Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nâng cao lòng tự trọng của bạn. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.66 KB, 7 trang )






Nâng cao lòng tự trọng của bạn

Cải thiện cách bạn cảm thấy về bản thân
“Lòng tự trọng cũng có nghĩa là tin vào giá trị của bản thân mình”- Nathaniel
Branden- Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về lòng tự trọng
Nâng cao lòng tự trọng là hành trình của mỗi người. Đó là một phần quan trọng tạo
nên cảm giác hạnh phúc trong chính chúng ta và cảm giác thành công trong bất kỳ
công việc quan trọng nào.
Lòng tự trọng tích cực giúp bạn là chính mình, chống chọi với nghịch cảnh và lòng
tin bản thân có thể vượt qua tất cả kể cả khi bạn gặp thất bại. Nó như thể một mệnh
lệnh từ bên trong giúp bạn kiên trì hơn và động viên bạn bất cứ khi nào bạn cần để
trở thành con người bạn hướng tới.
Mọi thứ sẽ trái ngược nếu bạn thiếu lòng tự trọng; sự hoài nghi, cảm giác bản thân
bất lực với mọi thử thách trong cuộc sống. Nếu thiếu lòng tự trọng, bạn có thể nghĩ
rằng mình không thể thực hiện bất cứ ước mơ của bản thân và thậm chí không cho
phép bản thân dám mơ ước. Trong thực tế, lòng tự trọng kém được sử dụng để
chẩn đoán rất nhiều các rối loạn tâm thần và nó có thể được liên kết với một loạt
các cảm xúc tiêu cực, bao gồm lo lắng, nỗi buồn, sự thù địch, xấu hổ, cô đơn, bối
rối và thiếu tự phát.
Để đánh giá mức độ tự trọng của riêng bạn, hãy thử sử dụng thước đo lòng tự trọng
của Rosenberg (SES). Đây là 10 điểm được phát triển bởi Tiến sĩ Morris
Rosenberg. Mặc dù nó đã được phát triển vào năm 1965, nó vẫn là một hình thức
phổ biến về đo lường được sử dụng trong nghiên cứu lòng tự trọng.
Tự trọng là gì?
Bạn chắc không lạ lẫm gì về lòng tự trọng. Nó thường liên quan với sự tự tin,
nhưng lòng tự trọng còn hơn cả sự tự tin – nó chuyên biệt và cụ thể hơn. Trong


thực tế, một số người lập luận rằng bạn có thể có sự tự tin và vẫn thiếu lòng tự
trọng.
Lòng tự trọng thật sự không chứa đựng sự giả tạo. Mặc dù có nhiều tranh luận về
định nghĩa của lòng tự trọng nhưng theo lý thuyết hàng đầu: lòng tự trọng là sự kết
hợp của hai yếu tố: năng lực và sự tôn trọng.
Các mô hình khác tập trung vào một trong những yếu tố này hay các yếu tố khác.
Tuy nhiên, sự kết hợp hay điều trên đưa đến một định nghĩa đúng nhất và được nói
đến trong cuốn sách “Tâm lý của lòng tự trọng” của Nathaniel Branden.
Tự trọng có hai khía cạnh liên quan đến nhau: nó đòi hỏi một ý thức về năng lực
cá nhân và ý thức về giá trị cá nhân. Một sự tổng hợp giữa sự tự tin và lòng tự
trọng. Một điều chắc chắn rằng mỗi người chúng ta đều nhận thức rằng chúng ta
phải sống và chúng ta đáng được sống.
Năng lực và sự kính trọng
Lòng tự trọng liên quan đến việc bạn tự tin như thế nào vào những kỹ năng của bạn
và năng lực bạn cần để thành công trong lĩnh vực quan trọng với bạn.
Đây không phải là sự thành công chung chung hoặc thậm chí một cảm giác chung
về năng lực. Đó là một vấn đề cụ thể và cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của
bạn.
Ví dụ:
Nếu bạn có thể hát và nhảy múa và vui chơi cùng một đám đông mà không ai có
thể làm được điều đó, thì đó là một sự đóng góp tích cực vào lòng tự trọng của bạn
mà bằng cấp trên ghế nhà trường không thể đem lại. Tương tự như vậy, nếu bạn
đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp nhưng bạn không tự hào về nghề nghiệp của
mình, thì việc đạt đến đỉnh cao của nghề nghiệp sẽ không giúp ích gì nhiều cho
lòng tự trọng của bạn.
Ý tưởng ở đây, “giá trị” được đem đến từ sự tôn trọng là: sự kính trọng (tự kính
trọng mình). Nó giúp bạn thể hiện sự tự đánh giá bản thân. Nó dựa trên giá trị của
bạn và vào việc bạn có thường xuyên cư xử theo cách nhất quán với các giá trị này.
Tóm lại, các yếu tố này ảnh hưởng đến việc bạn có tin rằng bạn “đủ tốt” hay cảm
thấy thích và tôn trọng chính con người của bạn.

Bằng cách kết hợp năng lực, sự kính trọng và việc nhận thấy mối quan hệ lẫn nhau
giữa hai yếu tố trên, chúng ta có được một định nghĩa đầy đủ và mới mẻ của lòng
tự trọng. Chỉ cần cảm thấy hài lòng về bản thân chứ không phải sự yêu quý bản
thân. Quá tự tin vào bản thân dẫn đến tự phụ và thậm chí tự đại. Sự coi trọng bản
thân cần phải có chừng mực.
Lưu ý:
Xem xét lòng tự trọng theo chiều hướng cho phép chúng ta thấy sự khác biệt giữa
tự trọng đúng nghĩa và quá tự trọng- điều có thể dẫn đến hành vi hung hăng và phá
hoại. Hãy tưởng tượng bạn giỏi hơn tất cả mọi người- việc này có thể khiến bạn trở
nên kiêu ngạo, bắt nạt người khác, trở nên một con người tồi tệ hơn. Và nếu bạn tự
tin vào bản thân vượt mức so với năng lực thực sự của bạn, bạn sẽ dễ dàng gặp thất
bại vì thế dễ thất vọng, nản chí, buồ bã thậm chí nóng giận. (Trong thực tế, một số
nhà nghiên cứu cho rằng điều này có liên quan đến bạo lực gia đình).
Nâng cao lòng tự trọng
Bây giờ bạn đã biết lòng tự trọng là gì, bạn đã trở nên tốt hơn để sẵn sàng cho việc
cải thiện của bản thân một cách mạnh mẽ và cân bằng
Dưới đây là một số lời khuyên giúp nâng cao lòng tự trọng của bạn:
• Hãy suy nghĩ về bản thân một cách tích cực- Người duy nhất có thể thay đổi
cách nhìn về bạn chính là bạn! Không ai khác có thể tạo dựng cho bạn lòng tự
trọng – bạn phải xây dựng nó bằng cách suy nghĩ và sử dụng tất cả những điều tích
cực trong cuộc sống của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn tạo dựng được thói quen có
những suy nghĩ tích cựcvà học cách phát hiện, đánh bại các dấu hiệu “phá hoại tự
động”. Hãy trở thành cổ động viên và người ủng hộ tốt nhất của chính mình
• Tự hào về những thành tích của bản thân- Khi bạn làm tốt điều gì đó, hãy ăn
mừng chiến thắng đó. Đừng chờ đợi người khác ca ngợi thành công đó của bạn.
Hãy ca ngợi chính mính.
• Đặt mục tiêu – Đạt càng nhiều thành công, bạn càng cảm thấy tự hào về bản thân
nhiều hơn. Đặt mục tiêu là một kỹ thuật tuyệt vời để chinh phục, theo dõi và ghi
nhận thành công. Nó giúp bạn nâng cao năng lực, từ đó tạo cảm giác tự hào và
đánh giá cao bản thân. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có khả năng thực hiện được

mục tiêu đề ra. 15phut.vn có bài viết về thiết lập mục tiêu, mời các bạn tham khảo.
• Hãy nhất quán – Bạn nâng cao lòng tự trọng khi bạn hành động theo cách thức
phù hợp với giá trị bản thân. Nếu bạn thấy mình rơi vào tình huống khó xử hoặc
khó khăn, hãy làm tất cả những gì bạn có thể để làm nhằm đưa ra một quyết định
nhất quán với các giá trị này. Đạt được mục tiêu một cách hoàn hảo và không làm
tổn hại lòng tự trọng của bạn bằng cách gian lận, hoặc hành động theo cách không
trung thực.
• Hãy nhớ rằng bạn không hoàn hảo- Không được quá khó khăn về chính mình.
Chúng ta đều mắc sai lầm và điều đó là bình thường, miễn là chúng ta học hỏi
được từ những sai lầm ấy. Chỉ có một mẫu người mà bạn phải trở thành đó là chính
bạn: ngừng lo lắng về những gì người khác nghĩ và tập trung vào những điều tuyệt
vời của bản thân. Nếu bạn làm thế, sự tự tin của bạn sẽ tỏa sáng qua và hơn thế, nó
còn bù đắp cho những thiếu sót của bạn.
• Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn – Sự năng động có thể tăng lòng tự trọng. Các
hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe giúp bạn cảm thấy tự chủ hơn và cho bạn một
cảm giác hài lòng và đem đến cho bạn cảm giác thỏa mãn trong suốt cuộc đời bạn.
Điểm cốt lõi:
Cách bạn cảm thấy về bản thân là chìa khóa của lòng tự trọng. Bạn là người tự chủ
và bạn có thể tạo sự khác biệt. Nếu bạn yêu thích bản thân mình và tin rằng bạn
xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bạn sẽ có lòng tự trọng
cao. Nếu bạn không yêu thích bản thân mình hoặc chỉ trích bản thân quá nhiều, bạn
sẽ có cảm giác lòng tự trọng thấp.
Có lòng tự trọng đúng nghỉa rất quan trọng vì nó giúp bạn vượt qua mọi thử thách
trong cuộc sống và đạt được những thứ quan trọng đối với bạn. Như vậy, thực hiện
một cam kết với chính mình về việc quý trọng những gì bạn làm và bạn là ai!

×