Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

"Biết người biết ta" - Bí quyết đàm phán lương thành công docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.17 KB, 5 trang )




"Biết người biết ta" - Bí
quyết đàm phán lương
thành công
Trong hành trình tìm việc, hầu hết ứng viên đều cảm thấy lo lắng khi phỏng
vấn với nhà tuyển dụng. Trong đó, phần gây căng thẳng nhiều nhất lại chính
là quá trình đàm phán lương bổng. Đây luôn là một quá trình khiến cho
người tự tin nhất cũng cảm thấy không thoải mái.

"Biết người biết ta" - Bí quyết đàm phán lương thành công
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vượt qua tốt đẹp phần quan trọng này nếu
như biết rõ điều bạn mong muốn là gì và mình cần phải làm như thế nào.

Một trong những điều quan trọng nhất cần làm trước khi bàn vào chi tiết
công việc, hay đàm phán lương, đó chính là đặt ra các mong muốn của mình
một cách thực tế. Nếu đặt sự mong đợi quá cao, bạn dễ tạo cho nhà tuyển
dụng cảm giác bạn không hiểu về thị trường nghề nghiệp mà mình đang ứng
tuyển, bạn cũng sẽ dễ bị thất vọng nếu như thực tế mức lương và chế độ đãi
ngộ không như bạn mong muốn. Tuy nhiên, đặt mong đợi quá thấp cũng
không phải là sự lựa chọn tốt.

Vậy đâu là chìa khóa để đưa ra mức thương lượng hợp lí? Một chút phương
pháp và chịu khó tìm hiểu sẽ giúp ích cho bạn. Sau đây là 4 bước chuẩn bị
giúp bạn định lượng được giá trị của mình và đàm phán một cách tự tin.

1. Chủ động tìm hiểu

Ứng viên có thể tìm được rất nhiều các bảng khảo sát lương trên Internet.
Hãy hỏi thăm các công đồng những người làm công việc mà mình đang ứng


tuyển hay các website về nhân sự. Trên các trang tìm việc, bạn cũng có thể
tìm xem các quảng cáo tuyển dụng về công việc tương tự. Tuy các quảng
cáo này không phải lúc nào cũng liệt kê ra mức lương cụ thể, bạn hoàn toàn
có thể tìm được mức lương dao động mà các công ty thường đưa ra cho công
việc đó.

2. Hãy thực tế về kinh nghiệm của bạn

Bạn cần phải thành thật với bản thân về những gì bạn có thể và không thể
làm được. Ví dụ, bạn thấy mức lương 1.000 USD/tháng rất hấp dẫn, tuy
nhiên bạn không chắc mình có đủ năng lực để đảm đương công việc đó. Để
trở nên thực tế về những điều bạn có thể đạt được, hãy thực tế về những kỹ
năng, giá trị mà bạn đem đến cho nhà tuyển dụng.

3. Nhìn vào bức tranh lớn

Các ứng viên nên có cái nhìn toàn cảnh về công việc, không nên quá đặt
nặng chỉ một yếu tố. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, người tìm
việc không nên chỉ chú tâm vào lương bổng. Quan trọng hơn, họ nên xem
xét liệu công việc đó có phù hợp với mình hay không. Có rất nhiều yếu tố để
xem xét về một công việc mới, đó có thể là văn hóa doanh nghiệp, công việc
đó có mang lại sự thử thách, niềm hứng khởi cho bạn hay không. Bạn cần
liệt kê ra các mối quan tâm của mình và xem đâu là ưu tiên của bạn. Lương
bổng thật sự rất quan trọng và bạn cần đạt được mức lương hợp lí, tuy nhiên,
chỉ tập trung vào lương bổng mà xem nhẹ các yếu tố khác cũng không phải
là cách khôn ngoan khi tìm việc.

4. Quyết định có phương pháp

Hãy thử các giải pháp khác có thể “bù đắp” cho lương bổng. Ghi chú ra

những lợi ích khác cũng đem lại lợi ích cho bạn. Dù lương cao là rất tốt, tuy
nhiên, địa điểm làm việc gần nhà hay gói chăm sóc sức khỏe chất lượng cao
cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho bạn. Hoặc bạn có thể muốn đánh
đổi 1 phần mức lương của mình để có thêm thời gian nghỉ phép.

Hiểu rõ về những mong muốn của mình sẽ giúp bạn tự tin để đàm phán hiệu
quả. Hãy viết ra mức lương bổng cao nhất bạn mong muốn đạt được và mức
lương khiêm tốn hơn mà bạn có thể chấp nhận. Bạn cần cố gắng thương
lượng mức lương tốt nhất có thể, tuy nhiên, cũng vẫn nên dành cho mình
một khoảng lùi. Với các giới hạn này, bạn có thể thương lượng được mức
lương nằm trong khoảng mà mình mong muốn.

×