Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nhập môn qlxd chuong 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.22 KB, 57 trang )

CHƯƠNG 3: HỌC TẬP HIỆU QUẢ
GIỚI THIỆU
Mục tiêu quan trọng của mỗi sinh viên là trong lớp học phải tiếp thu được kiến thức một
cách hiệu quả nhất. Điều này được thực hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân
mỗi sinh viên, phong cách, tính khí và thế mạnh của sinh viên đó. Chương này trình bày
các phương pháp đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giúp sinh viên thành công.
Hầu hết sinh viên thường không muốn thử và đối mặt với những điều mới. Sinh viên có
thể đã rất thành cơng ở trường trung học với các phương pháp học tập của mình và tự hỏi
lý do vì sao cần phải phát triển các phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật khác nữa. Câu
trả lời là môi trường học tập của sinh viên đã thay đổi. Học tập ở đại học rất khác với thời
trung học. Các môn học được cấu trúc khác nhau và đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều hơn, khơng
chỉ trên lớp học mà cịn ở nhà. Thay đổi thói quen học tập theo hướng tích cực là một chìa
khóa dẫn đến thành cơng trong việc chọc tập và nghiên cứu khoa học. Học cách thích ứng
để đáp ứng những thách thức mới là một kỹ năng sẽ phục vụ sinh viên tốt hơn, không chỉ
ở trường đại học mà còn đối với cuộc sống.
Các phương pháp để đat kết quả tốt trong lớp học nêu trong chương này đã được chứng
minh có hiệu quả cho rất nhiều sinh viên. Sinh viên nên xem tất cả những phương pháp
này và tập thích ứng với chúng một cách phù hợp nhất theo tính cách của mỗi cá nhân. Nếu
khơng chắc chắn liệu chúng có đáp ứng được hay khơng, sinh viên hãy áp dựng thử một
thời gian và nhận xét kết quả thu được. Nếu chúng khơng thích hợp, sinh viên hãy áp dụng
những ý tưởng khác cho đến khi tìm được phương pháp phù hợp với phong cách của riêng
mình.
Ba yếu tố chính để thành cơng trong việc học tập là năng lực, thái độ và nỗ lực của bản
thân mỗi sinh viên. Với thái độ tích cực và nỗ lực học tập, sinh viên sẽ trở thành những kỹ
sư xuất sắc. Vì vậy hãy tin tưởng và tích cực học tập hiệu quả.


MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Nội dung chương này giúp cho sinh viên:
-


Nhận thức được các đặc điểm học tập ở đại học và các phương pháp học tập hiệu
quả.

-

Lập kế hoạch và thực hành các phương pháp học tập và tự tạo động lực học tập hiệu
quả.

-

Tin tưởng và tích cực học tập hiệu quả.

3.1 HỌC TẬP Ở ĐẠI HỌC
3.1.1 Bối cảnh và những thách thức đối với sinh viên Việt Nam
Việt Nam đang đứng trong quá trình hội nhập, giao thương kinh tế với nhiều nước trên thế
giới; công nghệ, khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, đặc biệt là cơng nghệ thơng
tin. Vì vậy, có rất nhiều kiến thức và kỹ năng mà con người cần phải tiếp thu để có thể
sống và làm việc tốt trong mơi trường năng động này.
Bên cạnh đó, q trình phân công lao động, cơ cấu và thị trường lao động đang biến đổi
rất lớn. Vì thế nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cũng đang thay đổi sao cho phù hợp với thi
trường lao động.
3.1.2 Những quan niệm mới về học tập ở bậc đại học
Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc đại học vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi
trường họ tập cũng khác xa bậc học phổ thơng. Vì vậy, sinh viên cần có phương pháp học
tập thích hợp để có thể tiếp thu được hết khối lượng kiến thức đồ sộ đó. Bước vào đại học,
khơng ít các tân sinh viên bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Sinh viên được coi là những
người đã trưởng thành, việc học và dạy ở đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách
nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân. Do đó, năng lực cơ bản của người được đào tạo
ở trình độ đại học là:
-


Sáng tạo.

-

Thích nghi, đáp ứng những biến động và sự thay đổi của hoàn cảnh.


-

Làm việc tập thể, đồng đội, nhóm.

-

Tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá để chủ động tự phát triển.

-

Học tập suốt đời trong một xã hội học tập.

3.1.3 Bốn trụ cột của học tập đại học
Với các thách thức và các quan niệm mới về học tập, Tổ chức Giáo dục và Khoa học của
Liên hợp quốc (UNESCO) đã xác định bốn trụ cột của học tập đại học như sau:
-

Học để biết (Learning to know).

-

Học để làm (Learning to do).


-

Học để làm người, để tồn tại (Learning to be).

-

Học để chung sống, hòa nhập (Learning to live together).

3.1.4 16 khó khăn thường gặp của các sinh viên trên thế giới
Nhiều sinh viên cho rằng có rất nhiều khó khăn khiến họ thất bại trong việc học và họ nghĩ
những sinh viên giỏi không bao giờ gặp phải những vấn đề như thế. Một kết quả nghiên
cứu cho thấy một sự thật, hầu hết tất cả học sinh, sinh viên ở các nước trên thế giới đều có
chung 16 vấn đề khó khăn phổ biến như sau:
-

Trí nhớ kém;

-

Thích trì hỗn cơng việc;

-

Lười biếng;

-

Nghiện trị chơi điện tử, xem ti vi, Internet;


-

Gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng;

-

Khả năng tập trung kém;

-

Ngủ gật trong lớp;

-

Sợ thi cử;

-

Hay phạm lỗi do bất cẩn;

-

Chịu áp lực từ gia đình;

-

Có q nhiều thứ để học và quá ít thời gian;

-


Thiếu kiên trì, dễ dàng bỏ cuộc;


-

Thầy cơ dạy khơng lơi cuốn;

-

Khơng có hứng thú đồi với môn học;

-

Dễ dàng bị xao nhãng;

3.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên
Trong giai đoạn chuyển tiếp, sinh viên năm thứ nhất thường mang theo một số đặc tính và
quan niệm có thể tác động đến việc học tập. Một số đặc tính và quan niệm điển hình đó là:
-

Tập qn thụ động của hầu hết sinh viên: sinh viên Việt Nam thường thụ động. So
sánh với sinh viên các nước, sinh viên Việt Nam thua họ ở sự chủ động, tích cực,
năng động.

-

Hầu hết sinh viên chưa có khả năng tự học tốt: khả năng tự học tốt quyết định việc
tiếp thu kiến thức bền chắc, sâu sắc nhất. Phải đúc kết, rèn luyện, tìm ra phương
pháp tự học tốt nhất cho mình.


-

Kỹ năng làm việc nhóm kém: kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng đứng
hàng đầu trong 20 kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết nhất, mà người kỹ sư, cử nhân
mới ra trường cần có để làm việc. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, do tình trạng
kinh tế, văn hóa, tập quán xã hội, sinh viên Việt Nam ít khả năng làm việc nhóm.

-

Tiêu cực, thiếu trung thực trong mọi công việc và học tập.

-

Sự bận tâm về việc làm thêm, kiếm sống.

-

Ngại khó, ngại khổ và thái độ trung bình chủ nghĩa.

Ngồi ra, xã hội hiện nay còn coi trọng bằng cấp hơn là thực học, coi trọng thầy hơn thợ,
coi trọng danh vị hơn thực tài. Do đó, người học thường chỉ học để đi thi lấy điểm, lấy
bằng cấp, mà ít chú trọng tích lũy kiến thức, nhất là khơng có thói quen quan sát tìm hiểu,
đánh giá, học hỏi, vận dụng kiến thức kinh nghiệm thực tiễn.
3.1.6 Một số đặc điểm khác biệt giữa học ở đại học so với học ở phổ thông
Sinh viên nên hiểu rằng môi trường học tập cũng như sinh hoạt ở đại học khơng cịn giống
như ở phổ thơng nữa. Sinh viên cần hiểu và thích ứng với những khác biệt để sớm thích
nghi và học tập hiệu quả.


Khối lượng kiến thức ở bậc đại học rất đồ sộ, có rất nhiều mơn học, mỗi mơn là một ngành

khoa học, một lĩnh vực kiến thức hoàn chỉnh. Khi học đại học, ngồi những mơn học bắt
buộc bạn có thể lựa chọn một số mơn học mà thậm chí bạn chưa nghe đến trước đó. Tuy
nhiên, hãy khám phá những điều chưa biết qua các môn học mi và tận dụng những bài học
thực hành, chúng sẽ rất có ích trong cuộc sống sau nay của mỗi người.
Ở đại học, có rất nhiều hoạt động học tập mà ở bậc phổ thơng sinh viên cịn xa lạ như: nghe
giảng, thảo luận, làm bài tập, làm thí nghiệm, thực hành, làm đồ án, thuyết trình, nghiên
cứu khoa học, …
Có nhiều nguồn thông tin, tài liệu cần phải tham khảo. Trước hết, sinh viên nên tìm nguồn
tài liệu, giáo trình theo sự hướng dẫn của thầy cô, rồi sắp xếp tài liệu theo thứ tự ưu tiên.
Ngoài ra, sinh viên nên tìm hiểu thêm kiến thức từ Internet, sách báo, tạp chí, …
Chất lượng học tập phụ thuộc vào năng lực, cảm xúc, phương pháp, thái độ học tập và sự
nỗ lực của từng cá nhân.
3.1.7 Học tập trong học chế tín chỉ
Tín chỉ là đại lượng đo khối lượng học tập trung bình của người học, tức là tồn bộ thời
gian mà một người học bình thường phải sử dụng để học tập. Bao gồm:
• Thời gian học tập trung trên lớp.
• Thời gian học trong phịng thí nghiệm, thực hành, thời gian làm việc dưới sự
hướng dẫn của giảng viên hoặc làm các phần việc khác đã được quy định ở
đề cương mơn học.
• Thời gian tự học, nghiên cứu, chuẩn bị bài, …
Phương pháp dạy và học theo học chế tín chỉ bắt nguồn từ hai triết lý đối lập tồn tại song
song: triết lý lấy người dạy làm trung tâm và triết lý lấy người học làm trung tâm. Phương
pháp đào tạo theo học chế tín chỉ theo triết lý: lấy người học làm trung tâm, giúp người học
có thói quen tự học, tự khám phá, lập thói quen tự giải quyết vấn đề, chủ động thời gian,
tự chọn thời khóa biểu và chương trình học.


Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hầu như mơn học nào cũng bao gồm ít nhất hai
trong ba hình thức tổ chức giảng dạy:
• Bài giảng của giáo viên.

• Thực tập, thực hành, làm bài tập, tiểu luận, thảo luận, làm việc theo nhóm.
• Tự học, tự nghiên cứu.
Đặc điểm khác biệt của dạy theo học chế tín chỉ so với kiểu dạy truyền thống:
• Dạy học bằng chính những hoạt động học tập của người học.
• Dạy học thông qua việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người
học.
• Dạy học thơng qua việc đánh giá và tự đánh giá của người dạy và người học.
Ở phương thức đào tạo truyền thống, người dạy có vai trị:
• Vai trị thầy: là nguồn kiến thức duy nhất, đầy đủ và tồn vẹn.
• Vai trị thống trị - độc quyền: là người có tồn quyền quyết định về nội dung,
phương pháp dạy, khối lượng và thời lượng mơn học mà người học phải hồn
tồn phục tùng.
Trong học chế tín chỉ, người dạy có thêm ba vai trị:


Cố vấn cho q trình học tập của sinh viên



Tham gia vào q trình dạy – học.



Cũng là người học và là nhà nghiên cứu.

Vai trò của người học:
Trong phương pháp đào tạo theo học chế tín chỉ, người học phải được tạo điều kiện để thực
sự trở thành người quyết định và là người thương lượng đối lượng chính mình, đối với mục
tiêu học tập, đối với các thành viên trong nhóm, lớp và đối với người dạy.
3.1.8 Học tập chủ động

Nếu học tập khơng có khoa học thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững
chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế. Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả học


tập, sinh viên phải có phương pháp trong tất cả các khâu: nghe giảng, ghi chép, làm bài và
chú tâm tự học.
Trong lớp học, sinh viên chú tâm nghe giảng thì hiệu suất tiếp thu kiến thức được truyền
đạt tới 50%. Trong đời sống hàng ngày, q trình thơng tin chiếm tới hai phần ba thời gian
hoạt động của con người, trong đó viết chỉ chiếm 9%, đọc 16%, nói 30% và nghe 45%.
Hiện nay, nhiều sinh viên nghe giảng một cách trong khoa học còn phổ biến. Người nghe,
hoặc cặm cụi ghi chép mà khơng hiểu người giảng nói gì, hoặc khơng suy nghĩ về bài
giảng, hoặc nghĩ đến việc khác. Kết quả là sau đó, đầu óc người nghe khơng có ý niệm rõ
ràng về bài giảng. Đây là sự lãng phí lớn về thời gian và sức lực của cả người giảng lẫn
người nghe.
Khơng ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà khơng cần ghi chép. Khi một ý niệm được
trực tiếp ghi trên giấy là hình ảnh của ý niệm này được đậm nét thêm trong trí não. Có ghi
chép bài, kiến thức càng dễ được tiếp thu và nhớ lâu. Nhiều sinh viên thích ghi chép nhưng
ghi chép khơng đúng cách, khơng khoa học. Cách ghi như vậy chỉ làm mệt nhọc cho cơ thể
và trí não một cách vơ ích.
Học đi đôi với hành, lý thuyết cần gắn với thực hành. Học khơng chỉ là lưu trữ kiến thức
rồi để đó, mà chỉ có thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu. Ở bậc học
cao hơn, thực hành, thực tập là hình thức học tập khơng thể thiếu ở các trường, nhất là
trường đại học. Thực tập có thể tiến hành ở phịng thí nghiệm, trên thực địa, hay ở các cơ
sở nghiên cứu, sản xuất…với mục đích rèn luyện các thao tác kỹ thuật nhằm củng cố, kiểm
tra kiến thức lý thuyết đã học và để tập dượt ứng dụng kiến thức khoa học trong thực tế.
Sinh viên cần rèn luyện khả năng tự học bởi không thể chỉ học thuộc các công thức, quy
luật, nguyên lý nêu trong tài liệu, mà phải tự tìm hiểu sâu thêm về những điều đã học. Phải
tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết hợp với trí
nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, hai loại trí
nhớ này hoạt đọng tách rời, chú ý nghe thì quên ghi hoặc ngược lại. Nhưng chỉ sau một

thời gian chú tâm tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này.


Việc tự học đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác và khả năng tập
trung chú ý. Sinh viên cũng rèn luyện sự chú tâm học với những mơn khơng thích, rèn
luyện nghị lực, sự chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả năng quý giá giúp các sinh
viên thành công, không chỉ trong học tập mà còn trong tất cả mọi việc.
Một trong những nguyên nhân khiến hầu hết sinh viên gặp khó khăn trong học tập và làm
việc là do thiếu tập trung, sự hứng thú và sự tập trung luôn đi cùng với nhau. Sự hứng thú
giúp dễ dàng tập trung, cịn sự tập trung tốt sẽ giúp có thêm hứng thú, chúng sẽ nâng cao
năng suất học tập và làm việc cho mỗi cá nhân. Vì vậy các sinh viên cần rèn luyện khả
năng này để có thể tiếp thu được kiến thức một cách hiệu quả.
Theo khẳng định của nhà giáo dục học người Mỹ Edgar Dale, người phát minh ra tháp học
tập, thì 90% kiến thức là con số mà con người có thể thu nhận nếu học tập bằng các phương
pháp chơi một trò chơi mô phỏng thực tế và làm thực tế.
3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
3.3.1 Để học tập hiệu quả
Học nhanh hay học chậm ở cùng một bộ não chỉ khác nhau ở cách học. Vấn đề chỉ là ở
phương pháp. Phương pháp khác nhau mang lại kết quả khác nhau. Một số sinh viên học
chỉ với:
• Hai bước: Họ xem qua sách và các ghi chú (bước 1) rồi đi thi (bước 2). Những
sinh viên này luôn nằm ở ranh giới giữa đậu và trượt. Hoặc là họ thi trượt
hoặc là họ đậu ở ngưỡng thấp nhất.
• Ba bước: Họ xem qua sách và ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2) rồi
đi thi (bước 3). Những sinh viên này thường đạt kết quả trung bình.
• Bốn bước: Họ xem qua sách và ghi chú (bước 1), cố gắng nhớ bài (bước 2),
làm bài tập thực hành (bước 3) rồi đi thi (bước 4). Những sinh viên này
thường đạt kết quả khá hoặc thỉnh thoảng giỏi.



Vậy làm thế nào để đảm bảo một kết quả học tập xuất sắc? Q trình học thành cơng cần
cố chín bước và phải bắt đầu từ ngày đầu tiên của học kỳ.
• Bước 1: Xác định mục tiêu rõ ràng.
• Bước 2: Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian hợp lý.
• Bước 3: Hành động kiên định.
• Bước 4: Áp dụng phương pháp đọc hiệu quả.
• Bước 5: Áp dụng phương pháp ghi chú hiệu quả bằng sơ đồ tư duy.
• Bước 6: Áp dụng mơ hình trí nhớ hiệu quả.
• Bước 7: Áp dụng lý thuyết vào thực hành hiệu quả.
• Bước 8: Tăng tốc cho kỳ thi.
• Bước 9: Đi thi.
Có một số sinh viên thơng minh hơn những sinh viên khác. Những sinh viên thông minh
học nhanh hơn và đạt hiệu quả tốt hơn. Trí thơng minh của một người có thể được rèn
luyện và bất kỳ ai cũng có thể trở nên thơng minh hơn.
Nếu sinh viên khơng thành thạo việc gì, hãy thực hiện việc đó nhiều hơn. Nếu kém Tốn
đại số, hãy làm Toán đại số thật số. Bộ não sẽ quen thuộc với Tốn đại số khi nó tạo ra
được nhiều liên kết nơron mới dành cho.
2. Học tập hiệu quả
Môn học này. Thực hành một việc càng nhiều lần thì sẽ làm việc đó càng tốt hơn. Càng tận
dụng bộ não bao nhiêu, bộ não càng thông minh bấy nhiêu.
Giáo sư tâm lý Steven Pinker, Đại học Harvard nhận định:
“Không có bí quyết gì cả! Nếu bạn muốn biết thật nhiều từ sách thì phải đọc thật nhiều
sách; nếu bạn muốn nhớ tốt mọi thư, phải tập nhớ mọi thứ. Khơng có con đường tắt nào
cả!”.


Bộ não cũng giống như cơ bắp vậy, phải biết cách tận dụng nó hoặc sẽ mất nó. Cách duy
nhất để phát triển cơ bắt là tập luyện thường xuyên, bằng các nâng những vật nặng hơn
những gì bạn có thể nâng được lúc bình thường. Bộ não cảm thất rất khó khăn, gay go. Mỗi
ngày, hãy tìm một vấn đề nào đó mà phải động não mới hiểu rõ hoặc thành thạo. Hãy thử

thách bản thân bằng việc khám phá hay tìm hiểu vấn đề đó.
Để tăng cường trí thơng minh, có thể áp dụng một số cách như sau:
• Đọc tiểu thuyết, xem kịch hoặc nghe nhạc cổ điển
• Liên tục đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong lớp học
• Thử thách bản thân bằng việc cố gắng giải đáp các câu hỏi hay những vấn đề mới
mẻ, phức tạp mỗi ngày.
• Khám phá thơng tin bên ngoài sách giáo khoa bằng việc học hỏi kiến thức mới trong
sách tham khảo.
• Khơng bao giờ bỏ qua các chủ đề và chương sách khó hiểu, hào hứng bắt tay vào
tìm lời giải đáp
• Hiểu rõ rằng: cách duy nhất để trở nên thông minh hơn là cảm thấy khó hiểu và
phạm sai lầm trong q trình rèn luyện. Từ đó mà cải thiện khơng ngừng.
• Chơi trị chơi ơ chữ
• Thăm các hiệu sách và hội chợ sách.
• Tìm cách liên hệ những gì muốn nhớ với một hình ảnh sinh động.
• Thường xun viết lên giấy, vẽ sơ đồ tư duy.
• Thư giãn
• Biết cách trì hoãn sự mãn nguyện...
Sinh viên cần phải tận dụng hiệu quả não trái và não phải, 90% các môn học trong trường
là những môn học thiên về não trái. Trong khi não trái phải liên tục làm việc hầu hết thời
gian, não phải hầu như chẳng làm gì nhiều. Nghĩa là não phải không được tận dụng đúng
công suất. Não phải cảm thấy rất “nhàm chán”, nên phải “kiếm việc để làm” và kết quả là
nó làm sao nhãng sự tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là phải sử dụng cả


não trái và não phải trong lúc học. Việc này không những tạp “công ăn việc là” cho não
phải, mà nó cịn giúp tăng gấp nhiều lần (chứ khơng chỉ gấp đôi) sức mạnh não bộ.
3.2.2 Phương pháp A.S.P.I.R.E
Phương pháp A.S.P.I.R.E (J.R Hayes là một phương pháp học tập hiệu quả, ứng dụng các
kỹ năng cần thiết, bao gồm:

A (Attitude): Thái độ học tích cực
Sinh viên có thể sắp xếp một lịch học phù hợp nhất với năng lực bản thân, vì mỗi người có
một giới hạn học riêng. Tránh để bị tác động bởi những yếu tố gây nhiễu như: ti vi, máy
tính, điện thoại, các cuộc hẹn..
S (Select): Lựa chọn công cụ học tập
Sinh viên không nên để quá nhiều sách vở hay tài liệu tham khảo trên bàn mà chỉ nên để
lại những tài liệu mà bản thân có thể đọc xong trong một khoảng thời gian nhất định. Tự
tập cho mình thói quen đọc trước mục lục, những ghi chú và đặt câu hỏi trước khi đọc, việc
này sẽ giúp ích trong q trình tìm kiếm thơng tin, tránh việc đọc mà khơng hiểu mình đang
cần gì.
P (Put together): Tổng hợp
Sinh viên tự đánh giá bản thân đã hiểu và ghi nờ được tới đâu trong suốt q trình học. Học
thuộc lịng khơng phải là cách tốt nhất, sinh viên có thể sử dụng mọi cách tóm tắt mà mình
thấy dễ nhớ nhất để lưu giữ kiến thức một cách hiệu quả như: vẽ sơ đồ tư duy, lập bản so
sánh, vẽ hình minh họa, sơ đồ,..
I (Inspect): Kiểm tra
Kiểm tra những phần chưa hiểu và nghiên cứu sâu hơn về phần đó bằng cách xem những
tài liệu khác hoặc hỏi ý kiến của giáo viên hay người hướng dẫn. Nếu có thể, sinh viên
cũng nên hỏi những cá nhân hoặc nóm người có kiến thức sâu rộng về vấn đề đang thắc
mắc đó. Nên nhớ: muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.


R (Reconsider): Xem xét lại
Xem xét và so sánh lại những gì đã tiếp thu với các câu hỏi, các lời bình và những ứng
dụng đang tìm kiếm. Cố gắng biến đổi những kiến thức đó thành của mình, sao cho khi
truyền đạt đến người khác thì họ cũng cảm thấy hấp dẫn và bổ ích.
E (Evaluate): Mở rộng
Ước đốn những phần mà bản thân sinh viên đang học sẽ giúp ích được gì trong những bài
kiểm tra sắp tới. Sau đó hãy tự đặt ví dụ về một câu hỏi và thứ tự mình trả lời để rút ra
những kinh nghiệm cần thiết khi làm bài chính thức như thời gian hồn thành, độ dài cần

thiết, những ý chính,..
3.2.3 Phương pháp đọc hiệu quả - SQ3R
Mục đích của việc đọc sách hiệu quả là để nắm bắt và hiểu thơng tin. Đọc sách có thể giúp
tiết kiệm 80% thời gian học nhưng vẫn nhớ và hiểu bài nhiều hơn. Phương pháp đọc hiệu
quả là biết cách tập hợp những từ khóa, theo hình 3.2 dưới đây:

HÌNH 3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỆU QUẢ THƠNG QUA TẬP HỢP NHỮNG TỪ
KHĨA


Phương pháp đọc hiệu quả giúp tăng tốc độ đọc, khả năng tập trung và năng lực lĩnh hội
kiến thức khi đọc. Sinh viên thường đọc ở tốc độc chậm hơn nhiều so với khả năng đọc
thật sự của mỗi người.
Thông qua phương pháp đọc hiệu quả này, sinh viên có thể đọc nhanh gấp ba lần tốc độ
đọc hiện tại. Điều này mang lại nhiều lợi thế cho chính bản thân mình so với mọi người
xung quanh. Sinh viên sẽ có nhiều thời gian hơn để thư giãn, hoặc chuyển sang việc ghi
chép, làm bài tập, ôn bài.
Đọc nhanh hơn giúp tăng khả năng tập trung và tiếp thu thông tin. Khai thác tối đa tiềm
năng của đôi mắt. Thơng qua việc đọc sách, sinh viên có thể kiểm tra được tốc độ đọc.
Những thói quen làm giảm tốc độ đọc: đọc bằng môi, đọc đi đọc lại, đọc từng chữ một,
tầm mắt hẹp.
Phương pháp giúp đọc hiệu quả: Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường: tìm kiếm
những ý chính và đánh dấu các từ khóa. Mở rộng tầm mắt để đọc một cụm 5-7 từ một lúc;
tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc; đọc phần tóm tắt cuối chương trước; liên tục
thúc đẩy và thử thách khả năng của chính bản thân.
Ngồi ra, sinh viên có thể tham khảo một phương pháp đọc hiệu quả khác là phương pháp
đọc SQ3R.
Phương pháp SQ3R hay SQRR được Francis Pleasant Robinson giới thiệu và năm 1946
trong quyển sách. Học tập hiệu quả (Effective Study). Đây là một phương pháp hữu hiệu
nhằm giúp sinh viên nắm hết tồn bộ nội dung thơng tin của một tài liệu, một quyển sách,...

thông qua việc phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực. Phương pháp này được nhiều
trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học
tập, nghiên cứu.
Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật sẽ sử dụng liên tiếp để đạt đén mục đích
cuối cùng là nắm tồn bộ nội dung của tài liệu:


Khảo sát (S – Survey) – Đặt câu hỏi (Q – Question) – Đọc (R – Read) – Thuật lại (R –
Recite) – Xem lại (R – Review).
• Khảo sát: Thu thập các thông tin cần thiết để tập trung và hình thành các mục đích
khi đọc. Trước khi đọc bất kỳ tài liệu nào bằng cách xem qua mục lục, các tiêu để
của chương, các tựa để, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận,... Chú ý những
bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong sách. Hãy cố gắng đưa ra ý kiến liệu rằng tài liệu
hay cuốn sách này có giúp ích gì khơng? Nếu cảm thấy rằng nó khơng có ích lợi gì,
hãy lựa chọn một cuốn sách khác. Việc xem xét tổng quát tài liệu sẽ giúp sinh viên
có một khái niệm ban đầu và quen thuộc với nội dung sắp đọc, cho phép ước lượng
thời gian cần thiết để đọc tài liệu.
• Đặt câu hỏi: Làm cho não bộ bắt đầu hoạt động và tập trung bằng cách dựng lên
một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội dung. Sinh viên có thể sử dụng kỹ thuật
5W3H (What – Where – Why – Who – How – How long – How many) để đặt các
câu hỏi hoặc sử dụng ngay các câu hỏi do giáo viên đưa ra, câu hỏi ở đầu chương
của sách. Đặt các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc thật sự, sẽ giúp các sinh viên có chủ
đích khi tiến hành đọc tài liệu.
• Đọc: Tiến hành đọc tài liệu. Trong quá trình đọc, hãy cố gắng tập trung tìm kiếm
các chi tiết nhằm giúp trả lời những câu hỏi đã đặt ra.
• Thuật lại: Thuật lại giúp não bộ tập trung đã đọc bằng chính ngơn ngữ của bản thân.
Nếu cần thiết, hãy viết ra các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy nghĩ, diễn
đạt của mình. Điều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngơn ngữ của mình
để thuật lại hay diễn tả lại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng
quên đến 80% nội dung mà mình đã đọc sau 2 tuần lễ, nhưng nếu tiến hành bước

thuật lại, thì chỉ qn có 20% với cùng thời gian hai tuần.
• Xem lại: Bước cuối cùng này theo đúng tinh thần “văn ôn, võ luyện”. Vào ngày
hôm sau, tuần sau, hãy thử quay lại quyển sách đã đọc và xem thử nhớ được và có
thể thuật lại bằng chính từ ngữ của mình bao nhiêu về nội dung. Ở bước này, sinh
viên chỉ nhìn lướt lại quyển sách đã đọc, các câu trả lời đã hoàn thành, các câu hỏi


đã đặt ra và thử xem có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu không,
hãy làm lại các bước trên. Bước cuối cùng này giúp cho nội dung được làm mới và
ghi nhớ lâu hơn trong trí óc.
3.2.4 Phương pháp ghi chú hiệu quả bằng sơ đồ tư duy
Tìm hiểu hàng ngàn học sinh giỏi cho thấy, có một kỹ năng chung mà họ sử dụng trong
học tập là họ luôn ghi chú theo nhiều cách phù hợp với từng cá nhân. Ghi chú cũng giúp
họ giảm thời gian ơn bài vì trong đó chỉ chứa đựng những thơng tin quan trọng họ cần phải
nớ. Có ba lý do chính tại sao phải gi chú:
• Ghi chú giúp tiết kiệm thời gian
• Ghi chú giúp tăng khả năng nhớ bài
• Ghi chú giúp hiểu bài tốt hơn
Theo khảo sát, có đến 95% sinh viên ghi chú theo kiểu truyền thống. Ghi chú theo kiểu
truyền thống là ghi chú thành từng câu, thường là từ trái sang phải. Có hai dạng ghi chú
kiểu truyền thống cơ bản:
• Dạng 1: Dạng đầu tiên của ghi chú kiểu truyền thống được tạo ra từ các đoạn văn
trong sách. Dạng ghi chú này giống như một quyển sách thứ hai nhưng khác một
chỗ là nó chỉ tổng hợp các khái niệm quan trọng.
• Dạng 2: Viết dưới dạng nhiều phần, trong mỗi phần có một số mục. Các đoạn văn
hoặc các câu văn ngắn được đánh số và sắp xếp theo trình tự. Mỗi câu văn chứa một
ý chính cần được học.
Ghi chú kiểu truyền thơng có một số bất lợi: Không giúp tiết kiệm thời gian, không giúp
nhớ bài tốt nhất và khơng giúp tối ưu hóa sức mạnh bộ não.
Một công cụ ghi chú hiệu quả phải tận dụng được những từ khóa và làm cho cả não trái lẫn

não phải, hay phần lớn công suất của não bộ được huy động triệt để nhằm mang lại hiệu
quả tốt nhất. Sơ đồ tư duy (Mind Map, được phát minh bởi Tony Buzan) chính là cơng cụ
ghi chú tuyệt vời giúp đạt được tất cả yếu tố trên (Hình 3.3)


HÌNH 3.3 SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ THỜI TIẾT
Những lợi ích của sơ đồ tư duy:
• Sơ đồ tư duy giúp tiết kiệm thời gian vì chỉ tận dụng các từ khóa.
• Sơ đồ tư duy tăng khả năng tiếp thu và giúp nhớ bài nhanh: hình dung, liên tưởng,
làm nổi bật sự việc.
• Sơ đồ tư duy sử dụng hai bán cầu não cùng một lúc.
• Có 3 loại sơ đồ tư duy giúp sắp xếp thông tin và học tập có hiệu quả:
• Sơ đồ tư duy theo đề cương, Sơ đồ tư duy theo chương, Sơ đồ tư duy theo đoạn văn.

3.2.5 Phương pháp ghi nhớ hiệu quả dành cho từ khóa
Trí nhớ giống như một thư viện đồ sộ, chứa đựng một khối lượng thông tin khổng lồ trong
hàng trăm ngàn quyển sách. Hầu hết thời gian, mỗi người thu nhận thơng tin một cách có
ý thức và khơng có ý thức. Thế nhưng, những thơng tin ấy không được lưu trữ theo thứ tự
ngăn nắp để dễ dàng tifmlaji sau này.


Một trong những bí quyết để phát huy trí nhớ là phát triển một hệ thống mục lục thông tin
trong não bộ. Hệ thống này giúp nhớ lại kiến thức một cách nhanh chóng khi cần. Viejc
ghi nhớ một thơng tin mới chỉ đơn giản là liên kết thông tin mới đó với một thơng tin khác
đã biết trước đó. Đối với đa số những người chưa được rèn luyện trí nhớ, q trình liên kết
thơng tin này chỉ đơn thuần thuộc về tiềm thức. Tiền thức của mỗi người đôi khi tạo ra
những liên kết bền vững, nhưng thường thì nó chỉ tạo ra những liên kết bền vững, nhưng
thường thì nó chỉ tạo ra liên kết yếu ớt. Khi có sự liên kết bền vững sẽ dễ dàng nhớ lại
thơng tin.
• Các khái niệm cơ bản liên quan đến trí nhớ:

• Hình dung;
• Liên tưởng;
• Làm nổi bật sự việc;
• Tưởng tượng;
• Màu sắc;
• Âm điệu;
• Tổng quát hóa;
• Hệ thống trí nhớ;
• Hệ thống liên kết; hình dung và liên tưởng;
• Tưởng tượng từ trừu tượng;
• Kỹ thuật gợi nhớ;
• Áp dụng hệ thống liên kết.
Năm bước để ghi nhớ hiệu quả:
• Bước 1: Xác định từ khóa giúp nhớ từng ý chính, thậm chí nhớ cả chủ đề.
• Bước 2: Chuyển từng từ khóa thành hình ảnh tượng trưng.
• Bước 3: Kết hợp tất cả các hình ảnh thành một câu chuyện hết sức nghịch lý và hài
hước.
• Bước 4: Vẽ lại diễn biến của câu chuyện ra giấy.


• Bước 5: Ơn lại các hình ảnh của câu chuyện ít nhất ba lần.

3.2.6 Phương pháp ghi nhớ hiệu quả dành cho số
Hệ thống số: Không giống như từ ngữ, số rất trừu tượng. Mỗi người khơng thể hình dung
số và do đó khơng thể liên tưởng kết hợp các số lại với nhau hoặc những thông tin khác.
Hệ thống khắc phục trở ngại này bằng việc gán một chữ cái có thể hình dung được vào mỗi
chữ số. Một khi hình dung được số sẽ có thể nhớ chúng dễ dàng. Kỹ năng này đặc biệt hiệu
quả trong việc nhớ ngày tháng năm và các phương trình hóa học.
Trí nhớ có một mơ hình hoạt động nhất định. Nếu hiểu được điều này, mỗi người sẽ hiểu
tại sao có những lúc học dễ dàng, hiệu quả, trong khi có những lúc lại cảm thấy đầu óc như

bị bão hịa khơng thể tiếp thu thêm nữa.
Để học tập hiệu quả, sinh viên cần tối ưu hóa thời gian trong mỗi lần họ. Học nhồi nhét
khơng hiệu quả vì sẽ qn 80% thơng tin mới trong vịn 24 giờ. Ơn bài là cách sẽ giúp tiết
kiệm thời gian nhiều hơn.
Tăng cường trí nhớ theo phương thức nhìn: ngồi nơi có thể thấy thầy cơ và màn hình rõ
rành. Viết, ghi chú trong bài giảng với nhiều hình ảnh có ý nghĩa, dùng sơ đồ tư duy. Vẽ
và viết lại những ghi chú có tổ chức hơn và cố làm nổi bật ý tưởng chính. Viết ra các ý cần
hỏi thầy cô. Đánh dấu và ghi chép trong tập vở, cuốn sách của bạn.
Tăng cường trí nhớ theo phương thức nghe: có thể dùng máy ghi âm để thu âm các bài
giảng; ngồi nơi có thể nghe rõ các thầy cơ giảng bài; tập trung vào những gì được nói, trao
đổi trong lớp và ghi chép từ máy ghi âm sau đó (nếu có); hãy đặt câu hỏi cho thầy cơ; hãy
đọc to cho chính mình nghe và ghi nhớ; liên kết với những gì đã biết.
Tăng cường trí nhớ theo phương thức chủ động bằng cách: tham gia hoạt động ở phịng thí
nghiệm thực hành hay thí nghiệm; liên hệ giữa những điều đã được nói với những gì đã


làm trong quá khứ; xin tham gia vào nhóm nghiên cứu của thầy cô để học hỏi thêm nhiều
kinh nghiệm; ln thực hiện các bài tập, bài thí nghiệm ở nhà.

3.2.7 Chiến lược, thói quen và phương pháp học tập qua hình ảnh – khơng gian
Việc học thường gắn với khối lượng thơng tin lớn và q trình tiếp thu từ những thông tin
rời rạc này. Để tiếp thu nhanh chóng một lượng lớn thơng tin, cần có chiến lượng và thói
quen học tập đúng đắn, đồng thời có thể dùng những bảng biểu để dễ ghi nhớ thay vì các
mẫu thông tin đơn lẻ.
Chiến lược trong học tập:
2. Học tập hiệu quả
Tập trung vào mục tiêu của khóa học. Hãy nói chuyện với giáo viên để hiểu rõ và áp dụng
những điều đó vào hồn cảnh của bản thân. Tầm sự trợ giúp của những người có kinh
nghiệm để liên hệ những điều đã học và những kiến thức mới.
Tìm kiếm các cơ hội sử dụng kiến thức mới: cách tiếp cận trực tiếp, sử dụng cách lưu ý

tưởng bằng hình ảnh thay vì giải thích bằng lời văn.
Chú trọng vào những phần kiến thức liên quan đến không gian, có hình vẽ minh họa. Ví
dụ: trong tốn học, mơn hình học có nhiều hình ảnh hơn là mơn đại số. Vật lý có nhiều
hình ảnh hơn hóa học. Nên thể hiện bằng hình ảnh càng nhiều càng tốt trong các mơn học
vê máy tính, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, ngun lý máy, ...
Tìm tịi những nghiên cứu mang tính độc lập hoặc mở để có thể đào sâu suy nghĩ.
Cách học kiểu giải quyết từng vấn đề, học từ các ví dụ cụ thê có thể giúp linh hoạt với kiến
thức sẵn có và có nhiêu phương án lựa chọn đê đánh giá, trình bày thơng tín.
Thói quen học tập:


Hãy ln hình dung tổng thể vấn đề khi học, nhất là khi đang học những phần nhỏ hoặc
những phân chỉ tiết.
Khi muốn nhớ điều gì đó, hãy nhắm mắt đề hình dung các thơng tin đê tiện cho việc gợi
nhớ lại các thơng tin. Sinh viên cũng có thể sử dụng những mảnh giấy nhỏ, mặt trước ghi
định nghĩa, mặt sau giải thích tương ứng. Chú ý đừng ghi quá nhiều, ghi chủ yếu dễ hình
dung các định nghĩa hoặc ý nhỏ,
Một khi bạn đã nắm được định nghĩa, tập áp dụng các thơng tin đó vào các tình huống, ví
dụ mới, hoặc dần dần nâng cao mức độ khó khi học thêm được nhiều điều mới, thay vì lặp
lại các ví dụ quen thuộc.
Sử dụng sơ đồ tư duy để sắp xếp các nội dung trong mối quan hệ với nhau. Dùng nhiều các
hình minh họa, bảng biểu, hình ảnh.
Tìm các nguồn dữ liệu có hình ảnh, minh họa khác nhau như: video, các chương trình
PowerPoint, bảng biểu, bản đồ và các chương trình nghe nhìn khác.
Sử dụng các thiết bị hiện đại:
Tận dụng các chương trình có hình vẽ của máy vi tính trong khi học hoặc xác định thông
tin.
Tận dụng các nút Stop, Start, Replay trong các chương trình nghe nhìn trên máy vi tính.
Tạo một chương trình sử dụng phần mềm hình ảnh hoặc âm thanh riêng để thay thế những
bản viết tay.

Phát triển và ứng dụng đồ họa hoặc mẫu vật ba chiều để hiểu được các kiến thức mới.
Nghe giảng trong lớp:
Tránh chỗ ngồi dễ bị phân tán trong lớp học (gần cửa số, cạnh cửa ra vào, ...).
Ln tìm cơ hội tạo hứng thú cho bài giảng bằng các hoạt động như: bài tập nhỏ, hỏi đáp,
hai người suy nghĩ và trả lời...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×