Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ke Hoach Thuc Hien Chi Thi 06 Ve Gia Dinh_Ban Hanh.doc.signed.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.41 KB, 5 trang )

Cơ quan: Tỉnh ủy Lạng
Sơn, Tỉnh ủy Lạng Sơn
Thời gian ký: 18.10.2021
16:53:14 +07:00

TỈNH ỦY LẠNG SƠN
*
Số 36-KH/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Lạng Sơn, ngày 18 tháng 10 năm 2021

KẾ HOẠCH
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
cơng tác xây dựng gia đình trong tình hình mới
----Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác xây dựng gia đình trong
tình hình mới; Hướng dẫn số 15-HD/BTGTW, ngày 21/7/2021 của Ban Tuyên giáo
Trung ương về triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 06-CT/TW), Ban Thường vụ
Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, sâu rộng và hiệu quả Chỉ thị
số 06-CT/TW nhằm nâng cao nhận thức, vai trị, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và
Nhân dân đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội đảng bộ các


cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc và động lực
cho sự phát triển bền vững của đất nước, của tỉnh.
2. Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong
Chỉ thị số 06-CT/TW, phân công trách nhiệm cụ thể trong tổ chức thực hiện. Đổi mới
nội dung, phương thức quán triệt, tuyên truyền và thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW phù
hợp với điều kiện thực tế của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị; chú trọng công tác phối
hợp, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện
theo quy định.
3. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính
trị - xã hội chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện
bám sát những nội dung cụ thể trong Chỉ thị số 06-CT/TW, phù hợp với điều kiện
thực tế, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, nhằm thực hiện tốt
các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được nêu trong Chỉ thị số 06-CT/TW.
II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu
quả Chỉ thị số 06-CT/TW
Tiếp tục quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về cơng tác xây dựng gia đình để các cấp ủy, tổ chức đảng nhận thức


NHN/KHTU

2

đúng vai trị, tầm quan trọng của gia đình và cơng tác xây dựng gia đình trong tình
hình mới. Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự
phát triển bền vững của đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ
hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt
của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cơng
tác xây dựng gia đình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp về
cơng tác xây dựng gia đình. Cán bộ, đảng viên phải nêu gương và vận động Nhân
dân tích cực tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc. Tiếp tục xây dựng và nhân
rộng các mơ hình gia đình văn hóa tiêu biểu, nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực,
con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đồn kết, thương u nhau. Đề
cao vai trị của gia đình trong ni dưỡng, định hướng giá trị, giáo dục thế hệ trẻ.
Kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa
bỏ các tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình. Khắc phục bệnh thành tích,
hình thức trong cơng tác xây dựng gia đình, nhất là việc cơng nhận danh hiệu “Gia
đình văn hóa”.
Tăng cường cơng tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và
phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của của cán bộ, đảng viên, nhất là người
đứng đầu trong việc quán triệt, triển khai thực hiện xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ, hạnh phúc, văn minh ở cơ quan, đơn vị, địa bàn phụ trách.
2. Tăng cường đổi mới công tác tun truyền, giáo dục chính sách, pháp
luật về gia đình
Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, có Kế hoạch tổ chức truyền thông
về công tác xây dựng gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình. Tăng cường hình
thức tuyên truyền bằng các thông điệp trên các phương tiện thông tin đại chúng,
chú trọng đối tượng tuyên truyền là nam giới. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền trên báo chí, Internet, mạng xã hội về chính sách, pháp luật, các chuẩn mực,
giá trị văn hóa gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình, các mơ hình gia
đình tiêu biểu; phê phán tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, các tập qn lạc hậu trong
hơn nhân và gia đình, giúp người dân chủ động phịng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực
đến gia đình... Qua đó, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng
viên và Nhân dân về vị trí, vai trị của gia đình trong tình hình mới.
Tích cực đẩy mạnh tun truyền nêu gương người tốt, việc tốt, phê phán
những biểu hiện không đúng, không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình,
cảnh báo các nguy cơ và hậu quả về mất cân bằng giới tính khi sinh. Chú trọng

ngăn ngừa thơng tin và sản phẩm văn hóa xấu tác động vào gia đình.
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình. Phát huy vai trị của
gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người Việt
Nam giàu lịng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù,
chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, khát vọng, hiện đại. Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực
trong xây dựng gia đình văn hóa gắn với Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng nơng thơn mới,


NHN/KHTU

3

đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép kiến thức xây dựng gia đình vào các
chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.
Đẩy mạnh giáo dục, cung cấp cho các thành viên gia đình về chủ trương,
chính sách, luật pháp liên quan đến gia đình, kỹ năng sống; trách nhiệm thực hiện
nếp sống văn minh, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; xây dựng tình làng nghĩa
xóm, đồn kết, giúp đỡ, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kế thừa và phát huy các giá trị truyền
thống tốt đẹp của gia đình, của dịng họ; tiếp thu các giá trị tiên tiến của gia đình
trong xã hội phát triển.
3. Triển khai thực hiện hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình
trên địa bàn tỉnh; rà sốt, bổ sung, hồn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến
cơng tác gia đình phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và tình hình thực tế của tỉnh, trong đó lấy gia đình làm trọng tâm, bảo đảm sự
gắn kết xã hội và vai trò của gia đình, hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, chú trọng đến đối tượng trẻ em và người bệnh
tật, cao tuổi.

Triển khai thực hiện tốt các danh mục dịch vụ công thuộc lĩnh vực gia đình.
Kiện tồn, nâng cao chất lượng hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản đối với
gia đình; bảo đảm gia đình được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cơng bằng, bình
đẳng, thuận lợi, tạo điều kiện, giúp cho các gia đình tiếp cận, tham gia vào các hoạt
động lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, xây
dựng gia đình ngày càng no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Hỗ trợ về kiến thức xây dựng
gia đình phát triển bền vững, hạnh phúc và thực hiện bình đẳng giới. Huy động các
cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình và chăm lo
giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình nghèo, khó khăn.
Gắn việc thực hiện cơng tác xây dựng gia đình với các Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tăng cường trách nhiệm của
các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội trong việc tạo điều
kiện, hỗ trợ các gia đình, đặc biệt là ở vùng cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách, luật pháp, các quy định,
nhiệm vụ liên quan đến cơng tác gia đình nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp
của các gia đình, thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ của các gia đình, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gia đình.
4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác xây dựng gia đình và
xây dựng, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới
Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành cơng tác gia đình, thực hiện Chiến
lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, nhất là phải đề cao trách nhiệm trong
chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện tốt cơng tác gia đình.


4

NHN/KHTU


Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về gia đình bảo đảm
tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình đẳng giới và
trẻ em. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm cơng tác gia đình theo hướng
tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý cơng tác
gia đình. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực xã hội thông qua mở
rộng, nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn hỗ trợ hôn nhân và
gia đình, hỗ trợ gia đình tiếp cận nguồn tín dụng chính sách xã hội, tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án về cơng tác gia đình với các
nhiệm vụ cụ thể, sát thực tế của từng địa bàn, cơ quan, đơn vị. Nội dung chương
trình, kế hoạch phải xác định rõ mục tiêu, tiến độ, sản phẩm cụ thể trong việc triển
khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 06-CT/TW, gắn với xây dựng, phát triển
văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và công
tác phụ nữ, công tác giảm nghèo bền vững. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện
hiệu quả Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, định hướng
đến năm 2045; Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và các
chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc.
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho cơng tác gia
đình; chi ngân sách nhà nước cho cơng tác gia đình theo phân cấp ngân sách nhà
nước hiện hành; ưu tiên nguồn lực cho vùng nơng thơn, vùng đặc biệt khó khăn và
cho việc xây dựng hệ thống dịch vụ gia đình, các mơ hình, câu lạc bộ phịng,
chống bạo lực gia đình. Lồng ghép, phối hợp việc thực hiện Chiến lược phát triển
gia đình Việt Nam với các chiến lược, kế hoạch có liên quan, bảo đảm tính đồng
bộ, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TW và Kế hoạch này, các ban đảng, đảng đoàn,
ban cán sự đảng tỉnh; các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phổ biến, quán triệt và xây dựng Kế

hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của cấp, ngành, cơ
quan, đơn vị.
2. Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển
khai thực hiện, trong đó xác định các mục tiêu cụ thể theo sự chỉ đạo của Chính
phủ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp; thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị.
3. Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền,
vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác xây dựng gia đình trong tình
hình mới; kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trong việc xây dựng, thực hiện chính
sách, pháp luật về cơng tác xây dựng gia đình, góp phần xây dựng gia đình no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc.


NHN/KHTU

5

4. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, các cơ quan liên quan theo dõi, hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW và Kế hoạch này; định kỳ
tham mưu sơ kết, tổng kết, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện.
Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo Trung ương,
- Văn phòng Trung ương Đảng,
(B/c)
- Ban cán sự đảng Bộ VH, TT và DL,
- Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc,
- Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng tỉnh,

- Các sở, ban, ngành, MTTQ, tổ chức CT-XH tỉnh,
- Các đồng chí Tỉnh ủy viên,
- Lưu Văn phịng Tỉnh ủy.

T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHĨ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

Hồng Văn Nghiệm



×