Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chiêm ngưỡng cặp rắn cuốn nhau cổ nhất Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.25 KB, 8 trang )



Chiêm ngưỡng cặp rắn
cuốn nhau cổ nhất Việt
Nam



Trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc nước ta, hình tượng
rắn dường như vắng bóng. Trong lúc có những con vật
được tôn vinh thuộc hàng "tứ linh" (Long, Ly, Quy,
Phượng) hoặc có những con vật gần gũi nhà nông cũng
hay được tạo tượng như cóc trên trống đồng, trâu, bò, gà,
lợn, chó… Tại sao lại có chuyện như vậy?

Theo nhiều nhà khoa học, có thể rắn đã biến hình thành một
con vật không có thật: rồng. Đúng là những con rồng thời Lý,
Trần có thân uốn khúc của loài rắn. Có thể con rồng đầu tiên
phải thoát thai từ loài rắn. Sau đó, rồng được "chắp" thêm
nhiều hình tượng các con vật khác, tùy vào trí tưởng tượng
của người đời và mang dấu ấn thời đại. Dĩ nhiên, nếu hình
tượng rắn đã biến hóa thành rồng rồi, thì trong điêu khắc
không còn thấy con vật này trong vóc dáng thực nữa.

Phải đến tận thời Nguyễn, khi đúc 9 chiếc đỉnh đang bày ở
sân Đại Nội (Huế), mà chúng ta thường gọi là "Cửu Đỉnh",
thì hình bóng của rắn mới lại xuất hiện. Duyên do là Cửu
Đỉnh khắc họa cảnh vật điển hình của nước Nam, từ núi
sông, biển cả đến các loài động vật, không thể không có mặt
loài rắn. Trong số 162 hình khắc họa của 9 cái đỉnh đồng, thì
có 36 hình động vật, trong đó có hình một con rắn và một con


trăn (cũng là loài rắn lớn).

Có lẽ ít người biết được rằng hình tượng rắn đã quen thuộc
với người Việt cổ từ thời văn hóa Đông Sơn. Trong cuộc khai
quật Làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An đã phát hiện 2 chiếc dao găm có tượng rắn đang cuốn
nhau.


Dao găm cặp rắn quấn nhau và voi.


Chiếc thứ nhất có độ dài khoảng 12cm, có lẽ là dao găm
minh khí chứ không phải là dao găm thường ngày sử dụng.
Đáng chú ý là phần lưỡi dao găm giống hoàn toàn các dao
găm khác của văn hóa Đông Sơn, nhưng phần cán dao lại là
một đôi rắn có thân đang quấn chặt vào nhau. Miệng rắn mở
to, có đôi mắt lồi. Một con đỡ đôi chân trước, một con đỡ đôi
chân sau của voi. Voi được mô tả có vòi dài. Trên lưng voi
có bành và trên đó lại có hình tượng một chiếc trống đồng.

Nghệ thuật tạo tượng của người Việt cổ đạt đến đỉnh cao, cái
mà ngày nay người ta gọi là mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật
công nghiệp. Tức là người xưa nhìn quanh mình, thấy cái gì
cũng có hồn, cái gì cũng có thể ghép tượng vào được. Ví dụ,
cái ấm có vòi dài được ghép vào hình tượng cổ chim và mỏ
chim, có cả mắt, trên cổ chim lại có 3 tượng người ngồi vắt
vẻo. Trên một cái muôi đồng cũng được ghép tượng một
người đang ngồi thổi khèn. Nghệ thuật còn là ở chỗ: người
xưa lược bỏ các luật viễn cận và tỷ lệ tự nhiên khi tạo tượng:

miệng rắn há ra lại ngoạm trọn chân con voi…


Hình tượng rắn trên Cửu Đỉnh (Huế). Ảnh tư liệu.


Cái đẹp của nghệ thuật tạo hình thể hiện tâm thức của người
xưa khi thể hiện cặp rắn quấn nhau. Có lẽ là rắn đực và rắn
cái, thể hiện sự phồn thực, âm dương giao hòa. Biểu tượng
phồn thực mong cho mọi loài sinh sôi nảy nở, mùa màng
cũng bắt chước loài vật mà bội thu.

Cặp rắn quấn nhau là biểu tượng phồn thực. Vậy thì hình
tượng của loài động vật này trong cặp mắt người Việt cổ phải
là hình tượng đẹp và rắn cũng là một loại linh vật, cội nguồn
của sinh sôi, của sự sống. Chiếc dao găm cán tượng này còn
mô tả một con voi, một động vật quen thuộc đã thuần hóa,
trên lưng voi lại là trống đồng. Điều này khiến ta liên tưởng
đến hình ảnh loài voi đã có công với người Việt cổ biết bao
nhiêu, từ thời văn hóa Đông Sơn đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu
cưỡi voi ra trận và voi còn theo chân người anh hùng dân tộc
Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh.

Nếu như ở nhiều cộng đồng dân tộc khác, ngựa đóng vai trò
quan trọng thế nào thì voi đã đóng vai trò quan trọng như thế
đối với người Việt xưa. Trống trên lưng voi, chắc là trống
trận. Tạo nên cặp tượng rắn quấn nhau - voi - trống đồng quả
là sức tưởng tượng và óc sáng tạo của người Việt cổ thật hết
sức phong phú mà ít gặp ở các cộng đồng cư dân cùng thời
khác.



Dao găm cặp rắn quấn nhau và hổ.


Chiếc dao găm thứ hai có độ dài khoảng 20 cm, cũng đào
được năm 1973 tại khu mộ cổ Làng Vạc. Dao có trang trí hoa
văn hình học ở 2 bên lưỡi. Cũng lại mô típ hai con rắn quấn
nhau, nhưng miệng rắn lại đỡ chân trước và chân sau của con
hổ.

Hình tượng cặp rắn quấn nhau trên cán dao găm đồng Làng
Vạc là tượng rắn cổ nhất nước ta. Các nhà khảo cổ học đã
từng phân tích niên đại bằng phương pháp khoa học tự nhiên
của khu mộ này, cho kết quả cách đây hơn 2.000 năm. Vậy,
với tư liệu hiện nay thì đây là hình tượng rắn sớm nhất ở ta,
bằng chất liệu đồng thau lóng lánh. Đẹp và rất có hồn, phản
ánh tâm thức của người Việt một thời. Thể hiện tượng rắn là
những người thợ đúc - nghệ sĩ tài hoa.

Hình tượng rắn trên cán dao găm Làng Vạc thật quý. Vì sau
đó, hình ảnh thật của loài rắn vắng bóng trên nghệ thuật tạo
hình Việt. Phải đến hơn 18 thế kỷ sau, rắn (và trăn) mới xuất
hiện lại trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn.

×