Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu việt nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 210 trang )

i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG....................................................................................10
1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu..............10
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................10
1.1.2. Khái niệm về cơ cấu xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu..................13
1.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu...................15
1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững....................................................26
1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững...................................................................26
1.2.2. Cấu trúc của phát triển bền vững....................................................................29
1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và phát triển bền vững. 30
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và phát triển bền vững...........................30
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng phát
triển bền vững...........................................................................................................32
1.4. Ý nghĩa của việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện mục tiêu phát
triển bền vững...........................................................................................................35
1.4.1 Phát huy thế mạnh quốc gia, từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thế giới...35
1.4.2 Tăng cường hiệu quả xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. 36
1.4.3 Phát triển sản xuất, đẩy mạnh chun mơn hóa, thúc đẩy q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.............................................................................37
1.4.4. Tạo áp lực buộc các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế.........................................38
1.4.5. Nâng cao chất lượng lao động của quốc gia, góp phần vào q trình phân
cơng lao động quốc tế...............................................................................................39



ii
1.5. Kinh nghiệm một số nước trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững.............................................................................39
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc.........................................................................39
1.5.2. Kinh nghiệm của Thái Lan..............................................................................50
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................60
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG.............................................................................................................62
2.1. Khái quát về cơ cấu hàng xuất khẩu và quá trình phát triển bền vững của Việt
Nam...........................................................................................................................62
2.1.1. Khái quát về cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam...............................................62
2.1.2. Phát triển bền vững của Việt Nam..................................................................63
2.2. Phân tích q trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo từng nhóm hàng
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam..............................................65
2.2.1. Đối với nhóm hàng khống sản và nhiên liệu.................................................66
2.2.2. Đối với nhóm hàng nơng lâm thủy sản...........................................................70
2.2.3. Đối với nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp..............................80
2.2.4. Các mặt hàng xuất khẩu mới...........................................................................95
2.3. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững của Việt Nam...................................................................103
2.3.1. Những kết quả đạt được................................................................................103
2.3.2.Một số tồn tại.................................................................................................108
2.3.3. Nguyên nhân.................................................................................................111
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030.................................113
3.1. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.................................................113
3.1.1. Mục tiêu........................................................................................................113

3.1.2. Nguyên tắc chính..........................................................................................115


iii
3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.....................................117
3.2.1. Quan điểm chỉ đạo hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững..................................................................................................117
3.2.2. Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
theo hướng phát triển bền vững..............................................................................120
3.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam theo hướng phát
triển bền vững.........................................................................................................124
3.3.1. Giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế bền vững..........................................................................................124
3.3.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện mục tiêu công bằng
xã hội.......................................................................................................................143
3.3.3. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường......................................................................................................................151
KẾT LUẬN............................................................................................................158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................160
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Anh

GDP

WTO
FDI
NICs
ASEAN

Gross Domestic Product
World Trade Organization
Foreign Direct Investment
Newly Industrialized Country
The Association of Southeast
Asia Nations
European Union
The United States dollar
The Renminbi
Standard International Trade
Classification
United Nation
United Nations Conference on
Environment and Development
Hazard Analysis and Critical
Control Points
International Organization for
Standardization 14000
Research and Development
The United Arab Emirates

EU
USD
RMB
SITC

UN
UNCED
HACCP
ISO
R&D
UAE
OECD
VAT
OEM
ODM
OPEC

Tên đầy đủ tiếng Việt

Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức thương mại thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Nước cơng nghiệp mới
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Liên minh Châu Âu
Đô la Mỹ
Nhân dân tệ
Danh mục tiêu chuẩn ngoại
thương
Liên Hợp Quốc
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
Môi trường và Phát triển
Phân tích mơi nguy và điểm
kiểm sốt tới hạn

Bộ tiêu chuẩn quốc tế về
Quản lý môi trường
Nghiên cứu và phát triển
Các tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất
Organization for Economic CoTổ chức Hợp tác và Phát
operation and Development
triển Kinh tế
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất thiết bị gốc
Original Brand Manufacturer
Nhà sản xuất thiết kế gốc


v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Mười đối tác thương mại chính của Trung Quốc năm 2009....................40
Bảng 1.2:Vai trò của đặc khu kinh tế với ngoại thương Trung Quốc, 2009.............46
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu Thái Lan trong giai đoạn 1990-2010.....................50
Bảng 1.4: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Thái Lan......................................................51
Bảng 2.1: Tỷ trọng đóng góp của các mặt hàng xuất khẩu chính trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam.................................................................................65
Bảng 2.2: Thu nhập trung bình theo tháng của người lao động trong ngành nông sản
xuất khẩu...................................................................................................................77
Bảng 2.3: Mức đầu tư cho môi trường của các doanh nghiệp ngành nông sản........78
Bảng 2.4 Tổ chức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép....94
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử 2001- 2010..................................97

Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu kinh tế đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng điện – điện tử
của Việt Nam............................................................................................................99
Bảng 2.7 Các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp...............................................99
Bảng 2.8 Cơ cấu lao động ngành hàng điện – điện tử............................................100
Bảng 2.9 Thu nhập trung bình theo tháng của người lao động trong ngành điện –
điện tử xuất khẩu.....................................................................................................101
Bảng 2.10 Hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp ngành điện – điện tử 102
Bảng 2.11 Hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng dưới các góc độ của phát triển bền
vững........................................................................................................................107


vi

Danh mục hình, biểu đồ
Hình 1.1: Sơ đồ xuất khẩu bền vững........................................................................34
Hình 1.2: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc (1985-2009)..............................42
Hình 2.1: Chuyển dịch cơ cấu giữa các nhóm hàng xuất khẩu.................................62
Hình 2.2: Cơ cấu hàng nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản......................66
Hình 2.3: Cơ cấu nhóm hàng nơng lâm thủy sản......................................................70
Hình 2.4: Cơ cấu nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp..................80
Hình 2.5: Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may (2005-2008)..........82
Hình 2.6: Lao động trong các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may (2005-2008).........83
Hình 2.7: Tỉ lệ lao động trong các DN xuất khẩu dệt may (2005-2008)..................83
Hình 2.8: Thu nhập trung bình của người lao động trong các..................................84
Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam (2005-2008)........................................84
Hình 2.9 Mức độ đầu tư cho bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường tại các
doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam (2005-2008).........................................85
Hình 2.10: Tỉ lệ doanh nghiệp có/khơng áp dụng ISO 14001 tại các doanh nghiệp
xuất khẩu dệt may được điều tra (2007-2008)..........................................................87
Hình 2.11: Tỉ lệ doanh nghiệp có/khơng có quy trình sản xuất sạch tại các doanh

nghiệp xuất khẩu dệt may được điều tra (2007-2008)..............................................88
Hình 2.12: Tỉ lệ doanh nghiệp có/khơng có hệ thống quản lý mơi trường tại các
doanh nghiệp xuất khẩu dệt may được điều tra (2007-2008)...................................89
Hình 2.13: Tỉ lệ doanh nghiệp có/khơng có giấy chứng nhận bảo vệ môi trường tại
các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may được điều tra (2007-2008).............................90


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001- 2010, Đại hội đại
biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 9 đã nhấn mạnh “Nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế,
tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm; nâng
dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ; hàm lượng cơng nghệ cao”. Chúng
ta có thể dễ dàng thấy, đó chính là những định hướng nhằm chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thật vậy, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, hướng
tới một cơ cấu tối ưu, đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới và phát huy được
thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và sâu sắc.
Thực tế nhằm thực hiện chủ trương trên, những năm qua cơ cấu xuất khẩu
của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, nhiều mặt hàng có hàm lượng chế
biến cao đã tham gia vào hoạt động xuất khẩu như: linh kiện phụ tùng, hàng điện tử,
phần mềm máy tính, may mặc, giày dép và các sản phẩm nơng sản chế biến... Đây
chính là nhân tố quan trọng đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 5,4 tỷ
USD năm 1995 lên 32 tỷ USD năm 2005 và 73,5 tỷ USD năm 2010. Khoảng cách
giữa các năm giảm đi một nửa mà tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gần tăng
gấp đôi. Mặc dù vậy, nếu so với các nước trong khu vực cũng như so với tiềm năng
của Việt Nam thì cơ cấu hàng xuất khẩu chưa có những chuyển biến mang tính đột
phá. Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thơ vẫn còn cao, hàng chế biến vẫn cơ bản chỉ

là sơ chế hoặc gia công lắp ráp lại của các nước khác. Các sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu có hàm lượng đất đai, tài nguyên và lao động cao như nơng lâm sản, thủ cơng
mỹ nghệ, và một số khống sản truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, nếu
không thực hiện cải biến cơ cấu sẽ dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất cân
bằng sinh thái, hiệu quả kinh tế kém…
Ngoài ra, xu hướng thị trường thế giới cũng đang có những chuyển biến sâu
sắc. Người tiêu dùng ngày càng có địi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, các tiêu
chuẩn về kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và tinh vi hơn. Điều này càng đòi hỏi


chúng ta phải xác định được một cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý, không chỉ phù hợp
với điều kiện sản xuất trong nước mà còn phải phù hợp với nhu cầu của thị trường
thế giới.
Trong thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, Chính phủ Việt Nam cũng quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững. Quan
điểm phát triển bền vững cũng đã được khẳng định trong các văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ mơi
trường”. Như vậy chúng ta có thể thấy, phát triển kinh tế xã hội phải gắn liền với
mục tiêu phát triển bền vững. Trong những năm qua, phát triển kinh tế xã hội ở
nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao
động cịn thấp; cơng nghệ sản xuất, mơ hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng
lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn
cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội
chưa được ngăn chặn triệt để... đang là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài
nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Mơi
trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thối đến
mức báo động. Hệ thống chính sách và cơng cụ pháp luật chưa đồng bộ để có thể
kết hợp một cách có hiệu quả giữa 3 mặt của sự phát triển: kinh tế, xã hội và bảo vệ

môi trường.
Như vậy, chúng ta có thể thấy có sự đan xen giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu và phát triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu như thế
nào để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững? Đây là vấn đề sẽ góp phần quan
trọng trong việc thực hiện tốt Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Vì
vậy, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng về việc chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu thực hiện mục tiêu phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa vô
cùng quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở trong nước đã có một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác
động của nó đến cơ cấu hàng xuất khẩu cũng như những nghiên cứu về Phát triển
bền vững-tăng trưởng kinh tế. Trong đó có thể kể đến:


 Luận Án tiến sỹ của Hồ Trung Thanh 2009, Xuất khẩu bền vững ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Khoa kinh tế chính trị - Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
 Đề tài NCKH của Bộ Thương mại “Đánh giá thực trạng và định hướng
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005-2015” do PGS. TS
Nguyễn Hữu Khải làm chủ nhiệm (mã số 2005-78-012).
 Đề tài NCKH của Bô Thương mại “Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nhằm phát triển xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với xu hướng biến đổi của
thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới” do PGS.TS Nguyễn Văn Nam làm chủ
nhiệm (mã số 2002-78-019),
 Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước “Chính sách và giải pháp phát triển
thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn tới năm
2020”
 Đề tài NCKH của Bộ Thương mại “Một số vấn đề về cơ sở khoa học của
việc xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam” do TS.
Nguyễn Văn Hồng làm chủ nhiệm…

 Đề tài NCKH của Bộ Thương mại, 2004, Một số giải pháp phát triển xuất
khẩu mặt hàng mới của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mã số
2003 – 078 – 012.
 Nguyễn Thị Bích Hường, 2005, Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
 Nguyễn Hữu Khải, 2005, Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa, NXB Lý luận chính trị.
 Dự án VIE 98/021 “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu”
(do Chính phủ Thụy Sĩ và UNDP tài trợ, VIETRADE và ITC thực hiện).
 Ngoài ra, tập thể tác giả Viện kinh tế thế giới cũng đã xuất bản cuốn sách
“Lựa chọn sản phẩm và thị trường trong ngoại thương thời kỳ cơng nghiệp hóa của
các nền kinh tế Đông Á” do TS. Nguyễn Trần Quế chủ biên (NXB Chính trị quốc
gia, 2000), Tuy nghiên cứu này cũng đã đề cập đến một số vấn đề về lựa chọn sản
phẩm - thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhưng đối tượng nghiên cứu của đề tài
này là cặp sản phẩm - thị trường ở các nước khác và rút ra kinh nghiệm cho Việt


Nam chứ cũng chưa coi cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam là đối tượng nghiên cứu
chính.
Trên thế giới, cũng đã có một số nghiên cứu về cơ cấu hàng xuất khẩu, chẳng
hạn như:
 “Tồn cầu hóa và xuất khẩu bền vững đối với sản phẩm y tế xuất khẩu
của Ấn Độ” của Soumitra Kumar Bera và Rohit Bhattacharya,
Trên cơ sở đưa ra những tiêu chí cần thiết để
thực hiện hoạt động xuất khẩu bền vững sản phẩm y tế của Ấn Độ, hai tác giả đã
đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm này của Ấn Độ theo những tiêu chí đó. Nếu
hoạt động xuất khẩu sản phẩm y tế của Ấn Độ thỏa mãn các tiêu chí đề ra thì coi
như hoạt động xuất khẩu ấy được coi là bền vững. Hai tác giả cũng nhấn mạnh, khi
hoạt động xuất khẩu được coi là xuất khẩu bền vững thì lúc đó nó như một biện
pháp phịng vệ, bảo vệ cần thiết cho mặt hàng xuất khẩu ấy khi xuất khẩu ra nước

ngoài, tránh được những rào cản thương mại của đối tác về kỹ thuật, về kiểm dịch
động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm hay các quy định liên quan đến môi
trường…
 “Một vài cách tiếp cận cho cấu trúc phát triển bền vững, hệ thống chỉ
tiêu cho Phillipin” của Erniel Barrios và Kazuaki Komoto (Tạp chí quốc tế về phát
triển bền vững và hệ sinh thái trái đất, 8/2006). Dựa trên hệ thống chỉ tiêu về phát
triển bền vững nói chung, các tác giả đưa ra hệ thống chỉ tiêu mới phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của Phillippin. Về cơ bản, đây cũng được xem như một kênh
tham khảo quan trọng của Việt Nam. Do Phillippin và Việt Nam cùng trong một
khu vực và có khá nhiều điểm tương đồng với nhau.
 “Cơ cấu xuất khẩu của các nước Nam Á theo quan điểm so sánh” của
Jorg Mayer và Adrian Wood (Tạp chí Oxford Development Studies, Vol 29, No1,
2001). Dựa trên lý thuyết H-O, các tác giả đã đánh giá điều kiện các nguồn lực sản
xuất của các nước Nam Á và cho thấy, so với các nước Đông Á, các nước Nam Á
có diện tích bình qn đầu người và trình độ giáo dục thấp. Điều này phù hợp với
cơ cấu xuất khẩu của các nước này chủ yếu là các sản phẩm sử dụng nhiều lao động
giản đơn. Do đó, để có thể chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hướng đến các sản phẩm
có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, các tác giả khuyến nghị các nước Nam Á cần có


chính sách giáo dục để nâng cao trình độ giáo dục cao hơn tốc độ trung bình của thế
giới.
 “Các yếu tố quyết định đến cơ cấu xuất khẩu của các nước Trung và
Đông Âu” của Bernard Hoekman và Simeon Djankov, tạp chí World Bank
Economic Review, Vol 11, No 3, 1997. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã
phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI, giao gia công xuất khẩu
(Outward Processing) và nhập khẩu đầu vào đến xuất khẩu của các nước Trung và
Đông Âu sang thị trường EU (thể hiện qua chỉ số RCA). Qua phân tích, kết quả của
nghiên cứu cho thấy nhập khẩu nguyên liệu là yếu tố có tác động mạnh nhất đến cơ
cấu xuất khẩu.

Ngoài ra, nhiều tổ chức quốc tế như IMF, WB... cũng thường xuyên có
những đánh giá, dự báo về kinh tế Việt Nam nói chung và xuất khẩu của nước ta nói
riêng. Tuy nhiên, các đánh giá này thường là ngắn hạn, thường thay đổi và cũng chỉ
mang giá trị tham khảo.
 Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ 1 về Phát triển bền vững- Dự án
VIE/01/021, “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 quốc gia của
Việt Nam”, Việt Nam, tháng 12/2004
 “Không chỉ là tăng trưởng kinh tế”, Ngân hàng thế giới (World Bank),
2000
 “Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu, chỉ số, giá trị và thực tiễn”, Robert
W. Kates, Thomas M. Parris và Anthony A. Leiserowitz, 2005
 “Mơi trường và phát triển bền vững”, Nguyễn Bình Hòe, Nhà xuất bản
giáo dục, tháng 01/2007
 “Phát triển bền vững”, Vũ Quốc Tuấn, Báo Phát triển Kinh tế, tháng
01/2007
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới dừng ở mức đơn lẻ, chưa có sự kết hợp giữa
vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Hoặc là nghiên cứu các vấn đề về phát triển bền vững, cấu trúc cũng như xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện phát triển bền vững của Việt Nam cũng như
của các nước khác trên thế giới hoặc là đánh giá, tìm hiểu về quá trình chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho


Việt Nam. Hoặc có gần đây nhất, chúng ta có nghe nói đến hoạt động xuất khẩu bền
vững. Gần như là chưa có một nghiên cứu đầy đủ về mối liên hệ giữa chuyển dịch
cơ cấu hàng xuất khẩu của một nước và mục tiêu phát triển bền vững mà nước đó
đặt ra. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh mạnh dạn lựa chọn đề tài “Chuyển dịch cơ
cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững”. Đây là
một vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng. Luận
án nghiên cứu một vấn đề mới, không bị trùng lặp.

Phát triển bền vững được coi là mục tiêu hay đích hướng tới của bất kỳ nền
kinh tế nào. Nếu hoạt động xuất khẩu của một nước mà thực hiện được mục tiêu đó
thì đúng như một bài nghiên cứu đã viết nó sẽ giống như một biện pháp bảo vệ hàng
hóa, sản phẩm của mình trước các rào cản thương mại, kỹ thuật trên thế giới. Đây
cũng có thể coi như một giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường nước ngồi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục tiêu của Luận án là đánh giá thực trạng và xây dựng được định hướng
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu Phát triển
bền vững. Để hồn thành mục tiêu chính này, các mục tiêu cụ thể cần được thực
hiện gồm:
 Phân tích được thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam giai đoạn 1995-2010 cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
theo hướng phát triển bền vững của Việt Nam như thế nào.
 Trong các nhóm hàng xuất khẩu, luận án cũng sẽ tập trung phân tích hoạt
động xuất khẩu của một số mặt hàng chính trong các nhóm (nơng sản, dệt may, giày
dép, thủ cơng mỹ nghệ và điện tử) theo các tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường.
 Đưa ra được hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu, cũng như
quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam theo hướng phát triển bền
vững: nhóm tiêu chí kinh tế, nhóm tiêu chí xã hội và nhóm tiêu chí môi trường.
 Đưa ra các dự báo về cơ cấu hàng xuất khẩu tối ưu trong tương lai, mà cơ
cấu hàng xuất khẩu này phải theo hướng phát triển bền vững (thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững).




Đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam giai

đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030 nhưng với mục tiêu thực hiện Chiến lược Phát triển

bền vững.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu :
 Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian vừa qua.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, bao gồm
tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, xu hướng tiêu dùng trên thế giới...
 Khái niệm “Phát triển bền vững” cùng các yếu tố cấu thành như tăng trưởng
kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
 Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu và mục tiêu
“Phát triển bền vững” (chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu như thế nào để đạt mức
tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo công bằng xã hội cũng như đảm bảo mục tiêu bảo
vệ môi trường).
- Phạm vi nghiên cứu :
Về mặt thời gian, Luận án giới hạn quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu của Việt Nam trong giai đoạn (1995-2010) và đưa ra định hướng, đề xuất giải
pháp cho thời kỳ tiếp theo (2011-2020, tầm nhìn 2030).
Về mặt nội dung, Luận án sẽ đưa ra những xu hướng chung khi phân tích
thực trạng và định hướng cơ cấu các nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đồng
thời, Luận án cũng sẽ đi sâu vào một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
hiện tại (dầu thô, gạo, thuỷ sản, dệt may, giày dép...) và một số mặt hàng xuất khẩu
tiềm năng (điện tử, đồ gỗ, phần mềm, thủ công mỹ nghệ…).
Luận án sẽ sử dụng các tiêu chí đánh giá Phát triển bền vững đối với việc
chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua để từ đó xây
dựng những định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt
Nam theo hướng phát triển bền vững.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác- Lê nin, Luận án sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, diễn giải, quy nạp và điều tra xã hội học để nghiên cứu.



Luận án sẽ chủ yếu dựa trên những thông tin thứ cấp để thực hiện các mục
tiêu nghiên cứu đề ra. Đối với thông tin sơ cấp, đề tài thu thập thông tin sâu về thực
trạng xuất khẩu của Việt Nam ở một số ngành thông qua việc tiến hành điều tra
bằng phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và phiếu xin
ý kiến các chuyên gia về cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Phiếu khảo sát đối với doanh nghiệp được nghiên cứu sinh chuyển tới các
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam với mục đích tìm hiểu hoạt động xuất khẩu
của doanh nghiệp ấy dưới ba góc độ (kinh tế, xã hội, môi trường) Qua các nội dung
như quy mô, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ấy như thế nào? Doanh nghiệp
ấy xuất khẩu hàng hóa nào? Lượng lao động (việc làm) được tạo ra hàng năm ra
sao? Cơ cấu lao động theo độ tuổi/giới tính cũng như phân phối thu nhập của các
doanh nghiệp ấy như thế nào? Mức độ đầu tư/quan tâm tới vấn đề môi trường của
các doanh nghiệp ấy như thế nào? (tỷ lệ vốn đầu tư cho các bộ phận bảo vệ môi
trường, chi cho hoạt động xử lý chất thải, các chứng chỉ mơi trường mà doanh
nghiệp có…).
Đối với phiếu hỏi xin ý kiến chuyên gia, đối tượng được hỏi ở đây là các
chuyên gia kinh tế tại các Viện, Trường Đại học trong lĩnh vực kinh tế. Với mục
đích đưa ra những đánh giá về quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt
Nam theo hướng phát triển bền vững trong thời gian vừa qua cũng như dự báo về cơ
cấu hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới. Cơ cấu hàng xuất khẩu trong
tương lai phải theo hướng phát triển bền vững.
6. Các đóng góp của Luận án
Luận án hệ thống các vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu cũng như vấn đề Phát triển bên vững trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, từ đó phát triển các nội dung nghiên cứu
và làm rõ cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp và đối sách điều chỉnh cơ cấu
hàng xuất khẩu Việt Nam một cách phù hợp, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế
của Việt Nam, phù hợp với thực tiễn và chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài.

Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu với mục tiêu phát triển bền vững dựa trên các chỉ tiêu đánh giá như GDP, phân
phối thu nhập quốc dân, các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề xử lý chất thải, mức độ


đầu tư xử lý chất thải/doanh thu của doanh nghiệp xuất khẩu, các chứng chỉ liên
quan đến môi trường mà các doanh nghiệp đạt được ... từ đó đưa ra những đánh giá
về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam theo hướng phát triển bền vững
trong thời gian qua.
Đề xuất hệ thống các giải pháp và đối sách điều chỉnh chính sách thương
mại của Việt Nam đặc biệt trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sao cho
phù hợp với mục tiêu Chiến lược quốc gia là Phát triển bền vững.
7. Giới thiệu bố cục của Luận án
Ngồi mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các
phụ lục, Luận án gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở khoa học của quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng
xuất khẩu Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế

Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách
thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của mối quan hệ
qua lại, vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện
chứng giữa các bộ phận và tồn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự
vật hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng (Nguyễn Hữu
Khải, 2007).
Cũng như vậy, đối với nền kinh tế, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì có
thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tùy theo cách mà
chúng ta tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đó. Đặc biệt, sự vận động và phát triển
của nền kinh tế theo thời gian, bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận
cũng như sự thay đổi của các kiểu cơ cấu. Vì thế có thể thấy rằng “Cơ cấu kinh tế
là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng với
chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”. Cơ cấu kinh tế là khái
niệm phản ánh quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa
các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế được xem xét trên nhiều góc
độ:
Về nội dung, cơ cấu kinh tế được xem xét trên ba góc độ chủ yếu cấu thành
nền kinh tế a) Cơ cấu các ngành kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa các ngành
kinh tế, b) Cơ cấu các vùng kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa các vùng kinh tế,
c) Cơ cấu các thành phần kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa các thành phần
kinh tế.


Về phạm vi, cơ cấu kinh tế được xem xét ở các cấp độ: cơ cấu kinh tế của cả
quốc gia, của một vùng lãnh thổ, một địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện),
của một ngành, một lĩnh vực.
Một quốc gia có cơ cấu kinh tế hợp lý khi cơ cấu đó có khả năng tạo ra, đẩy
mạnh q trình tái sản xuất mở rộng và hội đủ các điều kiện, phù hợp với các quy
luật khách quan, phù hợp với khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trong nước,
phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.

Việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý là rất quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của một quốc gia, giúp tận dụng một cách hiệu quả tránh lãng phí các nguồn
lực trong nước.Cơ cấu kinh tế là sản phẩm trực tiếp của lao động xã hội bởi mỗi cá
nhân, vùng miền được đặc trưng bởi ngành nghề của cá nhân hoặc vùng miền đó.
Cơ cấu kinh tế được biểu hiện dưới hai hình thức cơ bản là phân cơng lao động theo
lãnh thổ và phân công lao động theo ngành. Hai hình thức này có mối liên hệ tương
hỗ mật thiết với nhau, phân công lao động theo ngành kéo theo phân công lao động
theo lãnh thổ, ngược lại với mỗi vùng miền có những đặc điểm riêng về các nguồn
lực như lao động, đất đai, khí hậu, tài ngun khống sản…có thể phát triển một số
ngành nghề đặc trưng nhằm khai thác được những lợi thế từ những nguồn lực đó.
Trình độ phát triển phân cơng lao động là một trong những thước đo sự phát triển
chung của một quốc gia, phân công lao động xã hội càng phát triển, quốc gia càng
tận dụng được tiềm lực sẵn có của mình để phát triển kinh tế-xã hội bởi năng suất
lao động của các cá nhân, vùng miền tăng lên nhiều so với khi chưa có phân cơng
lao động xã hội.
Tính chất của cơ cấu kinh tế:
- Tính chất khách quan: nền kinh tế có sự phân cơng lao động, có các ngành,
lĩnh vực, bộ phận kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình
thành một cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó được
thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu
xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt, cơ đọng
nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn phát triển nhất
định. Nhưng khơng vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các ngành những tỉ lệ và
vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Mọi sự áp đặt chủ quan,


nóng vội nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý muốn, thường dẫn đến tai hoạ
không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai lầm chiến lược, khó khắc phục, hậu
quả lâu dài.
- Tính chất lịch sử xã hội: Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự

thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính
trị, xã hội của từng thời kì. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh
vực, bộ phận kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn
ra một cách hợp lý.
Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến của
mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự
nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia lại
có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, bởi các đặc
trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. Các nước có hình thái
kinh tế - xã hội giống nhau, song có sự khác nhau trong hình thành cơ cấu kinh tế,
vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan điểm chiến lược mỗi nước khác nhau.
1.1.1.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế khơng phải mục đích mà là phương
tiện để đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế là vấn đề mang
tính lịch sử và khơng ngừng biến đổi. Sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế
phụ thuộc trình độ phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành
phần kinh tế, vào điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế và xã hội của quốc gia, của
các vùng các địa phương trong từng thời kỳ. Do đó có thể coi “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác
hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý”(Nguyễn Hữu Khải, 2007). Yêu cầu của sự
chuyển dịch này là phải xác định các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế và tỷ lệ quan
hệ giữa các bộ phận đó một cách hợp lý. Cụ thể là phải xác định rõ mối quan hệ
giữa các ngành kinh tế quốc dân, quan hệ giữa các thành phần kinh tế và quan hệ
giữa các vùng lãnh thổ, trong đó quan hệ giữa các ngành kinh tế quốc dân có ý
nghĩa quyết định, quan trọng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một yêu cầu tất yếu
trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của các quốc gia, vì để xây
dựng và phát triển một nền kinh tế ổn định, vững chắc, với tốc độ nhanh, đòi hỏi


phải xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các

ngành kinh tế quốc dân, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Xu
hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển nói
chung và ở Việt Nam nói riêng hiện nay được thực hiện theo hướng giảm dần tỷ
trọng của ngành nông nghiệp và tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch
vụ trong GDP.
Ngày nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng mỗi địa
phương đều khơng tách rời vai trị chủ động và sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước
với chức năng quản lý kinh tế vĩ mô, luôn chủ động xác định phương hướng, mục
tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo các điều kiện, thực hiện các biện pháp thích
hợp để thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.
1.1.2. Khái niệm về cơ cấu xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
Trong xu thế tự do hóa thương mại, hầu hết các nước đều theo đuổi chiến lược
mở cửa, hướng về xuất khẩu ở một mức độ nào đó. Do đó mối quan hệ sản xuất và
xuất khẩu ngày càng trở nên chặt chẽ. Sản xuất với cơ cấu hợp lý sẽ đem lại khả
năng xuất khẩu có hiệu quả cao. Ngược lại, xuất khẩu là động lực quan trọng cải
biến nền kinh tế, phát huy một cách tối đa, có hiệu quả các tiềm năng sản xuất trong
nước, đồng thời khai thác được những lợi ích từ thị trường thế giới. Do đó, cơ cấu
kinh tế sẽ khơng thể tách rời khỏi việc xuất khẩu những nhóm hàng, mặt hàng với
tỷ trọng là bao nhiêu. Đó chính là cơ cấu hàng xuất khẩu, vừa là mục tiêu vừa là
động lực để tổ chức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dựa trên quan điểm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch, chúng ta có thể hiểu:
“Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong
toàn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ
tương đối ổn định hợp thành”,
“Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là sự thay đổi của cơ cấu hàng xuất khẩu
từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển”
(Nguyễn Hữu Khải, 2007).
Cơ cấu xuất khẩu có thể được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau, sau đây là
3 cách phân loại phổ biến:



 Cơ cấu hàng hóa phân loại theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương SITC
Danh mục hàng hóa thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Standard International
Trade Classification –SITC) là bảng danh mục phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu,
nhập khẩu dựa trên các công đoạn sản xuất của hàng do Ủy ban Thống kê Liên hợp
quốc ban hành, sử dụng cho mục đích thống kê phân tích kinh tế. Theo bản sửa đổi
lần 4 mới nhất của danh mục này ( SITC- Rev4, 2006), gồm 10 phần, 72 chương
hàng xuất khẩu được chia làm 3 nhóm: 1
1) Hàng thơ mới sơ chế, gồm 5 nhóm:
- Lương thực, thực phẩm và động vật sống,
- Đồ uống và thuốc lá,
- Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu,
- Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan,
- Dầu mỡ, chất béo, sáp động, thực vật
2) Hàng chế biến hoặc đã tinh chế, gồm các nhóm:
- Nhiên liệu, dầu bơi trơn và những vật liệu liên quan,
- Dầu ăn, chất béo, sáp từ động vật, thực vật,
- Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu,
- Hóa chất và các sản phẩm liên quan,
- Máy móc và các phương tiện vận tải,
- Các loại hàng sản xuất như giầy dép, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình
( chăn, đệm…), các dụng cụ để đựng (túi xách tay, va ly,…), các thiết bị nghiên cứu
chun dụng…
3) Hàng hóa khơng thuộc các nhóm trên

 Cơ cấu hàng xuất khẩu phân loại theo nhóm hàng (Niên giám thống kê Việt
Nam)
Trong Niên giám thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng năm được thống kê,
phân loại theo cơ cấu ngành kinh tế. Theo đó, cơ cấu hàng xuất khẩu được chia làm

3 nhóm hàng:
- Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản,
- Hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,
1



×