Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sức khoẻ răng miệng đối với người cao tuổi. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.33 KB, 4 trang )








Sức khoẻ răng miệng đối với người cao tuổi

Răng người già lão hóa do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo các chuyên gia răng
hàm mặt, nếu chăm sóc tốt có thể hạn chế các vấn đề về sức khoẻ răng miệng
đối với người cao tuổi.
ảnh minh họa
Nguy cơ sâu và nhiễm trùng cao
Theo BS Phạm Việt Hùng, Bệnh viện Chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ
và Nha khoa AVA, răng người già ngày càng yếu do hai yếu tố chính là bệnh liên
quan đến răng và sinh lý. Bệnh liên quan có thể là răng bị tổn thương, mảng bám
bẩn còn sinh lý như nhai mòn, lão hóa. Các yếu tố này làm răng bị vàng, giòn và
dễ vỡ.
BS Nguyễn Thùy Linh, Nha khoa Hà Nội cho biết, với tuổi tác, nướu răng teo lại
làm lộ ra phần chân răng không có men răng bảo vệ. Những vùng răng này có thể
rất nhạy cảm, dễ bị đau khi ăn thức ăn dai, cứng hay uống đồ uống nóng hay lạnh
hoặc chua quá. Sâu răng hoặc làm mủ chân răng là những vấn đề rất thường gặp ở
người lớn tuổi. Ngoài ra, vì nước miếng trở nên ít đi nên khó rửa bớt vi khuẩn,
cũng khiến răng và nướu dễ bị sâu hoặc nhiễm trùng. Các bệnh thường gặp ở tuổi
già như tiểu đường, tim mạch, ung thư cũng có ảnh hưởng đến răng miệng. Vì
vậy, người cao tuổi khi đi khám nha khoa cần cho bác sỹ biết những bệnh đang
mắc phải để được hướng dẫn điều trị hợp lý.
Với người già, cách vệ sinh hợp lý là cần đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn để làm
sạch các thức ăn thừa còn bám hoặc giắt ở răng. Đặc biệt, sau khi ăn ngọt cần đánh
răng ngay sau đó. Chú ý cách đánh răng cần thực hiện từ gốc đến đỉnh răng. Ngoài


ra, có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng. Người có tuổi nên
định kỳ đi khám nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời các vấn đề về răng,
đồng thời kết hợp lấy cao răng định kỳ để tránh gây bệnh cho nướu răng. Ngoài
việc đi khám định kỳ, nếu thấy có hiện tượng đau răng bất thường thì cần nhanh
chóng đi khám vì vẫn có thể bảo tồn được nếu điều trị kịp thời.
Chăm sóc răng giả hợp lý
BS Nguyễn Thùy Linh khuyến cáo, khi mất răng bất cứ vì lý do gì, nên đến bác sĩ
nha khoa để khám và phục hình lại răng đã mất. Mất răng hoặc không có răng giả,
những răng thật còn lại chịu tải lớn nên ngày càng bị mòn nhiều hơn, làm giảm sức
nhai, ăn uống khó khăn hơn. Hơn nữa, nếu để lâu ngày răng sẽ bị xô lệch làm ảnh
hưởng đến khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn.
Đối với răng giả, nên giữ vệ sinh thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nhiều
người cho rằng không nên dùng kem đánh răng bình thường cho răng giả là không
đúng. BS Việt Hùng nhấn mạnh, răng giả được làm bằng men sứ nên tốt hơn răng
thật, do đó không thể mòn. Vệ sinh thường xuyên giúp răng sạch, hạn chế vi
khuẩn Trường hợp nếu đeo răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc
đi ngủ để niêm mạc nơi hàm giả được thoáng và máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả
tháo ra nên được chùi rửa sạch sẽ, ngâm vào một ly nước sạch, hoặc dung dịch sát
khuẩn.
Người già thường miệng hôi do các yếu tố như uống nhiều thuốc kháng sinh dẫn
đến ảnh hưởng dạ dày, đường tiêu hóa Hoặc do chăm sóc răng miệng kém dẫn
đến răng có các mảng bám làm chỗ trú ẩn cho vi khuẩn. Lâu ngày, vi khuẩn phân
hủy các chất mảng bám tạo nên khí sunfua có mùi hôi. Các yếu tố trên ai cũng có
thể ảnh hưởng, chỉ là người già có nguy cơ cao hơn. Trường hợp trên có thể khắc
phục tại các bác sĩ nha khoa.
Người có tuổi nên định kỳ đi khám nha khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời các
vấn đề về răng, đồng thời kết hợp lấy cao răng định kỳ để tránh gây bệnh cho nướu
răng. Ngoài việc đi khám định kỳ, nếu thấy có hiện tượng đau răng bất thường thì
cần nhanh chóng đi khám vì vẫn có thể bảo tồn được nếu điều trị kịp thời.


×