Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Sưu Tầm Hoặc Xây Dựng Một Vụ Án Dân Sự Trong Đó Người Đại Diện Hợp Pháp Của Đương Sự Có Yêu Cầu Toà Án Áp Dụng Biện Pháp.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.05 KB, 21 trang )

XÂY DỤNG TÌNH HUỐNG
Vào ngày 02/3/2021 ơng T (sinh năm 1977; Địa chỉ: Số B, phường H, quận H,
thành phố Đà Nẵng) có đến nhà bà L (sinh năm 1972; Địa chỉ: Số A, phường T,
quận H, thành phố Đà Nẵng) để mượn số tiền 817.000.000, có viết giấy mượn tiền
và gởi lại 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất số BĐ 623146 do UBND huyện Hòa Vang cấp ngày
16/03/2011 đứng tên ông T, 01 CCCD đứng tên ông T, 01 Sổ hộ khẩu đứng tên ông
T để làm tin. Thời hạn trả là 02 tháng sau tức là vào ngày 02/5/2021. Bà L giao tiền
trực tiếp cho ơng T. Ngày 2/4/2021, bà L có nhận số tiền do ông T trả là
240.000.000đ.
Như vậy, ông T đã trả nợ cho bà L số tiền 240.000.000đ. Sau thời hạn 2 tháng,
số tiền ông T phải trả cho bà L còn lại 577.000.000đ. Bà L đã nhiều lần yêu cầu
ông T trả tiền nhưng ông T vẫn hứa hẹn và có những lời lẽ thách thức bà L. Vào
5/7/2021, bà L ủy quyền cho ông H khởi kiện yêu cầu ơng T thanh tốn số tiền vay
577.000.000đ và một khoản tiền lãi. Được biết, người đại diện theo ủy quyền là
ông H - sinh năm 1980; Địa chỉ: Số A, phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng.
(Giấy ủy quyền lập ngày 1/7/2021 tại Phịng cơng chứng số 1 thành phố Đà Nẵng).
Ơng T được thơng báo về sự việc nên đã lén làm thủ tục sang tên ngôi nhà sang
tên ngơi nhà của mình tại Số B, phường H, quận H, thành phố Đà Nẵng nhằm trốn
tránh nghĩa vụ trả nợ. Biết được hành vi của ông T, ngày 15/7/2021, bà L ủy quyền
cho ông H yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp phong
tỏa tài sản đối với ngôi nhà của ông T.


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
B. NỘI DUNG...........................................................................................................2
Phần I. Những vấn đề lý luận chung...................................................................2
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự.......................................2
1.1. Khái niệm và đặc trưng của biện pháp khẩn cấp tạm thời...........................2
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................2


1.1.2. Đặc trưng của biện pháp khẩn cấp tạm thời.............................................2
1.2. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời..................................2
1.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu..........................................................................2
1.2.2. Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
.............................................................................................................................3
1.3. Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời..............................................3
2. Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ
và hồ giải vụ án dân sự....................................................................................4
2.1 Khái niệm, phạm vi, nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự.................4
2.1.1. Khái niệm hòa giải vụ án dân sự...............................................................4
2.1.2. Phạm vi hòa giải vụ án dân sự..................................................................4
2.1.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự..............................................5
2.2 Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành hịa giải vụ án dân sự..........................5
2.2.1. Nội dung hòa giải vụ án dân sự.................................................................5
2.2.2. Trình tự, thủ tục tiến hành hịa giải...........................................................5
Phần II. Giải quyết tình huống............................................................................6
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án...........................................6
1.1. Nguyên đơn...................................................................................................6
1.2. Bị đơn............................................................................................................6
1.3. Người đại diện hợp pháp..............................................................................6
2. Xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được yêu cầu và quy
trình giải quyết u cầu áp dụng BPKCTT đó của Tồ án............................7


3. Nêu hướng xử lý trong trường hợp tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, các đương sự...............................11
Phần III. Một số hạn chế còn tồn tại và đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp
luật Tố tụng dân sự 2015 về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải ……..13
1. Một số hạn chế, tồn tại về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và

phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải
……………………………………………………………………………..…..13
2. Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai
chứng cứ và hồ giải........................................................................................15
C. KẾT LUẬN........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO



A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình bảo vệ các quyền và lợi ích dân sự, các bên tranh chấp ln ln
mong muốn được giải quyết một cách nhanh chóng, cơ quan tiến hành tố tụng
ngồi việc giải quyết nhanh chóng cịn địi hỏi phải khách quan, cơng bằng và đúng
pháp luật. do đó, để giải quyết các tranh chấp đó thường phải tuân theo một quy
trình tố tụng dân sự nghiêm ngặt và chặt chẽ do pháp luật quy định. Vì thế, trong
những trường hợp khẩn cấp, Tịa án cần phải nhanh chóng có một quyết định tạm
thời để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, kịp thời bảo vệ
bằng chứng, kịp thời bảo toàn tài sản của đương sự. Như vậy, trong quá trình giải
quyết vụ án dân sự, đơi khi tịa án phải quyết định áp dụng một hoặc một số biện
pháp cần thiết nhằm đáp ứng một hoặc một số nhu cầu cấp bách của đương sự có
liên quan trực tiếp tới vụ án dân sự mà Tòa án sẽ thụ lý hoặc đang trong q trình
giải quyết. Chính vì thế, nhóm chúng tơi xin được lựa chọn đề tài “Sưu tầm hoặc
xây dựng một vụ án dân sự trong đó người đại diện hợp pháp của đương sự có
yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp” để làm bài tập nhóm mơn Tố tụng dân sự.

1


B. NỘI DUNG

Phần I. Những vấn đề lý luận chung
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự
1.1. Khái niệm và đặc trưng của biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.1.1. Khái niệm
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là do Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ
bằn chứng, bảo tào tình trạng tài sản, tránh gây thiệt hại khơng thể khắc phục được
hoặc bảo đảm việc thi hành án dân sự [3, tr.215].
1.1.2. Đặc trưng của biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Có thể được áp dụng trước khi thụ lý vụ án. Khi các đương sự nộp đơn khởi
kiện, đồng thời có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời và Tòa án phải xem
xét và đưa ra hướng giải quyết.
- Tính chất khẩn cấp: Tồ án phái ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này
được thi hành ngay sau khi Toà án đã quyết định áp dụng, nếu khơng sẽ khơng cịn
ý nghĩa, tác dụng trên thực tế và đồng thời, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
sẽ không được bảo vệ hoặc đương sự sẽ bị thiệt hại.
- Tính tạm thời: Áp dụng các biện pháp này sẽ không giải quyết được triệt để vấn
đề mà các đương sự đang gặp phải. Các biện pháp này được áp dụng để tạm thời
giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu
thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại
không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành
án.
1.2. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.2.1. Chủ thể có quyền yêu cầu
Căn cứ theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì chủ thể có quyền
u cầu gồm: Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ
2


chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền u

cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp
tạm thời tại Điều 114 của Bộ luật này.
Ngoài ra, căn cứ vào Điều 135 thì Tịa án tự mình ra quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 của Bộ luật
này trong trường hợp đương sự không yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời..
1.2.2. Thời điểm thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời điểm áp
dụng:
“1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của
đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187
của Bộ luật này có quyền u cầu Tịa án …
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn
chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
u cầu Tịa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho
Tịa án đó”.
1.3. Quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định 17 biện pháp khẩn cấp tạm
thời. Mỗi biện pháp chỉ được áp dụng trong những trường hợp nhất định, với những
điều kiện và ý nghĩa nhất định. Cùng với đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng
có những nội dung thay đổi nhất định ngày càng đáp ứng tốt hơn mục đích bảo vệ
kịp thời quyền lợi chính đáng của đương sự[3,tr.220]. Với quy định theo cách liệt
kê các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và tiếp cận
dưới góc độ nội dung các biện pháp tamh thời phân thành các nhóm như nhau:

3


Thứ nhất, nhóm biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc thực hiện trước một phần

nghĩa vụ nhất định được quy định tại khoản 2 ,3, 4 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
Thứ hai, nhóm biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với tài sản tranh
chấp được quy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thứ ba, nhóm biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng đối với tài sản của
người có nghĩa vụ được quy định tại khoản 10, 11 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015.
Thứ tư, nhóm biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất
định được quy định tại khoản 1, 5, 9, 12,1 3, 14, 15, 16 Điều 114 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015.
2. Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hoà giải vụ án dân sự
2.1 Khái niệm, phạm vi, nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự
2.1.1. Khái niệm hòa giải vụ án dân sự
Hịa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm bởi thơng qua
hịa giải, quyền tự định đoạt của đương sự được đề cao, rút ngắn quá trình tố tụng,
giảm thiểu chi phí tố tụng, đồng thời còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc trong việc
củng cố tình tương thân, tương ái, giữ gìn khối đồn kết cộng đồng [2, tr.338].
Như vậy có thể hiểu, hịa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến
hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận vớ nhau về giải quyết các vấn đề của
vụ án dân sự.
2.1.2. Phạm vi hòa giải vụ án dân sự
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không liệt kê những vụ việc phải tiến hành hòa giải
mà quy định theo phương pháp loại trừ. Theo đó phạm vi hịa giải vụ án dân sự rất
rộng đó là những tranh chấp được quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015, trừ những vụ án khơng được hịa giải hoặc khơng thể tiến hành
4


hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

hoặc những vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn [4, tr.320].
2.1.3. Nguyên tắc tiến hành hòa giải vụ án dân sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì việc hịa
giải vụ án dân sự phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của đương sự, không được dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận khơng phù hợp với ý
chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật,
khơng trái đạo đức xã hội.
2.2 Nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự
2.2.1. Nội dung hòa giải vụ án dân sự
Nội dung hịa giải chính là các vấn đề của vụ án cần được các bên thỏa thuận với
nhau giải quyết. Ngoài ra, trong hịa giải vấn đề án phí cũng sẽ được các bên đương
sự bàn bạc, thương lượng. Tùy vào mỗi vụ án cụ thể mà tòa án phải giúp các đương
sự thỏa thuận giải quyết các vấn đề nhất định như thỏa thuận về mức, phương thức
bồi thường thiệt hại trong vụ đồi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…
2.2.2. Trình tự, thủ tục tiến hành hịa giải
Hịa giải khơng chỉ là một thủ tục bắt buộc do Tịa án cấp sơ thẩm tiến hành
trước khi có quyết định đưa vụ việc ra giải quyết bằng một phiên tòa xét xử hoặc
một phiên họp theo quy định của pháp luật, mà còn là một thủ tục do Tòa án tiến
hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo quy
định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thủ
tục tiến hành hòa giải. Tất cả những thủ tục tiến hành hòa giải được Thư ký Tòa án
ghi vào biên bản hòa giải với những nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 211
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 với đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có
5


mặt trong phiên hòa giải, chữ ký của thư ký Tịa án và của thẩm phán chủ trì phiên

tịa.
Phần II. Giải quyết tình huống
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án
1.1. Nguyên đơn
Căn cứ khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Nguyên đơn
trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”. Đối chiếu với tình
huống trên, bà L là người cho rằng mình có quyền và lợi ích bị xâm hại nên đã khởi
kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, nguyên
đơn trong vụ án dân sự này là bà L, địa chỉ: số A, phường T, quận H,t hành phố Đà
Nẵng.
1.2. Bị đơn
Căn cứ khoản 3 điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Bị đơn trong vụ
án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”. Đối
chiếu với tình huống trên, ơng T là người bị khởi kiện về việc không thực hiện
nghĩa vụ trả nợ đối với bà L. Vì vậy, ông T tham gia với tư cách tố tụng là bị đơn
trong vụ án dân sự này.
1.3. Người đại diện hợp pháp
Căn cứ khoản 1 điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “1. Người đại diện trong
Tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy
quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật
dân sự”. Trong tình huống này, bà L đã ủy quyền cho ông H khởi kiện ông T và
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Giấy ủy quyền lập ngày 1/7/2021 tại
6


Phịng cơng chứng số 1 thành phố Đà Nẵng). Vì vậy, ông H tham gia với tư cách tố

tụng là người đại diện hợp pháp của bà L.
2. Xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) được yêu cầu và quy
trình giải quyết u cầu áp dụng BPKCTT đó của Toà án
Căn cứ vào khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Trong
quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc
cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có
quyền u cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu
cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng
cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại khơng thể khắc
phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án”.
Trong tình huống trên, bà L là một trong các đương sự trong vụ tranh chấp trên.
Mặt khác, người đại diện theo ủy quyền của bà L là ông H - sinh năm 1980; Địa
chỉ: Số A, phường T, quận H, thành phố Đà Nẵng (Giấy ủy quyền lập ngày
1/7/2017 tại Phịng cơng chứng số 1 thành phố Đà Nẵng) nên ơng H hồn tồn có
đầy đủ quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích giải
quyết yêu cầu cấp bách của mình nói riêng và đảm bảo cho việc giải quyết vụ án,
việc thi hành án.
Để biện pháp khẩn cấp tạm thời được chấp nhận, về mặt thủ tục, ơng H cần làm
đơn gửi lên Tịa án có thẩm quyền, đơn yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ, chính xác
các yêu cầu tại Khoản 1 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Kèm theo đơn yêu
cầu ông H phải cung cấp cho Tòa án các chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết
phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 6 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp
dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân
sự quy định: “1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải ghi rõ
trong đơn về biện pháp khẩn cấp tạm thời cần áp dụng theo quy định tại Điều 114
7



của Bộ luật Tố tụng dân sự . Trường họp đom yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời ghi khơng cụ thể, khơng chính xác biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được
áp dụng thì Tịa án u cầu sửa đổi, bổ sung đom yêu cầu”. Như vậy, ngồi các
điều kiện về đơn u cầu trình bày trên thì ơng H phải ghi rõ trong đơn về biện
pháp khẩn cấp tạm thời cần áp dụng theo một trong 17 biện pháp của Điều 114 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015. Trong tình huống này, ơng H u cầu tòa án áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp phong tỏa tài sản đối với căn nhà của ông
T. Nếu ông H thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về trình tự áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì Tịa án sẽ chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời.
Theo Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “Phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ
cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để
bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án”. Tức là, Tịa án có thể áp
dụng biện pháp phong tỏa tài sản khi có ba yếu tố sau: Có căn cứ cho rằng người có
nghĩa vụ có tài sản khơng thực hiện nghĩa vụ tài sản hoặc thực hiện không đúng;
việc áp dụng biện pháp này là cần thiết cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho
việc thi hành án; người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện
biện pháp bảo đảm. Ở đây, chúng tôi nhận thấy có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Thủ tục sang tên chưa hoàn thành xong, biệt thự vẫn thuộc quyền
sở hữu của ông T.
Theo khoản 4 Điều 133 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định: “4. Trường hợp áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 10 và khoản 11 Điều 114 của
Bộ luật này thì chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với
nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ
phải thực hiện”. Để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra đối với người bị áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời này, căn cứ vào Điều 12 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP
Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ
8



luật Tố tụng dân sự quy định về giá trị tương đương khi phong tỏa tài khoản, tài sản
như sau:
“2. Tòa án chỉ được phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn
nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ
phải thực hiện. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ
chứng minh giá trị tài khoản, tài sản bị phong tỏa. Người yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của tài
liệu liên quan đến việc xác định giá trị tài sản và tài khoản cần phong tỏa. Tòa án
căn cứ vào tài liệu, chứng cứ và quy định pháp luật liên quan để xác định giá trị tài
sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
3. Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa là tài sản không thể phân chia được
(không thể phong tỏa một phần tài sản) có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn
khởi kiện, Tịa án giải thích cho người u cầu biết để họ làm đơn yêu cầu áp dụng
phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Nếu họ
vẫn giữ nguyên đơn yêu cầu, Tòa án căn cứ vào khoản 4 Điều 133 của Bộ luật Tố
tụng dân sự không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
của họ.
Đối chiếu vào vụ án dân sự trên, để xác định giá trị tài sản của căn nhà của ơng T
thì ta phân làm hai khả năng có thể xảy ra:
Khả năng 1.1: Trường hợp phong tỏa tài sản có giá trị bằng hoặc thấp hơn
nghĩa vụ tài sản mà ông B cần phải thực hiện.
Pháp luật quy định chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa
vụ tài sản mà người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có nghĩa vụ phải thực
hiện. Vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản là biệt thự
tại Số B, phường H, quận H, thành phố Đà Nẵng (người có nghĩa vụ) có thể thích
hợp, cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án nếu giá trị căn nhà đó nhỏ hơn
hoặc bằng với số tiền ông T phải thực hiện nghĩa vụ cho bà T là 577.000.000.
9



Trong trường hợp này, ông H là người đại diện hợp pháp của bà T sẽ phải buộc
thực hiện biện pháp bảo đảm căn cứ khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015. Vì ơng H gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở
phiên tòa nên căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 02/2020/NĐ-HĐTP
quy định như sau: “ b,…;nếu chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10,II, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng
dân sự , Thẩm phán buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Ngay
sau khi người đó xuất trình chứng cứ đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm theo
quy định tại khoản 1 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Thẩm phán ra ngay
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”.
Khi buộc thực hiện biện pháp bảo đảm, thẩm phán sẽ yêu cầu người yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp một số tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy
tờ có giá trị tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của
việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cách tính giá trị tương đương đó đã
được quy định rõ ràng tại Điều 13 Nghị định 02/2020/NĐ-HĐTP: “2. Để ấn định
một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với tổn thất
hoặc thiệt hại có thê phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời không đúng thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phải dự kiến và tạm tính
có tính chất tương đối thiệt hại thực tế có thể xảy ra nhưng khơng thấp hơn 20%
giá trị tạm tính của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trừ trường họp
có chứng cứ rõ ràng chứng minh tổn thất hoặc thiệt hại thấp hơn 20% giá trị tạm
tính của tài sản bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Tức thẩm phán sẽ phải
dự kiến giá trị tương đương với tài sản là ngôi nhà của ông B là không dưới 20%
(của cái gì). Lúc này, vai trị của Thẩm phán rất lớn vì vậy phải xác định rất rõ
ràng, nó có ý nghĩa rằng khi xảy ra thiệt hại, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp phải có nghĩa vụ bồi thường nếu áp dụng không đúng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, đồng thời lúc này Tòa án sẽ kịp xử lí ngay.
10



Khả năng 1.2: Trường hợp phong tỏa tài sản không thể phân chia được và có
giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản mà ông B cần phải thực hiện.
Căn biệt thự có giá trị lớn hơn 577.248.000 đồng thì Tịa án phải giải thích cho
ơng H làm đơn u cầu áp dụng phong tỏa tài sản khác hoặc áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời khác. Khi căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không cịn thì Tịa sẽ ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng
theo Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự và nếu xét thấy cần thiết, phải thay đổi hoặc
áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục thay đổi, áp dụng bổ
sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo quy định tại Điều 133
của Bộ luật này.
Trường hợp 2: Thủ tục sang tên đã hoàn thành xong, biệt thự thuộc quyền sở
hữu của bên thứ ba.
Lúc này, biệt thự thuộc quyền sở hữu của người thứ ba, ơng T khơng cịn là chủ
sở hữu nữa, nên, ơng H khơng thể u cầu Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời phong tỏa biệt thự nữa mà sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong
tỏa tài sản khác (nếu có) hoặc biện pháp khẩn cấp tạm thời khác. Khi căn cứ của
việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không cịn thì Tịa sẽ ra quyết định hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã áp dụng theo điều 136 và nếu xét thấy cần thiết,
phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác thì thủ tục
thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được thực hiện theo
quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
3. Nêu hướng xử lý trong trường hợp tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp,
tiếp cận, cơng khai chứng cứ và hồ giải, các đương sự
Trường hợp 1: Tại buổi hịa giải, ơng T và bà L thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết toàn bộ vụ án trên. Do quá thời hạn 2 tháng nên bà L có u cầu ơng T trả
thêm phần lãi là 1.2%/tháng của số tiền còn thiếu. Ông T đồng ý sẽ trả cho bà L số
tiền mình mượn là 577.000.000 và số tiền lãi mà bà T yêu cầu.
11



Tại buổi hồ giải, ơng T và bà L thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ
án trên. Do quá thời hạn 2 tháng nên bà L có yêu cầu ông T phải trả thêm phần lãi
là 1.2%/tháng của số tiền cịn thiếu. Ơng T đã đồng ý trả cho bà L số tiền mình
mượn là 577.000.000 và số tiền lãi mà bà T đã yêu cầu. Sau khi ông T và bà L chấp
nhận thoả thuận với nhau (kể cả phần án phí) thì Tồ án sẽ lập biên bản hòa giải
thành. Căn cứ Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
“1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà khơng có
đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hịa
giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng phải ra quyết định
cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện
kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu
các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án”.
Khả năng 1.1: Trong 7 ngày ông T và bà L không thay đổi ý kiến về sự thỏa
thuận
Sau khi hết thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà ơng T và
bà L không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hịa
giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng sẽ ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của ông T và bà L. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày
ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của ơng T và bà L, Tịa án phải gửi quyết
định đó cho ơng T, bà L và Viện kiểm sát cùng cấp. Thẩm phán chỉ ra quyết định
công nhận sự thỏa thuận của ông T và bà L khi mà hai người thỏa thuận được với
nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án này.
Khả năng 1.2: Trong 7 ngày ông T hoặc bà L thay đổi ý kiến về sự thoả thuận
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản hịa giải thành mà ơng T hoặc bà
L thay đổi ý kiến về sự thoả thuận. Ông T hoặc bà L gửi cho Tòa án văn bản thay

12


đổi ý kiến về sự thỏa thuận của mình thì Thẩm phán chủ trì phiên hịa giải hoặc một
Thẩm phán được Chánh án Tịa án phân cơng sẽ khơng ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của ông T và bà L trước đó mà sẽ quyết định đưa ra xét xử tồn bộ vụ
án.
Trường hợp 2: Tại buổi hịa giải, ông T và bà L thỏa thuận với nhau về việc giải
quyết một phần vụ án trên. Do quá thời hạn 2 tháng nên bà L có yêu cầu ông T trả
thêm phần lãi là 1.2%/tháng của số tiền cịn thiếu. Ơng T đồng ý sẽ trả cho bà L số
tiền mình mượn là 577.000.000 nhưng lại khơng đồng ý số tiền lãi mà bà T yêu
cầu.
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khơng có quy định về cơng nhận thoả thuận nếu các
đương sự thoả thuận được với nhau vê việc giải quyết môt phần vụ án. Trong
trường hợp này nếu các đương sự thoả thuận được một trong các nội dung hoà giải
hoặc thỏa thuận được hết các nội dung vụ án mà không thỏa thuận được án phí thì
đều được xem là hịa giải khơng thành thì Tịa án lúc này sẽ lập biên bản hồ giải.
Biên bản này phải (ghi rõ nội dung đã được các đương sự thống nhất và khoản
không thống nhất được) theo khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và ra
quyết định đưa vụ án ra xét xử với toàn bộ nội dung vụ án. Theo khoản 4 Điều 211
của Bộ luật này quy định:“Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của
những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của
Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem
biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào
biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.”
Phần III. Một số hạn chế cịn tồn tại và đề xuất, kiến nghị hồn thiện pháp
luật Tố tụng dân sự 2015 về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải

13



1. Một số hạn chế, tồn tại về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hồ giải
Qua phần xây dựng và giải quyết tình huống, nhóm chúng tơi đã nhận thấy một
số bất cập, hạn chế trong khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ”. Cùng với đó là một số bất cập, hạn chế trong phần
hòa giải vụ án dân sự như sau:
Thứ nhất, hạn chế trong việc yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ (Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Vấn đề đặt ra là trong
trường hợp nếu người có nghĩa vụ khơng có tài sản khác và khơng thể áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời khác mà Tịa án khơng áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
đó thì người có nghĩa vụ sẽ dễ dàng tẩu tán tài sản dẫn đến khơng cịn tài sản để
đảm bảo thi hành án và người yêu cầu sẽ gặp nhiều bất lợi. Trên thực tế, cũng có
rất nhiều trường hợp người khởi kiện có đơn u cầu Tịa án áp dụng biện pháp
phong tỏa tài sản có giá trị của người có nghĩa vụ, chẳng hạn như xe ô tô, quyền sở
hữu nhà, quyền sử dụng đất, và các tài sản khác...thế nhưng, những tài sản này lại
có giá trị cao hơn nghĩa vụ tài sản của người có nghĩa vụ và khơng thể phân chia
nên Tịa án khơng thể áp dụng biện pháp này được, dẫn đến trường hợp người có
nghĩa vụ khi thấy bị khởi kiện thì chuyển nhượng tài sản cho người khác để trốn
tránh nghĩa vụ. Ngồi ra, có trường hợp bản án tuyên chấp nhận yêu cầu của người
khởi kiện nhưng thực tế khơng thể khi hành vì người có nghĩa vụ đã tẩu tán hết tài
sản nên khơng cịn tài sản để thi hành án [7, tr.52].
Thứ hai, hạn chế trong việc công nhận thỏa thuận một phần trong các nội dung
vụ án. Trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tại Điều 205 quy định về nguyên tắc hòa
giải “Các bên được tự nguyện thỏa thuận mà không vi phạm điều cấm của luật và
không trái đạo đức xã hội”, tuy nhiên trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 lại khơng
có quy định về cơng nhận thoả thuận nếu các đương sự thoả thuận được với nhau
về việc giải quyết một phần vụ án. Mặt khác, tại khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015 có quy định nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương

14


sự: “ 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt,
thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi
phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội”. Vậy thì đã có sự thuẫn
trong các điều luật với nhau về vấn đề thỏa thuận giữa các đương sự với nhau.
Thứ ba, hạn chế trong việc cơng nhận thỏa thuận tồn bộ nội dung vụ án. Công
nhận nội dung thỏa thuận trái với quy định của pháp luật. Trên thực tế, xuất phát từ
nhiều nguyên nhân mà một số Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự khi những thỏa thuận này vi phạm điều cấm của luật
hay trái đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, cịn tồn tại việc Tịa án cơng nhận sự thỏa
thuận của các đương sự làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ
ba.
2. Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng cứ
và hồ giải
Thứ nhất, để bảo đảm cho quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự và đồng
thời ràng buộc trách nhiệm của các đương sự có nghĩa vụ thì cần sửa đổi, bổ sung
theo hướng như sau: “Trường hợp tài sản bị yêu cầu phong tỏa có giá trị cao hơn
nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện theo đơn khởi kiện, mà tài
sản đó khơng thể phân chia nhưng người có nghĩa vụ khơng cịn tài sản khác hoặc
không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác và yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là có căn cứ thì Tịa án vẫn áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ”[6].
Thứ hai, cần bổ sung thêm vào Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về quy định trường
hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần của vụ án theo
hướng: “Trong trường hợp này nếu các đương sự thoả thuận được một trong các
nơi dung hồ giải thì thẩm phán sẽ lâp biên bản hồ giải (ghi nhận khoản thoả
thuận được, khoản khơng thỏa thuận được) theo Điều 211 Bộ luật Tố tụng năm

2015 và ra quyết định đưa vu án ra xét xử với toàn bộ nội dung”.
15


Thứ ba, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao trình độ cho Thẩm
phán trong cơng tác hịa giải nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, nắm được tâm ký
của đương sự qua đó mới có thể tạo dựng được lịng tin của các đương sự trong q
trình hịa giải và đặc biệt giảm thiểu được tình trạng cơng nhận nội dung hòa giải
trái quy định của pháp luật.
C. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu tình hướng trên, nhóm em đã hiểu thêm và sâu sắc hơn các
quy định của pháp luật, góp phần quan trọng cho việc áp dụng vào thực tiễn sau
này. Cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã xem!

16



×