Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kh lịch sử đề 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.87 KB, 3 trang )

ĐỀ 10
Câu 1. Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của Hiệp ước Patơnốt được kí kết giữa triều đình nhà
Nguyễn với thực dân Pháp vào năm 1884?
A. Mở đầu quá trình đầu hàng của nhà nước phong kiến Việt Nam.
B. Chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến độc lập ở Việt Nam.
C. Chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
D. Đánh dấu sự ra đời nhà nước quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
Câu 2. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự xuất hiện của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế
kỷ XX?
A. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng.
B. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
C. Sự lỗi thời của hệ tư tưởng phong kiến.
D. Sự khủng hoảng suy yếu của chế độ phong kiến.
Câu 3. Dựa vào bảng dữ liệu dưới đây, hãy xác định tổ chức chính trị theo khuynh hướng vơ sản
đầu tiên ở Việt Nam.
Thời gian
Tổ chức chính trị
Năm 1923
Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Công Viễn,… lập ra Tâm tâm xã
(Quảng Châu – Trung Quốc).
Năm 1925
Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Quảng
Châu – Trung Quốc).
Năm 1925
Một số tù chính trị như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên lập ra Hội Phục
Việt (Trung Kỳ).
Năm 1927
Trên cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính
lập ra Việt Nam Quốc dân đảng (Bắc Kỳ).
A. Tâm tâm xã.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.


C. Hội Phục Việt.
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:
“Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi lại được độc
lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa
trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”.
(Ðảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Ðảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 7, trang 113.)
Đoạn tư liệu trên được đưa ra trong hội nghị nào dưới đây:
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939).
B. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).
C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945).
D. Đại hội Quốc dân (8/1945).
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân (1968) của nhân dân miền Nam Việt Nam?
A. Làm lung lay ý chí xâm lược Việt Nam của quân Mĩ.
B. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược.
C. Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. Mĩ chấp nhận đến nàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Câu 6. Cho bảng thống kê về một số sự kiện lịch sử sau:
Thời gian
Sự kiện
9/1975

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.


15-21/11/1975

Hội nghị Hiệp thương chính trị.


25/4/1976

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

24/6-3/7/1976

Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp phiên đầu tiên.

Bảng thống kê trên phản ánh nhiệm vụ nào dưới đây của cách mạng Việt Nam sau năm
1975?
A. Xây dựng xong cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. Hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
C. Tiến hành Kế hoạch Nhà nước 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Câu 7: Sắp xếp thông tin ở cột I với cột II sau đây để xác định đúng tiến trình thời gian của
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
I

II

1.

Phát xít Đức tấn cơng Liên Xơ.

2.

Phát xít Đức tấn cơng Ba Lan.

3.


Chiến thắng của Hồng quân ở Xtalingrát

4.

Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

A. 1, 2, 3, 4.
B. 3, 2, 1, 4.
C. 2, 1, 3, 4
D. 4, 3, 2, 1.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN đề ra
tại Hiệp ước Bali (2/1976)?
A. Tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau.
D. Hợp tác phát triển có hiệu quả về an ninh, chính trị.
Dựa vào thơng tin được cung cấp sau đây để trả lời câu hỏi 9 và 10:
“Chiến thắng này cũng chứng minh chân lý của thời đại “Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết
quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế
quốc sừng sỏ nào”. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đất nước nhỏ bé đã đánh bại một đất
nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng
là thắng lợi của các lực lượng hịa bình, dân chủ trên tồn thế giới.
Thắng lợi của chiến dịch đó đã bảo vệ và phát triển thành quả của cách mạnh tháng Tám,
giải phóng hồn tồn miền Bắc, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta, đưa
cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa
và miền Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hồn thành độc lập dân tộc, dân chủ và
thống nhất đất nước.”
(Tạp chí thơng tin tun truyền, tháng 5 năm 2019; trang 2; TTTT T5.pdf (hcmcpv.org.vn))
Câu 9. Đoạn tư liệu trên đề cập đến sự kiện lịch sử nào dưới đây?



A. Ý nghĩa của cách mạng tháng Tám (1945)
B. Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
C. Ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân (1975).
D. Ý nghĩa công cuộc đổi mới (từ 1986 đến nay).
Câu 10. Đoạn tư liệu trên phản ánh nội dung nào dưới đây?
A. Sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Thắng lợi này là sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc.
C. Một kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội đã mở ra cho dân tộc Việt Nam.
D. Thơng điệp về tầm vóc và giá trị lý luận cũng như thực tiễn của chiến dịch Điện Biên Phủ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×