Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận hệ thống công cụ, giải pháp công nghệ hỗ trợ kiểm tra đánh giá, phân tích học tập (socrative và edmodo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.67 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

HỆ THỐNG CƠNG CỤ, GIẢI PHÁP CƠNG NGHỆ HỖ TRỢ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HỌC TẬP
(SOCRATIVE VÀ EDMODO)
Giảng viên phụ trách

TS. Vũ Cẩm Tú

Họ và tên sinh viên

Mã sinh viên

Nguyễn Xuân Tùng
Nguyễn Thùy Linh
Giáp Thị Minh Thúy
Nguyễn Thu Anh
Ngơ Thị Huyền
Lớp: GD3.N4
Khóa: QH-2022S

22010428
22010404
22010423
22010381
22010399

1




Mục lục
A. Đặt vấn đề

3

B. Nội dung báo cáo

3

I. Giới thiệu về SOCRATIVE 4
1. Cách sử dụng ứng dụng Socrative 5
1.1. Các cách giáo viên tạo tài khoản và đăng nhập web..........................................5
1.2.

Các

cách

giáo

viên

tạo

câu

hỏi


kiểm

tra.............................................................6
1.3.

Cách

học

sinh

đăng

nhập

vào

phòng

học...........................................................10
1.4. Cách giáo viên xem kết quả của học sinh ở bảng sau......................................13
2. Ưu điểm – Nhược điểm của Socrative....................................................................15
2.1.

Ưu

điểm............................................................................................................15
2.2. Nhược điểm......................................................................................................16
3. Đánh giá ứng dụng Socrative.................................................................................17
II.


Giới

thiệu

về

EDMODO..........................................................................................17
1.

Edmodo



các

tính

năng

gì ?.................................................................................18
1.1.

Library

-

Chia

sẻ


tài

ngun

-

Cộng

khơng

giới

tác

hiệu

hạn....................................................18
1.2.

Group

quả................................................................................19
1.3. Poll + Quiz - Đẩy mạnh hoạt động dạy và
học.................................................19
2. Cách tạo tài khoản giáo viên và sinh viên trên Edmodo........................................20
3. Ưu điểm – Nhược điểm của Edmodo....................................................................21
2



3.1. Ưu điểm.........................................................................................................21
3.2. Nhược điểm...................................................................................................22
4. Phương pháp học tập, giảng dạy có hiệu quả với Edmodo...................................23
5. Đánh giá ứng dụng Edmodo.................................................................................24

A. Đặt vấn đề
Kiểm tra (KT), đánh giá (ĐG) là một khâu quan trọng và khơng thể thiếu trong q
trình dạy học. ĐG được xem là công cụ quan trọng chủ yếu để xác định năng lực nhận
thức người học, điều chỉnh quá trình dạy học. Đổi mới KT, ĐG sẽ tạo động lực thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm mục tiêu giáo
dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế ĐG, xếp loại học sinh (HS) trung học cơ sở (THCS) và
trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm Thơng tư số 58/2011/TTBGDĐT. Thơng tư
26 có đề cập đến hình thức thi trên máy tính với KT, ĐG định kì. Điều lệ trường THCS
và THPT đã quy định về việc cho phép HS sử dụng điện thoại di động trong giờ học để
phục vụ mục đích học tập nếu có sự cho phép của giáo viên (GV). Đây là một hướng mở
để GV có thể tổ chức cho HS tham gia quá trình ĐG dựa trên các ứng dụng đa tiện ích.
Việc sử dụng thiết bị di động trong quá trình ĐG giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tạo
được hứng thú cho HS khi tham gia.
B. Nội dung báo cáo
I. Giới thiệu về ứng dụng SOCRATIVE
Socrative là một ứng dụng dựa trên web, HS không cần phải tải phần mềm cũng như
tạo tài khoản để đăng nhập; một điện thoại thơng minh có trình duyệt web và truy cập
Internet là tất cả những gì HS cần. Việc truy cập và tham gia vào quá trình ĐG trên
Socrative là hồn tồn miễn phí. Với Socrative, GV có thể tổ chức cho HS tham gia dưới
nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc mục tiêu và kế hoạch ĐG

3



- Thời gian phát hành: 2010
- Công ty phát hành: Showbie Inc.
- Nhà sáng lập: Amit Maimon, Michael West, Benjamin Berte
- Lượng người dùng: Hơn 3 triệu
- Số lượng ngôn ngữ có thể sử dụng: 14
Socrative cung cấp năm tính năng: Launch (Khởi động), Quizzes (Câu đố), Rooms
(Phòng học ảo), Reports (Báo cáo), Results (Kết quả).
- Launch (Khởi động): Trong phần này, GV có thể tổ chức cho HS tham gia vào q
trình ĐG dưới ba hình thức:
Quiz: Đây có thể là câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi có câu trả lời
ngắn được GV biên soạn theo từng chủ đề.
Space race: Đây là phần sáng tạo trị chơi vơ cùng thú vị. HS sẽ cùng nhau tham gia
thi đấu theo các nhóm bằng các câu hỏi kiến thức và phải trả lời thật nhanh, thật
chính xác để ghi được điểm cao. Phần thưởng cho đội thắng vô cùng hấp dẫn.
Exit Ticket: Sau mỗi hoạt động, GV có thể đặt ra ba câu hỏi để KT mức độ hiểu bài
của HS (Hình 1).

4


Hình 1: Giao diện Socrative khi HS tham gia Exit Ticket

- Quizzes: GV tự thiết kế thư viện câu hỏi trắc nghiệm để ĐG năng lực HS. Sau đó,
lưu chúng vào tài khoản Socrative để sử dụng khi cần thiết
- Rooms: Những hoạt động trong phòng học ảo này sẽ giúp HS ghi nhớ và trau dồi
kiến thức đã học tại lớp và từ xa. GV chỉ cần chia sẻ tên phịng để HS có thể tham gia
vào lớp học.
- Reports: ĐG sự tiếp thu của HS qua tiết học theo cá nhân hoặc các câu hỏi đa cấp
độ. Mọi báo cáo đều được lưu trong tài khoản Socrative, GV có thể nhanh chóng tải
nó về email hoặc chuyển vào Google Drive bất cứ lúc nào (Hình 2).


Hình 2: Giao diện Socrative về bảng báo cáo các bài ĐG

- Results: Phần này cho cả GV và HS đều biết được hiệu quả các hoạt động của bài
học qua cửa sổ ứng dụng. HS có thể phản hồi nhanh chóng những vấn đề chưa hiểu
rõ để GV có hướng giảng dạy tiếp theo (Hình 3).

5


Hình 3: Bảng kết quả bài ĐG

1. Cách sử dụng ứng dụng Socrative
1.1. Các cách giáo viên tạo tài khoản và đăng nhập web:
- Truy cập  có thể chọn Tự học trên web này và chọn
Socrative
- Chọn SignUp for free
- Chọn SignUp

- Nhập thông tin, nhấp Next. Đến đây là bạn đã hồn thành bước đăng kí
6


- Truy cập  Chọn login

- Chọn Teacher login
- Nhập Mail và mật khẩu vừa tạo

1.2. Các cách giáo viên tạo câu hỏi kiểm tra:
- Chọn Quiz, chọn Add Quiz / Create New để thêm câu hỏi

7


- Nháy cây bút để đổi tên bài kiểm tra

- Multiple Choice: để thêm câu hỏi trác nghiệm nhiều lựa chọn

- True/ False để thêm câu hỏi đúng sai

8


- Short Answer: để thêm câu hỏi tự luận

- Khi nhập xong các câu hỏi, chọn Save and exit.

- Xem tên phòng học chỗ khoanh tròn để cung cấp cho học sinh vào phòng học để làm

bài kiểm tra.
- Muốn cho học sinh kiểm tra ta chọn LAUNCH/ chọn QUIZ

9


- Chọn tên bài kiểm tra nhấp Next

- Chọn như hình sau nhấp Next

- Instant Feedback: cho phép chọn câu trả lời lại
- Open Navigation: Không cho trả lời lại


10


- Require Name: Nhập tên người kiểm tra
- Shufte Questions: Trộn câu hỏi
- Shufte Answer: Trộn trả lời
- Show Question Score : Hiển thị điểm

- Cung cấp tên phòng học cho học sinh vào kiểm tra: Chỗ khoanh tròn

1.3. Cách học sinh đăng nhập vào phòng học
- Truy cập  />- Chọn login

11


- Chọn Student login

- Nhập tên phòng học nhấp JOIN

- Nhập tên, lớp

12


- Chọn DONE

- Chọn câu trả lời đúng, chọn SUBMIT ANSWER


- Khi đến biểu tưởng bên dưới thì học sinh đã làm hoàn thành bài kiểm tra trắc nghiệm:

1.4. Cách giáo viên xem kết quả của học sinh ở bảng sau
- Khi hết giờ làm bài thì Giáo viên nhấn nút “FINISH”

13


- Giáo viên nhấn nút “OK”

- Nhấn nút “REPORTS”

- Bật nút xanh y như hình và ấn nút “DOWNLOAD”

- Nhấn “CLOSE”

14


- Dưới góc màn hình, xem thư mục vừa tải về. Ấn “Hiển thị trong thư mục”

- Click chuột phải vào thư mục đó và chọn “Extract to… …… …….. ….”

- Sau khi làm bước trên, trong thư mục sẽ xuất hiện file như này, click vào nó

15


- Ở bên dưới là 2 file, một file lưu bài kiểm tra của mỗi học sinh, file còn lại lưu kết quả
của học sinh


2. Ưu và nhược điểm của Socrative
2.1. Ưu điểm
a. Các câu trả lời đa dạng
Các câu hỏi về Socrative có thể ở dạng trắc nghiệm, đúng/sai hoặc trả lời tự do, vì
vậy giáo viên có thể kết hợp định dạng khi hỏi học sinh. Hơn nữa, các câu hỏi trắc
nghiệm có thể được lập trình để có nhiều hơn một câu trả lời, giúp giáo viên có
nhiều lựa chọn hơn khi đưa ra các câu đố. Tính linh hoạt này cho phép giáo viên
sử dụng Socrative cho bất kỳ môn học nào, từ tiếng Anh đến tốn (giáo viên tốn
có thể tải lên ảnh chụp màn hình các bài tốn để giữ lại bất kỳ định dạng nào
không thể gõ ra, chẳng hạn như thanh phân số).
b. Các dạng bài kiểm tra khác nhau
Socrative cung cấp một số cách khác nhau để đánh đố học sinh, mỗi cách phục vụ
một mục đích khác nhau. Định dạng bài kiểm tra cơ bản rất phù hợp để làm việc
theo nhóm hoặc cả lớp, vì giáo viên sẽ xác định thời điểm chuyển sang câu hỏi tiếp
theo. Điều này cung cấp rất nhiều cơ hội để thảo luận nếu học sinh bối rối về một
câu hỏi cụ thể. Ngoài ra cịn có một chế độ đố tập trung hơn vào các cá nhân: về
cơ bản, mỗi học sinh thực hiện bài kiểm tra của riêng mình và anh ta xác định thời
điểm chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Giáo viên sau đó có thể theo dõi sự tiến bộ
của từng học sinh trên một biểu đồ. Nếu nhiều học sinh gặp khó khăn với một câu
hỏi cụ thể, giáo viên có thể thảo luận về câu trả lời đúng sau khi mọi người hồn
thành. Giáo viên có thể xuất hiệu suất làm việc và tiến độ học tập của học sinh
thông qua email hoặc tải về máy.
c. Hỗ trợ giáo viên tạo nên những bài kiểm tra kiến thức ở nhiều dạng.
d. Ứng dụng như một trò chơi -> tạo nên tiết học vui vẻ, hứng thú

16


Định dạng câu đố thứ ba là Cuộc đua không gian, một chế độ tuyệt vời để vui hơn

một chút. Ở định dạng Cuộc đua khơng gian, học sinh có thể làm việc cá nhân
hoặc theo cặp với một học sinh nộp câu trả lời. Mục tiêu của Space Race là nhận
được nhiều câu trả lời đúng nhất đồng thời trả lời nhanh hơn các đối thủ khác. Đó
là một cách tuyệt vời để biến việc học thành một trò chơi và giúp học sinh tập
trung, vì nó địi hỏi cả tốc độ và độ chính xác.
f. Phản hồi ngay lập tức
Với Socrative, họ có thể biết câu trả lời của mình cho một câu hỏi có đúng hay
khơng ngay lập tức trong chế độ câu đố thông thường hoặc Cuộc đua không gian
hoặc bất cứ khi nào giáo viên quyết định tiết lộ câu trả lời trong chế độ câu đố
nhóm. Chế độ nhóm tạo cơ hội thảo luận trong lớp bất cứ lúc nào nếu có sự nhầm
lẫn về một câu hỏi nhất định. Bởi vì giáo viên quyết định tốc độ chứ không phải
phần mềm, học sinh có thể nhận được phản hồi ngay lập tức về lý do tại sao câu
trả lời của họ khơng chính xác và sử dụng phản hồi đó để cải thiện sự hiểu biết của
họ về tài liệu.
2.2.Nhược điểm
a. Chỉ hỗ trợ hình ảnh chứ khơng hỗ trợ video
Socrative cho phép giáo viên có thể chè hình ảnh cho câu hỏi và trả lời. Thơng qua
đấy, học sinh dễ hình dung và mở ra tầm hiểu biết. Tuy nhiên, Socrative lại khơng
hỗ trợ chèn video. Có các bộ mơn cần phải có video cho quy trình như mơn Hố,
… thì giáo viên phải mở tab mới cho học sinh xem các video.
b. Số lượng học sinh bị giới hạn: tối đa 20 người.
Socrative chỉ cho phép tối đa 20 học sinh tham dự bài kiểm tra.
3. Đánh giá ứng dụng Socrative
Socrative đơn giản và linh hoạt, và trên hết, nó hoạt động trên hầu hết mọi thiết bị hỗ
trợ web hoặc ứng dụng. Nếu được triển khai đúng cách, công cụ đánh giá này cho
phép giáo viên tạo nội dung dạng bài kiểm tra phong phú và thu hút tất cả học sinh
thơng qua các câu hỏi đánh giá q trình hình thành nhanh hoặc các cuộc thi nhóm
lành mạnh. Đó là một công cụ tuyệt vời để đánh giá việc học ngay lập tức hoặc khơi
mào cho cuộc trò chuyện, bởi vì có rất nhiều sự linh hoạt trong cách giáo viên cấu trúc
17



câu hỏi, câu trả lời và giải thích. Giáo viên có thể điều chỉnh cài đặt để học sinh có thể
xem tỷ lệ phần trăm trên màn hình thay vì các câu trả lời riêng lẻ; những học sinh ngại
giơ tay trong lớp sẽ đánh giá cao cơ hội được trả lời qua mạng và ẩn danh.
Sử dụng Socrative làm điểm khởi đầu, giáo viên có thể thúc đẩy các kỹ năng giao tiếp
hiệu quả bằng cách khuyến khích học sinh suy nghĩ chín chắn và tranh luận về các câu
trả lời một cách tơn trọng và có ý nghĩa. Ngồi ra, cơng cụ này có khả năng sắp xếp
từng câu hỏi theo tiêu chuẩn Common Core. Bạn có thể đo lường quá trình học tập của
học sinh bằng các báo cáo có thể in được, nhưng để xem dữ liệu dài hạn của học sinh
theo thời gian, bạn sẽ cần dành thời gian để tổng hợp các báo cáo riêng biệt thành một
báo cáo.
II. Giới thiệu về ứng dụng EDMODO
Edmodo là một ứng dụng thu hút các GV và HS với các yếu tố xã hội giống với
Facebook. Thông qua nền tảng này, việc theo dõi sự tương tác của HS trong môi trường
học tập Edmodo sẽ dễ dàng hơn. Edmodo là một nền tảng tương tác cho phép người dùng
tải lên và chia sẻ liên kết đến các trang web và một loạt các tệp kĩ thuật số không được
cho phép trong một số nền tảng. Hơn nữa, Edmodo cũng cho phép HS thành lập các
nhóm để học tập tương tác. Edmodo là một blog vi mơ có vẻ ngoài tương tự như
Facebook. Bằng cách sử dụng Edmodo, HS cảm nhận nó như một nền tảng học thuật rõ
ràng, không phải như trường hợp của Facebook, phần lớn được sử dụng cho mục đích phi
giáo dục. Edmodo cho phép tương tác GV - HS hai chiều. GV có thể giao tiếp với lớp
hoặc bất kì HS nào. Tương tự như vậy, một HS có thể giao tiếp với lớp hoặc gửi một tin
nhắn riêng cho GV.

18


- Thời gian phát hành: 01/09/2008
- Công ty phát hành: NetDragon Websoft, Best Assistant, Education Online Limited

- Nhà sáng lập: Jeff O’Hara, Nic Borg, Crystal Hutter
- Lượng người dùng: 87,4 triệu

Hình 1. Hai nhà sáng lập của mạng xa hội Edmodo

19


1. Edmodo có các tính năng gì ?
1.1. Library - Chia sẻ tài nguyên không giới hạn:
Hiện nay, một trong những trở ngại lớn nhất đối với giáo viên là làm thế nào để
chuyển tài nguyên, tài liệu học tập cho học sinh sinh viên một cách nhanh nhất và tiết
kiện chi phí nhất. Phương cách mà giáo viên hay làm là gửi bài qua email hoặc tải tài
liệu lên các nền tảng ứng dụng khác nhau như dropbox, mediafire, onedrive…với
cách này thì khó để quản lý tài ngun đó một cách hệ thống, khoa học. Tuy nhiên,
khi sử dụng ứng dụng Edmodo, giáo viên và học sinh sinh viên có thể chia sẻ các tài
liệu dưới nhiều định dạng khác nhau như: doc; ppt; xls; pdf; mp3; mp4…
1.2. Group - Cộng tác hiệu quả:
Edmodo là mạng xã hội được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực giáo dục, do vậy hoạt
động cộng tác, giao tiếp giữa GV với HSSV và giữa HHSV với HSSV được hỗ trợ
tối đa.
- Lớp học Edmodo: Chúng ta có thể tạo các lớp/nhóm giúp cán bộ GV và
HSSV chia sẻ tài nguyên, các ý tưởng về hoạt động dạy và học.
- Nhóm Edmodo nhỏ: Trong các lớp/nhóm học, chúng ta có thể tạo ra các
nhóm nhỏ hơn
giúp cho việc thảo luận, chia sẻ trong từng nhóm nhỏ được dễ dàng hơn qua
đó chỉ GV
và HSSV nhóm đó có thể truy cập thơng tin.
- Cộng đồng: Ứng dụng Edmodo cho phép mã nhúng đa dạng từ các ứng dụng
khác như voicethread giúp GV có thể dạy nói, chia sẻ video trên TED hayYoutube để

bổ sung nội dung học tập trên lớp, hay chia sẻ các bài giảng PPT cho học sinh để xem
mà không được tải về phát tán cho các mục đích khác
1.3. Poll + Quiz - Đẩy mạnh hoạt động dạy và học:
Edmodo cho phép giáo viên tích hợp đa dạng cơng cụ và ứng dụng trong quá trình
dạy học trên lớp qua các công cụ như lấy ý kiến đánh giá với chức năng polls, yêu
cầu sinh viên trả lời câu hỏi hay làm bài trắc nghiệm với quizzes, thảo luận, thông

20


báo tin tức với chức năng post và trao đổi hay chia sẻ tài nguyên học tập miễn phí
trên mạng với cách chia sẻ liên kết hay tải dữ liệu trực tiếp.
- Assignment- Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Thông qua kết quả kiểm tra, học
viên sẽ tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình thay
đổi lại cách học của bản thân sao cho phù hợp. Đối với giáo viên, việc kiểm tra đánh
giá sẽ giúp cho giáo viên định lượng được mục tiêu đã đề ra; nắm vững hơn tình hình
học tập của học viên từ đó nâng cao năng lực quản lý và giảng dạy.
- Tính năng giao bài: GV có thể giao bài tập (ssignments) rất dễ dàng, đồng thời có
thể gửi kèm theo cho sinh viên tài liệu, tài ngun, trang web…để giúp sinh viên có
thể hồn thành bài tập đó.
- Sử dụng Quizzes: Edmodo hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Do vậy, giáo viên
sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian triển khai đánh giá sinh viên, giờ đây chỉ ra đề và
xem điểm.
- Sử dụng Badges: Sử dụng tính năng badges của Edmodo, giáo viên có thể thể hiện
sự ghi nhận tiến bộ, nỗ lực, cam kết của học viên bằng các danh hiệu có sẵn hoặc tự
tạo như “HSSV chăm chỉ”, “HSSV tích cực”, “HSSV của tháng”,…
2. Cách tạo tài khoản giáo viên và sinh viên trên Edmodo
Để sử dụng Edmodo giáo viên, học sinh hay các bậc phụ huynh bấm
vào địa chỉ: , bấm “login” để đăng ngập băng địa chỉ
Email. Sau đó chọn tư cách thành viên tham gia cộng đồng Edmodo: I’m a taecher

(Tôi là giáo viên), I’m a student (Tôi là học sinh), I’m a parent (Tơi là phụ huynh).
• Đối với giáo viên thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thiết lập tài khoản giáo viên trên Edmodo. Tạo lập các lớp học, các nhóm
nhỏ trong mỗi lớp học online tương ứng với từng phần.
Bước 2: Hướng dẫn cho học viên cách thức tạo tài khoản cá nhân, cách thức kết nối
tài khoản cá nhân vào lớp học và kĩ thuật sử dụng Edmodo phục vụ việc học tập.
Bước 3: Tổ chức hoạt động giảng dạy trên Edmodo, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học viên trên Edmodo.
• Đối với học viên:
Bước 1: Đăng nhập, đăng ký vào Edmomo theo chỉ dẫn của giáo viên
21


Bước 2: Tham gia thảo luận, bình luận, nhắn tin trong Edmodo
Bước 3: Tham gia giải các bài tập theo yêu cầu của giáo viên
3. Ưu điểm – Nhược điểm của Edmodo

Hình 2. Mơ hình kết nối trong mơi trường Edmodo

3.1. Ưu điểm
- Xây dựng một “mạng xã hội” riêng cho lớp học. Mọi trao đổi trực tiếp của học sinh và
giáo viên đều được đưa lên môi trường nào
- Gắn kết: Edmodo được thiết kế giúp sinh viên hào hứng với hoạt động học tập như việc
sử dụng Facebook qua việc giảng viên dễ dàng thiết kế các hoạt động học tập kết hợp
trong và ngoài lớp học.
- Kết nối: Giảng viên là trung tâm trong mạng lưới học tập nhằm kết nối học sinh, phụ
huynh, nhà quản lý và các nhà xuất bản…
- Cá nhân hóa: Edmodo cung cấp các ứng dụng dễ dùng, hấp dẫn giúp tích hợp vào nội
dung mơn học qua đó cá nhân hóa quá trình học tập của mỗi sinh viên.
- Đánh giá: Edmodo giúp việc theo dõi tiến bộ học tập của sinh viên trở lên dễ dàng hơn.

Giảng viên có thể giao bài tập, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, lấy ý kiến, cho người học
đánh giá chéo…

22


- Chỉ bằng những đồ cơng nghệ có internet, học sinh và giáo viên có thể đễ dàng truy cập
để dõi theo bài tập trên lớp  Tăng tính tự học của học sinh.
- Học sinh, sinh viên truy cập mọi lúc mọi nơi học sinh, sinh viên có thể theo dõi, kết nối
với lớp học qua các thiết bị thơng minh có kết nối Internet trao đổi và sử dụng tài liệu
(điện thoại, máy tính bảng, laptop…). Vậy nên, lớp học Edmondo giúp học sinh, sinh
viên mở rộng cơ hội học tập, tăng tính tự học của học sinh và sinh viên.
3.2. Nhược điểm
- Cần phải kết nối Internet.
- Không thể phục hồi những thông tin bị mất.
- Bạn khơng thể tự xố các tài khoản mà bạn đã tạo ra cho mình, nếu muốn xố thì cần
phải gửi yêu cầu về hệ thống
4. Phương pháp học tập, giảng dạy có hiệu quả với Edmodo
Để áp dụng tốt Edmodo vào việc học tập và giảng dạy, ta cần phải biết được làm sao để
có những phương pháp học tập, giảng dạy hiệu quả. Dưới đây là các phương pháp học
tập, giảng dạy đối với giáo viên và học sinh.
• Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá để làm cơ sở đánh giá năng lực
của học viên. Thiết kế và đóng gói bài giảng, chia sẻ cho học viên yêu cầu trước khi lên
lớp, chia sẻ tài liệu liên quan đến môn học, yêu cầu học viên tự học hoặc trao đổi với giáo
viên về các vấn đề còn vướng mắc trong việc tự học.
- Ngoài ra, sau khi học xong một bài học, giáo viên nên giao các bài tập trực tuyến yêu
cầu học viên phải hoàn thành đầy đủ trong đúng thời gian quy định. Một số loại bài tập
như: Câu hỏi lựa chọn (Multiple Choise), phán đoán đúng/ sai (True/ False), câu trả lời
ngắn (Short Answer), điền vào chỗ trống (Fill in the blank), ghép đôi (Matching)…

- Trong quá trình chấm bài, giáo viên phải trực tiếp chữa lỗi sai trong bài làm của học
sinh, gửi ý kiến nhận xét, phản hồi về bài làm cho học viên.
• Đối với học viên:
- Sau khi nhận được bài tập mà giáo viên đã giao, học sinh cần có tính tự giác làm bài tập
và hoàn thành bài tập đúng thời hạn. Ngược lại, đối với học viên không làm bài hoặc nộp
bài trễ sẽ khơng được tính điểm và bị nhắc nhở.
23


- Bên cạnh đó, học viên cần rèn luyện tích cực, chủ động trong việc học tập, có tính mày
mị, tự khám phá. Sau khi nhận được kết quả từ bài làm của mình, học sinh cần xem lại
số câu trả lời đúng hoặc sai, đáp án chính xác từng câu để biết lỗi sai của mình ở đâu, từ
đó rút kinh nghiệm để lần kiểm tra tiếp theo sẽ khơng mắc phải những lỗi tương tự.
Ngồi ra, học viên xem phản hồi về bài làm của mình và có thể gửi khiếu nại kết quả với
giáo viên nếu có thắc mắc hoặc khơng đồng tình với kết quả giáo viên đã chấm.
- Từ những ý kiến nhận xét từ giáo viên, học sinh có thể nhìn nhận, rút kinh nghiệm vào
để chủ động nắm bắt, đánh giá được những ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt
kiến thức và kỹ năng của bản thân. Từ đó có thể đạt được những kết quả tốt hơn trong
những lần tiếp theo.
5. Đánh giá ứng dụng Edmodo
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, ta thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội giáo dục
Edmodo trong công tác dạy và học mang lại rất nhiều ích lợi. Tuy nhiên, có một thực tế
là mức độ sử dụng của ứng dụng này ở Việt Nam thật sự rất ít hay nói một cách chính xác
hơn là các GV, các nhà quản lý giáo dục chưa thật sự quan tâm. Trong khi đó, tại các
nước như Indonesia, Malaysia và Philippine, Edmodo được ứng dụng nhiều trong hoạt
động dạy và học ở cả bậc THPT và bậc đại học. Do đó, thơng qua bài viết này chúng tôi
mong muốn thúc đẩy việc áp dụng mạng xã hội giáo dục Edmodo nhằm nâng cao tính
Linh động - Tiện lợi - Tiết kiệm - Bảo mật trong hoạt động dạy và học, đồng thời kết
nối với cộng đồng giáo dục không chỉ trong nước mà cịn trong cộng đồng Asean (Hình
3).

Hình 3. Kết nối cộng đồng giáo dục trong khối Asean thông qua mạng xã hội Edmodo

24


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo

dục phổ thơng
2. Hải Bình - Giaoducthoidai, (2020), Ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng của

KT ĐG
3. Anh Thư, 2017, Ứng dụng Edmodo vào hoạt động dạy học
4. Thủy, N. T. T., & Hoà, N. T. Ứng dụng Socrative đánh giá thường xuyên trong

dạy học Vật lí
5. Seamolec (2014), Social Media Networking and Learning using Edmodo

Platform, Workshop on Utilization of Web-based Collaborative Tools in Teaching
and Learning, Seameo
6. Diệp, K., Võ, T. T. T., & Hồ, L. N. (2016). Mạng xã hội EDMODO: Một công cụ

để đổi mới phương pháp dạy và học.
7. Pros and Cons: Socrative. (2016, May 26). Gamification.

25


×