Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.9 KB, 5 trang )
Điều trị hiệu quả bệnh sỏi thận từ bài thuốc đông y
Ảnh minh họa
Theo Đông y, bệnh sỏi thận được gọi là thạch lâm. Nguyên nhân gây bệnh thường
do ăn nhiều thức ăn cay nóng, sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày dồn xuống bàng
quang làm cho khí hóa trở trệ, không thông. Tiếp đó, thận âm hao tổn, âm hư hỏa
đậm ảnh hưởng tới tác dụng khí hóa của bàng quang làm cho tạp chất của nước
tiểu kết lại mà thành sỏi.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trọng Ninh, Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền
tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện nay, bệnh viện chúng tôi đang ứng dụng bài thuốc
chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu. Các thành phần của bài thuốc gồm có:
- Vị thứ nhất: Kim tiền thảo còn gọi là đồng tiền lông, vị này được dùng cả thân,
rễ và lá. Tác dụng của loại cây này là chữa sỏi thận, bài thạch, thông lâm, lợi tiểu,
đái buốt và đái dắt.
- Vị thứ hai: Trạch tả còn gọi là mã đề nước, bộ phận dùng của loại thuốc này là
củ của cây trạch tả. Công dụng chính là thông tiểu tiện, chữa phù thũng, đái buốt.
- Vị thứ ba: Ngưu tất, bộ phận dùng gồm rễ và thân. Công dụng chữa ứ huyết đặc
biệt là chữa tiểu tiện ra máu rất tốt.
- Vị thứ tư: Sa tiền tử - hạt của cây bông mã đề, có tác dụng chữa phù thũng, ứ tiểu
tiện và lợi tiểu.
- Vị thứ năm: Kê nội kim - Phần màng trong của mề gà: có tác dụng chữa sỏi thận
rất tốt.
- Ngoài ra bài thuốc còn được phối hợp thêm hai loại thuốc khác là uất kim hay củ
nghệ khô trong trường hợp đái ra máu, đái ra sỏi, bị ứ huyết.