Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Về xứ Đoài, thăm chùa đá pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.46 KB, 6 trang )

Về xứ Đoài, thăm chùa đá
Xứ Đoài (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là một vùng đất mang đậm dấu ấn Phật
giáo, với hàng trăm ngôi chùa lớn, nhỏ.
Mang một phong cách rất riêng và độc đáo, với chất liệu xây dựng chủ yếu bằng đá xanh,
ngôi chùa Cực Lạc nằm trên đỉnh quả đồi thuộc thôn Yên Lạc, xã Cần Kiệm, huyện
Thạch Thất, Hà Nội là một sự ngạc nhiên thú vị cho du khách.

Chùa Cực Lạc
Theo truyền thuyết, đây chính là nơi thờ Phật Địa Mẫu
Theo sư cụ Thích Đàm Tường, người trụ trì ngôi chùa cho biết: “Chùa Cực Lạc đã có từ
hàng trăm năm trước, nhưng do bị chiến tranh tàn phá nên đến những năm 90 của thế kỷ
trước, ngôi chùa này hầu như không còn vết tích gì. Chùa cũng chẳng còn tấm bia nào ghi
lại lịch sử ra đời của nó cả. Khi tôi đến đây tiếp quản chùa thì chỉ còn vài đầu tượng cổ
làm bằng trấu trộn với đất sét”.
Hơn 10 năm qua, sư cụ Thích Đàm Tường đã vận động nhân dân địa phương cùng những
vị khách hảo tâm ở mọi miền Tổ quốc công đức tiền của, công sức để xây lại ngôi chùa.
Nét độc đáo của chùa Cực Lạc mới là tất cả các công trình đều được tạo dựng hoàn toàn
bằng đá, sỏi. Lời đề từ ở chùa cũng thể hiện điều đó:
“Thạch là đá
Đá là tinh của trời đất
Chùa đá – Tượng đá
Có sự uy nghi muôn thuở”.
Việc bố trí thờ cúng ở chùa Cực Lạc theo tín ngưỡng của người Việt là “Tiền thần hậu
Phật”, nên ngay trước cổng chùa là tượng của 8 vị thần bằng đá xanh rất đồ sộ, cao trên
2m, cầm binh khí, lệnh bài. Điều đặc biệt là hoa văn cách điệu trên tượng thần đều được
trang trí bằng đá dăm và sỏi đa sắc, trông rất lạ mắt của xứ Đoài.


Chùa Cực Lạc



×