thẩm được nêu ở trên có thể rút ra định nghĩa tái
thẩm trong vụ án dân sự là một thủ tục tố tụng dân sự, trong đó tồ án có thẩm
quyền xét lại những bản án hoặc quyết định của tịa án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án và các đương sự
không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
2. Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Căn cứ Điều 352 BLTTDS 2015, bản án, quyết định của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật bị kháng nghị tái thẩm khi có một trong những căn cứ kháng
nghị sau đây:
Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không
thể biết được trong q trình giải quyết vụ án;
Ví dụ: khi chia tài sản sau ly hơn, tịa án và các đương sự khơng biết được
việc tài sản đó khơng còn tồn tại trên thực tế. Mãi về sau khi bản án đã có hiệu
lực pháp luật mới biết được và được người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm

bản án đó.
Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người
phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
Ví dụ: có chứng cho thấy có việc giả mạo kết luận giám định hay người
giám định, phiên dịch cố ý làm sai sự thật dẫn đến việc kết án không đúng với
sự thật khách quan mà sau khi bản án đó đã có hiệu lực mới được phát hiện và
được cơ quan có thẩm quyền kiến nghị.
Thẩm phán, Hội thẩm Nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ
án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
Ví dụ: Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói trên thiếu sự cơng tâm,
khách hay có sự tác động bên ngồi nào đó mà cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án,
dẫn đến việc bản án được tuyên sai sự thật hay cố ý kết luận trái pháp luật mà
4


sau khi bản án đã được tuyên và có hiệu lực pháp luật mới bị phát hiện và bị
kiến nghị theo thủ tục tái thẩm.
Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hơn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Khi bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật có một trong
các căn cứ quy định nêu trên và có đơn đề nghị kháng nghị xem xét bản án,
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm hoặc thông
báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm,  trường hợp xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì khơng cần phải có
đơn đề nghị.
3. Thơng báo phát hiện tình tiết mới để xem xét, quyết định việc kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm
Tình tiết mới trong thủ tục tái thẩm là những tình tiết mà tồ án khơng

biết được khi ra bản án hoặc quyết định và những tình tiết đó có thể làm thay đổi
cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đó.
Những trường hợp khơng được coi là tình tiết mới để áp dụng thủ tục tái
thẩm:
- Trường hợp mặc dù phát hiện có tình tiết có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung của bản án hoặc quyết định, nhưng tình tiết đó đã được phát hiện trước khi
Tồ án ra bản án, quyết định mà Tồ án khơng áp dụng tình tiết đó khi ra bản án,
quyết định;
- Tình tiết tuy được phát hiện sau khi Toà án ra bản án, quyết định, nhưng
bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật, mà Tồ án đã khơng áp dụng
tình tiết đó khi ra bản án, quyết định hoặc khơng được Tồ án khắc phục trước
khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật;
- Sau khi bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật mới phát hiện tình
tiết mới, nhưng tình tiết mới này không làm thay đổi cơ bản nội dung của bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tồ án.
5


Việc thực hiện thơng báo phát hiện tình tiết mới để xem xét, quyết định
việc kháng nghị theo thủ tục Tái thẩm được thực hiện như sau:
Theo quy định đại Điều 353 BLTTDS 2015, đương sự hoặc cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thơng báo bằng văn
bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 354 BLTTDS 2015.
Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tồ án phải thơng
báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 354
BLTTDS 2015. Việc thơng báo phát hiện tình tiết mới và thủ tục xem xét, quyết
định việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được tiến hành bằng văn bản cho
người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét quyết định việc kháng nghị.
4. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Để sớm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bảo đảm cho

bản án, quyết định của toà án phù hợp với thực tế khách quan thì phải sớm
kháng nghị khi đã phát hiện được căn cứ để kháng nghị. Từ đó, Điều 355
BLTTDS năm 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01
năm kể từ ngày phát hiện được tình tiết là căn cứ kháng nghị. Người đã kháng
nghị tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết
thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 355 BLTTDS năm 2015. Người đã kháng
nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở
phiên toà hoặc tại phiên toà tái thẩm ( Điều 335 , Điều 357 BLTTDS năm 2015 )
.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự được quy định
tại Điều 355 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người
có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này.
5. Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người có thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm:
6


- Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tịa
án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm
phán TAND Tối cao.
- Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo
lãnh thổ.
Vì đối tượng kháng nghị ở đây là bản án đã có hiệu lực pháp luật và đã tiến

hành thi hành án, vậy nên người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó
cho đến khi có quyết định tái thẩm.
6. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
Căn cứ vào mục đích, tính chất của tái thẩm dân sự, Điều 356 BLTTDS
năm 2015 quy định, khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo
thủ tục tái thẩm, hội đồng xét xử tái thẩm có các quyền hạn sau:
Một là không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật. Nếu việc kháng nghị khơng có căn cứ, bản án, quyết định
bị kháng nghị giải quyết đúng pháp luật thì hội đồng xét xử tái thẩm không chấp
nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
toà án bị kháng nghị. Trong trường hợp này bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của tồ án bị kháng nghị có hiệu lực thi hành.
Hai là huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại
theo thủ tục chung. Khi kháng nghị có căn cứ, nghĩa là quyết định của toà án
trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án không phù hợp với
thực tế khách quan của nó, khơng đúng pháp luật thì hội đồng xét xử tái thẩm
huỷ bản án, quyết định để xét xử lại vụ án. Toà án xử lại vụ án phải tiến hành
giải quyết vụ án như đối với vụ án mới. Trong quá trình giải quyết lại vụ án, toà
án phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
7


Khi huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét
xử lại vụ án dân sự, hội đồng xét xử tái thẩm có thể hướng dẫn toà án cấp dưới
xử lại vụ án về những vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ án, tồ
án cấp dưới vẫn có phải căn cứ vào pháp luật và thực tế khách quan của vụ án
mà quyết định. Bản án, quyết định của toà án xét xử lại vụ án cũng có thể bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Ba là huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải

quyết vụ án. Khi có các căn cứ quy định tại Điều 217 BLTTDS năm 2015 thì hội
đồng xét xử tái thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định bị kháng nghị và đình chỉ
việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn, trong trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là
cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ
chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà khơng có cá nhân, cơ quan, tổ
chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; người khởi
kiện rút đơn khởi kiện và được tồ án chấp nhận hoặc người khởi kiện khơng có
quyền khởi kiện; cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp khơng
có ngun đơn hoặc ngun đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; các
đương sự đã tự thoả thuận và khơng u cầu tồ án tiếp tục giải quyết vụ án;
nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; thời hiệu
khởi kiện đã hết v.v. thì khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
theo thủ tục tái thẩm, hội đồng xét xử tái thẩm có quyền huỷ bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự.
II.

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN
1. Nội dung vụ án

Bản án 04/2020/HNGĐ-ST ngày 27/05/2020 về chia tài sản chung vợ
chồng khi ly hôn
Nguyên đơn: Ông Hoàng Văn N, sinh năm 1966 (tức Hoàng Duy N hoặc
Hồng Hữu N)
Trú tại: Thơn 4, xã Cẩm Q, huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh
Bị đơn: Bà Hoàng Thị S, sinh năm 1969 (Có mặt).
Trú tại: Thơn 4, xã Cẩm Q, huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh.
8


Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- UBND huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Đăng N - Chủ tịch UBND huyện
Người đại diện theo ủy quyền:
+ Ơng Trần Hữu D - Phó chủ tịch UBND huyện
+ Ông Đặng Hữu N - Chánh thanh tra huyện
+ Ơng Trần Viết C - Trưởng phịng tài nguyên và môi trường
- UBND xã Cẩm Q, huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Văn T - Chủ tịch UBND xã
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Phạm Văn T - Cán bộ lâm nghiệp
- Hạt kiểm lâm huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn M - Hạt trưởng
Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Tiến D - Phó hạt trưởng
- Bà Hồng Thị N; trú tại: Thôn 4, xã Cẩm Q, huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh 
- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà T; địa chỉ: Số 188 Nguyễn Huy T, thành phố
Hà T, tỉnh Hà Tĩnh
4. Người làm chứng:
- Bà Nguyễn Thị Q, bà Nguyễn Thị S, ông Phạm Hồng C; Đều trú tại:
Thôn 4, xã Cẩm Q, huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh
- Anh Nguyễn Văn T; Trú tại: Thôn 3, xã Cẩm Q, huyện Cẩm X, tỉnh Hà
Tĩnh
- Ông Nguyễn Hữu H; Trú tại: Xã Cẩm N, huyện Cẩm X, tỉnh Hà Tĩnh
Theo Quyết định tái thẩm số 12/2019/HNGĐ-TT ngày 28/02/2019 của Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, cùng các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án, vụ
án có nội dung:
Năm 2007, vợ chồng bà Hồng Thị S và ơng Hồng Văn N ly hơn. Tại Bản án
hơn nhân gia đình sơ thẩm số 01/2007/HNGĐ - ST ngày 23/5/2007 của Tòa án

9



nhân dân huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định về tình cảm , con cái và
tài sản chung.
Khơng đồng ý với quyết định về việc phân chia tài sản, bà Hồng Thị S và ơng
Hồng Văn N đã kháng cáo bản án. Bản án Hơn nhân gia đình phúc thẩm số
10/2007/LHPT của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh quyết định về tài sản là quyền
sử dụng đất như sau:
- Giao bà Hoàng Thị S được quyền sử dụng 175m2 đất ở theo quyết định
số 02/QĐUB ngày 02/6/1994 của UBND huyện cẩm Xuyên, tạm giao bảo quản
93m2 đất nằm ngoài quyết định. Phần đất rừng 6.221,5m2 khơng kháng cáo,
kháng nghị đã có hiệu lực.
- Chấp nhận sự thỏa thuận của các đương sự, giao bà Hoàng Thị S sử dụng 5,3ha
đất sản xuất lâm nghiệp đã được cấp sổ lâm bạ ngày 27/01/1994 mang
tên Hoàng Duy N.
Ngày 29/6/2017 và ngày 05/10/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có Cơng
văn số 15/BCTT-TA và Cơng văn số 133/BCTT-TA về việc báo cáo, đề nghị
xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án Hôn nhân và gia đình
phúc thẩm số 10/2007/LHPT của Tịa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung Quyết định tái thẩm số 12/2019/HNGĐ-TT ngày 28/02/209 của Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thể hiện: Diện tích đất lâm nghiệp 5,3 ha được
cấp sổ lâm bạ cho anh Hoàng Duy N vào năm 1994 đã bị thu hồi để cấp lại
GCNQSD đất cho những cá nhân, tổ chức khác nhưng Tòa án và đương sự
khơng biết trong q trình giải quyết vụ án. Đây là tình tiết mới có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung của Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm số
10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của Tịa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nên cần
kháng nghị tái thẩm để làm rõ diện tích đất lâm nghiệp 5,3ha mà Tòa án cấp
phúc thẩm tuyên giao cho chị S có cịn là tài sản chung của vợ chồng tại thời
điểm xét xử hay khơng từ đó mới có cơ sở để giải quyết triệt để vụ án.
10



2. Giải quyết yêu cầu
2.1 Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong vụ án trên
Căn cứ: khoản 1 Điều 352 BLTTDS 2015
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã
không thể biết được trong q trình giải quyết vụ án;...”
Về diện tích đất lâm nghiệp 5,3 ha theo sổ lâm bạ cấp ngày
27/01/1994 mang tên Hoàng Duy N. Từ năm 1992 đến 1994, thực hiện dự án
trồng rừng PAM 4304 trên địa bàn xã Cẩm Q, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh,
ban dự án đã lập các bản đồ thiết kế trồng rừng làm cơ sở cấp Lâm bạ cho các
hộ dân để trồng, chăm sóc, bảo vệ theo dự án. Giá trị pháp lý tại thời điểm được
cấp: Ơng Hồng Duy N thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất, giao rừng;
có đơn xin nhận đất, nhận rừng được UBND xã Cẩm Q xác nhận đảm bảo các
điều kiện; Sổ lâm bạ với diện tích 5,3ha, thời hạn ít nhất 50 năm, được người có
thẩm quyền ký, đóng dấu. Qúa trình giải quyết vụ án, nguyên đơn, bị đơn và
những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều thừa nhận việc cấp sổ lâm bạ
này là đúng thực tế. Vì vậy, có căn cứ xác định, sổ lâm bạ này được cấp đúng
đối tượng, đúng thực tế.. Tuy nhiên, khi thực hiện Nghị định 02/NĐ-CP ngày
15/01/1994 của Chính phủ và Thông tư 06-LN/KL ngày 18/6/1994 của Bộ lâm
nghiệp, khu đất này đã được đo vẽ, xác định lại theo hiện trạng trồng rừng thực
tế của các hộ dân và lập bản đồ đất lâm nghiệp xã Cẩm Q được sở địa chính phê
duyệt.  Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ và kết quả xem xét thẩm định tại chổ
thì diện tích đất lâm nghiệp 5,3ha theo sổ lâm bạ cấp ngày 27/01/1994 mang tên
Hoàng Duy N sau khi thực hiện Nghị định 02/NĐ-CP và Thơng tư 06/LN-KL
khơng cịn được xác lập trên thực tế, khơng cịn được thể hiện trên hồ sơ quản lý
đất đai, diện tích này đã được cấp cho một số cá nhân, tổ chức (trong đó có ơng
Hồng Duy N vì diện tích đất 12.443m2 được cấp giấy CNQSDĐ cấp dựa trên
11



sự chồng đè lên 5,3ha đất này). Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng tại thời điểm
giải quyết vụ án khơng cịn tồn tại diện tích đất 5,3ha nên khơng có căn cứ để
phân chia theo quy định của pháp luật.Trên cơ sở đó, ngày 28/12/1995 UBND
huyện đã cấp giấy CNQSDĐ cho ơng Hồng Duy N với diện tích 12.443m2;.
Diện tích đất 12.443m2 mang tên ơng Hồng Duy N được thể hiện trên Bản đồ
lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP năm 1995; sổ mục kê và bản đồ lâm nghiệp
2004. Cịn diện tích 5,3ha theo sổ lâm bạ sau khi thực hiện thực hiện Nghị định
02/NĐ-CP và Thông tư 06-LN/KL khơng cịn được thể hiện trên bất cứ hồ sơ,
tài liệu nào về quản lý đất đai, sổ lâm bạ khơng cịn hiệu lực.
Do diện tích đất lâm nghiệp 5,3 ha được cấp sổ lâm bạ cho anh
Hoàng Duy N vào năm 1994 đã bị thu hồi để cấp lại GCNQSD đất cho những cá
nhân, tổ chức khác nhưng Tịa án và đương sự khơng biết trong q trình giải
quyết vụ án. Đây là tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Bản án
hôn nhân và gia đình phúc thẩm số 10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nên cần kháng nghị tái thẩm để làm rõ diện tích đất lâm
nghiệp 5,3ha mà Tòa án cấp phúc thẩm tuyên giao cho chị S có cịn là tài sản
chung của vợ chồng tại thời điểm xét xử hay khơng từ đó mới có cơ sở để giải
quyết triệt để vụ án.
Vì vậy, ngày 29/6/2017 và ngày 05/10/2018, Tòa án nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh có Cơng văn số 15/BCTT-TA và Cơng văn số 133/BCTT-TA về việc
báo cáo, đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án Hôn
nhân và gia đình phúc thẩm số 10/2007/LHPT của Tịa án nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh.
2.2 Phân biệt tái thẩm với giám đốc thẩm
Tiêu chí
Tính chất

Giám đốc thẩm


Tái thẩm

Là xét lại bản án, quyết định của Toà Là xét lại bản án, quyết định đã
án đã có hiệu lục pháp luật nhưng bị có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn kháng nghị vì có tình tiết mới
12


được phát hiện làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án, quyết
cứ tại Điều 326 của bộ luật này định mà Tòa án, cacs đương sự
( Điều 325 BLTTDS 2015) 

khơng biết được khi Tịa án ra
bản án, quyết định đó. ( Điều
351 BLTTDS 2015) 
Căn cứ Điều 352 BLTTDS

Căn cứ Điều 326 BLTTDS gồm 2015 gồm những căn cứ sau:
những căn cứ sau:

- Mới phát hiện tình tiết quan

- Kết luận trong bản án, quyết định trọng của vụ án mà đương sự đã
khơng phù hợp với những tình tiết không thể biết được trong quá
khách quan của vụ án gây thiệt hại trình giải quyết vụ án
đến quyền, lợi ích hợp pháp của - Có cơ sở chứng minh kết luận
đương sự.

của người giám định, lời dịch


- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục của người phiên dịch không
tố tụng làm cho đương sự không đúng sự thật hoặc có giả mạo
Căn cứ
kháng nghị

thược hiện được quyền, nghĩa vụ tố chứng từ
tung của mình, dẫn đến quyền lợi - Thảm phán, Hội đồng nhân
hợp pháp của họ không được bảo vệ dân, Kiểm sát Viên cố ý làm sai
theo đúng quy định của pháp luật

lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết

- Sai lầm trong việc áp dụng pháp luận sai trái pháp luật.
luật dẫn đến việc ra bản án, quyết - Bản án, quyết định hình sự,
định khơng đúng, gây thiệt hại đến hành chính, dân sự, hơn nhân
quyền, lợi ích hợp pháp của đương và gia đình, kinh doanh, thương
sự, xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, mại, lao động của Tịa án hoặc
lợi íc của Nhà nước, quyền và lợi ích quyết định của cơ quan nhà
hợp pháp của người thứ ba

nước mà Tòa án căn cứ vào đó
để giải quyết vụ án đã bị hủy
bỏ.
13


Thời hạn

Căn cứ Điều 334 BLTTDS 2015 về


kháng nghị thời hạn kháng nghị

Căn cứ Điều 355 BLTTDS
2015

- Có quyền kháng nghị trong thời Thời hạn kháng nghị rheo thủ
hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết tục tái thẩm là 01 năm, kể từ
định của Tịa án có hiệu lực pháp ngày người có thẩm quyền
luật, trừ trường hợp quy định tại kháng nghị biết được căn cứ để
khoản 2 Điều này.

kháng nghị

- Trường hợp đã hết thời hạn kháng
nghị theo quy định tại khoản 1 Điều
này nhưng có các điều kiện sau đây
thì thời hạn kháng nghị được kéo dài
thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn
kháng nghị:
+ Đương sự đã có đơn đề nghị
theo quy định tại khoản 1 Điều 328
của Bộ luật này và sau khi hết thời
hạn kháng nghị quy định tại khoản 1
Điều này đương sự vẫn tiếp tục có
đơn đề nghị;
+ Bản án, quyết định của Tịa án
đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm
pháp luật theo quy định tại khoản 1
Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm

nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, của người thứ ba,
xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi
ích của Nhà nước và phải kháng nghị
để khắc phục sai lầm trong bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật
14


đó

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có
thẩm quyền sau đây:
- Không chấp nhận kháng nghị và
giữ nguyên bản án, quyết định của
Tịa án đã có hiệu lực pháp luật;

Hội đồng xét xử tái thẩm có

- Hủy bản án, quyết định của Tịa án thẩm quyền sau đây:
đã có hiệu lực pháp luật và giữ
- Không chấp nhận kháng nghị
nguyên bản án, quyết định đúng pháp
và giữ nguyên bản án, quyết
luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy
định đã có hiệu lực pháp luật;
hoặc bị sửa;
Thẩm
- Hủy bản án, quyết định đã có
- Hủy một phần hoặc tồn bộ bản án,

quyền của
hiệu lực pháp luật để xét xử sơ
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
HĐXX
thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật
pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ
này quy định;
thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục
- Hủy bản án, quyết định đã có
phúc thẩm;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật và đình chỉ giải quyết

hiệu lực pháp luật và đình chỉ
giải quyết vụ án.
( Điều 356 BLTTDS 2015)

vụ án;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án,
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật.
( Điều 343 BLTTDS 2015)
2.3 Bình luận, đưa ra hướng giải quyết
Căn cứ để tiến hành thủ tục tái thẩm:
15


Căn cứ: khoản 1 Điều 352 BLTTDS 2015
“Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã
khơng thể biết được trong q trình giải quyết vụ án;...”
Theo vụ án dân sự nói trên, dựa trên tình hình thực tế, căn cứ vào câu 1 đã trình
bày ở trên:
Tình tiết: Diện tích đất lâm nghiệp 5,3 ha được cấp sổ lâm bạ cho anh
Hoàng Duy N vào năm 1994 đã bị thu hồi để cấp lại GCNQSD đất cho những cá
nhân, tổ chức khác nhưng Tòa án và đương sự khơng biết trong q trình giải
quyết vụ án phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bởi đây là tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của Bản án hơn
nhân và gia đình phúc thẩm số 10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của Tòa án nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh.
Thời hạn kháng nghị tái thẩm
Căn cứ theo quy định tại Điều 355 BLTTDS 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được
căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Theo đó, căn cứ vào nội dung vụ án, ta thấy ngày 05/10/2018, Tòa án nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh có Cơng văn số 15/BCTT-TA và Công văn số 133/BCTT-TA về
việc báo cáo, đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án
Hơn nhân và gia đình phúc thẩm số 10/2007/LHPT của Tịa án nhân dân tỉnh Hà
Tĩnh. Theo đó, việc thực hiện tái thẩm theo Quyết định tái thẩm số
12/2019/HNGĐ-TT ngày 28/02/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Vậy ta có thể suy luận rằng từ thời điểm đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ
tục tái thẩm đối với bản án Hơn nhân và gia đình phúc thẩm số 10/2007/LHPT
của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đến thời điểm ngày 28/02/2019 Tòa án nhân
16


dân cấp cao tại Hà Nội ra quyết định tái thẩm (chưa đến 1 năm). Vậy thời hạn
kháng nghị tái thẩm là đúng theo quy định pháp luật tại Điều 355 BLTTDS
2015.

Thẩm quyền kháng nghị tái thẩm
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 354 BLTTDS 2015, những người sau đây có thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong vụ án trên:
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện
trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Vậy chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp
cao Hà Nội có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm trong vụ án trên.
Về thẩm quyền tái thẩm:
Căn cứ Điều 357 BLTTDS 2015, Việc tái thẩm đối với vụ án trên được Tòa án
nhân dân cấp cao Hà Nội thực hiện theo thủ tục tái thẩm dựa trên Công văn số
15/BCTT-TA và Công văn số 133/BCTT-TA về việc báo cáo, đề nghị xem xét
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án Hôn nhân và gia đình phúc thẩm
số 10/2007/LHPT của Tịa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Nghĩa là, TAND cấp cao
tại Hà Nội là tịa có thẩm quyền tái thẩm dựa trên đặc điểm về lãnh thổ đối với
vụ việc nói trên của TAND tỉnh Hà Tĩnh, cho nên việc thực hiện thủ tục tái thẩm
nói trên của TAND cấp cao tại Hà Nội là đúng với quy định của BLTTDS. Căn
cứ khoản 1 Điều 337 Thẩm quyền tái thẩm: “Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân
dân cấp cao tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án
nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo
lãnh thổ bị kháng nghị” theo đó, HĐXX vụ án này sẽ gồm: “Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân cấp cao xét xử tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm
17


phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tịa án nhân dân
cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;”
Thẩm quyền của HĐXX
Căn cứ theo quy định tại Điều 356 BLTTDS 2015, hội đồng xét xử tái

thẩm có thẩm quyền sau đây:
1. Khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo
thủ tục do Bộ luật này quy định.
Dựa theo vụ án nói trên, sau khi chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân cấp cao tại Hà Nội, đã hủy một phần bản án hơn nhân và gia đình phúc
thẩm số 10/2007/LHPT ngày 17/8/2007 của TAND tỉnh Hà Tĩnh và hủy một
phần Bản án Hơn nhân và gia đình sơ thẩm số 01/2007/HNGĐ-ST ngày
23/5/2007 của TAND huyện Cẩm Xuyên về phần tài sản liên quan đến diện tích
đất lâm nghiệp trong vụ án Hơn nhân và gia đình giữa nguyên đơn là anh Hoàng
Văn N với bị đơn là chị Hồng Thị S và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan khác. Sau đó thực hiện giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Cẩm Xuyên,
tỉnh Hà Tĩnh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Việc giải quyết nếu trên của HĐXX của TAND cấp cao tại Hà Nội là đúng với
thẩm quyền theo quy định của pháp luật ̣( Quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 356
BLTTDS 2015).
Về việc giải quyết vụ án
Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, xác minh chứng cứ như lời khai của những
người có quyền và lợi ích liên quan, kết quả định giá, thẩm định tại chỗ, ta thấy
đối với diện tích đất lâm nghiệp 5,3ha theo sổ lâm bạ cấp ngày 27/01/1994 mang
tên Hoàng Duy N: Sổ lâm bạ khơng cịn hiệu lực, diện tích đất theo sổ lâm bạ
này khơng cịn được xác lập trên thực tế. Vì vậy, đây khơng cịn là tài sản chung
của vợ chồng giữa ơng Hồng Duy N và bà Hoàng Thị S để phân chia theo quy
định của pháp luật.
18


- Đối với diện tích đất lâm nghiệp 12.443m2 theo giấy CNQSDĐ 28/12/1995
mang tên Hoàng Duy N: Quyết định tái thẩm đã hủy phần đất lâm nghiệp này;

quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan đều thừa nhận diện tích đất lâm nghiệp này được xác lập trên thực địa, giấy
CNQSDĐ được cấp theo quy định, có hiệu lực pháp lý, là tài sản chung của vợ
chồng ơng Hồng Duy N và bà Hoàng Thị S. Nguyên đơn, bị đơn đề nghị phân
chia lại theo hiện trạng thực tế. Mà diện tích hiện trạng thửa đất tại thời điểm đo
đạc là 11.875,5m2. Như vậy, tổng diện tích thửa đất (gồm cả diện tích đất đã thu
hồi của ơng N, bà S khi Nhà nước thu hồi một phần ngày 04/4/2011, bà S đã
nhận tiền đền bù với diện tích 1600,75m2; ơng N nhận tiền đền bù với diện tích
1280,6m2).) là 14.756,85m2. Tuy nhiên, các đương sự đã sử dụng ổn định,
không có tranh chấp, q trình xem xét thẩm định tại chổ các hộ liền kề và chính
quyền địa phương đều tham gia và xác nhận nên cần công nhận diện tích này để
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự..Vì vậy, cần phân chia
diện tích đất này theo hiện trạng sử dụng đất, cụ thể như sau:
+ Bà Hoàng Thị S được hưởng kỷ phần ½ thửa đất, tương đương với diện tích
7.378,425m2, bà đã nhận tiền đền bù khi thu hồi 1600,75m2 nên diện tích đất
cịn lại được hưởng là 5.777,7m2, tương đương với số tiền 42.177.000đồng.
+ Ơng Hồng Duy N được hưởng kỷ phần ½ thửa đất, tương đương với diện tích
7.378,425m2, ơng đã nhận tiền đến bù khi thu hồi 1280,6m2 nên diện tích đất
cịn lại được hưởng là 6.097,8m2, tương đương với số tiền 44.514.000đồng.
Việc giải quyết vụ án như trên là hợp lý và thuyết phục, phù hợp quy định
Bộ luật Dân sự và Tố tụng Dân sự.
C. KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đang dần hoàn thiện hệ thống những văn bản pháp luật
của mình với mục đích cập nhật nhanh nhất, sát nhất với tình hình đang diễn ra
trên thực tế. Chính vì vậy, thủ tục tái thẩm đang ngày càng thể hiện được tầm
quan trọng của mình trong việc đảm bảo sự thật khách quan luôn được tôn trọng
cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của những người thực thi quyền lực
Nhà nước. Với sự tìm hiểu vụ án dân sự thông qua vụ án dân sự nói trên, chúng
19



em đã có quan điểm, nhận định riêng cũng như bình luận về việc giải quyết vụ
án dân sự theo thủ tục tái thẩm đối với vụ án sưu tầm. Mặc dù vậy, qua q trình
làm bài, chúng em khơng thể tránh được những thiếu sót, mong thầy cơ có thể
bổ sung cũng như đưa ra những lời nhận xét để kết quả làm việc nhóm của
chúng em được chính xác và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

20



×