Luận văn:“Một số giải pháp nâng cao
năng lực mời thầu trong xây dựng cơ
bản của ban quản lý dự án tỉnh Lạng
Sơn”
Mục lục
Mục lục 1
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU
THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN 5
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU 5
1. Các khái niệm 5
1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu. 5
1.2. Các khái niệm liên quan. 5
2. Các loại hình đấu thầu 11
2.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 11
2.2. Đấu thầu mua sắm hàng hoá 12
2.3. Đấu thầu xây lắp 12
3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu: 12
3.1. Nhóm 1 – Đấu thầu rộng rãi (Điều 18- Luật ĐT) 12
3.2. Nhóm 2 – Các hình thức lựa chọn khác: 13
4. Phương thức đấu thầu : 15
5. Vai trò của đấu thầu đối với xây dựng cơ bản 16
5.1. Đối với chủ đầu tư 16
5.2. Đối với các nhà thầu 16
5.3. Đối với Nhà nước 17
6. Hiệu quả mời thầu 17
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN TỈNH LẠNG SƠN 19
I. Vài nét về ban quản lý dự án tỉnh lạng sơn 19
1. Đặc điểm bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án: 19
1.1. Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án Tỉnh Lạng sơn 20
2. Cơ cấu hoạt động: 20
2.1. Trưởng Ban quản lý Dự án: 20
2.2. Phó Ban quản lý Dự án: 21
2.3. Phòng Tổ chức – Hành chính: 21
2.4. Phòng kế toán: 21
2.5. Phòng Tư vấn - Giám sát: 21
2.6. Phòng Dự án: 22
2.7. Phòng Giải phóng - Mặt bằng: 22
II. Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việt nam 22
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN QUẢN LÝ DỰ
ÁN TỈNH LẠNG SƠN 25
1. Việc tổ chức đấu thầu xây lắp của Dự án được thực hiện theo: . 26
1.1. Giới thiệu khái quát về Dự án: 27
1.1.1. Vị trí 27
1.1.2. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật 27
1.1.3. Giải pháp thiết kế 28
1.1.4. Kết cấi nền, áo đường: 30
1.2. Phạm vi đấu thầu: 32
1.2.1. Phạm vi đấu thầu: 32
1.2.2. Quy mô Công trình: 32
1.3. Hình thức đấu thầu: 39
1.4. Nguồn vốn đầu tư. 41
1.5. Điều kiện tài chính và phương thức thanh toán 41
1.6. Độ dài thời gian xây dựng công trình 42
1.7. Các yêu cầu về chất lượng vật liệu, thiết bị dịch vụ. 42
1.8. Yêu cầu mỗi nhà thầu chỉ có một đơn dự thầu: 42
1.9. Chi phí tham gia đấu thầu: 42
1.10. Các yêu cầu về khảo sát hiện trường: 43
1.11. Loại tiền bỏ thầu : Việt nam đồng 43
2. Yêu cầu tối thiểu về năng lực, kinh nghiệm đối với nhà thầu. 43
3. Nội dung và yêu cầu nộp hồ sơ đấu thầu. 46
3.1. Nội dung Hồ sơ đấu thầu của nhà thầu: 46
3.2. Một số yêu cầu về hồ sơ đấu thầu : 46
3.2.1. Thời hạn nộp Hồ sơ đấu thầu: 46
3.2.2. Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ đấu thầu: 46
3.2.3. Thủ tục giải quyết hồ sơ đấu thầu nộp muộn hoặc nộp sai
địa chỉ: 47
3.2.4. Sửa đổi và rút hồ sơ đấu thầu: 47
3.2.5. Về thư giảm giá: 47
3.2.6. Loại bỏ Hồ sơ đấu thầu về sự hợp lệ: 48
3.2.7. Xử lý vi phạm: 49
4. Mở Thầu, Xét thầu và trao hợp đồng : 51
4.1. Thủ tục mở thầu. 51
4.2. Thủ tục đánh giá hồ sơ đấu thầu: 52
4.3. Thủ tục giải thích, làm rõ hồ sơ đấu thầu trong quá trình đánh giá.
53
4.4. Việc công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng.
54
4.5. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng. 54
5. Danh sách các công ty tham gia đấu thầu 55
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC MỜI
THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
TỈNH LẠNG SƠN 56
I. ÁP DỤNG MÔ HÌNH O.D.C VÀO QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN
56
II. ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VỐN TRONG ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG CƠ BẢN 59
III. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT THẦU 61
IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC XÉT THẦU THÍCH HỢP 63
1. Phương pháp cho điểm: 63
2. Phương pháp xếp hạng: 64
3. Phương pháp hệ số: 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẤU THẦU
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm và thực chất của đấu thầu.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên
mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
- Thực chất: đấu thầu là việc ứng dụng phương thức xét hiệu quả kinh
tế trong việc lựa chọn các phương án tổ chức thực hiện. Phương pháp này là
đòi hỏi sự so sánh các phương án tổ chức trên cùng một phương diện như (kỹ
thuật hay tài chính) hay sự hài hoà giữa các phương diện để chọn lấy một
nhà thầu có đủ khả năng. Kết quả cuối cùng sẽ tìm ra được một phương án tổ
chức thực hiện tốt nhất.
Đấu thầu là một hoạt động tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã được
sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi khác trên thế giới. Kinh nghiệm cho thấy rằng
đấu thầu nếu được thực hiện có thể tiết kiệm được đáng kể so với những
phương pháp giao thầu. Có thể nói đấu thầu là một trong những yếu tố chính
bảo đảm sự thành công của các dự án. Đấu thầu nói chung là một phạm trù
kinh tế, nó gắn liền với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá, không có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì không có đấu thầu.
1.2. Các khái niệm liên quan.
- Dự án: Là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ
công việc, mục tiêu hoặc yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự
án không đầu tư.
- Dự án đầu tư: Là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hay cải tiến những đối tượng nhất định nhằm đạt được tăng
tưởng về số lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch
vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
- Chủ đầu tư: Là cá nhân hay tổ chức pháp nhân được giao trách nhiệm
trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Tổng mức đầu tư: Là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây
dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ
thuật.
- Tổng dự toán công trình: Bao gồm những khoản chi phí có liên quan
đến khảo sát thiết kế, xây lắp, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí sử dụng đất
đai, đền bù giải toả mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
- Vốn đầu tư được quyết toán: Là toàn bộ chi phí hợp pháp được thực
hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp
pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đãký kết và thiết kế dự toán được phê
duyệt, đảm bảo đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế
toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- Bên mời thầu: Là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc
đấu thầu.
- Nhà thầu: Là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu
thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn nhà thầu có thể là cá
nhân, nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thăàu xây lắp, là nhà chung cấp
trong đấu thầu mua sắm hàng hoá, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn
tư vấn là nhà đầu tư trong đấu thầu chuyển chọn đối tác đầu tư.
- Gói thầu: Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được
phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô
hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án.
- Hồ sơ dự thầu: Là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu.
- Mở thầu: Là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định
trong hồ sơ mời thầu.
- Xét thầu: Là quá trình phân tích đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét
chọn bên trúng thầu.
- Giá gói thầu: Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch
đấu thầu của dự án trên cở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được
phê duyệt.
- Giá dự thầu: Là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã
trừ phần giảm giá (nếu có) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện
gói thầu.
- Giá đề nghị trúng thầu: Là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá
dự thầu của nhà thầu được đề nghị trúng thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh
các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Giá trung thầu: Là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm
quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ cho bên mời thầu thưởng
thoả hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu. Giá trúng thầu
không lớn hơn giá gói thầu trong kinh tế đấu thầu được duyệt.
Trước khi tìm hiểu các phần tiếp theo của đấu thầu xây lắp, ta cần
thống nhất cách hiểu một số thuật ngữ thường dùng. Những thuật ngữ này
được giải thích theo Qui chế đấu thầu (ban hành kèm theo Nghị định số
43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ) và Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
(ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ) theo
đó thì:
- "Xét thầu" là quá trình phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét
chọn bên trúng thầu.
- "Bên mời thầu" là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư
có dự án cần đấu thầu.
- "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư" là:
+ Hội đồng quản trị hoặc Ban quản trị nếu vốn đầu tư thuộc sở hữu
của công ty hoặc hợp tác xã.
+ Một số tổ chức hoặc một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc
được uỷ quyền theo Luật định, nếu vốn đầu tư là vốn Nhà nước.
- "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và có tư cách pháp
nhân để tham gia đấu thầu, nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấu
thầu tuyển chọn tư vấn.
- "Gói thầu" là một phần công việc của dự án đầu tư được phân chia
theo tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án, có qui mô hợp lý và bảo đảm
tính đồng bộ của dự án để tổ chức lựa chọn nhà thầu. Gói thầu cũng có thể là
toàn bộ dự án.
- "Tư vấn đầu tư và xây dựng" là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về
kiến thức kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét
quyết định kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư.
- "Xây lắp" là những công việc có liên quan đến quá trình xây dựng và
lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình
- "Vật tư thiết bị" bao gồm thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị lẻ, thành
phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu và vật liệu.
- "Sơ tuyển" là bước chọn các nhà thầu có đủ tư cách và năng lực để
tham dự đấu thầu.
- "Nộp thầu" là thời hạn nhận hồ sơ dự thầu được qui định trong hồ sơ
mời thầu.
- "Mở thầu" là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được qui định
trong hồ sơ mời thầu.
- "Danh sách ngắn" là danh sách thu hẹp các nhà thầu được lựa chọn
qua các bước đánh giá hồ sơ dự thầu.
- "Dự án đầu tư" là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch
vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định.
- "Công trình xây dựng" là sản phẩm của công nghệ xây lắp gắn liền
với đất (bao gồm cả mặt nước, mặt biển và thềm lục địa) được tạo thành
bằng vật liệu xây dựng, thiết bị vào lao động.
Công trình xây dựng bao gồm một hạng mục hoặc nhiều hạng mục
công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh (có tính
đến việc hợp tác sản xuất) để làm ra sản phẩm cuối cùng nêu trong dự án.
- "Chủ đầu tư" là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao
trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của Pháp
luật.
+ Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước hoặc dự án có cổ
phần chi phối hay cổ phần đặc biệt của Nhà nước thì chủ đầu tư là doanh
nghiệp Nhà nước (tổng công ty, công ty), cơ quan Nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức quản lý dự án được người có thẩm
quyền quyết định đầu tư giao trách nhiệm trực tiếp quản lý sử dụng vốn đâu
tư.
+ Đối với các dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty
cổ phần hoặc hợp tác xã, chủ đầu tư là công ty hoặc hợp tác xã.
+ Đối với các dự án đầu tư của tư nhân, chủ đầu tư là người sở hữu
vốn.
+ Đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chủ đầu tư là các
bên hợp doanh (đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh); là Hội đồng
quản trị (đối với xí nghiệp liên doanh); là tổ chức cá nhân người nước ngoài
bỏ toàn bộ vốn đầu tư (đối với xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và dự án
BOT).
- "Tổng mức đầu tư" là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây
dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ
thuật. Tổng dự toán công trình bao gồm những khoản chi phí có liên quan
đến khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền
bù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
- "Vốn đầu tư được quyết toán" là toàn bộ chi phí hợp pháp đãthực
hiện trong quá trình đầu tư dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là
chi phí theo đúng hợp đồng đãký kết bảo đảm đúng chế độ kế toán của Nhà
nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quyết định
đầu tư.
Trong cuốn "Điều kiện hợp đồng đối với công trình xây dựng" do
Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) soạn thảo còn giải thích thêm một
số thuật ngữ khác như:
- "Nhà thầu phụ" là người được gọi trong hợp đồng là người thầu phụ
cho một bộ phận công trình hoặc người mà một bộ phận công trình được
giao cho thầu phụ với sự đồng ý của kỹ sư và những người thừa kế hợp pháp
của người đó chứ không phải người được uỷ quyền của người đó.
- "Hồ sơ đấu thầu" là bản chào giá mà nhà thầu đề nghị với chủ công
trình để thi công và hoàn thiện công trình và sửa chữa những sai sót theo
đúng những qui định của hợp đồng, như giấy chấp nhận trúng thầu đãchấp
nhận.
- "Giấy chấp nhận trúng thầu" là sự chấp nhận chính thức hồ sơ đấu
thầu của chủ công trình.
2. Các loại hình đấu thầu
Để đạt được mục tiêu của công tác đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đặc thù về hàng hoá
và dịch vụ cần mua, hoạt động đấu thầu được chia làm 3 lĩnh vực chủ yếu.
2.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Trong đầu tư để thực hiện tốt tất cả các quá trình từ bước xác định dự
án, chuẩn bị báo cáo tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi đến tổ chức
thực hiện giám sát quá trình xây dựng … cần có đội ngũ chuyên gia có kinh
nghiệm và có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới để làm
công tác tư vấn, phục vụ cho các quá trình này. Do đó nhà tài trợ trong quá
trình đấu thầu thường yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Đối tượng chọn để mua là các dịch vụ tư vấn của các chuyên gia bao gồm
các công việc:
Tư vấn chuẩn bị đầu tư:
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
+ Thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi
Tư vấn thực hiện đầu tư :
+ Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán
+ Thẩm định thiết kế và tổng dự toán
+ Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá và xếp hạng nhà thầu
Các tư vấn khác :
+ Vận hành trong thời gian đầu
+ Thực hiện chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý
dự án
Trong quá trình tuyển chọn tư vấn, các nhà thầu cạnh tranh nhau bằng
việc cung cấp các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn có thể
thực hiện được tốt nhất các yêu cầu của bên mua. Các nhà thầu hay chính là
các nhà tư vấn khi tham gia dự thầu thường không phải nộp bảo lãnh dự thầu
như các lĩnh vực mua sắm khác bởi uy tín và trách nhiệm đối với công việc
của các nhà tư vấn.
2.2. Đấu thầu mua sắm hàng hoá
Đây là một trong những loại hình đấu thầu thực hiện đầu tư nhằm lựa
chọn các nhà cung cấp hàng hoá có đủ chất lượng theo yêu cầu của cơ quan
mua sắm với chi phí hợp lý nhất cùng với dịch vụ thuận lợi đối với người
mua. Cũng như trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, các nhà thầu cung cấp
hàng hoá luôn cạnh tranh nhau bằng uy tín của mình.
2.3. Đấu thầu xây lắp
Đấu thầu xây lắp là loại hình đấu thầu thực hiện dự án nhằm lựa chọn
nhà thầu thực hiện các công việc xây lắp của dự án. Như vậy đấu thầu xây
lắp có thể hiểu là quá trình mua bán đặc biệt, sản phẩm là các công trình xây
dựng. Trong lĩnh vực xây lắp, các nhà thầu chủ yếu cạnh tranh nhau bằng
giải pháp kỹ thuật, chất lượng công trình và giá cả đặc biệt, giải pháp thưc
hiên luôn la yếu tố quan trọng để giành thắng lợi. Tuy nhiên với các trường
hợp yêu cầu kỹ thuật không cao thì giá lại là yếu tố quan trọng giúp nhà thầu
thắng thầu.
3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
3.1. Nhóm 1 – Đấu thầu rộng rãi (Điều 18- Luật ĐT)
Đây là hình thức lựa chọn ra sự cạnh tranh cao nhất do vậy sẽ đưa tới
hiệu quả tốt nhất. Theo hình thức này Bên mơi thầu phải thông báo mời thầu
ít nhất 10 ngày trên tờ báo về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của Nhà
nước và phải dành đủ thời gian cho nhà thầu chuẩn bị HSDT của mình theo
yêu cầu của HSMT ( tối thiểu là 15 ngày đối với đấu thầu trong nước và 30
ngày đối với đấu thầu quốc tế ). Mọi nhà thầu có đủ tư cách hợp lệ theo quy
định tại Điều 7 và Điều 8 của luật, đều có thể đăng ký tham dự cuộc thầu.
Theo hình thức này, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, trong HSMT
không đươcj nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà
thầu hoặc nhằm lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu nào đó.
3.2. Nhóm 2 – Các hình thức lựa chọn khác:
- Đấu thầu hạn chế (Điều 19 – Luật ĐT)
Hình thức này đươc áp dụng cho một số gói thầu khi có tính đặc thù
như yêu cầu của nhà tài trợ, chỉ có một số nhất định nhà thầu có khả năng
đáp ứng yêu cầu của gói thầu do gói thầu có yêu cầu về kỹ thuật.
Đối với hình thức nàyn yêu cầu phải mời tối thiểu 5 nhà thầu tham dự,
trương hợp thực tế chỉ có ít hơn 5, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền
xem xét, quyết định.
HSMT trong đấu thầu hạn chế cũng phải đảm bảo tính cạnh tranh như
HSMT đối với đấu thầu rộng rãi.
- Chỉ định thầu (Điều 20- Luật ĐT)
Đây là hình thức cho phép lựa chọn một nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và theo quy
trình do Chính phủ quy định. Theo đó, Bên mời thầu vẫn phải đưa ra các yêu
cầu đối với gói thầu ( tương tự như HSMT) để nhà thầu chuẩn bị đề xuất
(tương tự như HSMT). Tiếp do bên mời thầu vẫn phải đánh giá đề xuất của
nhà thầu so với các yêu cầu của gói thầu, nếu đạt yêu cầu thì phê duyệt kết
quả chỉ định thầu theo quy định và mời nhà thầu này vào thương thảo hợp
đồng để ký kết. Đồng thời, dự toán đối với gói thầu phải được duyệt theo quy
định để có cơ sở cho việc quyết định chỉ định thầu.
Do sự hạn chế về cạnh tranh của hình thức này nên nó chỉ dươc áp
dụng trong một số trường hợp hết sức đặc biệtnhư đối với trường hợp sự cố
bất khả kháng( do thiên tai địch họa, hoặc sự cố cần khắc phục ngay); bí mật
quốc gia, cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh, an toàn năng lượng, các gói
thầu có giá trị nhỏ, yêu cầu cần đảm bảo tính tương thích của thiết bị,công
nghệ.
Như vậy, viêc thực hiện chỉ định thầu cũng được tiến hành qua các
bước như một cuộc đấu thầu. Tuy không tốn thời gian để đánh giá so sánh
các HSDT nhưng cũng phải đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu và vẫn phải
tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để gắn trách nhiệm của 2 bên.
- Mua sắm trực tiếp(Điều 21- Luật ĐT)
Hình thức này đươc áp dụng trên cơ sở hợp đồng thông qua đấu thầu
đã được ký trước đó không quá 6 tháng khi có nhu cầu mua sắm với nội dung
tương tự, với đơn giá không vượt đơn giá tương ứng đã ký trong hợp đồng
trước đó. Hình thức này cũng được áp dụng đối với gói thầu tương tự thuộc
cùng một dự án hoặc các dự án khác.
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa (Điều 22 -Luật ĐT)
Hình thức này áp dụng cho gói thầu dưới 2 tỷ đồng để mua sắm hàng
hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn
hóa và tương đương về chất lượng. Nghĩa là, khi áp dụng hình thức này, chỉ
cần so sánh về giá giữa các báo giá ( nhưng yêu cầu tối thiểu phải có 3 báo
giá từ 3 nhà thầu khác nhau).
- Tự thực hiện (Điều 23- Luật ĐT)
Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực
và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dụ án do mình quản lý và sử
dụng. Nhưng điều kiện cần là phải có dự toán được duyệt theo quy định và
đơn vị tư vấn giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về
tổ chức và tài chính.
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (Điều 24 -Luật ĐT ):
Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp gói thầu đặc biệt
không thể áp dụng được một trong các hình thức nêu trên. Khi đó chủ đầu tư
cần lập phương án lựa chọn nhà thầu sao cho đảm bảo mục tiêu cạnh tranh
và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, tùy theo đặc thù của từng gói thầu mà người có thẩm quyền
cho phép áp dụng thông qua việc phê duyệt Kế hoạch Đầu tư của Dự án (
hoặc kế hoạch đầu tư đối với một vài gói thầu thực hiện trước) để làm cơ sở
pháp lý cho chủ đầu tư triển khai thực hiện. Theo Điều 60, người có thẩm
quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định cho phép áp dụng hình
thức lựa chọn nhà thầu nào đó trong Kế hoạch Đầu tư.
4. Phương thức đấu thầu :
Theo Điều 26 Luật Đấu thầu quy định có các phương thức đấu thầu
sau:
- Phương thức một túi hồ sơ:
Theo phươnng thức này các HSDT ( nộp đúng hạn ) đều được mở
công khai trong buổi mở thầu, bao gồm các nội dung cơ bản của HSDT và
giá dự thầu. Phương thức này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế.
- Phương thức hai túi hồ sơ:
Theo phương thức này trong buổi mở thầu đầu tiên người ta chỉ mở
công khai các nội dung về mặt kỹ thuật của mỗi HSDT nộp đúng hạn. Sau đó
ngươi ta tiếp tục mở HSDT về mặt tài chính của các HSDT được đánh giá là
đáp ứng về mặt kỹ thuật. Đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì
đề xuất tài chính của nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất sẽ đươc mở để xem
xét.
- Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn:
Phương thức này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây
lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, dạng. Ở giai đoạn 1
nhà thầu nộp đề xuất kỹ thuật, phương án tài chính ( chưa có giá ) để làm cơ
sơ thảo luận với Bên mời thầu. Ơ giai đoạn 2 các nhà thầu mới nộp HSDT
chính thức có giá dự thầu và thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu.
5. Vai trò của đấu thầu đối với xây dựng cơ bản
Để thực hiện các công việc của quá trình xây dựng cơ bản chủ đầu tư
có thể lựa chọn các phương thức: Tự làm, giao thầu hoặc đấu thầu. So với
các phương thức tự làm và phương thức giao thầu, phương thức đấu thầu có
những ưu diểm nổi bật, mang lại lợi ích to lớn cho cả chủ đầu tư và cả các
nhà thầu. Mục tiêu của đấu thầu là nhằm thực hiện tính cạnh tranh công
bằng, minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu thích
hợp đảm bảo cho lợi ích kinh tế của dự án. Đấu thầu có vai trò hết sức to lớn
đối với không chỉ các doanh nghiệp xây lắp mà còn đối với chủ đầu tư và đối
với cả Nhà nước.
5.1. Đối với chủ đầu tư
Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được
các yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất.
Đấu thầu giúp thực hiện có hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình,
tiết kiệm vốn đầu tư, thực hiện và bảo đảm đúng tiến độ công trình.
Hình thức đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư,
tránh thất thoát, lãng phí vốn.
Thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu giúp chủ đầu tư chủ động,
tránh được tình trạng phụ thuộc vào nhà xây dựng trong xây dựng công trình.
Đấu thầu tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các
đơn vị xây dựng.
5.2. Đối với các nhà thầu
Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu.
Do đó nhà thầu muốn thắng thầu phải tự nâng cao năng lực, nâng cao chất
lượng sản phẩm của mình.
Đấu thầu giúp phát huy tính tối đa tính chủ động, tích cực trong việc
tìm kiếm các thông tin về công trình mời thầu, về chủ đầu tư, về các cơ hội
tham gia dự đấu thầu.
Tạo cơ hội cho các nhà thầu khẳng định vị thế của mình trên thị
trường, chứng minh khả năng, ưu thế của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh
tranh.
Đấu thầu giúp nhà thầu đầu tư có trọng điểm giúp nâng cao năng lực
và công nghệ. Hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ
cán bộ.
Đấu thầu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà thầu mới
xuất hiện trên thị trường vì nếu thành công sẽ mang lại cơ hội để phát triển.
5.3. Đối với Nhà nước
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, với nhiều công trình có quy
mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp đấu thầu là phương thức hiệu quả để xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
Đấu thầu còn được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu
quả nhất, được xem như là nguyên tắc trong quản lý dự án của Nhà nước.
Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế cho nên nó tạo
ra môi trường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây
dựng Việt Nam.
Công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng ngày
càng hoàn thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo môi trường tốt
cho các doanh nghiệp hoạt động.
6. Hiệu quả mời thầu
Chủ dự án thực hiện công tác đấu thầu với mục đích lựa chọn được
nhà thầu phù hợp thực hiện các công việc đầu tư của đơn vị mình, theo đó thì
“hiệu quả đấu thầu” là:
- Khả năng xem xét và lựa chọn được nhà thầu tin tưởng;
- Khả năng tiết kiệm chi phí về vốn đầu tư;
- Khả năng dự án thực thi đúng tiến độ, chất lượng;
- Khả năng thực thi quyền làm chủ của chủ đầu tư: kiểm tra, giám
sát;
- Khả năng được hưởng những nghĩa vụ sau dự án: bảo trì, hướng
dẫn;
- Khả năng khác: nâng cao trình độ quản lý, kinh nghiệm, hạn chế
rủi ro…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN TỈNH LẠNG SƠN
I. Vài nét về ban quản lý dự án tỉnh lạng sơn
1. Đặc điểm bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án:
Ban lãnh đạo:
- Trưởng ban Quản lý Dự án
- Các Phó ban Quản lý Dự án
Các Phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Kế toán
- Phòng Tư vấn Giám sát
- Phòng Dự án
- Phòng Giải phóng Mặt bằng .
1.1. Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án Tỉnh Lạng sơn
2. Cơ cấu hoạt động:
2.1. Trưởng Ban quản lý Dự án:
Trưởng ban là người điều hành cao nhất trong Ban Quản lý Dự án theo
chức năng nhiệm vụ đã được Sở GTVT giao. Trưởng ban sẽ chịu trách
nhiệm với cấp trên, trước cơ quan Nhà nước, trực tiếp là Sở GTVT và toàn
thể cán bộ nhân viên trong Ban về kết quả hoạt động của Ban trong thực thi
các nhiệm vụ được giao. Trưởng Ban phân công và giao một bộ phận công
việc của Ban cho các Phó Ban phụ trách điều hành các phòng chuyên môn và
CBCNV trong Ban thực hiện công việc đó
Sơ đ
ồ tổ chức Ban quản lý Dự án
P. Dự án
Trưởng ban
Phó ban Phó ban
P. Giải phóng
mặt bằng
P. Tổ chức -
Hành chính
P.Kế toán
P. Tư vấn
giám sát
2.2. Phó Ban quản lý Dự án:
Phó ban là người giúp việc trực tiếp cho Trưởng ban quản lý Dự án
theo từng lĩnh vực được phân công, ủy nhiệm và chịu trách nhiệm trước
Trưởng ban và pháp luật về công việc được giao.
2.3. Phòng Tổ chức – Hành chính:
Phòng có trách nhiệm xây dựng chương trình kế hoạch công tác hàng
tuần, hàng tháng của Ban. Và phân công công việc theo hướng quy định rõ
trách nhiệm, quyền hạn, thời gian và yêu cầu cụ thể của từng công việc.
Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tiến độ của các công việc của Ban để báo
cáo với Trưởng ban hoặc Phó ban phụ trách.
2.4. Phòng kế toán:
Chức năng:
Quản lý tài chính của Ban theo đúng Pháp lệnh Kế toán Thống kê và
các quy định hiện hành của Nhà nước và của công ty.
Nhiệm vụ:
Phối hợp với các phòng ban chuyên môn tổ chức nghiệm thu, thanh
quyết toán các hợp đồng kinh tế, làm các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng
ban và của cơ quan Thuế.
Quản lý, cung cấp, xác nhận các số liệu, chứng từ liên quan đến tài
chính của công ty. Để phục vụ việc kiểm kê, kiểm tra giám sát, trình duyệt
theo vụ việc theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đôt xuất của Trưởng ban hoặc
cơ quan chức năng.
2.5. Phòng Tư vấn - Giám sát:
Phòng có trách nhiệm tư vấn cho Trưởng ban các Dự án đang thi công
hoặc các Dự án chuẩn bị thi công. Có trách nhiệm giám sát các dự án mà Ban
Quản lý Dự án đang triển khai để báo cáo kịp thời cho Trưởng ban va các
Phó ban phụ trách dự án đó.
2.6. Phòng Dự án:
Có trách nhiệm khảo sát, đánh giá các dự án được Chính phủ hoặc Ủy
ban Nhân dân Tỉnh giao, báo cáo cho Trưởng ban hoặc các Phó ban đươc ủy
quyền lên kế hoạch cho công tác mời Thầu.
2.7. Phòng Giải phóng - Mặt bằng:
Có trách nhiệm lên phương án đền bù cho các Dự án sắp được triển
khai. Khi lên phương án đền bù xong phải báo cáo Trưởng ban hoặc Phó ban
phụ trách .
II. Quá trình hình thành và phát triển chế độ đấu thầu ở Việt
nam
Chế độ đấu thầu ra đời trên cơ sở của chế độ bán đấu giá. Nó được
nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có
nền kinh tế phát triển.
Vào cuối những năm 30 và đầu năm 40 cùng với sự phát triển của thị
trường kinh tế tư bản trên nhiều lĩnh vực, đòi hỏi chế độ bán đấu giá cũng
phải được áp dụng rộng rãi. Nhưng bán đấu giá chưa có đủ cơ sở để thực
hiện trong lĩnh vực có đặc thù riêng như: chuyển giao công nghệ, xây dựng
cơ bản, mua sắm trang thiết bị do vậy mà đấu thầu đã ra đời. Đấu thầu ra
đời và được áp dụng là một tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam từ 1988 trở về trước, quá trình đầu tư xây dựng cơ bản
được thực hiện theo Điều lệ Xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số
232/CP ngày 06/6/1981 các doanh nghiệp xâp lắp theo phương thức tự làm
và giao nhận thầu xây dựng. Hai phương thức trên có một số ưu khuyết điểm
nhất định như:
- Đối với phương thức tự làm: tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi công
theo đúng ý đồ của mình, đảm bảo cả về thời gian và chất lượng công trình.
Nhưng phương thức tự làm mang tính chất tự cung, tự cấp, một phần
nào đó để bỏ qua các thiếu sót trong thủ tục xây dựng cơ bản, vì vậy hình
thức này không tạo điều kiện để lập nên các tổ chức chuyên nghiệp, dẫn đến
năng suất và hiệu quả xây lắp không cao. Hơn nữa hoạt động xây lắp không
phải là hoạt động cơ bản của chủ đầu tư, do đó mức độ quan tâm cũng như số
vốn bỏ ra để mua sắm thiết bị máy móc phục vụ cho thi công là hạn chế đội
ngũ cán bộ quản lý cũng như công nhân kỹ thuật, không được tạo điều kiện
để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức này chỉ có thể áp dụng
cho những công trình qui mô nhỏ, yêu cầu về kỹ thuật đơn.
- Còn phương thức giao nhận thầu: có cơ sở để hạ giá thành công trình
xây dựng. Mặt trái của giao nhận thầu là hiện tượng mua bán thầu, cho nên
có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, việc thực
hiện phương thức giao nhận thầu gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhiều
hiện tượng cửa quyền, tiêu cực diễn ra trong quá trình đầu tư. Kết quả là có
những công trình phải thi công với bất cứ giá nào, chất lượng công trình
giảm sút rõ rệt, hiệu quả kém, có công trình thi công xong đưa vào sử dụng
thì phát hiện ra không đảm bảo chất lượng hoặc không phát huy hiệu quả.
Những năm gần đây với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
chúng ta đang chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động
xây dựng cũng trở nên sôi động và hình thành nên thị trường rộng lớn, đòi
hỏi rất khắt khe cả về trình độ khoa học kỹ thuật, con người và tài chính.
Đứng trước sự đòi hỏi của cơ chế kinh tế mới, nhằm khắc phục những
tồn tại của các phương thức tự làm và giao thầu đã sử dụng trước đây, với
mục đích: phát triển toàn diện nền kinh tế. Vào tháng 11/1987, trong Quyết
định 217-HĐBT có đưa ra một số điều qui định về đấu thầu, nhưng không có
văn bản hướng dẫn cụ thể, nên hiệu quả của việc thực hiện chế độ đấu thầu
lúc đó là không đáng kể.
Ngày 09/5/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 80-
HĐBT về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản. Trong đó
Điều 7 của Quyết định có ghi: "Từng bước thực hiện đấu thầu trong xây
dựng, trước mắt tổ chức đấu thầu thí điểm công tác xây lắp đối với công tác
khảo sát thiết kế công trình. Tham gia đấu thầu là các tổ chức xây dựng có tư
cách pháp nhân, có đủ cán bộ thành thạo nghề nghiệp và có cơ sở vật chất kỹ
thuật để thực hiện khuyến khích việc thi tuyển phương án thiết kế xây dựng".
Nhằm đáp ứng yêu cầu qui định của Hội đồng Bộ trưởng, ngày
10/01/1989 Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03/BXD-VKT đã ra đời.Như
vậy có thể nói chế độ đấu thầu bắt đầu từ đây và có cơ sở pháp lý để phát
triển
Trong thực tế Thông tư hướng dẫn tạm thời số 03 còn rất nhiều khiếm
khuyết. Đến ngày 07/11/1990 HĐBT ban hành điều lệ quản lý xây dựng cơ
bản theo Nghị định 385 nhằm sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý xây dựng cơ
bản theo Nghị định 232/CP ngày 06/6/1981.
Ngày 12/02/1990 Bộ trưởng xây dựng ban hành bản hướng dẫn cụ thể
thực hiện chế độ đấu thầu số 24/BXD-VKT. Qui chế này được thực hiện
trong 4 năm, trong điều kiện nền kinh tế có rất nhiều biến động, đòi hỏi chế
độ đấu thầu ngày càng phải hoàn thiện do đó phát sinh nhiều vấn đề cần
nghiên cứu và giải quyết. Ngày 30/3/1994 Bộ trưởng Bộ xây dựng một lần
nữa ban hành "Qui chế đấu thầu xây lắp" số 60/BXD-VKT thay cho số
24/BXD-VKT.
Đến ngày 20/10/1994 Chính phủ ra Nghị định số 177/CP về quản lý
xây dựng cơ bản thay cho Nghị định 385-HĐBT ngày 07/11/1990. Trong
Nghị định 177/CP có ghi rõ "Những công trình có vốn đầu tư từ 500 triệu trở
lên đều phải tổ chức đấu thầu"
Đến ngày 16/7/1996 Chính phủ đã ban hành điều lệ quản lý đầu tư và
xây dựng theo Nghị định số 42/CP, ban hành qui chế đấu thầu theo Nghị
định 43/CP. Ngày 23/8/1997 Chính phủ lại ban hành Nghị định 92 và Nghị
định 93/CP nhằm sửa đổi bổ sung điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, qui
chế đấu thầu ban hành theo Nghị định 42 và 43/CP ngày 16/7/1996 .
Đến ngày 01/9/1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
88/1999/NĐ-CP , về Quy chế Đấu thầu. Ngày 05/5/2000 Chính phủ ban
hành Nghị Định số 14/2000/NĐ-CP và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP để sửa
đổi bổ sung cho Quy chế Đấu thầu.
Đến ngày 29/11/2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Đấu Thầu. Luật Đấu Thầu
gồm 66 chương với 77 điều. Luật Đấu Thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 4 năm 2006.
Như vậy, Luật Đấu Thầu đi vào nước ta như một tất yếu khách quan.
Bởi trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động đều không thể thiếu yếu tố cạnh
tranh, có cạnh tranh thì mới thúc đẩy được mọi ngành, mọi đơn vị kinh tế cơ
sở, nên cạnh tranh trên thị trường xây dựng cơ bản lại càng cần thiết. Đấu
thầu biểu hiện về mặt nội dung của cạnh tranh trên thị trường cơ bản. Đấu
thầu đã, đang và sẽ là phương thức cần phải được nghiên cứu, hoàn thiện và
thực hiện cùng với sự chuyển đổi và đi lên với các ngành kinh tế khác của cả
nước.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC MỜI THẦU Ở BAN QUẢN
LÝ DỰ ÁN TỈNH LẠNG SƠN
Để đánh giá chất lượng công tác tổ chức mời thầu của Ban Quản lý Dự
án Tỉnh Lạng sơn. Ta có thể khảo sát quá trình mời thầu công trình:
Khái quát dự án và thông tin gói thầu: