Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT Ở GÀ TÀU VÀNG potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.44 KB, 7 trang )

Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ


1
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN
IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT
Ở GÀ TÀU VÀNG
Đỗ Võ Anh Khoa
1

ABSTRACT
The objective of the current research was to analyze association of C1032T polymophism
of the IGFBP2 with carcass yield traits. Therefore, a total of 152 Tau Vang chickens from
two different strains (CTU-LA01 and CTU-BT01) were employed for testing. During the
experiment, the diet for chickens was based on commercial feed of the GreenFeed
Vietnam Joint Stock Company. Actually, the C1032T genotypes were significantly
associated with body length, neck length and leg weight (p<0,05). This polymorphism
was not significantly associated with other carcass traits. Besides that, significant
difference was found for abdomial fat weight (p=0,019) and percentage (p=0,014), which
were highest in the CTU-LA01 strain, in the interaction between polymorphism and male
strains. In general, broilers with the genotype CC showed carcass yield traits higher than
ones with the other genotypes. These results suggested that genotype CC of the IGFBP2
candidate gene could be considered as a SNP-assisted maker for carcass traits in Tàu
Vàng chicken.
Keywords: Tàu Vàng chicken, IGFBP2 gene, meat yield traits, association
Title: Effects of C1032T single nucletotide popymorphim of the IGFBP2 gene on meat
yield traits in Tàu Vàng chicken

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là để phân tích mối liên kết đa hình C1023T gen IGFBP2 với
các tính trạng về năng suất thịt gà. Vì vậy, 152 con gà Tàu Vàng từ hai dòng khác nhau


(CTU-LA01 và CTU-BT01) được đưa vào thử nghiệm, sử dụng thức ăn của Công ty Cổ
phần GreenFeed Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên kết có ý nghĩa thống
kê giữa các kiểu gen C1032T với các tính trạng về dài thân, dài cổ và khối lượng đùi
(p<0,05). Đa hình này không ảnh hưởng đế
n các tính trạng năng suất thịt khác. Bên cạnh
đó, sự khác nhau có ý nghĩa được tìm thấy đối với tính trạng về khối lượng mỡ bụng
(p=0,019) và tỷ lệ mỡ bụng (p=0,014) trong mối tương tác gữa kiểu gen và dòng trống.
Sự tích lũy mỡ cao nhất được tìm thấy ở dòng trống CTU-LA01. Nhìn chung, những gà
mang kiểu gen CC có năng suất thịt cao hơn gà mang hai kiểu gen còn lại CG và GG.
Kiểu gen CC có thể được xem như một marker di truy
ền cho tính trạng về năng suất thịt ở
gà giống Tàu Vàng.
Từ khóa: gà Tàu Vàng, gen IGFBP2, năng suất thịt, liên kết
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Insulin-like growth factors (IGF) là một trong những yếu tố điều hòa cho sự phát
triển, tổng hợp protein, sự tăng sinh và biệt hóa ở tế bào (cell proliferation and
differentiation) (King và Scanes, 1986; Scanes et al., 1999). Ở những loài vật khác
nhau, có trên 99% phân tử IGF và ít nhất 7 loại protein đặc hiệu affinity-binding
proteins, có chức năng điều hòa hoạt động sinh học của IGF. Mặc dù IGF-binding

1
Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ


2
protein 3 (IGFBP3) là thành phần chính có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện
sinh lý tuần hoàn kém cỏi (Jones và Clemmons, 1995), nhưng IGFBP2 lại là yếu tố
nhạy cảm với protein khẩu phần và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình điều
chỉnh sự phát triển ở gia súc đa vị và gà (Kita et al., 2002; Lee et al., 2005). Cấu

trúc của gen IGFBP2 được bảo tồn giữa các loại động vật hữu nhũ và loài chim
(Ehrenborg et al., 1991; Schoen et al., 1995). Gen IGFBP2 ở gà dài khoả
ng 38 kb
và tọa lạc trên nhiễm sắc thể số 7 (Schoen et al., 1995). Gen này gồm 4 exon ngắn
và 3 intron dài, mã hóa 275 axit amin và được điều hòa bởi hormon tăng trưởng
(Schoen et al., 1995). Biểu hiện chính của gen IGFBP2 ở gà được tìm thấy ở các
mô như gan, cơ, thận, tim, buồng trứng, não, ruột và những mô khác (Schoen et
al., 1995). Sự biểu hiện IGFBP2 được tập trung ở vài loại mô ở những gà vừa cho
ăn thấp hơn những gà đã cho ăn trướ
c đó 2 ngày. Sự biểu hiện của IGFBP2 cũng
khác nhau trong những tác động khác biệt về dinh dưỡng (Nagao et al., 2001). Đột
biến gen được biết như là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình
chuyển mà và dịch mã và vì thế có ảnh hưởng đến chức năng của protein được mã
hóa bởi gen đó. Có đến 35 đột biến điểm đã được nhận diện trong chuỗi nucleotide
dài 3,578 bp của gen IGFBP2 từ
các quần thể gà Leghorn, White Recessive Rock,
Taihe Silkies, và Xinghua (Nie et al., 2005). Một vài đột biến và haplotype cũng
đã được nhận diện là có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất thịt ở gà (Lei
et al., 2005; Li et al., 2006). Trong nghiên cứu này, đột biến điểm C1032T được
chọn để phân tích và đánh giá mối quan hệ đa hình di truyền với các tính trạng về
năng suất thịt ở gà Tàu Vàng.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứ
u được thực hiện trên 152 con gà Tàu Vàng thuộc 2 dòng CTU-LA01
(n=84) và CTU-BT01 (n=68). Gà thí nghiệm được cho ăn thức ăn của nhóm giống
gà lông màu do Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam cung cấp theo từng giai
đoạn tuổi khác nhau. Tất cả gà được nuôi trong lồng cá thể trong giai đoạn 6-13
tuần tuổi cho đến khi giết thịt (Đỗ Võ Anh Khoa, 2012) để đo lường các tính trạng
khảo sát về năng suất thịt như: khối lượng sống (KL
S

), khối lượng sau cắt tiết
(KL
SCT
), khối lượng sau nhổ lông (KL
SNL
), dài thân (DT), dài cổ (DC), góc ngực
(GN), sâu ức (SU), dài ức (DU), dài đùi (DD), cao bàn chân (CBC), khối lượng
thân thịt (KL
TT
), khối lượng mỡ bụng (KL
MB
), cao đầu (CD), rộng đầu (RD), khối
lượng cổ (KL
C
), khối lượng lòng (KL
L
), khối lượng dạ dày (KL
DD
), khối lượng tim
(KLT), khối lượng gan (KL
G
), chiều dài ruột non (CD
RN
), chiều dài manh tràng
(CD
MT
), khối lượng ức (KL
U
), khối lượng thịt ức (KL
TU

), khối lượng da ức
(KL
DU
), khối lượng xương ức (KL
XU
), khối lượng đùi (KL
D
), khối lượng thịt đùi
(KL
TD
), khối lượng da đùi (KL
DD
), khối lượng xương đùi (KL
XD
) và khối lượng
bàn chân (KL
BC
). Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp tính tỉ lệ theo mô tả của
Đỗ Võ Anh Khoa et al. (2012b).
DNA được trích từ mẫu mô cơ ức/đùi bằng phương pháp ethanol-chloroform (Đỗ
Võ Anh Khoa et al., 2012a). Đa hình di truyền tại đột biến điểm C1032T đã được
phát hiện trên exon 2 nhờ vào sự nhận diện của enzyme giới hạn Eco72I và kỹ
thuật PCR-RFLP (Đỗ Võ Anh Khoa et al., 2012a). Đột biến điểm này cũng đã
được nhận di
ện trong các nghiên cứu trước đây (Li et al., 2006; Lei et al., 2005).
Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ


3
Số liệu được phân tích theo mô hình tuyến tính tổng quát GLM (phần mềm

Minitab ver 13.2) sau: y
ij
= µ + A
i
+ B
j
+ (A*B)
ij
+ 
ij
(µ là trung bình chung, A
i

ảnh hưởng của kiểu gen (i=1-3), B
j
là ảnh hưởng của giới tính hoặc dòng trống
(j=1-2), (A*B)
ij
là tương tác giữa kiểu gen và giới tính hoặc dòng trống, 
ij

sai số).
3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của kiểu gen
Nghiên cứu đã phát hiện đột biến C1032T (Genbank: AY 326194) trên intron 2
được nhận diện bằng enzyme phân cắt giới hạn giới hạn Eco72I (sau đây được gọi
tắt là đột biến Eco hay kiểu gen Eco), có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về dài thân,
dài cổ và khối lượng đùi (p<0,05). Những gà mang kiểu gen đồng hợp tử CC có
dài thân, dài cổ và kh
ối lượng đùi cao hơn gà mang kiểu gen dị hợp CG và đồng

hợp GG (Bảng 1). Điều này ngụ ý rằng, alen C đóng vai trò quan trọng trong kiểm
soát các tính trạng này, đặc biệt là khối lượng đùi. Thêm vào đó, kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy rằng khối lượng đùi có thể được quyết định bởi khung xương và
chiều dài đùi. Vì vậy, mối tương quan giữa các tính trạng này sẽ được phân tích
trong nh
ững nghiên cứu sau.
Ngoài ra, sự khác biệt gần có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen về các chỉ tiêu
KL
s
(p=0,088), KL
SCT
(p=0,094), DD (p=0,061), KL
TD
(p=0,058), KL
DD
(p=0,055),
KL
BC
(0,078). Những chỉ tiêu này cũng chiếm ưu thế ở nhóm gà mang alen C.
Nghiên cứu của Lei et al. (2005) cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của đa hình C1032T
đến khối lượng của gà lúc mới nở, khối lượng gà 1-4 tuần tuổi nhưng không ảnh
hưởng đến khối lượng 35-90 ngày tuổi. Bên cạnh đó Li et al. (2006) cũng cho rằng
đa hình này có ảnh hưởng đến khối lượng sống 1-12 tuần tuổi, trong
đó gà mang
kiểu gen CC luôn cho khối lượng cao nhất qua các giai đoạn so với các kiểu gen
còn lại. Điều này cũng thấy rõ trên quần thể gà Tàu Vàng mặc dù sự khác nhau về
khối lượng sống giữa các kiểu gen chỉ dừng lại ở mức gần có ý nghĩa thống kê
(p=0,088) và kiểu gen CC cũng tỏ ra nổi trội hơn về tính trạng này.
Ngoài ra, sự khác biệt về đa hình Eco với các tính trạng mỡ bụng và khung x
ương

cũng được tìm thấy ở dòng F2 White Recessive Rock x Xinghua. Gà mang kiểu
gen CC có khối lượng mỡ bụng cao nhất, trong khi giá trị cao nhất về khung
xương thì thuộc về gà mang kiểu gen TT (Lei et al., 2005). Khuynh hướng biểu
hiện khối lượng mỡ bụng giữa các kiểu gen ở gà Tàu Vàng cũng giống như kết quả
nghiên cứu của Lei et al. (2005) mặc dù không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê.
Thêm vào đó, khối lượng xương đùi và cao bàn chân ở
gà CC cao hơn gà CT và
TT. Điều này có thể rút ra rằng, những gà cao chân sẽ cho khối lượng đùi lớn.
DeKoning et al. (2003) chỉ ra vùng QTL về khối lượng thân thịt từ marker
MCW0030 đến MCW0236 (tương ứng vùng 2,3-29 Mb) trên nhiễm sắc thể 7,
đang chứa IGFBP2 gen (23-24 Mb) ở gà. Vì vậy có thể xem IGFBP2 như một gen
ứng cử viên của QTL cho sự tăng trưởng.



Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ


4
Bảng 1: Ảnh hưởng của kiểu gen Eco lên tính trạng năng suất thịt
CC CT TT P
KL sống, g 1680,76±72,24 1554,89±58,26 1565,71±46,76 0,088
KL sau cắt tiết, g 1592,74±69,25 1471,25±55,86 1490,29±44,82 0,094
TLKL sau cắt tiết, % 94,84±0,78 94,78±0,63 95,32±0,50 0,979
KL sau nhổ lông, g 1465,75±64,15 1370,84±51,74 1384,90±41,52 0,130
TLKL sau nhổ lông, % 87,28±0,99 88,26±0,80 88,54±0,64 0,677
Dài thân, cm 37,27
a
±0,82 35,84
a

b
±0,66 35,43
b
±0,53 0,033
Dài cổ, cm 16,67
a
±0,64 15,62
b
±0,51 15,75
a
b
±0,41 0,029
Góc ngực, độ 64,98±1,77 66,61±1,43 66,17±1,15 0,950
Sâu ức, cm 9,28±0,41 9,28±0,33 9,21±0,26 0,872
Dài ức, cm 11,66±0,31 11,25±0,25 11,23±0,20 0,287
Dài đùi, cm 22,02±0,38 21,28±0,31 21,20±0,25 0,061
Cao bàn chân, cm 8,94±0,21 8,75±0,17 8,57±0,14 0,370
KL thân thịt, g 1148,30±53,90 1062,72±43,48 1047,78±34,89 0,140
TLKL thân thịt , % 68,43±1,25 68,32±1,01 66,98±0,81 0,503
KL mỡ bụng, g 44,80±7,07 38,07±5,70 36,34±4,58 0,837
Tỉ lệ mỡ bụng, % 3,10±0,44 2,71±0,36 2,58±0,29 0,906
Cao đầu, cm 2,85±0,08 2,75±0,07 2,70±0,05 0,357
Rộng đầu, cm 3,05±0,07 3,02±0,05 2,94±0,04 0,362
KL cổ, g 116,07±6,46 106,78±5,21 110,64±4,18 0,166
KL lòng, g 160,47±8,82 147,61±7,11 151,95±5,71 0,249
KL dạ dày, g 29,39±2,52 27,67±2,03 27,77±1,63 0,147
KL tim, g 9,81±0,76 9,05±0,61 9,35±0,49 0,737
KL gan, g 34,60±3,20 32,46±2,58 33,78±2,07 0,511
Chiều dài ruột non, cm 131,54±4,64 127,06±3,68 128,19±2,98 0,272
Chiều dài manh tràng, cm 16,01±0,63 15,40±0,50 15,60±0,40 0,812

KL ức, g 256,05±13,78 248,87±10,93 240,90±8,87 0,499
TLKL ức, % 22,33±0,65 23,34±0,52 22,96±0,42 0,238
KL thịt ức, g 158,72±9,52 151,30±7,55 148,63±6,12 0,400
TLKL thịt ức, % 62,17±2,01 60,97±1,60 61,59±1,29 0,272
KL da ức, g 34,68±3,49 33,72±2,77 32,79±2,25 0,625
KL xương ức, g 62,65±6,44 63,85±5,11 59,48±4,14 0,320
KL đùi, g 391,81
a
±17,34 355,83
a
b
±13,75 349,72
b
±11,16 0,044
TLKL đùi, % 34,21±0,66 33,30±0,52 33,15±0,42 0,480
KL thịt đùi, g 254,08±12,77 231,63±10,13 226,10±8,22 0,058
TLKL thịt đùi, % 64,99±1,23 65,26±0,97 64,86±0,79 0,355
KL da đùi, g 46,61±3,55 42,31±2,81 41,21±2,28 0,055
KL xương đùi, g 91,12±5,94 81,89±4,71 82,42±3,82 0,188
KL bàn chân, g 78,20±3,92 72,14±3,11 69,83±2,53 0,078
KL: khối lượng, TLKL: tỉ lệ khối lượng, Các chữ a,b,c trên cùng một hàng giống nhau thể hiện sự khác nhau
không có ý nghĩa thống kê
Tóm lại: tại điểm đột biến Eco, gà mang kiểu gen CC có năng suất thịt tốt nhất, và
alen C có tiềm năng để cải tiến năng suất thịt ở gà Tàu Vàng. Vì vậy, tăng tỉ lệ
kiểu gen CC trong quần thể gà Tàu Vàng sẽ giúp nâng cao năng suất thịt cũng như
khả năng sản xuất của gà Tàu Vàng, một trong những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu
nhằm tăng hi
ệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ



5
3.2 Ảnh hưởng giữa tương tác gen và giới tính
Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự tương tác giữa
kiểu gen và giới tính lên các tính trạng về năng suất thịt ở gà Tàu Vàng. Sự khác
biệt gần có ý nghĩa thống kê được tìm thấy ở tính trạng về tỷ lệ khối lượng sau nhổ
lông (p=0,075) và tỷ lệ khối lượng ức (p=0,099) (Bảng 3).
Bảng 2: Ảnh hưởng của kiểu gen Eco lên tính trạng năng suất thịt dòng trống
CC CT TT P
KL sống, g 1698,23±68,40 1626,09±55,32 1692,35±47,12 0,083
KL sau cắt tiết, g 1617,88±64,79 1554,59±52,40 1604,06±44,64 0,116
TLKL sau cắt tiết, % 95,46±0,65 95,76±0,52 94,90±0,44 0,153
KL sau nhổ lông, g 1517,22±59,91 1456,68±48,46 1503,17±41,28 0,100
TLKL sau nhổ lông, % 89,55±0,83 89,76±0,67 88,96±0,57 0,250
Dài thân, cm 37,77±0,71 36,93±0,58 36,40±0,49 0,150
Dài cổ, cm 16,92±0,54 16,09±0,44 16,17±0,37 0,154
Góc ngực, độ 65,71±1,51 65,21±1,22 66,33±1,04 0,876
Sâu ức, cm 9,17±0,42 9,33±0,34 9,37±0,29 0,963
Dài ức, cm 11,68±0,29 11,73±0,23 11,60±0,20 0,517
Dài đùi, cm 22,56
a
±0,35 22,13
b
±0,28 22,27
b
±0,24 0,048
Cao bàn chân, cm 9,31±0,17 9,08±0,14 9,01±0,12 0,189
KL thân thịt, g 1169,77±47,63 1115,47±38,53 1147,33±32,82 0,066
TLKL thân thịt , % 68,97±0,79 68,63±0,64 67,87±0,54 0,242
KL mỡ bụng, g 37,61±6,08 32,86±4,92 39,03±4,19 0,397

Tỉ lệ mỡ bụng, % 2,43±0,36 2,18±0,29 2,56±0,25 0,432
Cao đầu, cm 2,91±0,07 2,85±0,06 2,87±0,05 0,469
Rộng đầu, cm 3,19±0,05 3,13±0,04 3,11±0,04 0,305
KL cổ, g 122,88±5,70 117,57±4,61 119,48±3,93 0,162
KL lòng, g 151,43±7,79 147,72±6,30 158,64±5,37 0,391
KL dạ dày, g 31,42±2,08 29,03±1,68 28,66±1,43 0,093
KL tim, g 10,00±0,71 10,04±0,57 10,32±0,49 0,571
KL gan, g 33,12±2,97 31,92±2,40 37,41±2,05 0,365
Chiều dài ruột non, cm 129,97±4,34 126,96±3,51 127,43±2,99 0,416
Chiều dài manh tràng, cm 15,74±0,59 15,86±0,48 15,46±0,41 0,793
KL ức, g 240,75±12,99 241,90±10,51 252,78±8,95 0,671
TLKL ức, % 20,54
b
±0,55 21,70
a
±0,44 22,02
a
±0,38 0,038
KL thịt ức, g 148,78±8,035 145,13±6,31 147,08±5,13 0,451
TLKL thịt ức, % 60,64±1,41 59,42±1,11 59,62±0,90 0,721
KL da ức, g 31,11±2,89 31,26±2,27 33,20±1,85 0,681
KL xương ức, g 65,61±4,88 67,86±3,83 65,49±3,12 0,696
KL đùi, g 395,99±16,68 372,39±13,10 372,18±10,65 0,060
TLKL đùi, % 34,75±0,53 33,99±0,42 33,92±0,34 0,268
KL thịt đùi, g 254,70±11,82 240,13±9,28 238,77±7,55 0,070
TLKL thịt đùi, % 64,38±1,03 64,61±0,81 64,14±0,66 0,339
KL da đùi, g 44,42
a
±2,90 41,76
b

±2,28 42,69
a
±1,85 0,050
KL xương đùi, g 96,87±6,00 90,50±4,71 90,72±3,83 0,198
KL bàn chân, g 82,79±4,46 78,09±3,50 74,64±2,85 0,170
3.3 Ảnh hưởng của dòng trống
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tính trạng dài đùi
(CC>CT>CT) (p=0,048), tỷ lệ khối lượng ức (TT>CT>CC) (p=0,038) và khối
lượng da đùi giữa những gà trống có kiểu gen Eco khác nhau. Trong khi đó, các
chỉ số đo về khối lượng thân thịt (p=0,066), khối lượng đùi (p=0,06) và khối lượng
thịt đùi (p=0,07) có sự khác biệt gần có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen. Rõ
ràng là gà trống CC có đùi dài nhất và vì thế khối lượng đùi và thịt đùi cũng nhiều
Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ


6
nhất. Khối lượng thân thịt ở gà trống CC cũng nặng hơn gà trống CT và TT. Tuy
nhiên, gà trống CC lại có tỉ lệ khối lượng ức nhỏ nhất nhưng thịt ức lại nhiều hơn
(Bảng 2). Kiểu gen CC có thể nhận diện như một marker SNP cho tính trạng về
năng suất thịt ở gà trống giống Tàu Vàng.
Khảo sát sự tương tác giữa kiểu gen Eco và dòng gà trống nhận thấy có s
ự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng mỡ bụng (p=0,019) và tỷ lệ mỡ bụng
(p=0,014). Những con gà trống CTU-BT01 mang kiểu gen CC có số đo về khối
lượng mỡ bụng và tỷ lệ mỡ bụng cao nhất (Bảng 4).
4 KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã xác lập được mối liên kết đa hình di truyền tại đột biến điểm
C1032T với một số
tính trạng về năng suất thịt ở gà Tàu Vàng như dài thân, dài cổ
và khối lượng đùi (p<0,05). Kiểu gen CC được nhận diện như là yếu tố quan trọng

trong kiểm soát các tính trạng về năng suất thịt. Tuy nhiên, cần thiết lập các thí
nghiệm trong điều kiện và trạng thái dinh dưỡng khác nhau để hiểu rõ hơn về vai
trò và chức năng của gen IGFBP2 về sự biểu hiện đối với những tính tr
ạng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Võ Anh Khoa, 2012. Đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Tàu Vàng.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 199: 30-37
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Thị Kim Khang, Võ An Khương, Kha Thanh Sơn, 2012a. Đa dạng
di truyền gen Insulin-Like Growth Factor Binding Protein 2 trên gà. Kỷ yếu hội thảo
“Phát triển nông nghiệp bền vững”. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học
Cần Thơ, 23/11/2012.
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Thị Kim Khang, Võ An Khương, Kha Thanh Sơn, 2012b. Năng
suất thịt gà Tàu Vàng. Tạp chí Nông nghi
ệp và Phát triển Nông thôn (Submitted)
Ehrenborg, E., S. Vilhelmsdotter, S. Bajalica, C. Larsson, I. Stern, J. Koch, K. Brondum-
Nielsen, H. Luthman, 1991. Structure and localization of the human insulin-like growth
factorbinding protein 2 gene. Biochem. Biophys. Res. Commun. 176:1250–1255.
Jones, J. I., D. R. Clemmons, 1995. Insulin-like growth factors and their binding proteins:
Biological actions. Endocrinol. Rev. 16:3–34.
Kim, J. G., J. Y. Lee, 1996. Serum insulin-like growth factor binding protein profiles in
postmenopausal women: Their correlation with bone mineral density. Am. J. Obstet.
Gynecol. 174:1511–1517.
King, D. B., and C. G. Scanes, 1986. Effect of mammalian growth hormone and prolactin on
the growth of hypophysectomized chickens. Proc. Soc. Exp. Biol. Med. 182:201–207.
Kita, K., K. Nagao, N. Taneda, Y. Inagaki, K. Hirano, T. Shibata, M. A. Yaman, M. A.
Conlon, J. Okumura, 2002. Insulin-Like Growth Factor Binding Protein-2 gene
expression can be regulated by diet manipulation in several tissues of young chickens. J.
Nutr. 132:145–151.
Lee, H. G., Y. J. Choi, S. R. Lee, H. Kuwayama, H. Hidari, S. K You. 2005. Effects of dietary
protein and growth hormone-releasing peptide (GHRP-2) on plasma IGF-1 and IGFBPs

in Holstein steers. Domest. Anim. Endocrinol. 28:134–146.
Lei, M,M,, Q.H. Nie, X. Peng, D.X. Zhang, X.Q. Zhang, 2005. Single nucleotide
polymorphisms of the chicken insulin-like factor binding protein 2 gene associated with
chicken growth and carcass traits. Poult Sci 84, 1191–1198
Li, Z.H., H. Li, H. Zhang, S.Z. Wang, Q.G. Wang, Y.X. Wang, 2006. Identification of a
single nucleotide polymorphism of the insulin-like growth factor binding protein 2 gene
Tạp chí Khoa học 2012:24b 1-7 Trường Đại học Cần Thơ


7
and its association with growth and body composition traits in the chicken. J Anim Sci
84, 2902-2906.
Nie, Q., M. Lei, J. Ouyang, H. Zeng, G. Yang, X. Zhang, 2005. Identification and
characterization of single nucleotide polymorphisms in 12 chicken growth-correlated
genes by denaturing high performance liquid chromatography. Genet. Sel. Evol.
37:339–360.
Nagao, K., A. M. Yaman, A. Murai, T. Sasaki, N. Saito, J. Okumura, K. Kita, 2001. Insulin
administration suppresses an increase in insulin-like growth factor binding protein-2 gene
expression stimulated by fasting in the chicken. Br. Poult. Sci. 42:501–504.
Scanes, C. G., J. A. Proudman, and S. V. Radecki, 1999. Influence of continuous growth
hormone insulin-like growth factor I administration in adult female chickens. Gen. Comp.
Endocrinol. 114:315–323.
Schoen, T. J., K. Mazuruk, R. J. Waldbillig, J. Potts, D. C. Beebe, G. J. Chader, I. R.
Rodriguez, 1995. Cloning and characterization of a chick embryo cDNA and gene for
IGF-binding protein-2. J. Mol. Endocrinol. 15:49–59.

×