Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

TIN HỌC CƠ BẢN: Chương ` pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 42 trang )

TIN HỌC CƠ BẢN
Chương
1
SỬ DỤNG MÁY TÍNH
Chương này bao gồm
Copyright © 2006 Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về quản lý
Phòng 312, nhà A17, số 17 Tạ Quang Bửu, Hà Nội.

• Bài 1: Sử dụng máy tính
• Bài 2: Màn Hình Nền
• Bài 3: Quản lý tệp tin và thư mục
• Bài 4: Quản lý máy in

SỬ DỤNG MÁY TÍNH





























Bài học này hướng dẫn bạn các thao tác hết sức cơ bản khi bắt đầu làm
việc với máy tính, như bật, tắt máy tính, xem các thông tin cơ bản về máy
tính, thay đổi một số thiết lập và soạn thảo văn bản bằng máy tính. Đây là
những thao tác đơn giản nhưng hết sức quan trọng đối với những người
mới sử dụng máy tính lần đầu.



• Bật, tắt và khởi động lại máy tính đúng cách.
• Xem các thông tin cơ bản về máy tính để biết được phiên bản hệ điều
hành, tốc độ bộ vi xử lý và kích thước bộ nhớ RAM.
• Thay đổi ngày giờ hệ thống cho đúng với ngày giờ thực tế.
• Cài đặt các phần mềm cần thiết và gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết.
• Soạn thảo một văn bản đơn giản trong môi trường Windows.



Bật, tắt, khởi động lại
máy tính


Xem các thông tin cơ
bản về máy tính

Thay đổi ngày giờ

Thay đổi cấu hình
màn hình nền

Cài đặt và gỡ phần
mềm

Soạn thảo văn bản
1
Bài
Kết thúc bài học này bạn có thể
Mục tiêu

• Nhấp chuột
Chuột là thiết bị giúp người dùng có thể tương tác với máy tính một cách trực quan và dễ
dàng thông qua các thao tác bấm phím trên bề mặt chuột. Mỗi con chuột thường có hai
phím bấm, phím phải và phím trái.
Nhấp chuột là hành động bấm vào phím chuột. Khi nói nhấp chuột phải, có nghĩa bấm phím
chuột phải; nhấp chuột trái có nghĩa bấm phím chuột trái.
Thông thường bạn sử dụng phím chuột trái. Khi chọn một cái gì đó, b
ạn nhấp chuột vào nó bằng
phím chuột trái. Trong cuốn tài liệu này, khi chỉ nói nhấp chuột thì bạn mặc định hiểu đó là nhấp
chuột trái.
• Chọn và thao tác
Trong quá trình sử dụng windows, khi bạn muốn làm một việc gì đó, bạn phải nói cho

windows biết bạn đang định soạn thảo hay thao tác cái gì. Muốn thao tác trên đối tượng
nào, trước tiên bạn cần chọn đối tượng đấy. Do vậy, nếu bạn muốn di chuy
ển biểu tượng
trên màn hình nền, trước tiên bạn cần nhấp chuột để chọn nó rồi sau đó với sử dụng kỹ
thuật kéo thả để di chuyển biểu tượng.
• Nhấp đúp chuột
Nhấp đúp chuột có nghĩa bạn nhấp chuột hai lần liên tiếp (nhấp càng nhanh càng tốt). Đôi
khi bạn nhận thấy việc nhấp đúp chuột không có tác dụng vì có thể bạ
n đã hơi di chuột
giữa hai lần nhấp chuột. Do vậy, bạn cần chú ý giữ nguyên chuột giữa hai lần nhấp.
• Di chuyển đối tượng bằng “kéo thả”
Thuật ngữ “kéo thả” về bản chất là việc “giữ” một đối tượng bằng chuột và kéo nó đến một
vị trí mới. Kỹ thuật này có thể được áp dụng để di chuyển một biểu tượng từ
vị trí này đến
vị trí khác trên màn hình hoặc kéo các tệp tin từ thư mục này sang thư mục khác.
Để kéo và thả một đối tượng, trước tiên bạn phải nhấp chuột để chọn nó. Sau đó bạn giữ
phím chuột (ở trạng thái bấm) rồi di chuột đến vị trí khác. Nói tóm lại, kỹ thuật kéo thả cho
phép bạn dễ dàng di chuyển các đối tượng.
• Sao chép bằng “kéo thả”
Thao tác này cũng giống như b
ạn di chuyển đối tượng bằng cách kéo thả, chỉ khác là một
bản sao của đối được bạn kéo sẽ được đặt ở vị trí mới. Để sao chép thay vì di chuyển, bạn
giữ phím Ctrl khi bạn kéo chuột.
• Lựa chọn nhiều đối tượng
Bạn nhấp chuột vào một đối tượng nào đó để chọn nó. Tuy nhiên, khi nhấp chuột vào đối
tượng khác thì đối tượng đó được chọn nhưng đối tượng trước đây không được chọn nữa.
Để chọn nhiều đối tượng cùng lúc, bạn giữ phím Ctrl rồi nhấp chuột vào các đối tượng cần
chọn.
• Nút chuột phải
Khi bạn nhấp chuột phải vào một đối tượng nào đó, bạn sẽ thấy một thực đơn bật lên chứa

những mục liên quan trực tiếp đến đối tượ
ng. Chẳng hạn khi bạn nhấp chuột phải vào vùng
trống trên màn hình nền, bạn sẽ thấy một thực đơn bật lên cho phép bạn tùy chỉnh màn
hình nền.
Nội dung
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM


Thao tác nhấp chuột phải cho phép bạn tiết kiệm nhiều thời gian so với việc sử dụng các
thanh thực đơn trên các cửa sổ ứng dụng.

• Bật máy tính:
Để sử dụng máy tính, trước tiên bạn phải bật máy tính. Bạn thực hiện các công việc sau để
bật máy tính:
• Cắm dây nguồn của máy tính vào ổ điện.
• Bỏ đĩa mềm khỏi ổ đĩa mềm.

Bật công tắc nguồn.
Chú ý
: Nếu bình thường thì sau khoảng vài giây, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện các
dòng chữ. Nếu bạn không thấy gì xuất hiện trên màn hình thì có thể công tắc nguồn của
màn hình chưa bật.
Có thể hệ điều hành sẽ yêu cầu bạn nhập tên và mật khẩu. Nếu bạn không có mật khẩu,
hãy liên hệ với người quản lý máy tính.
• Tắt máy tính:
Để tắt máy tính, bạn thực hiện các bước sau:
• Lưu tất cả các t
ệp tin bạn đang làm việc.
• Đóng tất cả các ứng dụng bạn đang sử dụng.
• Nhấp chuột vào biểu tượng START (ở góc trái phía dưới của màn hình) và chọn

TURN OFF COMPUTER.
Hộp thoại Turn off computer xuất hiện.

• Nhấp nút TURN OFF
Chú ý
: Để tắt máy tính theo kiểu áp đặt, bạn bấm và giữ nút POWER trong khoảng 20
giây.
1.2. BẬT, TẮT VÀ
KHỞI ĐỘNG LẠI
MÁY TÍNH

• Khởi động lại máy tính:
Bạn thực hiện các bước sau để khởi động lại máy tính:
• Nhấp biểu tượng START.
• Chọn TURN OFF COMPUTER.
• Chọn RESTART



Bạn có thể xem các thuộc tính của hệ thống hoặc xem phiên bản của hệ điều hành bạn
đang sử dụng bằng cách:
• Nhấp biểu tượng START.
• Chọn SETTINGS rồi chọn CONTROL PANEL

Cửa sổ Control Panel xuất hiện.
• Chọn biểu tượng SYSTEM.

Hộp thoại System Properties xuất hiện, cho bạn biết phiên bản hệ điều hành đang
sử dụng, dung lượng bộ nhớ RAM, tốc độ vi xử lý …



1.3. X E M C Á C
THÔNG TIN CƠ
BẢN VỀ MÁY
TÍNH



Ở góc phải bên dưới cửa sổ của bạn có một đồng hồ nhỏ hiển thị giờ hiện tại của hệ thống.
Bạn có thể thay đổi ngay giờ của hệ thống bằng cách:
1) Nhấp đúp chuột vào biểu tượng đồng hồ ở góc phải phía dưới của màn hình.
Hộp thoại Date and Time Properties xuất hiện.

2) Thay đổi ngày giờ thông qua thẻ Date & Time
3) Thay đổi múi giờ thông qua th
ẻ Time Zone.
4) Đồng bộ thời gian trên máy tính của bạn với thời gian của máy chủ trên Internet thông
qua thẻ Internet Time.



Màn hình nền (Desktop) là màn hình đầu tiên bạn gặp khi bắt đầu làm việc với Windows.
Để tùy chỉnh màn hình nền, bạn nhấp chuột phải vào vùng trống trên màn hình nền và
chọn Properties.
Hộp thoại Display Properties xuất hiện như dưới đây.
1.4. T H A Y ĐỔI
NGÀY GIỜ




• Thay đổi Theme:
Theme là một tập hợp biểu tượng, phông chữ, mầu sắc, âm thanh và các phần tử khác được
định nghĩa trước để màn hình nền của bạn có một cái nhìn nhất quán và phân biệt với các
màn hình nền khác.
Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi theme:
1) Chọn thẻ Theme trong hộp thoại Display Properties (thẻ này được chọn mặc định).
2) Nhấp chuột vào mũi tên chỉ xuố
ng bên cạnh ô Theme và chọn theme mong muốn.
3) Nhấp OK.
• Thay đổi nền của màn hình nền:
Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi nền của màn hình nền:
1) Chọn thẻ Desktop trong hộp thoại Display Properties.
2) Chọn ảnh nền trong ô Background.
3) Nhấp OK.

1.5. THAY ĐỔI CẤU
HÌNH MÀN HÌNH
NỀN


• Thay đổi Screen saver:
Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi Screen saver:
1) Chọn thẻ Screen saver trong hộp thoại Display Properties.
2) Chọn screen saver trong ô screen saver.
3) Đặt thời gian đợi trước khi hiển thị screen saver ở ô wait.
4) Nhấp OK.

• Thay đổi kiểu cửa sổ và nút bấm:
Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi kiểu cửa sổ và nút bấm:


1) Chọn thẻ Appearance trong hộp thoại Display Properties.
2) Chọn kiểu cửa sổ và nút bấm trong ô Windows and buttons.
3) Bạn có thể thay đổi lược đồ mầu hoặc phông chữ trong ô Color scheme và font size.
4) Nhấp OK.
• Thay đổi độ phân giải:
Bạn thực hiện các bước sau để thay đổi độ phân giải của màn hình:
1) Chọn thẻ Settings trong hộp thoại Display Properties.
2) Nhấp chuột vào ô Screen resolution để thay đổi độ phân giải.
3) Nhấp OK.



• Cài đặt phần mềm
Hầu hết các chương trình ứng dụng ngày nay đều được cung cấp thông qua đĩa CD. Để cài
đặt phần mềm trên đĩa CD, bạn cho đĩa vào ổ đĩa và chương trình cài đặt sẽ tự động chạy.
Phần lớn các quá trình cài đặt là giống nhau và bạn phải làm theo các chỉ dẫn trên màn
hình.
• Gỡ bỏ phần mềm
Một số chương trình sau khi cài đặt sẽ cung cấp tiện ích g
ỡ bỏ trên thực đơn START của
Windows. Tuy nhiên, nếu chương trình không cung cấp tiện ích này, bạn có thể sử dụng
tiện ích Add or Remove Programs trong cửa sổ Control Panel.
Bạn thực hiện các bước sau để gỡ bỏ một phần mềm:
1) Nhấp biểu tượng START.
2) Chọn SETTINGS và chọn CONTROL PANEL.
3) Chọn Add or Remove Programs.
Cửa sổ Add or Remove Programs xuất hiện.

4) Chọn phần mềm bạn muốn gỡ rồi nhấp Remove.
• Bàn phím v

ới chức năng soạn văn bản


Hiện nay, chúng ta thường sử dụng loại bàn phím 101/102 phím.
Các phím được chia thành các nhóm:
1.6. CÀI ĐẶT VÀ GỠ
BỎ PHẦN MỀM
1.7. SOẠN THẢO
VĂN BẢN


• Nhóm các phím ký tự: dùng để nhập chữ cái và các dấu (phẩy, chấm, ngoặc kép,
lớn hơn, nhỏ hơn …)
• Nhóm các phím số: dùng để nhập chữ số và ký hiệu (tiền tệ $, phần trăm % …).
• Nhóm các phím chức năng: Từ F1 đến F12.
• Nhóm phím hỗ trợ: Ctrl, Alt, Shift và các phím đặc biệt như:
Caps lock: Khi bật phím Caps lock thì đèn Caps lock (thường ở vị trí trên cùng
bên phải bàn phím) cùng sáng, báo hiệu chế độ nhập văn bản chữ hoa
đang hoạt
động.
Enter: Nhấn phím Enter khi muốn thực hiện lệnh hay kết thúc một đoạn văn bản
và xuống dòng.
Tab: Chuyển đến đối tượng kế tiếp trong chương trình hoặc di chuyển qua nhiều
khoảng trắng một lúc.
Ctrl: Phím Ctrl thường được dùng kèm với một phím khác để xác định một mệnh
đề điều khiển (ví dụ: Ctrl + C = Copy).
Shift: Giữ phí Shift khi nhập văn bản sẽ
nhập các ký tự hoặc dấu được ghi ở phía
trên cùng của mỗi phím.
Home: Về đầu dòng hoặc về đầu trang siêu văn bản.

End: Về cuối dòng hoặc về cuối trang tài liệu siêu văn bản.
Page up / Page down: Cuộn lên / cuộn xuống giữa các trang tài liệu.
Esc: Hủy bỏ các giao tiếp giữa người và máy, đóng cửa sổ.
• Mở cửa sổ soạn thảo
Để mở chương trình soạ
n thảo văn bản, bạn nhấp chuột vào nút START, chọn Programs,
chọn Accessories rồi chọn Wordpad.
Giao diện của chương trình xuất hiện như sau:

Bạn nhập nội dung của văn bản vào vùng nội dung.
Để lưu văn bản vào đĩa cứng, bạn mở thực đơn File, chọn Save as.

Hộp thoại Save as xuất hiện, bạn nhập tên cho văn bản vào ô File name rồi nhấp Save.
• Soạn thảo tiếng Việt
Để soạn thảo và in ra một văn bản bằng tiếng Việt, bạn cần tìm hiểu vấn đề mã tiếng Việt,
các bộ phông tiếng Việt và sử d
ụng bộ gõ tiếng Việt.
Mã và phông chữ tiếng Việt:
Tiếng Việt có một số ký tự đặc biệt và hệ thống dấu thanh không có trong tiếng Anh. Vấn
đề lựa chọn cách mã hóa những ký tự này đưa đến nhiều giải pháp khác nhau. Do đó, hiện
nay có nhiều bộ mã tiếng Việt khác nhau. Đi kèm với các bộ mã là những bộ phông chữ
tương ứng để hiển thị và in ấn.
Các bộ mã và phông chữ ti
ếng Việt thường gặp bao gồm:
• Bộ mã TCVN3 là bộ mã tiêu chuẩn quốc gia năm 1993, thường được sử dụng tại
các tỉnh phía Bắc. Các bộ phông thiết kế kèm theo là phông ABC, thường được đặt tên bắt
đầu bằng dấu chấm và hai chữ vn. Phông chữ hoa kết thúc bằng chữ H. Ví dụ: .VnTime;
.VnTimeH.
• Bộ mã và phông VNI: do công ty Vietnam International (USA) phát triển, thường
được dùng ở các tỉnh phía Nam và ở ngoài nước. Các bộ phông VNI thường được đặt tên

bắt
đầu bằng VNI. Ví dụ: VNI-Time.
• Bộ mã tiếng Việt 16 bit TCVN 6909 là bộ mã theo chuẩn UNICODE đã được ban
hành như chuẩn quốc gia, được chính phủ quyết định sử dụng trong khối cơ quan hành
chính Nhà nước. Bộ phông chữ Unicode có sẵn trong mọi máy tính cài đặt hệ điều hành
Windows. Ví dụ: Time New Roman, Arial …
Giới thiệu bộ gõ UNIKEY:
Bộ gõ tiếng Việt là phần mềm cho phép gõ các ký tự tiếng Việt. Hiện nay, có nhiều phần
mềm thông dụng nhưng để thực hành kỹ năng với kiểu gõ telex, chúng ta sử dụng phần
mềm Unikey.
Cài đặt bộ gõ:
Bạn truy nhập vào website
để tải phần mềm về và tự cài đặt theo
hướng dẫn của chương trình.
Sử dụng bộ gõ:
Nhấp đúp vào biểu tượng Unikey trên màn hình nền để khởi động Unikey.

Hộp thoại Unikey xuất hiện.

Bạn chọn bảng mã trong ô bảng mã và kiểu gõ trong ô kiểu gõ. Hiện nay, bảng mã và kiểu
gõ được sử dụng phổ biến nhất là Unicode và Telex. Do vây, trong hai ô này, bạn chọn
Unicode và Telex. Chọn lựa xong, bạn nhấp nút Đóng.
Trên thanh tác vụ của Windows xuất hiện biểu tượng của chương trình Unikey. Nếu biểu
tượng là chữ V có nghĩa đang ở chế độ gõ tiếng Việt, nếu biểu tượng là chữ E có nghĩa
đang tắt chế độ tiếng Việt. Bạn nhấp chuột vào biểu tượng để chuyển đổi giữa chế độ gõ
tiếng Việt và tiếng Anh.

Cách gõ tiếng Việ
t kiểu Telex:


Ví dụ nếu bạn muốn gõ dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo kiểu telex
thì bạn gõ dòng chữ sau: “Coongj hoaf xax hooij chur nghiax Vieetj Nam”.





f = huyền
s = sắc
r = hỏi
x = ngã
j = nặng
aa = â
aw = ă
ee = ê
oo = ô
w, uw, ] = ư
Ow, [ = ơ
dd = đ
Z = Khử dấu (xóa dấu)
MÀN HÌNH NỀN













Tổng Kết Bài

Trong bài học này bạn đã học các nội dung:
• Bật, tắt, khởi động lại máy tính
• Xem các thông tin cơ bản về máy tính
• Thay đổi ngày giờ
• Thay đổi cấu hình màn hình nền
• Cài đặt và gỡ phần mềm
• Soạn thảo văn bản
Câu hỏi ôn tập
1. Bạn hãy trình bày cách bật tắt máy tính đúng cách.
2. Bạn hãy trình bày cách xem thông tin về kích thước bộ nhớ RAM của máy tính.
3. Thay đổi ngày giờ hệ thống theo giờ Việt Nam. Đặt múi giờ GMT +7.
4. Thực hành cài đặt phần mềm Unikey.
5. Mở chương trình Wordpad, gõ đoạn văn bản: “Đây là dòng văn bản đầu tiên của tôi.” Rồi lưu văn bản
dưới tệp tin Bai1.txt ở thư mục My Documents.

MÀN HÌNH NỀN



















Màn hình nền là cửa sổ đầu tiên của hệ điều hành Windows dành cho
người sử dụng. Người dùng ra lệnh cho hệ điều hành bằng cách thao tác
với biểu tượng. Bài học này cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về
biểu tượng, cửa sổ và các thao tác trên chúng.


• Nắm được khái niệm về biểu tượng và các biểu tượng phổ biến trên màn hình nền;
biết cách chọn và di chuyển biểu tượng.
• Nắm được khái niệm về cửa sổ, các thành phần khác nhau của cửa sổ; biết cách thực
hiện các thao tác đối với cửa sổ.


• Các biểu tượng phổ
biến trên màn hình nền
• Chọn và di chuyển
biểu tượng
• Mở tệp tin, thư mục
và ứng dụng từ màn
hình nền
• Các thành phần khác
nhau của cửa sổ

• Đóng, di chuyển và
thay đổi kích thước
Bài
2
Kết thúc bài học này bạn có thể
Mục tiêu

Biểu tượng là những hình ảnh nhỏ được sử dụng khắp mọi nơi trong Windows để biểu hiện
ứng dụng phần mềm, tệp dữ liệu, thư mục cũng như các tài nguyên phần cứng và công cụ.
Các biểu tượng xuất hiện trên màn hình nền, trong thực đơn và trong ứng dụng. Một số
biểu tượng biểu hiện các đối tượng thật, chẳng hạn chươ
ng trình hoặc tệp dữ liệu. Trong
khi một số biểu tượng chỉ là lối tắt tới đối tượng.
Trên màn hình nền thường có các loại biểu tượng sau:
• Biểu tượng của hệ điều hành:
Khi bạn chạy Windows XP lần đầu, các biểu tượng: My Documents, My Computer, My
Network Places, Internet Explorer và Recycle Bin được mặc định xuất hiện trên màn hình
nền.

• Biểu tượng thư mục:
Thư mục được Windows biểu diễn bằng biểu tượng túi hồ sơ mầu vàng. Tên biểu tượng
xuất hiện bên dưới. Để truy nhập nhanh đến thư mục, người ta thường tạo biểu tượng lối
tắt (shortcut) cho thư mục trên màn hình nền. Biểu tượng lối tắt thư mục là túi hồ sơ mầu
vàng có thêm mũi tên ở góc dưới bên phải. Bi
ểu tượng lối tắt thư mục không biểu diễn một
thư mục cụ thể mà nó chỉ cho phép bạn truy nhập nhanh đến thư mục.
2.1 C Á C B I Ể U
TƯỢNG PHỔ
BIẾN TRÊN
MÀN HÌNH NỀN



• Biểu tượng tệp tin:
Một tệp tin được Windows XP biểu diễn bằng một biểu tượng. Biểu tượng của tệp tin rất
đa dạng, tùy thuộc vào chương trình ứng dụng tạo nó. Biểu tượng lối tắt cho tệp tin giống
như biểu tượng tệp tin nhưng có thêm mũi tên ở góc dưới bên phải.
• Biểu tượng ứng dụng:
Một ứng dụng phần mềm được Windows XP biểu diễn bằng một biểu tượng, chẳng hạn
biểu tượng Internet Explorer.
• Chọn biểu tượng:
Để chọn biểu tượng, bạn di chuột đến biểu tượng và nhấp chuột. Khi biểu tượng được chọn
nó sẽ đổi mầu.


Biểu tượng thư mục



Biểu tượng lối tắt thư mục




Biểu tượng tệp tin



Biểu tượng lối tắt tệp tin




Biểu tượng ứng dụng


Biểu tượng lối tắt ứng dụng





• Di chuyển biểu tượng:
Để di chuyển biểu tượng, bạn nhấp chuột vào biểu tượng để chọn nó, giữ và di chuột để
kéo biểu tượng đến vị trí mong muốn.
Chú ý:
Nếu bạn di chuyển biểu tượng, nhưng nó lại tự động quay trở lại vị trí ban đầu thì là
do tính năng tự động sắp xếp màn hình nền đang được kích hoạt. Để tắt tính năng này, bạn
bấm chuột phải vào khoảng trống trên màn hình nền, chọn mục Arrange Icon by và bỏ
chọn Auto Arrange.


Để mở tệp tin, thư mục và ứng dụng từ màn hình nền, bạn nhấ
p đúp chuột vào biểu tượng.
Chú ý:
Khi tệp tin được mở, cả nội dung tệp tin và chương trình ứng dụng được sử dụng để
tạo tài liệu, đều được mở.


Khi bạn mở biểu tượng, nội dung của nó sẽ xuất hiện bên trong một cửa sổ. Các cửa sổ có
thể có một số thành phần khác nhau tuỳ thuộc vào loại chương trình, tệp tin và thư mục nó
hiển thị. Tuy nhiên, chúng đều có một số thành ph

ần cơ bản giống nhau.
• Thanh tiêu đề: Nằm ở phía trên cùng của cửa sổ. Nó hiển thị các thông tin như tên ứng
dụng và tên tài liệu đang làm việc.

• Thanh thực đơn: Chứa một loạt thực đơn thả xuống, cho phép bạn truy nhập tới mọi đặc
tính mà chương trình hoặc cửa sổ cung cấp. Mỗi thực đơn có nhiều mục để bạn lựa chọn.

• Thanh công cụ: Chứa một loạt biểu tượng, cho phép bạn truy nhập dễ dàng đến những
mục thực đơn được sử dụng thường xuyên nhất. Thanh công cụ chỉ là tuỳ chọn và bạn có
thể tắt chúng.

 Thanh trạng thái: Nằm ở đáy của cửa sổ và sẽ khác nhau đối với các chương trình và cửa sổ

Biểu tượng chưa chọn Biểu tượng đã chọn
2.2 CHỌN VÀ DI
CHUYỂN BIỂU
TƯỢNG
2.3 MỞ TỆP TIN,
THƯ MỤC VÀ
ỨNG DỤNG TỪ
MÀN HÌNH NỀN
2.4 CÁC THÀNH
PHẦN KHÁC
NHAU CỦ A
CỬA SỔ


khác nhau. Nó hiển thị thông tin về chương trình và tệp tin mà bạn đang làm việc.

• Thanh cuộn: Thanh cuộn ngang và cuộn dọc sẽ tự động xuất hiện ở đáy và cạnh cửa sổ

khi một phần nội dung trong cửa sổ bị che khuất. Bạn nhấp chuột vào các nút mũi tên ở hai
đầu các thanh cuộn để cuộn nội dung.


Bạn có thể thực hiện nhiều thao tác khi làm việc với cửa sổ, bao gồm: Mở rộng và thu nhỏ
cửa sổ, thay đổ
i kích thước cửa sổ, di chuyển cửa sổ, chuyển giữa các cửa sổ và đóng cửa
sổ.
• Mở rộng cửa sổ
Để mở rộng cửa sổ, bạn nhấp nút Maximize (nằm ở góc trên bên phải của cửa sổ).
Lúc này, cửa sổ sẽ chiếm toàn bộ màn hình và nút Maximize được chuyển thành nút
Restore.
• Khôi phục kích thước cửa sổ:
Nhấp nút Restore (nằm ở góc trên bên phải của cửa sổ) để khôi phục cửa sổ về kích
thước trước đây.
• Thu nhỏ kích thước cửa sổ:
Bạn có thể ẩn cửa sổ (thu nhỏ tới mức tối thiểu) để làm việc với các cửa sổ khác bằng cách
nhấp nút Minimize
(nằm ở góc trên bên phải của cửa sổ). Lúc này, cửa sổ trở thành
một nút trên thanh tác vụ.
• Di chuyển cửa sổ:
Để di chuyển cửa sổ, bạn di chuột vào thanh tiêu đề của cửa sổ, nhấp và kéo chuột để di
chuyển cửa sổ đến vị trí mong muốn.
• Thay đổi kích thước cửa sổ:
Để thay đổi kích thước cửa sổ, bạn di chuột đến các đường biên và góc của cửa sổ. Khi con
chuột đổi thành mũi tên 2 chiều thì bạn nhấp và kéo chuột.
- Đóng cửa sổ:
Để đóng cửa sổ, bạn nhấp chuột vào nút Close (nằm ở góc trên bên phải của cửa
2.5 ĐÓNG, DI
CHUYỂN VÀ

THAY ĐỔI KÍCH
THƯỚC CỬA
SỔ

sổ), hoặc bấm tổ hợp phím Alt+F4.

Mỗi cửa sổ đang mở đều có một biểu tượng trên thanh tác vụ của Windows. Để chuyển
sang cửa sổ khác, bạn chỉ cần nhấp chuột vào biểu tượng của cửa sổ trên thanh tác vụ hoặc
dùng tổ hợp phím ALT+TAB.





2.6 DI CHUYỂN
GIỮA CÁC CỬA
SỔ

Tổng kết bài
Câu hỏi ôn tập
1. Hãy trình bày sự khác nhau giữa biểu tượng tệp tin và biểu tượng lối tắt tệp tin.
2. Nhưng biểu tượng nào có sẵn sau khi cài đặt Windows?
3. Thành phần nào của cửa sổ hiển thị tên ứng dụng và tên tài liệu đang làm việc?
4. Khi mở một tệp tin thì cả nội dung tệp tin và chương trình ứng dụng tạo tệp tin đều
được mở. Đúng hay sai?

Trong bài học này bạn đã học các nội dung:
• Các biểu tượng phổ biến trên màn hình nền
• Chọn và di chuyển biểu tượng
• Mở tệp tin, thư mục và ứng dụng từ màn hình nền

• Các thành phần khác nhau của cửa sổ
• Đóng, di chuyển và thay đổi kích thước cửa sổ
• Di chuyển giữa các cửa sổ
QUẢN LÝ TỆP TIN VÀ THƯ MỤC















Trong hệ điều hành Windows, tệp tin là đối tượng chứa dữ liệu, thư mục là
đối tượng để lưu giữ, sắp xếp tệp tin thành một hệ thống phân cấp có tính
chặt chẽ và tiện dụng khi tìm kiếm. Bài học này giúp bạn nắm vững những
khái niệm về tệp tin và thư mục, cách tổ chức và quản lý chúng trong hệ
điều hành Windows.


• Nắm được cách tổ chức tệp tin và thư mục của hệ điều hành Windows.
• Tìm kiếm tệp tin và thư mục khi không biết chính xác vị trí lưu giữ chúng.
• Biết cách sử dụng chương trình Windows Explorer để hiển thị và quản lý tệp
tin và thư mục.

• Biết cách nén tệp tin hoặc thư mục thành tệp tin nén có kích thước nhỏ hơn
để thuận tiện cho việc trao đổi dữ liệu,
đặc biệt là trao đổi thông qua môi
trường Internet.

• Các khái niệm về ổ
cứng, thư mục và tệp
tin
• Các thao tác đối với
tệp tin và thư mục
• Quản lý tệp tin và thư
mục
• Tìm kiếm tệp tin và
thư mục
• Nén và giải nén tệp tin
và thư mục
Bài
3
Kết thúc bài học này bạn có thể
Mục tiêu

• Ổ đĩa cứng vật lý và lôgic
Máy tính lưu dữ liệu và kết quả xử lý trên các bộ nhớ ngoài, như đĩa mềm, đĩa cứng và đĩa
quang. Đĩa cứng có dung lượng rất lớn nên hệ điều hành có chức năng chia nhỏ đĩa cứng
vật lý thành các đĩa cứng lôgic để người dùng tiện sử dụng. Mỗi ổ đĩa được hệ điều hành
đặt tên theo một chữ cái.
Chữ cái A, B được sử dụng để gán cho ổ đĩa mềm. Các chữ cái từ C trở đi được dùng đề
gán cho các ổ đĩa cứng lôgic, đĩa quang, đĩa CD.
• Tệp tin (file)
Tệp tin là đối tượng chứa dữ liệu. Chẳng hạn văn bản khi nhập vào máy tính được lưu

thành tệp tin để sau này có thể mở ra xem lại, chỉnh sửa hoặc in ấn.
Tên tệp tin bao gồm 2 phần: Tên tệp tin và kiểu tệp tin. Hai phần này được phân tách bởi
dấu chấm.
- Tên tệp tin.Kiểu tệp tin
Phần kiểu tệp tin còn được gọi là phần mở rộng. Đây là thông tin quan trọng giúp hệ điều
hành thực hiện đúng yêu cầu của tệp tin. Ví dụ, nếu bạn bấm đúp chuột vào tệp tin
giaymoi.doc thì hệ điều hành có thể hiểu là sử dụng chương trình Microsoft Word để mở
tệp tin này.
Một số kiểu tệp tin thông dụng được liệt kê dưới đây:
+ Doc, txt, rtf: Các tệp văn bản, thường được tạo ra bởi các chương trình
soạn thảo văn bản.
+ Exe, bat: Các tệp tin chương trình.
+ Html, htm: Các tệp siêu văn bản.
+ Sql, mdb: Các tệp chứa cơ sở dữ liệu.
+ Mp3, dat, cda: Các tệp chứa âm thanh, video.
+ Gif, jpeg, bmp: Các tệp chứa hình ảnh.

• Thư mục (Folder)
Để lưu giữ, sắp xếp tệp tin thành một hệ thống phân cấp có tính chặt chẽ và tiện dùng khi
tìm kiếm, Windows XP cho phép người sử dụng xây dựng thư mục theo cách thức:
- Ổ đĩa cứng lôgic được xác định là thư mục gốc.
- Có thể tạo nhiều thư mục con trong thư mục.
- Tệp tin phải được chứa trong một thư mục.
Có thể hình dung hệ thống thư mục của Windows qua tủ đựng ngăn phiếu tra cứu sách tại
thư viện. Tủ đựng ngăn phiếu là thư mục gốc, trong tủ sách có các ngăn chia nhỏ theo
từng chủ đề, đó là các thư mục con. Mỗi tấm phiếu là một tệp tin chứa thông tin tóm tắt về
cuốn sách.
3.1 CÁC KHÁI NIỆM
VỀ Ổ ĐĨA
CỨNG, THƯ



• Giới thiệu về Windows Explorer
Windows Explorer là một tiện ích của Windows, cho phép bạn khám phá mọi khía cạnh
của hệ thống theo cái nhìn phân cấp.
Để mở chương trình này, bạn nhấp biểu tượng START, chọn Programs, chọn Accessories
rồi chọn Windows Explorer.

Cửa sổ Windows Explorer được chia thành hai phần. Phía bên trái là ô thư mục hoặc ô tác
vụ (Nhấp chuột vào nút Folders trên thanh công cụ để chuyển đổi giữa hai ô tác vụ và thư
mục) và phía phải hiển thị nộ
i dung cụ thể của thư mục.
• Hiển thị tệp tin và thư mục
Windows Explorer cho phép bạn hiển thị và sắp xếp thư mục và tệp tin theo nhiều cách.
Bạn nhấp nút Views trên thanh công cụ để truy nhập tới những tuỳ chọn hiển thị sẵn có.

- Thumbnails: Hiển thị các ảnh mà thư mục chứa bên trong biểu tượng thư
mục. Do vậy bạn dễ dàng nhận diện được nội dung của thư mục.

3.2 LÀM VIỆC VỚI
TỆP TIN VÀ
THƯ MỤC

×