Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận Văn Thạc Sĩ Giải Pháp Đẩy Mạnh Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.25 KB, 124 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG VĂN THƯƠNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

c


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Thương

i

c


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thơn - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức UBND
huyện Phù Cừ, UBND các xã trên địa bàn huyện và các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Văn Thương

ii

c


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng biểu ......................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 4

2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò của xây dựng nông thôn mới .................................................................... 6

2.1.3.

Nguyên tắc, mục tiêu, tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ....................................... 8

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ................................................... 12

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................................ 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.


Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ............................................................... 20

2.2.2.

Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng NTM trong thời gian tới........ 28

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 32
iii

c


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 34

3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên...................................................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 37


3.2.1.

Phương pháp tiếp cận......................................................................................... 37

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ................................................. 37

3.2.3.

Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thơng tin ................................................... 39

3.3.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 41
4.1.

Thực trạng xây dựng nông mới ở huyện phù cừ tỉnh hưng yên ........................... 41

4.1.1.

Khái quát chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phù Cừ ................... 41

4.1.2.

Thực trạng triển khai Chương trình xây dựng NTM ở huyện Phù Cừ trên các
lĩnh vực ............................................................................................................. 41


4.2.

Những yếu tố ảnh hưởng.................................................................................... 82

4.2.1

Sự tham gia của người dân ................................................................................. 82

4.2.2.

Trình độ năng lực của cán bộ huyện, xã ............................................................. 85

4.2.3.

Các tổ chức, đoàn thể xã hội .............................................................................. 87

4.3.

Phương hướng, giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ............................ 87

4.3.1.

Định hướng........................................................................................................ 87

4.3.2.

Mục tiêu ............................................................................................................ 88

4.3.3.


Giải pháp ........................................................................................................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 95

5.2.1.

Đối với cơ quan Nhà nước Trung ương và địa phương ....................................... 95

5.2.2.

Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp ................................................................. 95

5.2.3.

Đối với cộng đồng các doanh nghiệp ................................................................. 96

5.2.4.

Đối với người dân nông thôn ............................................................................. 96

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 97
Phụ lục .......................................................................................................................... 99


iv

c


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BCH

Ban Chấp hành

BCĐ

Ban Chỉ đạo

BQL

Ban Quản lý

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVC


Cơ sở vật chất

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NSNN

Ngân sách nhà nước

NTM

Nông thôn mới

PTNN

Phát triển nông thôn


THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v

c


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1.

Phân bổ mẫu điều tra ................................................................................ 39

Bảng 4.2.

Mức độ hồn thành tiêu chí Giao thơng nơng thơn .................................... 62

Bảng 4.3.

Mức độ hồn thành tiêu chí Thủy lợi ........................................................ 63


Bảng 4.4.

Mức độ hồn thành tiêu chí Điện nơng thơn .............................................. 64

Bảng 4.5.

Mức độ hồn thành tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa................................... 66

Bảng 4.6.

Mức độ hồn thành tiêu chí Bưu điện........................................................ 67

Bảng 4.7.

Mức độ hồn thành tiêu chí Nhà ở dân cư ................................................. 68

Bảng 4.8.

Mức độ hồn thành tiêu chí Giáo dục ........................................................ 72

Bảng 4.9.

Mức độ hồn thành tiêu chí Y tế ............................................................... 73

Bảng 4.10.

Mức độ hồn thành tiêu chí Mơi trường .................................................... 75

Bảng 4.11. Mức độ hồn thành tiêu chí Hệ thống tổ chức chính trị, xã hội vững

mạnh ........................................................................................................ 75
Bảng 4.12.

Kết quả thực hiện xây dựng NTM xã Quang Hưng ................................... 77

Bảng 4.13.

Kết quả thực hiện xây dựng NTM xã Đoàn Đào ....................................... 79

Bảng 4.14.

Kết quả thực hiện xây dựng NTM xã Minh Hoàng.................................... 81

Bảng 4.15.

Nguồn thông tin mà người dân biết về xây dựng NTM ............................. 83

Bảng 4.16.

Nhận thức của người dân về NTM ............................................................ 83

Bảng 4.17.

Nguồn lực dân đóng góp xây dựng NTM (2011-2014) .............................. 84

Bảng 4.18.

Chất lượng cán bộ huyện Phù Cừ năm 2014 ............................................. 86

vi


c


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Phù Cừ 2012 - 2014 .................................................. 70
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động huyện Phù Cừ .................................................................... 71

vii

c


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong những năm vừa qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông nghiệp,
nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nông dân được cải
thiện nhiều, bộ mặt nơng thơn đã có những biến đổi sâu sắc. Mặc dù vậy, nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức to lớn. Thực hiện Nghị quyết
Trung ương 7 khóa X về “Nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn”, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới” trong nam 2009 và “Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nơng thôn mới” trong năm 2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng
nông thôn mới trên cả nước.
Huyện Phù Cừ là huyện cực đông của tỉnh Hưng Yên, sản xuất nơng nghiệp mang
tính đặc trưng của đồng bằng sơng Hồng. Trong những năm qua, Phù Cừ đã đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng trường học trạm y tế
theo chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, phát triển giống cây trồng vật nuôi, phát
triển làng nghề …. theo hướng nông thôn mới.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nơng thôn mới
huyện Phù Cừ, 13 xã đã tổ chức công bố rộng rãi đề án xây dựng nông thôn mới đến cán

bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời, tỉnh Hưng Yên và huyện Phù Cừ đã có cơ chế hỗ trợ
đầu tư kịp thời cho nên những năm qua cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của các xã không ngừng
phát triển, như: Giao thông, thuỷ lợi, trụ sở làm việc của xã, hệ thống lưới điện, nhà văn văn
hố xã, thơn... Bên cạnh đó, nhờ cơng tác tuyên truyền vận động đã huy động dân đầu tư cơ
sở vật chất xây dựng đường thơn, xóm cụ thể: Xã Đồn Đào, nhân dân đó góp 2.850m2 đất
thổ cư, tự dỡ bỏ 2.850m2 tường rào và cơng trình phụ trợ để làm đường giao thông nông
thôn, trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng.
Cùng với đó, huy động người dân đầu tư chỉnh trang ruộng đồng: Từ năm 2012 đến
năm 2014 có 13 xã đã thực hiện cơng tác dồn điền đổi ruộng, nhân dân tự nguyện hiến
199,98 ha đất nông nghiệp để làm đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng; đào đắp 1.355.852
m3 đất, nhân dân đầu tư khoảng 175.000 ngày công lao động để chỉnh trang đồng ruộng;
tổng kinh phí làm giao thơng thủy lợi khoảng 32.997,7 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng
góp tương đương 25.569,4 triệu đồng, ngân sách xã 7.408 triệu đồng.
Huyện Phù Cừ đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn quy vùng sản xuất, tập huấn
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ vốn tín dụng, đồng thời chủ động tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho việc sản xuất hàng hố trong nơng nghiệp; hàng
năm huyện đã tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư triển khai các mơ hình
sản xuất có hiệu quả cao như: sản xuất lúa chất lượng cao, giống lúa mới, cam Đường
canh, chuối Tiêu hồng, nhãn Lồng Hưng Yên; cá rơ đồng, Rơ phi đơn tính,.... Sau 3 năm

viii

c


thực hiện đề án, đối chiếu với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, kết quả xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Phù Cừ đến tháng hết tháng 12/2014 tồn huyện khơng
có xã đạt dưới 5 tiêu chí và có 2 xã đạt đủ 19 tiêu chí nơng thơn mới.
Tuy nhiên trong q trình thực hiện còn nhiều bất cập, triển khai chưa đồng bộ nên
hiệu quả chưa cao, một số cịn mang tính tự phát. Một số tiêu chí liên quan đến đời sống

dân sinh như: Giao thơng thơn xóm thì nhân dân hưởng ứng đóng góp, cịn một số tiêu chí
khác người dân cịn thờ ơ, trông chờ vào Nhà nước đầu tư, nhất là giao thông và thuỷ lợi
nội đồng, sơ sở vật chất văn hố và hạ tầng kỹ thuật thơn, xã... Cơng tác giải phóng mặt
bằng để nâng cấp, cải tạo đường giao thơng nơng thơn theo tiêu chí nơng thơn mới ở một
số xã cịn gặp nhiều khó khăn, vì đa số các hộ dân có cơng trình xây dựng nhà ở trong
phạm vi làm đường. Công tác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu thực tế; một số ngành
nghề đạo tạo cho lao động nông thôn chưa phù hợp, chưa thiết thực. Việc đầu tư các mơ
hình sản xuất chưa được đánh giá nghiêm túc về hiệu quả để làm cơ sở nhân rộng các mơ
hình có hiệu quả trên địa bàn huyện. Công tác chuyển đổi mô hình sản xuất cịn chậm, tính
bền vững chưa cao, sản xuất cịn mang tính tự phát, khả năng cạnh tranh thấp; sản xuất
chưa gắn với thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu nông sản, chuyển
dịch cơ cấu phát triển sản xuất chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường. Cơ sở vật chất giáo
dục chưa đáp ứng đủ yêu cầu dậy và học, trường lớp xuống cấp theo thời gian vẫn chưa
được đầu tư mới. Đội ngũ cán bộ y tế cịn mỏng, trình độ chưa cao nên chỉ đáp ứng được
một phần nhu cầu khám chữa bện của người dân. Hệ thống chính trị cơ sở một số nơi còn
yếu, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn vẫn tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn.
Muốn đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nông thôn mới và đi đến thành công,
trong thời gian tiếp theo huyện Phù Cừ cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng để cả hệ thống chính trị và tồn xã hội
cùng tham gia xây dựng nơng thơn mới. Đặc biệt là phải phát huy được vai trò chủ thể của
người dân nơng thơn. Thiết lập, hồn thiện hệ thống chỉ đạo, quản lý đến tận cơ sở (thôn);
đồng thời tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ xây
dựng nông thôn mới các cấp, để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nơng
thơn mới. Rà sốt, bổ sung một số chính sách phù hợp với xây dựng nơng thơn mới; có cơ
chế thu hút cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nơng thơn và cùng
chung tay, góp sức xây dựng nơng thôn mới.Tăng cường liên kết kinh tế, phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Thực hiện quyết liệt các giải
pháp, biện pháp khắc phục ơ nhiễm mơi trường sinh thái; giữ gìn và phát huy được các giá
trị văn hoá truyền thống.
Từ khóa: Xây dựng nơng thơn mới; Nơng thơn mới; Nơng thôn mới huyện Phù Cừ;


ix

c


THESIS ABSTRACT
In recent years, along with the renewal of the country, agriculture and rural areas of
our country has made significant achievements, the life of farmers is much improved, the
rural areas have turned profound change. However, agriculture and rural Vietnam is still
facing tremendous challenges. Implementing Central Resolution 7 X on "Agriculture,
farmers and rural areas", the Prime Minister issued the "Ministry of National criteria on
new rural areas" in 2009 and "National Target Program building new countryside "in 2010
to unify and direct the new rural construction in the country.
Phu Cu is the easternmost district of Hung Yen province, agricultural production
bear the characteristics of the Red River Delta. Over the years, Phu Cu has promoted
economic development - such as rural social infrastructure development, construction of
school health centers according to national standards, the restructuring of the crop, seed
development animal breeds, development of villages .... new rural direction.
Implementing the guidance of the Steering Committee of new rural construction of
Phu Cu, 13 communes have held widely publicized proposals to build new rural areas to
officials, Party members and people. At the same time, Hung Yen and Phu Cu district has
mechanisms to support timely investment for the years to infrastructure technical
infrastructure of the commune constantly evolving, such as: transport, irrigation, office
social work departments, power grids, social and cultural writer, villages ... Besides, thanks
to the propaganda campaign has mobilized civil infrastructure investment to build road
villages detail : Doan Dao Xa, which contributes 2.850m2 people's land, self unload
2.850m2 fence and ancillary works for rural roads, worth about 2.5 billion.
Along with that, mobilize people to invest in renovation fields: From 2012 to 2014
there were 13 social work done to change to the field, the people voluntarily donate 199.98

hectares of agricultural land for roads , irrigation infield; 1,355,852 m3 of earthworks, the
people invested about 175,000 workdays for embellishment field; total funds made
irrigation and transportation around 32997.7 million, of which the people contributing the
equivalent 25569.4 million, commune budget 7408 million.
Phu Cu district has focused on directing the communes, town zoning production
and delivery of training and technical progress for the people, support the credit, and
actively search the market for the sale of products production of agricultural commodities;
Annual district enabling organizations and enterprises to invest in deploying a production
model with high efficiency such as high-quality rice production, new varieties, Weft
orange, pink pepper banana, longan Hung Yen; climbing perch, tilapia unisexual, .... After
3 years of implementing the project, with reference to the Ministry of National criteria on
x

c


new rural construction results of a new countryside in the districts of Phu Cu to month end
may 12/2014 no communal reached the district under 5 criteria and achieve full social 2 19
new rural criteria.
But in the process of implementation is inadequate, not synchronized deployment
the effectiveness is not high, some are spontaneous. A number of criteria related to people's
daily lives, such as the village of Communications of the People's contributions in
response, and some other criteria people are apathetic, rely on state investment, especially
transport and infield irrigation, primary cultural facilities and rural infrastructure, social ...
the clearance to upgrade and renovate rural roads under the new criteria in certain rural
communes difficult, because the majority of households have housing construction within
the road. Vocational training activities not tied to actual demand; some trades training for
rural workers is not appropriate and not practical. The investment in the production model
has not been seriously evaluated as a basis for efficient replication of effective models in
the district. Business model transformation remains slow production, sustainability is not

high, production was spontaneous, low competitiveness; production not tied to the market,
not to build the brand, the brand of agricultural products, the restructuring of the
production development has not focused on environmental protection. Educational
facilities not meet the requirements of teaching and learning, schools degraded over time
have not been new investments. Medical staff also thin, high-level should not only meet
part of the demand for treatment of people stranded. Grassroots political system is weak
some places, security and social order in the countryside is still hidden some instability
problems.
Campaign to promote the new rural construction, and to succeed, the next time Phu
Cu to perform some specific measures are as follows: step up the propaganda, mobilize
communities to both the political system and civil society to join the new rural
construction. Especially to promote the role of rural people. Set, complete steering
systems, management at the grassroots level (villages); and enhance training, improve their
training and skills to staff the new rural construction at every level to implement effective
program of new rural construction. Reviewing, amending and supplementing a number of
policies consistent with the new rural construction; mechanisms to attract the business
community to invest in the agricultural sector and rural areas and join together, contribute
to rural development moi.Tang economic linkages, develop production, create jobs,
increase income for the rural population. Implemented drastic measures, measures to
overcome the ecological pollution; preserve and promote the traditional cultural values.
Keywords: Building new countryside; New countryside; Phu Cu new countryside;

xi

c


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nước ta là một nước nông nghiệp, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ
và theo phạm vi làng, xã. Cùng với văn minh lúa nước, làng (bản, thơn, xóm…)
đã trở thành nét văn hóa riêng của người Việt Nam từ mn đời nay. Đến nay,
tuy q trình đơ thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn khoảng 67,67%
dân số sinh sống và hơn 47,4% lao động làm việc trong khu vực nông lâm thủy
sản (Tổng cục Thống kê, 2013).
Nông thôn nước ta ln chiếm một vị trí quan trọng trong q
trình dựng nước và giữ nước. Ngày nay, nơng thơn vừa là nơi cung cấp lương
thực thực phẩm cho tiêu dùng xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
nông sản hàng hóa cho xuất khẩu, nhân lực cho các hoạt động kinh tế và
đời sống của đô thị, vừa là nơi tiêu thụ hàng hóa do các nhà máy ở thành phố sản
xuất ra.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nước, nông
nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của
nông dân được cải thiện nhiều, bộ mặt nơng thơn đã có những biến đổi sâu sắc.
Mặc dù vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều
thách thức to lớn. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nơng
nghiệp, nơng dân và nơng thơn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí
Quốc gia về nơng thơn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và
“Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số
800/QĐ- TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn
mới trên cả nước.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, sự
nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân, của cả hệ thống chính trị, là nguyện
vọng thiết tha bao đời của giai cấp nông dân. Đây là mục tiêu, yêu cầu của sự
phát triển bền vững vừa là nhiệm vụ cấp bách, chủ trương có tầm chiến lược đặc
biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nơng thơn mới là
chương trình mang tính thời sự, thu hút được sự quan tâm của cả hệ thống chính
trị, xã hội đặc biệt đối với người dân và cộng đồng dân cư khu vực nông thôn.


1

c


Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng sông Hồng, nằm trong vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hiện nay nơng nghiệp, nơng thơn đóng vai trị quan
trọng; giá trị sản xuất nơng nghiệp chiếm trên 20% GDP tồn tỉnh, tốc độ tăng
trưởng đạt bình quân 3,5%/năm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII xác
định nhiệm vụ xây dựng NTM, đến năm 2015 tồn tỉnh có 25% số xã đạt chuẩn
NTM, năm 2020 có 60% số xã và đến năm 2030 cơ bản các xã trên địa bàn tỉnh
đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Huyện Phù Cừ là huyện cực đông của tỉnh Hưng Yên, sản xuất nông
nghiệp mang tính đặc trưng của đồng bằng sơng Hồng. Trong những năm qua,
Phù Cừ đã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như phát triển cơ sở hạ
tầng, xây dựng trường học trạm y tế theo chuẩn quốc gia, chuyển đổi cơ cấu mùa
vụ, phát triển giống cây trồng vật nuôi, phát triển làng nghề …. theo hướng nơng
thơn mới. Tuy nhiên trong q trình thực hiện còn nhiều bất cập, triển khai chưa
đồng bộ nên hiệu quả chưa cao, một số cịn mang tính tự phát.
Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về xây đựng nơng thơn mới theo chuẩn nông thôn mới, huyện
Phù Cừ đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần giải quyết như: trình độ năng
lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đời sống của nhân dân làm nơng nghiệp cịn
khó khăn. Để góp phần cơng sức vào cơng cuộc xây dựng nơng thôn mới của địa
phương, tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Phù Cừ tỉnh

Hưng Yên thời gian qua đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh q trình xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mơ hình nơng thơn mới và
xây dựng nơng thơn mới.
- Đánh giá thực trạng mơ hình nơng thơn mới và q trình xây dựng nơng
thơn mới ở huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên thời gian qua.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh q trình xây
dựng nơng thơn mới ở huyện Phù Cừ trong những năm tới.

2

c


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến việc xây dựng và
hoàn thiện mơ hình nơng thơn mới:
(1) Mơ hình nơng thơn mới và xây dựng nông thôn mới dựa trên những
cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
(2) Thực trạng mô hình nơng thơn mới và q trình xây dựng nơng thôn
mới trên địa bàn huyện Phù Cừ hiện nay như thế nào?
(3) Những định hướng và giải pháp nào góp phần đẩy mạnh q trình xây
dựng nơng thơn mới trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chương trình xây dựng NTM ở huyện Phù Cừ
tỉnh Hưng Yên, và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM tại địa phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất các giải

pháp nhằn đẩy nhanh q trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Phù
Cừ tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện ở một số xã trọng
điểm thuộc địa bàn huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi thời gian
thực tập từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
- Số liệu thu thập: Từ kết quả điều tra thực trạng nông thôn huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên theo Bộ tiêu chí NTM và số liệu công bố giai đoạn 2012 - 2014.

3

c


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Nông thôn:
Hiện nay khái niện Nông thôn trên thế giới vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau, nhiều cách định nghĩa khác nhau. Có quan điểm lấy trình độ, tiêu chí phát
triển, CSHT đối sánh với thành thị. Có quan điểm căn cứ vào trình độ tiếp cận thị
trường, phát triển hàng hóa để so sánh giữa thành thị và nơng thơn. Cũng có quan
điểm cho rằng: nơng thơn là vùng dân cư có hoạt động sản xuất và thu nhập chủ
yếu từ nông nghiệp.
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ mang tính chất tương đối. Khái niệm nơng
thơn thay đổi theo thời gian và quan niệm mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam,
nhìn nhận theo góc độ quản lý có thể hiểu: “Nơng thơn là vùng sinh sống của tập
hợp dân cư, trong đó có nhiều nơng dân. Tập hợp dân cư nàytham gia vào hoạt động
kinh tế văn hóa - xã hội và mơi trương trong một thể chế chính trị nhất định và chịu
ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005)

* Phát triển nông thôn
Năm 1975 Ngân hàng Thế giới đã đưa ra định nghĩa về phát triển nông
thôn như sau: “Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều
kiện sống về KT - XH của một nhóm người cụ thể (người nghèo ở vùng nơng
thơn), nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng
nơng thơn được hưởng lợi ích từ sự phát triển.” Có quan điểm lại cho rằng PTNT
nhằm nâng cao vị thế về KT - XH cho người dân ở nơng thơn thơng qua việc sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương (nhân lực, vật lực và trí tuệ).
(Ngân hàng thế giới, 1975)
Ta thấy rằng khái niệm PTNT mang tính tồn diện, đảm bảo tính bền
vững về môi trường. Thông qua các chiến lược về KT - XH của Chính phủ trong
điều kiện của nước ta, PTNT được hiểu: Là q trình cải thiện có chủ ý một cách
bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân nơng thơn, có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ
chức khác.” (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).

4

c


* Nông thôn mới
Trước hết phải hiểu nông thôn mới không phải là thị trấn, thị tứ; thứ hai,
không phải là nông thôn truyền thống. Nghĩa là xây dựng nông thôn mới không
phải là xây dựng nông thôn trở thành đơ thị vì nó sẽ làm mất những giá trị truyền
thống của nông thôn và không giữ vững được bản sắc văn hố riêng của nơng
thơn Việt Nam.
Q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn là động
lực cơ bản trong xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đẩy mạnh sự dịch chuyển về
lao động nông thôn.

Khái niệm nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nơng thơn khác
nhau, nhìn chung mơ hình nơng thôn mới được xây dựng ở cấp xã, thôn phát
triển tồn diện theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố, dân chủ, văn minh.
Xây dựng nơng thơn mới là quá trình làm đổi mới tư duy, nâng cao năng
lực của người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế góp phần
thực hiện chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời làm thay đổi
về cơ sở vật chất và đời sống văn hoá tinh thần của người dân, qua đó thu hẹp
khoảng cách về đời sống giữa nông thôn và thành thị.
Đảng, Nhà nước ta xác định đây là một quá trình lâu dài và liên tục cần sự
tập trung lãnh chỉ đạo về đường lối, chủ trương phát triển đất nước và của các địa
phương trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Với mục tiêu xây dựng nơng
thơn mới có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc;
mơi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới
sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên
minh cơng nơng và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng KT - XH và chính trị vững
chắc, đảm bảo thực hiện thành cơng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước theo
định hướng XHCN (Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung, 2012)
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng NTM là một chính sách về một mơ hình phát triển cả về nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các
chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng thể
khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí.

5

c



Xây dựng NTM được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển
(đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả cao nhất
trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mơ hình
cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Như vậy, có thể hiểu “Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp,
sản xuất phát triển toàn diện và đời sống của người dân được nâng cao; nếp sống
văn hóa, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống
vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao”.
Từ Quyết định số 491/QĐ-TTg và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ thì: Xây dựng NTM là xây dựng nơng thơn đạt 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
* Đơn vị nông thôn mới
Khoản 3 điều 23 Thông tư 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21 tháng 8
năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực
hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM quy định: Ban chỉ đạo NTM Trung ương
kiểm tra việc công nhận xã NTM ở các tỉnh để xét công nhận huyện, tỉnh đạt
chuẩn NTM cho các huyện có 75% số xã trong huyện đạt NTM và tỉnh có 75%
số huyện trong tỉnh đạt NTM.
Như vậy đơn vị NTM có 3 cấp:
- Xã NTM (đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM);
- Huyện NTM (khi có 75% số xã NTM);
- Tỉnh NTM (khi có 75% số huyện NTM).
2.1.2. Vai trị của xây dựng nơng thơn mới
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê
hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt
nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế.

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);

6

c


có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập,
đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thơn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề KT - XH, mà là vấn
đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Tuy nhiên thực trạng nông thôn nước ta hiện nay vẫn là thách thức lớn
trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Như:
Vấn đề kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,
còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa khơng đồng bộ); nhiều hạng mục cơng trình đã
xuống cấp, tỷ lệ giao thơng nơng thơn được cứng hố thấp; giao thơng nội đồng ít
được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng
lưới điện nơng thơn chưa thực sự an tồn; CSVC về giáo dục, y tế, văn hố cịn
rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều
nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng CSHT nơng thơn đạt chuẩn quốc gia rất
khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển.
Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế,
chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ
sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học
công nghệ trong nơng nghiệp cịn chậm, tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp cịn
thấp; cơ giới hố chưa đồng bộ.
Thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nơng

nghiệp, nơng thơn cịn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh
tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác
xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn cao, cơ hội có việc làm
mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp;
tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hố truyền
thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục...); nhà ở dân cư
nơng thơn vẫn cịn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, KT - XH khu vực nông thôn
chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Bên cạnh đó, u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng
nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng

7

c


u cầu cơng nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng
nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nơng thơn lạc
hậu, nơng dân nghèo khó (Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM, Nhà xuất bản Lao
động, 2010).
2.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu, tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
2.1.3.1. Ngun tắc q trình xây dựng nơng thơn mới
Q trình triển khai xây dựng NTM phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng
tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới ban
hành tại Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ.

- Xây dựng NTM theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng
đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành
các tiêu chí, quy chuẩn xã đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các
hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để
quyết định và tổ chức thực hiện.
- Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở
nơng thơn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cư.
- Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH,
đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy hoạch
và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch (trên cơ sở các tiêu chuẩn kinh
tế, kỹ thuật do các Bộ chuyên ngành ban hành).
- Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính
quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ
chức thực hiện; Hình thành cuộc vận động “tồn dân xây dựng nơng thơn mới“ do
MTTQ chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân
phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2010).

8

c



×