Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là nền tảng cho mọi quá
trình sản xuất hoạt động thông qua đó thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của
đất nước. Trong quá trình sản xuất, đất đai là nhân tố hàng đầu không thể thiếu
của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đất đai còn là cơ sở để các
ngành, các lĩnh vực hoạt động có hiệu quả .
Trong tình hình đất nước ta hiện nay, khi chấp nhận nền kinh tế thị trường
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
cũng như quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Các quá trình này đã kéo theo
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phục vụ nhu cầu phát triển ngày càng
cao của xã hội. Do đó, hàng loạt các công trình, dự án lần lượt được triển khai
thực hiện ra đời, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải
phóng mặt bằng diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lợi đều
hướng vào nhân dân. Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng là một công việc hết
sức phức tạp và nhạy cảm. Nó không những ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, các chủ đầu tư dự án mà còn ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần
của người dân bị thu hồi đất và khu vực xung quanh. Chính vì lẽ đó, việc điều
tra, tìm hiểu và đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phục vụ
cho công tác giải phóng mặt bằng là rất cần thiết nhằm tìm ra những tồn tại,
vướng mắc cần được giải quyết kịp thời. Để từ đó, chúng ta đưa ra các giải pháp
khắc phục góp phần hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng và củng cố lòng
tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào chính quyền các cấp làm cho công
tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
Bình Sơn là một huyện thuộc đồng bằng ven biển, với tổng diện tích tự
nhiên là 46.677,29 ha. Hiện nay, trên địa bàn xã có triển khai nhiều dự án
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Để triển khai được dự án, công tác
giải phóng mặt bằng là điều không thể thiếu. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư của một số dự án
trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”
1
1.2. Mục đích của đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về việc thực hiện chính sách bồi
thường, đền bù và bố trí TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa
bàn huyện Bình Sơn.
- Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả công tác GPMB, đền bù và bố trí TĐC
của một số dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn trong những năm qua.
- Phân tích ảnh hưởng của việc thực hiện các chính sách trong công tác
GPMB của dự án đến đời sống của người dân bị thu hồi đất.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, yếu kém nhằm đẩy
nhanh tiến độ GPMB để thực hiện các công trình, dự án phù hợp với tốc độ phát
triển KT-XH trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến công tác
BTHT & TĐC để GPMB.
- Các số liệu điều tra, thu thập để phục vụ cho đề tài phải mang tính chính
xác, khách quan, trung thực và đầy đủ.
- Nguồn số liệu, tài liệu điều tra, thu thập phải đáng tin cậy.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá được số liệu đã thu thập và điều tra.
2
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.
2.1.1. Các khái niệm liên quan đến bồi thường thiệt hại, GPMB.
2.1.1.1. Bồi thường thiệt hại:
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do
hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại
bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm [11]. Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu. Vì vậy, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho
người bị thu hồi đất [9]. Có 2 loại bồi thường: Bồi thường về đất và bồi thường
về tài sản.
Bồi thường về đất là bồi thường đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước
thu hồi theo nguyên tắc diện tích đất bị thu hồi bao nhiêu thì đền bù bấy nhiêu.
Diện tích đất bồi thường là diện tích đất hợp pháp được xác định lại trên thực
địa - thực tế đo đạc diện tích thu hồi của từng chủ sử dụng đất.
Bồi thường về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào
đất bị Nhà nước thu hồi gồm: Nhà, các công trình, vật kiến trúc, cây cối hoa
màu, mồ mã, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn liền với đất đai bị thu hồi.
2.1.1.2. Giải phóng mặt bằng:
Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện việc di dời tài sản gắn
liền với đất trên diện tích đất bị thu hồi để bàn giao lại mặt bằng cho chủ đầu tư
thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện GPMB nhanh hay chậm phụ thuộc vào chính
sách BTHT & TĐC công tác quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương, kinh
phí đầu tư dự án, thời tiết và sự đồng tình ủng hộ của người bị thu hồi đất.
GPMB cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng trực tiếp và có tính quyết định tới
sự thành công hay thất bại của dự án.
2.1.1.3. Giá đất
Giá đất được xác định là cầu nối các mối quan hệ về đất đai-thị trường-sự
quản lý của Nhà nước. Nhà nước điều tiết quản lý đất đai qua giá hay nói một
3
cách khác giá đất là công cụ kinh tế để người quản lý và người sử dụng đất tiếp
cận với cơ chế thị trường. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để đánh giá sự công
bằng trong phân phối đất đai, để người sử dụng đất thực hiện theo nghĩa vụ của
mình và Nhà nước điều chỉnh các quan hệ đất đai theo quy hoạch sử dụng và
pháp luật [13].
Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời
điểm có quyết định thu hồi đất do UBND tỉnh công bố vào ngày 01 tháng 01
hàng năm theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được
chuyển mục đích sử dụng [1].
Vì vậy, giá đất tính bồi thường thiệt hại càng sát với giá thị trường bao
nhiêu càng làm cho công tác BTHT & TĐC để GPMB được tiến hành nhanh
chóng, thuận lợi bấy nhiêu.
2.1.1.4. Bất động sản
Bất động sản là tài sản không thể di dời được, bao gồm [4] :
+ Đất đai
+ Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền đất đai kể cả các tài sản gắn liền
nhà ở, công trình xây dựng đó
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai
+ Các tài sản khác do pháp luật quy định
Bất động sản là loại hàng hoá đặc biệt, tuy nó không thể di chuyển được
nhưng có thể đem lại lợi ích cho chủ sở hữu. Do đó, bất động sản có tầm quan
trọng đối với hoạt động KT – XH . Vì thế, việc định giá bất động sản để áp giá
bồi thường cần quy định rõ ràng, cụ thể để công tác BTHT & TĐC được đẩy
nhanh tiến độ.
2.1.1.5. Định giá đất
Định giá đất là một nghệ thuật và khoa học để xác định giá trị tài sản cho những
mục đích nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Hay nói cách khác, định giá đất
được hiểu là sự ước tính về giá trị của quyền sử dụng đất bằng hình thái tiền tệ cho một
mục đích sử dụng đất đã được xác định, tại một thời điểm xác định [13].
Định giá đất là cơ sở để Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính
tiền cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, tính thuế chuyển quyền sử
dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, bồi thường thiệt hại về đất khi
thu hồi đất; là cơ sở để giải quyết tranh chấp về đất đai và giải quyết mua bán,
ổn định giá trên thị trường [13].
4
Trường hợp giá đất do UBND tỉnh công bố chưa sát với giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường,
UBND tỉnh giao cho cơ quan chức năng xác định lại giá đất cụ thể để quyết định
giá đất tính bồi thường cho phù hợp và không bị giới hạn bởi quy định về khung
giá các loại đất [1].
2.1.1.6. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu
hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời
đến địa điểm mới [9].
Bao gồm các loại hỗ trợ sau: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với
trường hợp thu hồi đất ở, hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo
chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; hỗ
trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất vườn, ao không được công
nhận là đất ở [3].
2.1.1.7. Tái định cư
Tái định cư là quá trình thiết lập lại cuộc sống cho người bị thu hồi đất
phải di chuyển chỗ ở đến nơi ở mới ổn định cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Khu TĐC là địa bàn được quy hoạch để bố trí các điểm TĐC, hệ thống cơ
sở hạ tầng, công trình công cộng và khu vực sản xuất. Trong khu TĐC có ít nhất
một điểm TĐC [12].
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật
mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
+ Bồi thường bằng nhà ở
+ Bồi thường bằng giao đất ở mới
+ Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới
2.1.2. Bản chất của công tác bồi thường GPMB
Phát triển công nghiệp và đô thị là một tiến trình tất yếu trên toàn thế
giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình triển khai công nghiệp hoá
– hiện đại hoá đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã
hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh
đòi hỏi quỹ đất khá lớn mà Nhà nước cần thu hồi. Quá trình thu hồi đất đặt ra rất
nhiều vấn đề KT - XH cần được giải quyết kịp thời và thỏa đáng.
5
Trong quá trình phát triển đó, vấn đề giải tỏa, di dời, TĐC để thực hiện các dự
án là không thể tránh khỏi. Việc đền bù giải tỏa đất hiện đang được thực hiện theo cơ
chế may ai người ấy được. Cơ chế này đang tạo ra sự mất cân bằng, có người thì mất
tất cả đất ra đi, có người thì chỉ mất một phần mà giá trị đất còn lại thì lại cao hơn rất
nhiều so với trước kia. Bên cạnh đó, chính sách TĐC chưa thật sự quan tâm đến
những “chi phí vô hình” mà người dân tái định cư gặp phải và chưa thật sự chăm lo
cho cuộc sống sau khi TĐC . Những gì các dự án quan tâm chỉ là chỗ ở mới, còn tất cả
các vấn đề khác như: kinh tế, giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hóa, quan hệ cộng đồng
của mỗi người dân đều bị bỏ ngỏ.
Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định, nâng cao điều kiện sống cho người dân ở
những khu vực có đất bị thu hồi, góp phần vào sự vận hành và phát triển của thị
trường bất động sản ở Việt Nam nhằm tạo ra sự hài hòa giữa lợi ích của xã hội, tập thể
và cá nhân thì cần khắc phục những vấn đề nảy sinh trong thực hiện BTHT & TĐC cư
giúp cho công tác GPMB để thực hiện các dự án được tiến hành nhanh hơn.
2.1.3. Đặc điểm của quá trình bồi thường GPMB
2.1.3.1. Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực nội thành, mật
độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá
trình GPMB có đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân
cư khá cao, ngành nghề phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ quá trình GPMB cũng có đặc trưng riêng
của nó. Còn đối với khu vực ngoại thành, nông thôn hoạt động sản xuất chủ yếu
của dân cư là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp do
đó GPMB cũng được tiến hành với đặc điểm riêng biệt.
2.1.3.2. Tính phức tạp
Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất
nông nghiệp mà đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ của
người dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp không cao. Vì vậy mà công
tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn, việc hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp là điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống dân cư
sau này. Mặt khác cây trồng, vật nuôi ở vùng nông thôn cũng rất đa dạng, do
vậy đã gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường.
6
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau:
+ Đất ở là tài sản có giá trị lớn gắn bó trực tiếp với đời sống sinh hoạt của
người dân mà còn có tập quán là ngại di chuyển chỗ ở.
+ Nguồn gốc hình thành đất đai hác nhau do tồn tại chế độ cũ để lại và do
cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà
trái phép diễn ra thường xuyên.
+ Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám
vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến
ở khu vực mới thì điều kiện sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
2.1.3.3.Tính nhạy cảm
Công tác bồi thường, GPMB, và bố trí TĐC liên quan trực tiếp đến quyền
lợi của nhiều bên, đó la: Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư. Trong đó
quyền lợi của người bị thu hồi đất phải được đặt lên hàng đầu. Người bị thu hồi
đất phải chịu thiệt thòi, đó là họ phải chấp nhận đến nơi ở mới hoàn toàn xa lạ
với bản thân, cuộc sống, công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đòi hỏi phải có
thời gian để thích nghi với nơi ở mới Vì vậy, nếu công tác bồi thường, GPMB
và bố trí TĐC thực hiện không công bằng, kiểm định áp giá sai sẽ dẫn đến việc
khiếu kiện của người dân. Vấn đề nhạy cảm này đòi hỏi cơ quan Nhà nước phải
quan tâm, xử lý thật linh hoạt và khéo léo thông qua việc ban hành các văn bản
pháp luật hướng dẫn thật đầy đủ, cụ thể để các cơ quan chuyên trách dễ dàng
trong việc tổ chức thực hiện, hạn chế được các sai sót. Có như vậy mới tạo được
lòng tin trong nhân dân, công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC diễn ra
thuận lợi góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án, quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương, đất nước.
Từ các đặc điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì công tác GPMB
được thực hiện khác nhau.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Chính sách bồi thường và tái định cư của các tổ chức tài trợ và một số
nước trên thế giới.
2.2.1.1. Chính sách bồi thường và tái định cư của các tổ chức
tài trợ (WB và ADB)
Các dự án do Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) cho vay phải được các Bộ chủ quản dự án thông qua như các chương
trình TĐC đặc biệt và khi tổ chức thực hiện cũng thường gặp các khó khăn nhất
7
định, đặc biệt trong việc gây ra bất bình đẳng giữa các cá nhân và hộ gia đình
trong cùng một địa phương nhưng lại ảnh hưởng các chính sách bồi thường thiệt
hại khác nhau của các dự án khác nhau.
Mục tiêu chính sách bồi thường TĐC của WB và ADB là việc bồi
thường, TĐC phải đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh
hưởng cải thiện hoặc ít ra phải giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức
độ sản xuất như trước khi chưa có dự án. Các biện pháp phục hồi được cung cấp
là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông
nghiệp là lấy đất có cùng hiệu suất và phải gần gũi với đất đã bị thu hồi, bồi
thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp nhận, giao đất
TĐC với thời hạn ngắn nhất. Đối với đất đai và tài sản được bồi thường, chính sách
của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công
trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng
khi dự án triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường TĐC
được WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ
chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác
động của dự án. Ngoài ra, còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di
chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới. Để thực hiện các biện pháp này, nguồn
tài chính và vật chất cho việc di dân luôn được chuẩn bị sẵn.
2.2.1.2. Chính sách bồi thường GPMB một số nước trên thế giới
Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực cơ bản,
quan trọng nhất của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, nhiều nước
trên thế giới cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật về
đất đai trong đó có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và TĐC của cơ quan quản
lý Nhà nước. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý đất đai của các nước trên
thế giới phần nào giúp ích cho chính sách bồi thường GPMB ở nước ta.
* Hàn Quốc:
Ở Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ
ạt từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đô Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạng
thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập
cư, chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cạn.
Việc đền bù được thực hiện thông qua các công cụ chính sách như hỗ trợ tài
chính, cho quyền mua căc hộ do thành phố quản lý và chính sách tái định cư.
Các hộ bị thu hồi đất có quyền mua hoặc nhận căn hộ do nhà nước quản
lý, được xây tại khu đất được thu hồi có bán kính cách Xơ-un khoảng 5km. Khi
thị trường bất động sản bùng nổ, hầu hết các hộ có quyền mua căn hộ có thể bán
8
lại quyền mua căn hộ của mình với giá cao hơn nhiều lần so với giá gốc.
* Trung Quốc:
Có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách đền bù, hỗ trợ, TĐC là hạn
chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng cũng như số lượng người
bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu
hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù,
trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo
cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so
với trước khi bị thu hồi đất.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì
người nào sử dụng đất sau đó có trách nhiệm đền bù. Người bị thu hồi đất
được thanh toán ba loại tiền: tiền đền bù đất đai, tiền trợ cấp về TĐC, tiền
trợ cấp đền bù hoa màu trên đất. Cách tính tiền đền bù đất đai và tiền trợ cấp
TĐC căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước
đây rồi nhân với hệ số. Tiền đền bù cho hoa màu, cho các loại tài sản trên
đất được tính theo giá cả hiện tại.
Mức đền bù cho GPMB được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người
dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý GPMB được giao cho
các cục quản lý tài nguyên đất ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được
quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị giải tỏa mặt bằng.
Để giải quyết nhà ở cho người dân khi GPMB, phương thức chủ yếu của
Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Một là, giá cả xây
dựng lại nhà mới và nhà cũ; Hai là, giá đất tiêu chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả.
Ba khoản này cộng lại là tiền đền bù về nhà ở.
Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách đền bù, hỗ trợ và TĐC của
Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc
độ TĐC chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà TĐC
* Thái Lan:
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều
do cơ chế thị trường điều tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản
lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân;
định giá đền bù.
Công tác đền bù, GPMB và bố trí TĐC ở Thái Lan được thực hiện trên cơ sở
luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật BE 2530, Luật trưng dụng bất động sản
9
Chính phủ Thái Lan căn cứ mức giá do Uỷ ban của Chính phủ xác định
trên cơ sở giá chuyển nhượng thị trường bất động sản làm giá đền bù. Giá đền
bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến
lược quốc gia thì Nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường. Nhìn
chung, khi tiến hành lấy đất của dân, Nhà nước hoặc cá nhân đầu tư đều đền bù
với mức giá hơn giá thị trường.
2.2.2. Chính sách bồi thường,GPMB và bố trí TĐC của Nhà nước ta qua
các thời kỳ
2.2.2.1. Trước khi có Luật đất đai 2003
Trước khi có Luật đất đai 2003, Nhà nước ta từng ban hành Luật Cải
cách ruộng đất năm 1953, ngày 14 tháng 4 năm 1959 Thủ tướng Chính phủ
ban hành Nghị định 151 – TTg quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng
đất. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên liên quan đến bồi thường và bố trí TĐC
ở nước ta. Sau đó lần lược Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993 được ban
hành. Luật đất đai 1993 sau những lần sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2001 đã
thay thế cho Luật đất đai 1998.
Luật đất đai năm 1993 quy định các loại đất, các nguyên tắc sử dụng đối
với từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Sau khi Luật đất đai năm 1994 ra đời, Nhà nước ban hành nhiều văn bản
dưới luật như:
+ Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất vào sử dụng mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và lợi
ích công cộng.
+ Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 về ban hành khung giá các loại đất.
+ Thông tư liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 về hướng dẫn thi hành
Nghị định 87/CP.
+ Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/02/1998 về bồi thường thiệt hại khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng. Vấn đề định giá và công tác thực hiện bồi thường thiệt
hại cho người dân khi GPMB trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP có ưu điểm và
hạn chế sau:
* Ưu điểm:
+ Thể hiện thống nhất chính sách bồi thường thiệt hại cho mọi trường hợp
10
bị Nhà nước thu hồi đất.
+ Quy định về giá đất, giá tài sản bồi thường phù hợp hơn với giá trị thiệt
hại thực tế của người dân có đất bị thu hồi. Song song với công tác bồi thường
về đất, tài sản gắn liền với đất, Nhà nước còn tiến hành một số chính sách hỗ trợ
nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống tại nơi ở cũ hoặc nơi ở mới.
+ Quy định đầy đủ phạm vi, đối tượng áp dụng, điều kiện được bồi
thường, chi tiết và cụ thể hóa các trường hợp bồi thường thiệt hại về đất, nhà,
các tài sản khác gắn liền với đất cho phù hợp với thực tế quản lý sử dụng đất, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện.
+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn phương thức bồi thường bao gồm bồi
thường về đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền tạo điều liện chủ động cho
người dân, ngăn chặn sự áp đặt hành chính từ phía cơ quan Nhà nước.
* Hạn chế:
+ Nhà nước quy định mức đất ở theo từng vùng nhưng đối với trường hợp
đất dang sử dụng, nhất là ở các khu dân cư nông thôn thì chưa có quy định cụ
thể mức đất ở với các trường hợp sử dụng đất trước khi có Luật đất đai 1993 nên
Hội đồng bồi thường và các địa phương gặp nhiều vướng mắc khi xác định diện
tích đất ở được bồi thường cho các hộ gia đình cá nhân.
+ Nhà nước chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đất ở của hộ gia đình được
tính theo định mức hay theo hiện trạng sử dụng, theo các giấy tờ hợp pháp hay
giấy tờ hợp lệ qua các thời kỳ. Trước đây, các giấy tờ về đất đai chỉ ghi là đất
thổ cư chứ không có khái niệm riêng cho đất, đất vườn. Quá trình thực hiện khi
gặp trường hợp này thì nhiều địa phương còn lúng túng về phương thức triển
khai dự án và giải quyết bồi thường cho người dân.
+ Về chính sách tái định cư và các chính sách hỗ trợ khác cho người thu
hồi thì Nghị định 22/1998/NĐ-CP có quy định nhưng chưa có văn bản hướng
dẫn, quy định về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư.
+ Chưa quy định cụ thể về biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định thu
hồi đất, quy định bồi thường đối với những trường hợp cố tình không thực hiện
theo quy định của dự án và của Nhà nước.
2.2.2.2. Sau khi có Luật đất đai 2003
Luật đất đai năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, đặc
biệt là với những nội dung về thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng và bồi
thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
11
Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, sau khi Luật Đất đai
năm 2003 ra đời, các Nghị định, Thông tư được ban hành nhằm cụ thể hoá các
điều luật về BTHT & TĐC như:
+ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
+ Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
+ Nghị định số 197/ 2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ về BTHT & TĐC khi Nhà nước thu hồi đất
+ Thông tư 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính thay thế thông tư số
145/1998/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về
việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thi hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
+ Nghị định 17/2006/NÐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
+ Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục BTHT & TĐC khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
+ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, BTHT & TĐC.
+ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về BTHT & TĐC và trình tự, thủ tục
thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
+ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất.
* Ưu điểm:
+ Quy định đầy đủ hơn về nguyên tắc, phạm vi, đối tượng áp dụng, điều
12
kiện bồi thường phù hợp với hình thức thực tế, giúp các địa phương giải quyết
vấn đề bồi thường, GPMB nhanh chóng và chính xác, hạn chế tình trạng khiếu
kiện của người dân.
+ Chính sách tái định cư của Nghị định 197/CP đã được quy định cụ thể
và chi tiết dựa trên nguyên tắc công khai công bằng giữa các hộ.
+ Nghị định đã quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất mà không được
đền bù đã hạn chế việc đền bù tràn lan như khi áp dụng Nghị định 22/CP.
+ Nghị định cũng đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước và các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc chậm thực hiện đền bù được quy định cụ
thể tại điều 9, Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
* Hạn chế:
+ Nghị định chưa có quy định về mức đất ở đối với các trường hợp sử
dụng đất trước khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực thi hành đã gây khó khăn trong
việc xác định diện tích đất ở để đền bù cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi.
+ Chưa có quy định cụ thể, chi tiết về chính sách hỗ trợ đối với gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà giao cho UBND cấp tỉnh quyết định.
+ Thực hiện đền bù thiệt hại về đất theo mục đích sử dụng lại thấp hơn
nhiều so với giá đất ở ngoài thị trường dẫn đến việc người dân không chấp nhận
giá đền bù của nhà nước.
+ Nghị định chưa quy định công khai phương án đền bù mà chỉ mới công
khai chính sách TĐC. Điều này đã hạn chế việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở, tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra như lập hồ sơ khống để nhận đền bù
2.2.3. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, GPMB và bố
trí TĐC ở nước ta.
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được:
Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC ở nước ta diễn ra rất sôi nổi ở
khắp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như Đồng Nai, Bình Dương,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Trên cơ sở Luật đất đai 2003, Nghị định 197,
Nghị định 84 và mới nhất là Nghị định 69/2009 của UBND các tỉnh, thành phố
đã ban hành các quyết định hướng dẫn thực hiện chi tiết công tác bồi thường,
GPMB và bố
trí TĐC.
Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC trong thời gian qua đã đạt
13
được kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, TĐC ngày càng được xác định
đầy đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công
tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường
cũng thấy thỏa đáng.
Thứ hai,
mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người
dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ
trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới
của Đảng và Nhà nước nhằm
Thứ
giúp cho người dân ổn định về đời sống
và sản xuất.
Thứ ba,
trình tự thủ tục tiến hành BTHT & TĐC đã giải quyết được
nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện công tác BTHT & TĐC đạt hiệu quả.
Thứ tư,
các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất
đai năm 2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng
chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban
hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác
BTHT & TĐC được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ năm,
nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính
chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, TĐC của các nhà quản lý, hoạch định
chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều
nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc BTHT & TĐC.
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác BTHT & TĐC có năng lực và có
nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của
công tác BTHT & TĐC giữa các sở, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng
được mở rộng và có hiệu quả.
2.2.3.2. Những vấn đề tồn tại:
Bên cạnh những mặt đạt được, việc thực hiện BTHT & TĐC vẫn còn
những mặt hạn chế sau:
Thứ nhất, vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất
14
chưa được quy định theo một chuẩn mực nhất quán; người bị thu hồi đất nông
nghiệp thường chịu thiệt thòi hơn so với người bị thu hồi đất phi nông nghiệp.
Thứ hai, nhà đầu tư dự án, công trình phải làm việc với rất nhiều đối tác để thực
hiện việc bồi thường, GPMB; nhiều trường hợp phải làm việc với UBND của cả ba
cấp tỉnh, huyện và xã, làm việc với ban bồi thường GPMB, làm việc với những người
có đất bị thu hồi; không ít trường hợp phải chi phí đóng góp thêm cho địa phương, chi
thêm ngoài phương án cho người có đất bị thu hồi.
Thứ ba, thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà thường trả bằng
tiền, những trường hợp phải TĐC cho người bị thu hồi đất ở đối với các dự án
lớn chưa được giải quyết thỏa đáng, điều kiện khu TĐC không bằng khu dân cư
có đất bị thu hồi.
Thứ tư, không bảo đảm công bằng trong những người sử dụng đất
chung quanh dự án, công trình đang triển khai (đặc biệt là các dự án, công
trình mở rộng đường giao thông thuộc khu dân cư); có người đang sử dụng
đất ở vị trí thuận lợi ,ví dụ giáp mặt đường, nay bị thu hồi toàn bộ đất phải
TĐC ở nơi khác, có người đang sử dụng đất ở vị trí không thuận lợi nay ngẫu
nhiên được ở vị trí thuận lợi và đương nhiên nhận được giá trị tăng thêm của
quyền sử dụng đất do dự án, công trình đó mang lại.
Thứ năm, Nhà nước không chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án, công
trình lớn để phát triển kinh tế phục vụ lợi ích quốc gia mà thực hiện thu hồi đất
cho cả những dự án nhỏ, lẻ phục vụ thuần túy cho lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp; việc thu hồi đất cho các dự án loại nhỏ lẻ dễ gây cho người có đất bị thu
hồi ấn tượng xấu.
2.2.4. Tình hình thực hiện công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC trên
địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Công tác bồi thường, GPMB là công việc nhạy cảm, phức tạp và khó
khăn. Vấn đề đặt ra làm sao để cân bằng lợi ích giữa Người dân – Nhà nước –
Doanh nghiệp đầu tư. Đây là công việc vừa đòi hỏi theo nguyên tắc nhưng cũng
đòi hỏi tính linh hoạt, mỗi dự án có một điều kiện khác nhau có các yếu tố cụ thể
khác nhau mà không theo khuôn mẫu nhất định.
Các chính sách về bồi thường, tái định cư của UBND tỉnh Quảng Ngãi
thực hiện chung trên địa bàn tỉnh, không có chính sách đặc thù riêng cho huyện
Bình Sơn. Vì vậy, xây dựng chế độ chính sách bồi thường, tái định cư cho huyện
cũng là xây dựng chế độ chính sách của tỉnh.
15
Sau khi có Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính
phủ về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số
116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định
số 34/2005/QĐ-UB ngày 27/5/2005 về bồi thường, GPMB và bố trí TĐC khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi
hành luật, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã từng bước xây dựng và hoàn thiện chính
sách bồi thường, tái định cư ngày càng thông thoáng và sát với tình hình thực tế
đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
Trên địa bàn huyện Bình Sơn do yêu cầu cần phải thực hiện công tác bồi
thương, GPMB và bố trí TĐC nhiều nên đã tiến hành lập Ban Bồi thường giải
phóng mặt bằng.
Công tác bồi thường, GPMB và TĐC là công việc liên quan đến nhiều
cấp, nhiều ngành. Do đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực
hiện là rất quan trọng. Việc lãnh chỉ đạo, điều hành kịp thời, sát đúng, sự phối
hợp nhịp nhàng, đòng bộ giữa các cơ quan, bộ phận là điều quan trọng để quá
trình triển khai bồi thường, hỗ trợ TĐC được nhanh chóng, thông suốt, đúng
pháp luật, đảm bảo dân chủ, công khai, được sự đồng thuận cao của đại bộ phận
nhân dân nên đáp ứng được yêu cầu mặt bằng cho các dự án triển khai kịp thời.
Thực tế vừa qua trên địa bàn huyện Bình Sơn cho thấy nhiều dự án thực hiện
GPMB một cách nhanh chóng như : Xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt, Dự án
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan, Nhà máy
Polypropylen
16
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC của một số dự án ở huyện
Bình Sơn.
- Các chính sách, nghị định, công văn cùng các văn bản pháp luật có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian: Nghiên cứu 02 dự án trên địa bàn huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi.
- Dự án 1: Xây dựng Bệnh Viện Dung Quất, huyện Bình Sơn.
- Dự án 2: Xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt, đoạn qua xã Bình Hòa,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
3.2.2. Phạm vi thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 01/7/2012 đến 03/11/20112.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm và đánh giá về điều kiện tự nhiên, KT – XH
ảnh hưởng đến công tác bồi thường, GPMB và bố trí TĐC.
- Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng công tác bồi thường, GPMB và bố trí
TĐC trên địa bàn huyện Bình Sơn.
- Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao và hoàn thiện công tác bồi
thường, GPMB và bố trí TĐC.
3.4. Phương pháp nhiên cứu
17
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu và tài liệu:
- Thu thập tài liệu các văn bản, chính sách có liên quan đến công tác bồi
thường, GPMB và hỗ trợ TĐC.
- Tìm hiểu thực trạng các dự án trong phạm vi đề tài.
3.4.2. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
- Tham khảo các ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan
đến các vấn đề của dự án.
3.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Tìm hiểu nguyên nhân trong công tác bồi thường thiệt hại bằng cách
phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra đối với các hộ dân bị ảnh
hưởng, Ban quản lý dự án, Hội đồng bồi thường GPMB.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu
Dùng phần mềm Exell để tổng hợp số liệu, phân tích và sử lí số liệu.
18
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Bình Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Bình Sơn thuộc vùng đồng bằng ven biển, nằm ở vùng phía đông
bắc tỉnh Quảng Ngãi có tọa độ địa lý từ 15
o
11’30’’ đến 15
o
25’40’’ vĩ độ Bắc và
108
o
34’00’’ đến 108
o
56’40’’ kinh độ đông. Có địa giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam
+ Phía Nam giáp huyện Sơn Tịnh
+ Phía Đông giáp với Biển Đông
+ Phía Tây giáp huyện Trà Bồng
Trung tâm kinh tế-chính trị-xã hội của huyện nằm giáp sát Quốc Lộ 1A,
cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 20km, cách thành phố Đà Nẵng 120km.
Đồng thời Bình Sơn có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua cùng các tuyến tỉnh
lộ và huyện lộ thông suốt khác, có các cảng biển Sa Kỳ và vùng nước sâu Dung
Quất gắn với bờ là vùng đất thuận lợi cho xây dựng với diện tích mặt bằng rộng,
nằm gần sân bay chu Chu lai trong vùng trọng điểm của kinh tế miền trung
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Bình Sơn thuộc dải đồng bằng duyên hải Miền Trung nhỏ hẹp, tiếp cận
biển Đông và vùng đồi núi thấp nối tiếp với Đông Trường Sơn. Dáng địa hình
chung của huyện nghiêng từ Tây sang Đông với 3 dạng địa hình:
- Địa hình đồi núi phía Tây diện tích 12.600 ha với độ cao từ 25-100m, độ
dốc bình quân 10-20
o
. Ngoài sản xuất lương thực còn có thế mạnh là phát triển
lâm nghiệp, công nghiệp đặc biệt là cây cao su.
- Vùng đồng bằng diện tích 14.777ha có độ cao từ 1-10m. Đây là vùng
kinh tế chủ yếu của huyện đã cơ bản giải quyết xong nguồn nước tưới thuận lợi
cho việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Vùng gò đồi phía đông diện tích 19.300 ha có độ cao từ 30-60m độ dốc
bình quân từ 8-15
o
đây là vùng đất thường bị khô hạn vào mùa khô, diện tích
19
trồng lúa ít, chủ yếu là các loại cây màu và trồng cây lâm nghiệp như: bạch đàn,
phi lao, keo Địa hình bờ biển có các dạng mũi đất hoặc cửa sông, dạng nũi đất
có bờ nhô ra biển, các dãy đồi cận bờ có độ cao từ 30-50m nhiều nơi lộ ra những
dãi đá ngầm, san hô, đá ong
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu
Bình Sơn mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với yếu tố địa hình
sườn Đông trường Sơn chi phối. Đặc điểm khí hậu của huyện thể hiện rõ hai
mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8 ; mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1.
- Nhiệt độ: Với tổng diện tích ôn hàng năm 9000-9500
o
C số giờ nắng
trung bình cả năm là 2343 giờ.
Nhiệt độ bình quân hàng năm 25,7
o
C
Nhiệt độ tối cao 41,0
o
C
Nhiệt độ tối thấp 41,0
o
C
- Lượng mưa: trung bình năm tương đối lớn nhưng phân bố không đều theo các
tháng trong năm. Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu ở tháng 10 đến tháng 11 lượng
mưa bình quân từ 400-500mm/tháng, các tháng 2, 3 và 4 lượng mưa tương đối thấp từ
70-80mm/tháng.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối bình quân là 85,3% tháng cao
nhất là 92% tháng thấp nhất là 74% lượng bốc hơi trung bình hàng năm từ 700-
900mm xảy ra mạnh vào những tháng cuối mùa khô.
4.1.1.4. Nguồn nước, thuỷ văn
Chế độ thủy văn của huyện Bình Sơn chịu ảnh hưởng chính của sông Trà
Bồng, với lưu lượng dòng chảy bình quân trên năm là 12,6m
2
/s. Chế độ hải văn
chịu ảnh hưởng chính của thủy triều, chế đọ dòng chảy do dòng triều lưu và
dòng hải lưu đóng vai trò quyết định. Hiện tượng nước dân có thể do dao động
gió mùa hoặc bão gây ra, có thể đạt tới độ cao 1,5-3,5m tùy theo hướng và vận
tóc của gió.
4.1.1.5.Các nguồn tài nguyên:
* Tài nguyên đất:
Với diện tích tự nhiên 45.865,29 ha. Đã đưa vào khai thác để sử dụng
29691,60 ha (64,74% quỹ đất của huyện) đất chưa sử dụng còn tương đối lớn
1617,69 ha. Được hình thành từ 6 loại đất chính sau: nhóm đất cát biển, đất mặn,
đất phù sa, đất đỏ vàng, đất xám, đất den nhóm đất đỏ vàng là loại đất chủ yếu
20
trên địa bàn huyện được hình thành do quá trình phong hóa mạnh, tịch lũy sắt
nhôm tương đối và sự rửa trôi của các chất kim loại kiềm thổ, sử dụng chủ yếu
vào việc trồng lúa và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Tài nguyên nhân văn:
Bình Sơn là vùng đất cổ, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh hình thành và phát
triển sớm trong lịch sử nước ta. Gắn liền và xuyên suốt trong truyền thống yêu
nước đấu tranh cách mạng của nhân dân qua bao thế hệ. Mãnh đất thân yêu này
đã sản sinh và nuôi dưỡng nên nhiều người con ưu tứ viết lên những trang sử
rạng rỡ cho quê hương và nơi đây cũng là cái nôi cho phong trào đấu tranh và
hình thành các tổ chức cách mạng, là tiền thân cho sự ra đời của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bình Sơn
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Ngành Nông – Lâm - Ngư nghiệp
Trong cơ cấu kinh tế huyện Bình Sơn năm 2010, ngành nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trộng tương đối cao tuy đã có sự chuyển dịch ngành nông nghiệp sang
công nghiệp – xây dựng.
Theo thống kê năm 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp so với năm 2009
giảm 3,56%. Đó là do phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản ở các xã Bình Hải, Bình Thuận, Bình Đông, Bình Trị, Bình Hòa đã được
thu hồi phục vụ cho việc xấy dựng các khu công nghiệp tại địa phương, thực
hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện đó là cơ bản trở thành
huyện công nghiệp vào năm 2012. Huyện Bình Sơn đã đẩy mạnh việc thu hút
các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, du lịch và dịch vụ.
- Đối với sản xuất nông nghiệp
Trong năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 364,500 tỷ đồng vượt
114,538 tỷ đồng so với năm 2009. Trong đó ngành trồng trọt đạt giá trị 219,835 tỷ
đồng, chăn nuôi đạt 120 tỷ đồng. Khắc phục việc mất đất do Nhà nước thu hồi, để
sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển bền vững đảm bảo lương thực cho địa phương
huyện đã có kế hoạch chuyển đổi, đầu tư, cải tạo đưa một phần diện tích đất bằng
chưa sử dụng vào sản xuất. Đồng thời chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp
theo chiều sâu, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
21
Bảng 01: Giá trị sản lượng một số loại cây trồng chính trên địa bàn
huyện giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tính: tấn
TT Loại cây trồng 2008 2009 2010
1 Lúa 29.376,20 30.353,00 591.926,0
2 Ngô 723,50 867,80 984,93
3 Sắn 15.456,30 16.647,54 15.367,20
4 Khoai lang 3.534,02 3.975,10 2.467,40
5 Lạc 983,60 1.646,52 872,50
6 Rau 3.546,20 3.964,15 3.118,00
7 Đậu 1.564,00 1.900,00 2.014,00
8 Mè 89,20 86,10 127,40
9 Mía 19.536,57 19.216,00 18.253,15
10 Nắng 9.456,62 9.182,10 1.562,65
(Nguồn : Niên giám thống kê huyện 2008,2010)
- Đối với Lâm nghiệp
Trong năm 2010, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 31,247 tỷ đồng, vượt
7,633 tỷ đồng so với năm 2009. Trong đó ngành trồng rừng và nuôi rừng đạt
3,215 tỷ đồng vượt 885 triệu đồng; khai thác lâm sản đạt 25,546 tỷ đồng vượt
5,874 tỷ đồng so với năm 2009; dịch vụ lâm nghiệp đạt 590 triệu đồng. Hình
thức sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là phát triển trang trại. Số lượng trang trại lâm
nghiệp năm 2010 là 31 trang trại. Chủ yếu phát triển cây công nghiệp lấy gỗ như
bạch đàn, keo lai Trên địa bàn huyện tình trạng phá rừng trái phép vẫn diễn ra
mạnh mẽ. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng cần phải được thắt chặt, đảm
bảo sự phát triển bềnh vững tài nguyên rừng tại địa phương.
- Đối với ngành thuỷ sản
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2010 đạt 720,640 tỷ đồng tăng 198,546 tỷ
đồng. Trong đó khai thác thủy sản đạt 585,460 tỷ đồng tăng 161,302 tỷ đồng.
Đây là lĩnh vực tăng mạnh nhất trong sản xuất thủy sản. Ngành thủy sản đã có
sự đầu tư mạnh mẽ vào phương tiện khai thác. Tăng công suất đối với các loại
tàu thuyền gắn máy từ 20CV đến 90CV, các hình thức nuôi trồng thủy sản dạng
trang trại trong năm 2010 đã được đầu tư phát triển với 89 trang trại, tăng 19 trang
22
trại so với năm 2009. Qua bảng 02 cho thấy mặc dù diện tích nuôi tôm năm 2010
giảm 179,5 ha so với năm nhưng năng suất lại tăng cao, đạt 16,84 tạ/ha.
Bảng 02: Diện tích – Năng suất – Sản lượng nuôi tôm nước lợ từ năm
2007 đến năm 2010 huyện Bình Sơn
Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn)
2007 1526,00 10,05 1730
2008 1516,00 10,50 1797
2009 1504,00 9,45 1460
2010 1325,50 16,84 2079
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Sơn năm 2010)
Đây là những cơ sở đảm bảo cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành
thủy sản, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hộ địa phương.
*Ngành Thương mại - Dịch vụ:
Hoạt động thương mại – dịch vụ có bước phát triển. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trên thị trường trong năm ước đạt 18,5 tỷ
đồng (đạt 101% KH). Doanh số mua vào đạt 14 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm
2009 tăng 11%. Doanh số bán ra đạt 15,4 tỷ đồng, so với cung kỳ tăng 39%.
Các hàng hóa phục vụ sản xuất như: Phân hóa học, thuốc trừ sâu, xăng
dầu; hàng hóa chính sách như: Muối Iôt, dầu hỏa và giấy vở học sinh đã
cung ứng đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng.
Bảng 03: Các giá trị sản xuất ngành Thương mại – Dịch vụ
TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010
1 Số lao động tiểu thương và dịch vụ Hộ 566 587
2 Số hộ tiểu thương và dịch vụ tư nhân Người 452 493
3 Số chợ có trong huyện Chợ 9 9
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm
2010)
* Ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản:
Lập quy hoạch khu công nghiệp Dung Quất. Nhiều doanh nghiệp tư
nhân được thành lập và sản xuất có hiệu quả trong khai thác vật liệu xây
dựng, chế biến lâm sản, khai thác đá, rèn công cụ cầm tay, may mặc
Chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong
23
nước và xuất khẩu.
Tiến độ và chất lượng thi công một số công trình xây dựng đảm
bảo như: Chương trình kiên cố hóa trường lớp học, công trình xây
dựng chợ Châu Ổ.
Hoàn thành quyết toán công trình hoàn thành tồn đọng từ năm 2009
trở về trước 124/147 công trình, đạt 85,2% KH. Trong năm 2010 quyết toán
hoàn thành 36 công trình.
Bảng 04: Các giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
và xây dựng cơ bản.
TT Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010
1 Cơ sở sản xuất công nghiệp Cơ sở 80 80
2 Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1995) Triệu đồng 2.840 3.665
3 Sản phẩm chủ yếu
Sỏi 1000m
3
4,6 5
Cát 1000m
3
5,2 5,8
Nông cụ cầm tay 1000 cái 15 16
May mặc quần áo 1000 chiếc 2,2 2,7
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2010).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
* Hệ thống giao thông:
Trong những năm qua thực hiện vốn đầu tư cơ bản, đã mở mới và
nâng cấp được nhiều tuyến đương, hơn 90 km đường liên xã khác có mặt
đường rộng từ 3,5 – 4 m và hơn 70 km đường thôn rộng từ 2,5 – 3 m. Tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và giao lưu hàng hóa giữa
các vùng của nhân dân.
* Bưu chính, Viễn thông, truyền thanh – truyền hình:
Mạng lưới thông tin phát triển mạnh. Tổng số thuê bao toàn huyện
24
hơn 9.536 máy.
Công tác chuyển nhận, phát thư từ, công văn, báo chí thực hiện đầy
đủ, kịp thời, chính xác, chất lượng phục vụ được nâng lên. Nhiều xã đã
khai thác, sử dụng dịch vụ Internet phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như:
Bình Long, Bình Hòa, Bình Chánh, Bình Trị
Chất lượng phát sóng phát thanh, truyền hình ổn định. Duy trì tiếp
phát chương trình truyền hình tại 9 trạm trên địa bàn. Nội dung phát thanh,
truyền hình phong phú, bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện.
*Cấp thoát nước và xử lý rát thải:
Năm 2010 đã xây dựng được thêm 16 công trình thủy lợi, 18 công trình
nước sinh hoạt tự chảy phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân, đưa tỷ lệ số dân được sử dụng nước sinh hoạt toàn huyện
đạt 90,2%.
Chương trình nước sạch và công tác vệ sinh môi trường được quan tâm.
Tuy nhiên ở hầu hết các xã đều còn thiếu các khu xử lý rác thải, hệ thống thoát
nước thải chưa được quy hoach và xây dựng tốt và hợp lý Ảnh hưởng không
tốt tới môi trường sống của cộng đồng dân cư.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển của xã hội:
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:
Dân số là một vấn dề đặc biệt quan trọng, thể hiện tiềm năng phát triển
của mỗi địa phương. Dân số trung bình năm 2010 của huyện Bình Sơn là
125.546 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,192%. Dân cư phân bố không đều,
mật độ thưa thớt, chênh lệch lớn giữa các khu vực; có những xã mật độ dân số
trên đưới 1.000 người/km như thị trấn Châu Ổ, xã Bình Châu, Bình Thới; có xã
có mật độ dân số thấp dưới 300 người/km
2
như Bình Thanh Tây (245
người/km
2
), Bình Minh (312 người/km
2
).
Dân cư chủ yếu là dân tộc kinh, sống chủ yếu bằng buôn bán, dịch vụ nhỏ
và nông nghiệp, ngư nghiệp. Một số bộ phận dư cư sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp. Trình độ dân trí và mức sống tương đối vẫn còn phụ thuộc vào
thiên nhiên.
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện là 80.263 người, trong đó lao
25