Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TUYỂN CHỌN CHỦNG NẤM Trichoderma spp. PHÂN GIẢI cellulose MẠNH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG ĐẬU XANH 208 VỤ XUÂN 2011 TẠI HTX HƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUẾ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.19 KB, 12 trang )



203

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012


TUYỂN CHỌN CHỦNG NẤM Trichoderma spp. PHÂN GIẢI cellulose MẠNH
ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA CHÚNG ĐỐI VỚI GIỐNG ĐẬU XANH 208 VỤ XUÂN 2011 TẠI HTX
HƯƠNG LONG, THÀNH PHỐ HUẾ
Trần Thị Lệ, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Xuân Kỳ

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tóm tắt. Đề tài đã tuyển chọn được chủng PC6 có khả năng phân giải cellulose từ
43 chủng nấm Trichoderma spp. đã được phân lập của Viện Tài nguyên môi trường
và Công nghệ sinh học, Đại học Huế. Sau đó chủng nấm Trichoderma PC6 được
phối trộn với chất mang là cám: trấu theo tỷ lệ 1:5 với 10 ml nước cất thanh
trùng cho 0,5 kg. Ủ phân hữu cơ từ rơm rạ với hỗn hợp trên, và so sánh chất
lượng phân bón, khả năng phân giải cellulose với công thức không bổ sung và công
thức bổ sung chế phẩm VIXURA và chế phẩm chức năng của Viện vi sinh vật và
Công nghệ sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội. Kết quả thí nghiệm cho thấy công
thức bổ sung chế phẩm của Viện vi sinh vật Đại học Quốc gia Hà Nội (công thức
II) cho chất lượng phân tốt nhất. Sau đó chúng tôi thử nghiệm ảnh hưởng của 3 loại
phân này với lượng thay thế phân chuồng khác nhau (0, 50, 60 và 100%) trên giống
Đậu xanh cao sản 208 tại HTX Hương Long, thành phố Huế. Kết quả cho thấy
phân hữu cơ vi sinh được ủ với chế phẩm của Viện vi sinh vật và Công nghệ sinh
học với lượng thay thế phân chuồng 60% cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao
hơn so các loại phân hữu cơ vi sinh và các mức thay thế còn lại, năng suất lý thuyết
và năng suất thực thu đạt tương ứng là 17,27 tạ/ha và 12,44 tạ/ha.


1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò quan trọng quyết định cả
về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Nền nông nghiệp với việc tăng cường sử dụng
phân bón hữu cơ vi sinh trong canh tác cây trồng đang là xu hướng rất được quan tâm ở
Việt Nam và trên thế giới. Ở miền Trung đất đai kém màu mỡ và chủ yếu là đất đồi núi.
Ở khu vực này cây trồng hầu như không có phân hữu cơ để bón, nên đất đai càng ngày
càng bị thoái hóa nghiêm trọng. Vì vậy, việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh có bổ sung
các chế phẩm vi sinh và thử nghiệm bổ sung Trichoderma nhằm sử dụng các nguồn phế
phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng, hướng tới một nền nông
nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững, tăng thu nhập, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với
môi trường.


204

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.Vật liệu nghiên cứu
Các chủng nấm Trichoderma spp. đã phân lập tại viện Tài nguyên môi trường và
Công nghệ sinh học thuộc Đại học Huế năm 2009. Hai loại chế phẩm của Viện vi sinh
vật - Công nghệ sinh học (Viện VSV-CNSH), Đại học Quốc gia Hà Nội: chế phẩm
VIXURA và chế phẩm chức năng.
Rơm rạ sau khi thu hoạch, phân chuồng, NPK và giống đậu xanh cao sản 208.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Xác định chủng nấm Trichoderma spp. phân giải cellulose mạnh
Thí nghiệm được thực hiện ở Viện Tài nguyên môi trường và Công nghệ sinh
học, Đại học Huế. Các chủng nấm Trichoderma spp. được nuôi cấy trong đĩa petri trên
môi trường cảm ứng cellulase [2], ở nhiệt độ 18
0
C trong khoảng thời gian từ 48 giờ đến
56 giờ rồi dùng lugol làm thuốc nhuộm để đo vòng phân giải. Khi chọn được chủng

nấm Trichoderma PC6 chúng tôi tiến hành tạo hỗn hợp nấm với chất mang là cám:
trấu với tỷ lệ 1:5 với 10 ml nước cất thanh trùng cho 0,5 kg. Tiến hành nuôi ở nhiệt
độ phòng thí nghiệm và sau 6 ngày đếm số lượng bào tử, kết quả thu được là:
4,067x10
8
CFU/g, phù hợp với tiêu chuẩn về chế phẩm vi sinh (>10
8
CFU/g) của
Công ty TNHH vi sinh môi trường [3].
2.2.2. Thí nghiệm ủ phân hữu cơ từ rơm rạ có sử dụng và không sử dụng chế
phẩm sinh học
Thí nghiệm gồm 3 công thức (I: Không bổ sung chế phẩm, II: Ủ với chế phẩm của
Viện VSV-CNSH, III: Ủ với hỗn hợp Trichoderma PC6).được thực hiện ở phòng thí
nghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
2.2.3. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ tạo ra đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất giống đậu xanh 208 trên đất phù sa hợp tác xã Hương
Long, thành phố Huế.
Thí nghiệm gồm 8 công thức 3 lần nhắc lại được bố trí theo phương pháp khối
hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB). Lượng phân bón/ha ở các công thức cụ thể như sau:
Công thức I (Đ/C): Nền + 5 tấn phân chuồng
Công thức II: Nền + 2 tấn phân chuồng + 3 tấn phân ủ II
Công thức III: Nền + 2,5 tấn phân chuồng + 2,5 tấn phân ủ II
Công thức IV: Nền + 5 tấn phân ủ II
Công thức V: Nền + 2 tấn phân chuồng + 3 tấn phân ủ III
Công thức VI: Nền + 2,5 tấn phân chuồng + 2,5 tấn phân ủ III


205

Công thức VII: Nền + 2 tấn phân chuồng + 3 tấn phân ủ I

Công thức VIII: Nền + 2,5 tấn phân chuồng + 2,5 tấn phân ủ I
Nền gồm: 30 kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 50 kg K
2
O + 500 kg vôi cho 1 ha
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Tuyển chọn chủng nấm Trichoderma spp. phân giải cellulose mạnh
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
CH1 PC6 PC15 WH29 TN42
Chủng nấm trichoderma spp.
k íc h th ư ớ c vò n g p h â n g i ải (m m )
48 giờ
56 giờ

Hình 1. Kích thước vòng phân giải của 5 chủng nấm Trichoderma spp.
Qua kết quả ở hình 1 cho thấy ở cả năm chủng nấm Trichoderma spp. đều tăng
kích thước vòng phân giải khi tăng thời gian nuôi từ 48 giờ lên 56 giờ, nhưng kích
thước tăng lên không đều nhau. Ở thời gian theo dõi là 48 giờ kích thước vòng phân giải
của chủng PC6 lớn nhất đạt 18,33 mm, thấp nhất chủng PC15 chỉ đạt 8,67 mm. Ở thời
gian theo dõi là 56 giờ chủng PC6 đạt cao nhất với kích thước vòng phân giải là 25,33
mm và thấp nhất vẫn là chủng CH1 đạt 13,67 mm.

3.2. Thí nghiệm ủ phân hữu cơ từ rơm rạ có sử dụng và không sử dụng chế
phẩm sinh học
Chúng tôi đánh giá hiệu quả của quá trình phân giải chất hữu cơ thông qua đánh
giá hàm lượng cellulose của phân ủ và chất lượng phân ủ.
Qua bảng 1 chúng ta thấy trước khi bổ sung chế phẩm thì các công thức thí
nghiệm có hàm lượng cellulose tương đương nhau. Khi kết thúc ủ, ở cả 3 công thức,
hàm lượng cellulose giảm xuống và dao động từ 22,77% đến 28,12%. Như vậy, trong
quá trình ủ phân, vi sinh vật có sẵn trong rơm rạ và được bổ sung thêm đã phân hủy
cellulose làm cho hàm lượng cellulose giảm đáng kể. Trong đó, công thức II ủ với chế
phẩm của Viện VSV-CNSH có hàm lượng cellulose nhỏ hơn so với công thức I và III và


206

sai khác có ý nghĩa thống kê với 2 công thức ủ còn lại.
Bảng 1. Ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến khả năng phân giải cellulose và chất lượng
phân bón
Hàm lượng cellulose (%) Chất lượng phân bón (%)
Công thức
Bắt đầu ủ Kết thúc ủ
N tổng
số
P
2
O
5
tổng số
K
2
O

tổng số
I. Ủ với VSV tự nhiên 30,43
a
28,12
a
0,90 0,45 0,62
II. Ủ với chế phẩm Việ
n
VSV-CNSH
(ĐHQG, Hà Nội)
30,31
a
22,77
b
1,30 0,35 0,35
III. Ủ với
Trichoderma
PC6
31,77
a
26,28
a
1,27 0,39 0,96
LSD
0,05
0,78 3,50 - - -
(Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau
biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05).
Theo kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ của nhóm
tác giả Trần Thị Anh Thư, Trần Thị Ngọc Sơn, Nguyễn Ngọc Nam, Lưu Hồng Mẫn

hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đạt tương ứng là: 1,15%; 0,29%; 3,59% [4]. Hàm
lượng nitơ tổng số ở công thức II và III đều cao hơn kết quả của nhóm tác giả trên,
tương ứng là 1,30 và 1,27%. Tương tự, hàm lượng lân tổng số của cả 3 công thức ủ
đều cao hơn so với kết quả của nhóm tác giả trên; trong đó, cao nhất là ở công thức I
(0,45%), tiếp đến công thức III (0,39%) và công thức II (0,35%). Tuy nhiên, so với
kết quả của nhóm tác giả trên thì hàm lượng kali tổng số ở cả 3 công thức đều ở mức
thấp, trong đó ở công thức III có hàm lượng cao nhất (0,96%).
3.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ tạo ra đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất giống đậu xanh 208 trên đất phù sa hợp tác xã Hương Long, thành phố
Huế.
3.3.1. Ảnh hưởng của các loại phân và lượng bón đến chiều cao thân chính của
giống đậu xanh 208 qua các thời kỳ
Chiều cao cây của các giống đậu xanh tăng dần theo sự sinh trưởng và phát triển
của cây và đạt lớn nhất vào thời kỳ thu hoạch. Ở cùng một thời kỳ sinh trưởng cùng một
lượng phân chuồng và lượng phân hữu cơ vi sinh như nhau, nhưng phân được ủ với các
nguồn vi sinh vật khác nhau thì chiều cao cây đậu xanh có sự sai khác nhau có ý nghĩa
về mặt thống kê.


207

Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao cây đậu xanh ở các thời kỳ của các công thức
thí nghiệm (cm)
Công thức Phân cành Ra hoa Tạo quả Thu hoạch
I. 100% phân chuồng 19,67
b
36,54
a
41,47
b

53,33
b

IV. Thay 100% phân ủ II 20,45
a
36,96
a
44,88
a
55,79
a

LSD
0,05
0,71 0,63 0,25 0,79
II. Thay 60% phân ủ II 21,37
a
36,72
a
43,04
a
56,75
b

V. Thay 60% phân ủ III 20,12
b
36,57
ab
42,89
a

55,80
c

VII. Thay 60% phân ủ I 19,91
b
36,87
b
42,98
a
57,61
a

LSD
0,05
0,44 0,19 0,83 0,28
III. Thay 50% phân ủ II 21,81
a
38,07
a
45,92
a
58,33
a

VI. Thay 50% phân ủ III 20,93
b
36,58
c
42,76
c

56,12
c

VIII. Thay 50% phân ủ I 20,35
c
36,89
b
43,48
b
57,12
b

LSD
0,05
0,33 0,20 0,49 0,56
(Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau
biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05).
Ở thời kỳ phân cành chiều cao cây đậu xanh dao động từ 19,67 cm đến 21,81 cm.
Trong đó, các công thức bón với lượng thay thế 50% và 60% phân chuồng bằng phân
hữu cơ vi sinh có chiều cao biến động không đáng kể, tuy nhiên ảnh hưởng của các loại
phân ủ khác nhau đến chiều cao cây có sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
Ở thời kỳ tạo quả chiều cao cây giữa các công thức biến động từ 53,33 cm đến
58,33 cm. Chiều cao cây cao nhất là công thức III (58,33 cm) và thấp nhất là công thức
I (53,33 cm). Ở cùng một tỷ lệ thay thế là 50% phân ủ thì có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê các loại phân hữu cơ vi sinh, trong đó thì phân được bổ sung chế phẩm của
Viện vi sinh vật Đại học Quốc gia Hà Nội đạt chỉ số cao nhất.


208


3.3.2. Ảnh hưởng của các loại phân và lượng bón đến sự ra hoa của giống đậu
xanh 208
Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón đến sự ra hoa của đậu xanh ở các công thức thí nghiệm
Công thức
Thời gian ra
hoa (ngày)
Tổng số hoa
(hoa/cây)
Tỷ lệ hoa hữu
hiệu (%)
I. 100% phân chuồng 18,43
a
20,03
b
40,12
a

IV.Thay 100% phân ủ II 16,76
b
26,06
a
31,77
b

LSD
0,05
1,65 0,28 2,50
II. Thay 60% phân ủ II 16,33
b
29,96

a
37,42
a

V. Thay 60% phân ủ III 16,93
a
27,10
b
36,81
a

VII. Thay 60% phân ủ I 17,36
a
25,93
c
34,49
b

LSD
0,05
0,56 0,85 2,00
III. Thay 50% phân ủ II 17,26
b
27,03
b
34,66
a

VI. Thay 50% phân ủ III 16,30
c

25,20
c
32,87
b

VIII. Thay 50% phân ủ I 17,83
a
28,23
a
31,23
c

LSD
0,05
0,37 0,64 1,20
(Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau
biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05).
Thời gian ra hoa của đậu xanh biến động từ 16,33 ngày đến 18,43 ngày, trong đó
công thức I là công thức có thời gian ra hoa dài nhất (18,43 ngày) và sai khác có ý nghĩa
thống kê với các công thức còn lại. Ở lượng thay thế 60% phân chuồng bằng phân hữu
cơ vi sinh thì loại phân ủ có bổ sung chế phẩm của Viện vi sinh vật, Đại học Quốc gia
Hà Nội (công thức II) có thời gian ra hoa ngắn hơn có ý nghĩa thông kê so với các công
thức còn lại (công thức V và VII).
Tổng số hoa/cây cũng có sự thay đổi theo lượng thay thế phân chuồng và các
loại phân ủ khác nhau. Trong đó, công thức II (thay 60% phân ủ II) là công thức có tổng
số hoa lớn nhất đạt 29,96 hoa/cây và công thức I (100% phân chuồng) có số hoa thấp
nhất (20,03 hoa/cây).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ hoa hữu hiệu biến động từ 31,23% đến
40,12%. Tuy nhiên, tỷ lệ này tương đối thấp là do có mưa to vào thời gian nở hoa.



209

3.3.3. Ảnh hưởng của các loại phân và lượng bón đến một số sâu bệnh hại giống
đậu xanh 208
Bảng 4. Ảnh hưởng của phân bón đến một số sâu bệnh hại của cây đậu xanh
ở các công thức thí nghiệm
Công thức Bệnh héo rũ cây con (điểm) Sâu đục quả (%)
I. 100% phân chuồng 2 23,0
IV. Thay 100% phân ủ II 1 16,0
II. Thay 60% phân ủ II 1 12,0
V. Thay 60% phân ủ III 1 18,3
VII. Thay 60% phân ủ I 2 16,3
III. Thay 50% phân ủ II 1 15,3
VI. Thay 50% phân ủ III 1 16,3
VIII. Thay 50% phân ủ I 2 13,7
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy ở các công thức đều xuất hiện bệnh héo rũ,
nhưng ở mức nhẹ (điểm 1 đến điểm 2). Ở các công thức bón phân ủ bằng chế phẩm của
Viện VSV-CNSH, ĐH Quốc gia Hà Nội và ủ bằng Trichoderma spp. có tỷ lệ bệnh ít
hơn.
Sâu đục quả (Eitiella zinkenela) cũng xuất hiện ở các công thức với tỷ lệ hại từ
12,0% đến 23,0%. Tỷ lệ hại cao nhất (23%) là ở công thức bón 100% phân chuồng. Các
công thức có sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đều có tỷ lệ hại thấp hơn so. Sở dĩ có sự sai
khác như vậy là vì ở các loại phân hữu cơ vi sinh thì thành phần các loài vi sinh vật rất
phong phú về chủng loại, trong đó có cả những loài tác động giúp cây sinh trưởng và
chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở lượng thay thế bằng
60% phân hữu cơ vi sinh (công thức II) và bổ sung chế phẩm của Viện VSV-CNSH,
ĐHQG Hà Nội có tỷ lệ sâu đục quả thấp nhất (12%).
3.3.4. Ảnh hưởng của các loại phân và lượng bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất giống đậu xanh 208

Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu xanh ở các công thức thí nghiệm
Công
thức
Tổng số
quả
(quả/cây)
Số quả
chắc
(quả/cây)
Số hạt
chắc
(hạt/quả)
P100
quả
(g)
P1000
hạt
(g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
I 13,23
f
8,00
e
7,05
h
119,50
f

56,22
b
9,05
f
7,83
e

IV 14,13
e
8,26
e
7,68
g
125,50
e
52,44
e
9,25
f
7,77
e



210

II 16,66
a
10,50
a

11,07
a
138,83
a
53,44
d
17,27
a
12,44
a

V 15,70
bc
9,96
b
8,61
e
126,17
de
55,88
b
13,32
c
10,77
b

VII 15,90
b
8,93
d

8,04
f
120,50
f
57,77
a
11,52
e
10,05
c

III 15,53
c
9,36
c
10,69
b
131,17
c
52,66
e
14,63
b
11,00
b

VI 14,63
d
8,26
e

9,55
c
134,00
b
51,44
f
11,27
e
9,44
d

VIII 14,63
d
8,80
d
9,17
d
127,83
d
54,33
c
12,18
d
9,16
d

LSD
0,05

0,29 0,38 0,10 2,15 0,46 0,62 0,55

(Chú ý: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau
biểu thị sự sai khác nhau ở mức 0,05).
Qua bảng 5 chúng tôi có nhận xét: Việc bón phân hữu cơ vi sinh thay thế phân
chuồng đã có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất như: tổng số quả trên cây,
số quả chắc trên cây, số hạt chắc trên quả, khối lượng 100 quả, khối lượng 1000 hạt và
tăng NSLT và NSTT so với công thức I (bón 100% phân chuồng).
Tổng số quả trên cây: Biến động từ 13,23 đến 16,66 quả. Công thức II có tổng
số quả trên cây nhiều nhất (16,66 quả), sở dĩ như vậy vì công thức II có tổng số hoa
nhiều nhất (29,96 hoa/cây), ra hoa tập trung (16,33 ngày) và tỷ lệ sâu đục quả thấp nhất
(12%).
Số quả chắc/cây: Ở các công thức dao động từ 8,00 - 10,50 quả, cao nhất là công
thức II (10,50 quả chắc/cây), vì ở công thức này có tổng số hoa trên cây và tỷ lệ hoa hữu
hiệu đạt cao nhất (37,42 %).
Số hạt chắc trên quả: là một chỉ số tương đối quan trọng như số quả chắc trên
cây, ở thí nghiệm này thì số hạt chắc/quả lớn nhất là công thức II (11,07 hạt) và thấp
nhất là công thức I (7,05 hạt).
Khối lượng P100 quả và khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 100 quả dao động từ
119,50 đến 138,83 gam và khối lượng 1000 hạt biến động từ 51,44 – 57,77 g. Công thức
II có P100 quả lớn nhất (138,83 gam), tuy nhiên, khối lượng 1000 hạt chỉ đạt 53,44g.
Năng suất lý thuyết: Qua bảng 5 thấy công thức II có số quả chắc, số hạt chắc và
khối lượng 100 quả lớn nhất so với các công thức khác cho nên năng suất lý thuyết lớn
nhất đạt 17,27 tạ/ha sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê với các công thức còn lại. Công
thức có cùng một mức phân chuồng và thay đổi loại phân hữu cơ vi sinh thì phân bón
với việc bổ sung chế phẩm của Viện vi sinh vật Đại học Quốc Gia Hà Nội đều có kết
quả cao hơn so với 2 loại phân còn lại. Công thức đối chứng có năng suất thực thu thấp
nhất chỉ đạt 9,05 tạ/ha.



211


0
5,000
10,000
15,000
20,000
I II III IV V VI VII VIII
Công thức
N ă n g s u ấ t (tạ / h a )
NSLT
NSTT

Hình 4. Năng suất đậu xanh ở các công thức thí nghiệm
Năng suất thực thu: Đây là kết quả cuối cùng để đánh giá hiệu quả của việc
phun các loại phân bón lá khác nhau, là năng suất thực có được sau mùa thu hoạch.
Năng suất thực thu dao động từ 7,77 đến 12,44 tạ/ha. Trong đó công thức II đạt năng suất
cao nhất và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với các công thức còn lại.
Cùng một loại phân hữu cơ vi sinh khi mà tăng hàm lượng thay thế phân chuồng
lên 60% thì cho năng suất thực thu cao hơn so với hàm lượng thay thế 50%. Biểu hiện là
công thức II bón với hàm lượng thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh là 60%
cho năng suất cao 12,44 tạ/ha cao hơn so với công thức III bón với hàm lượng thay thế
phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh là 50% đạt 11,00 tạ/ha.
Tùy vào loại vi sinh vật bổ sung vào để ủ phân hữu cơ vi sinh cũng làm thay đổi
năng suất thực thu của đậu xanh. Với cùng mức phân chuồng là 2 tấn/ha khi thay đổi
loại phân hữu cơ vi sinh, phân có bổ sung chế phẩm của Viện vi sinh vật Đại học Quốc
gia Hà Nội cho năng suất lớn hơn so với công thức có bón phân hữu cơ bổ sung vi sinh
vật tự nhiên và nấm Trichoderma spp. của Viện Tài nguyên và Công nghệ sinh học -
Đại học Huế cung cấp. Kết quả thu được như vậy vì chế phẩm của Viện Vi sinh vật Đại
học Quốc gia Hà Nội có bổ sung nhiều loại vi sinh vật như thế sẽ hạn chế được các yếu
tố có hại cho cây và làm cho cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Tóm lại, thành phần các chất dinh dưỡng chứa trong các loại phân bón hữu cơ vi
sinh đã bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho đậu xanh tạo điều kiện cho đậu xanh sinh
trưởng, phát triển tốt và nâng cao được năng suất. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của phân
bón lá đến năng suất chúng tôi minh họa bằng hình 4.
Với mức phân chuồng là 2 tấn/ha khi thay đổi loại phân hữu cơ vi sinh với lượng
3 tấn /ha thì công thức bón với phân tạo ra từ chế phẩm Viện vi sinh vật Đại học Quốc
Gia Hà Nội cho kết quả lớn nhất cả về tổng số quả và số quả chắc trên cây so với 2 công
thức còn lại. Vì chế phẩm đó bổ sung đầy đủ các loại vi sinh vật hữu ích còn 2 công


212

thức còn lại công thức VIII chỉ bổ sung vi sinh vật tự nhiên và công thức V bổ sung
thêm nấm Trichoderma. Với mức phân chuồng là 2,5 tấn/ha và khi thay đổi loại phân
hữu cơ vi sinh cũng thu được kết quả thay đổi như trên nhưng mà lại thấp hơn so với
các công thức được bón với hàm lượng thay thế là 60% phân chuồng bằng phân hữu cơ
vi sinh được thể hiện ở bảng 5.
3.3.5. Hiệu quả kinh tế của các loại phân và lượng bón đối với giống đậu xanh
208
Để đánh giá khả năng ứng dụng các loại phân hữu cơ vi sinh đối với cây trồng
nói chung và giống đậu xanh 208 nói riêng, thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế là rất cần
thiết.
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá cho giống đậu xanh 208
Chi phí (1000 đồng/ha)
Công
thức
Giống

Phân
hóa

học
Phân
chuồng

Phân
hữu
cơ vi
sinh
Công
chăm
sóc
Tổng chi
(1000
đồng/ha)

NSTT
(tạ/ha)

Tổng thu
(1000
đồng/ha)

Lãi (1000
đồng/ha)

I 640 1020

500 0 400 2.560 7,833 23.499 20.939
IV 640 1020


0 4550

400 6.610 7,778 23.334 16.724
II 640 1020

200 2730

400 4.990 12,444

37.332 32.342
V 640 1020

200 2370

400 4.630 10,778

32.334 24.047
VII 640 1020

200 2100

400 4.360 10,056

30.168 25.808
III 640 1020

250 2275

400 4.585 11,000


33.000 28.415
VI 640 1020

250 1975

400 4.285 9,444 28.332 25.647
VIII 640 1020

250 1750

400 4.060 9,167 27.501 23.441
Qua bảng 6 ta thấy:
Khi thay thế phân chuồng bằng một phần phân hữu cơ vi sinh áp dụng trên
đậu xanh tại HTX Kim Long, Thừa Thiên Huế cho năng suất thực thu hầu hết cao
hơn so với bón toàn bộ phân chuồng từ 1,334 tạ/ha đến 6,611 tạ/ha. Trong đó, công
thức thay thế toàn bộ phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh cho năng suất thực thu
thấp hơn so với đối chứng, dẫn đến lãi thấp nhất chỉ đạt 16.724.000 đồng, do là khi
thay thế toàn bộ phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh thì làm cho chi phí bỏ ra lớn
cho nên hiệu quả thu lại thấp. Công thức II với phân hữu cơ vi sinh được bổ sung
chế phẩm của Viện VSV-CNSH, Đại học Quốc gia Hà Nội cho lãi cao nhất
32.342.000 đồng/ha.
4. Kết luận


213

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có một số kết luận sau:
- Chủng PC6 có khả năng phân giải cellulose mạnh, ở 48 giờ kích thước vòng
phân giải đạt 18,33 mm và 56 giờ là 25,33 mm.
- Phân hữu cơ vi sinh có bổ sung chế phẩm của Viện VSV-CNSH, Đại học Quốc

gia Hà Nội có chất lượng tốt hơn so với ủ tự nhiên và ủ với PC6.
- Các loại phân hữu cơ vi sinh ảnh hưởng không lớn đến sinh trưởng của cây đậu
xanh như tăng chiều cao thân chính, số lá trên cây và số lá xanh còn lại trên cây.
- Các loại phân hữu cơ vi sinh với các mức thay thế phân chuồng khác nhau đã
có tác dụng làm tăng tổng số hoa/cây, tỷ lệ hoa hữu hiệu, làm tăng số quả chắc trên cây,
khối lượng 100 quả một cách có ý nghĩa thống kê. Mức thay thế phân chuồng 60% bằng
phân hữu cơ vi sinh có bổ sung chế phẩm vi sinh của Viện VSV- và CNSH, Đại học
Quốc gia Hà Nội ở công thức II là cao nhất.
- Việc bón phân hữu cơ vi sinh có bổ sung chế phẩm của Viện VSV-CNSH, Đại
học Quốc gia Hà Nội với hàm lượng thay thế 60% phân chuồng làm tăng năng suất lý
thuyết và năng suất thực thu của đậu xanh lần lượt là 17,276 tạ/ha và 12,444 tạ/ha. Ở
công thức này đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Bổn, Lê Chí Khánh, Sản xuất phân lân hữu cơ Vi Sinh, Viện Vắcxin Nha Trang,
Đà Lạt Thông tin Khoa học công nghệ Lâm Đồng, số 3.19.
2. Đinh Hồng Duyên, Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Thành, Nghiên cứu xạ khuẩn có
khả năng phân giải cellulose dùng trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, Tạp chí
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 4/2011.
3. Nguyễn Văn Mùi, Thực hành Hóa Sinh Học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
4. Phân hữu cơ vi sinh đa chủng từ phế thải và bã hầm biogas - giải pháp cho đất bạc
màu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 08, 19/2/2004.
5. Lương Hữu Thành, Nguyễn Hồng Sơn và cs, Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh
vật xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn. Số 5/2011.
6. Trần Thị Anh Thư, Trần Thị Ngọc Sơn, Nguyễn Ngọc Nam, Lưu Hồng Mẫn, Ảnh
hưởng của rơm rạ xử lý bằng Trichoderma spp. Đến năng suất, độ phì nhiêu đất và
hiệu quả kinh tế lúa hè thu 2010 tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn. Số 4/2011.
7.
SELECTION OF THE STRAINS TRICHODERMA spp; RESOLUTION OF

CELLULOSE FOR BIOLOGICAL FERTILIZER PRODUCTION AND


214

RESEARCH ON THEIR INFLUENCE ON LEGUMINOUS GREEN 208 IN
SPRING 2011 IN HUONG LONG COMMUNITY, HUE CITY
Tran Thi Le, Tran Thi Thu Ha, Nguyen Thi Thanh, Nguyen Xuan Ky

College of Agriculture and Forestry, Hue University

Abstract. The Strain PC6 with the strongest cellulose resolution was chosen from
43 races of fungi Trichoderma spp and was isolated by the Institute for Natural
Resources and Environment and Biotechnology, Hue University. Then, it was
mixed with bran and rice husk at the rate 1:5 with 10 ml sterilized distilled water
for 0,5 kg. Straw was fermented with this mixture and compared its quality with
the fertilizers with and without the bio-products of Microbiology and
Biotechnology Institute-Hanoi National University. The results showed that the
supplement formula of the Institute (Formula II) gives the best fertilizer quality.
After that, we tested the effects of three fertilizers with different amounts of manure
(0, 50, 60, and 100% respectively) over leguminous green var. 208 in Huong Long
commune, Hue city. As a result, the leguminous green was fertilizered with bio-
products from Microbiology and Biotechnology Institute-Hanoi National
University with 60% of manure reaching the theory and real productivity 17.27 and
12.44 Quintal/ha respectively.
Keywords: Cellulose, Leguminous green var. 208, Trichoderma spp., Biological
fertilizer.

×