Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh hưởng của kích thước bầu đến kết quả giâm cành một số giống chè pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.16 KB, 6 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC BẦU
ĐẾN KẾT QUẢ GIÂM CÀNH MỘT SỐ GIỐNG CHÈ
Đặng Văn Thư
1
Summary
The influence size of plastic bags to the growth of tea. cutting plants in the nursery
To complete process for propagation techniques by cutting of two Tea new varieties 1A and Shan
Chat Tien, we conducted studies on the influence size of plastic bags (containers) to the growth of
these promissing varieties in the nursery. For 1A Tea variety, When the size of plastic bags
increased (formula 3: the circumference of a container 22 cm, height 15 cm, to glue up a bottom of
the containers and to stick 6 boreholes), it also helped to increase the growth capacity of ratio to
strike roots 78,23%, sprouting 77,95%, The percentage of surviving plants after 3 months puted
cutting on the container is 78,32%, living mass of roots after 10 months is 3,75 gram/plant. These
Two new varieties have been temporally recognized by MARD and have been widely released to
production. We introduced on Potential multiplication by cutting of two new Tea varieties 1A and
Shan Chat Tien in the condition Phu Ho, Phu Tho Province.
Keywords: New tea varieties, Size of plastic bags, Propagation, nursery.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong kỹ thuật nhân giống vô tính bằng
giâm cành, giá thể (bầu giâm) có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng cây con. Nếu bầu
giâm quá nhỏ, lá của các cành giâm sẽ trồng
lên nhau nhất là đối với những cây có diện
tích lá lớn. Đối với giâm cành chè cũng bị
ảnh hưởng xấu tương tự, những giống có
diện tích lá quá lớn như giống 1A, Shan
Chất Tiền nếu giâm hom ở túi bầu quá nhỏ
sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của
cành giâm do có sự tranh chấp dinh dưỡng
và ánh sáng. Ngược lại nếu bầu giâm quá
lớn tuy cành giâm sinh trưởng tốt nhưng


hiệu quả kinh tế không cao vì giá thành sản
xuất cây giống cao, chi phí vận chuyển khi
trồng mới tăng. Một trong các giải pháp để
làm tăng sức sinh trưởng của cành giâm,
tăng tỷ lệ xuất vườn và giảm giá thành sản
xuất cây giống đối với một số giống chè có
kích thước lá lớn như 1A và Shan Chất
Tiền là tìm ra kích thước bầu giâm hợp lý.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Giống chè 1A được chọn lọc từ quần
thể Manipua (chè Ấn Độ), có năng suất
khá, nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu chế
biến các mặt hàng có giá trị kinh tế cao,
được phép khu vực hoá năm 1985. Giống
Shan Chất Tiền được chọn lọc từ quần thể
chè Shan, là giống có năng suất cao,
nguyên liệu có thể chế biến chè đen chất
lượng cao, được công nhận là giống sản
xuất thử năm 2008.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí trên 2 giống chè
với 4 công thức cho mỗi giống:
Công thức 1: Chu vi bầu 18 cm, chiều
cao 12 cm không hàn đáy (Đ/C). Công thức
2: chu vi bầu 20 cm, chiều cao 15 cm, hàn
1
Trung tâm NC & PT Chè, Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc.
đáy đục 6 lỗ. Công thức 3: Chu vi bầu

22 cm, chiều cao 15 cm, hàn đáy đục 6 lỗ.
Công thức 4: Chu vi bầu 24 cm chiều cao
17 cm, hàn đáy và đục 6 lỗ.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu
nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích
ô thí nghiệm 1 m
2
. Kỹ thuật xây dựng và
chăm sóc vườn ươm theo quy trình kỹ thuật
giâm cành chè. Theo dõi các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển của cành giâm theo các
phương pháp thông dụng với cây chè. Số
liệu là kết quả trung bình của 2 năm nghiên
cứu 2007- 2008. Xử lý kết quả trên máy tính
bằng IRRISTAT 4.0 trong Windows.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Ảnh hưởng của kích thước bầu đến
khả năng ra rễ, bật mầm của cành giâm
Cũng như các loại cây trồng khác, khi
giâm cành kích thước bầu giâm to hay nhỏ
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
cành giâm. Bầu giâm to ngoài không gian
rộng lớn mà cây có thể tận dụng để sinh
trưởng phát triển nó còn là điều kiện thuận
lợi cho việc tích luỹ nước và dinh dưỡng để
cung cấp cho cành giâm phát triển.
Bảng 1. Ảnh hưởng của kích thước bầu đến sự phát triển của cành giâm
Chỉ tiêu

Công thức

Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Tỷ lệ bật mầm (%)
1A Shan CT 1A Shan CT 1A Shan CT
1 70,50 75,84 68,12 74,53 65,47 74,21
2 76,75 86,17 76,40 86,06 70,50 84,57
3 78,32 88,65 78,23 88,50 77,95 88,27
4 80,53 89,45 80,67 89,43 80,03 89,40
CV (%) 1,10 1,90 1,20 0,90 1,40 1,60
LSD (0,05)

1,59 2,18 1,74 1,4 1,97 2,61

Như vậy tỷ lệ sống của cành giâm ở các
công thức rất khác nhau tuỳ vào từng giống.
Tuy nhiên ở cả hai giống chúng tôi thấy tỷ
lệ sống cao nhất ở công thức 4 và thấp nhất
ở công thức 1. Tỷ lệ sống của cành giâm
tăng dần theo quy luật tăng dần của kích
thước bầu. Theo chúng tôi vì hai giống thí
nghiệm có diện tích lá lớn vì vậy ngay ở
giai đoạn đầu nếu như giâm cành vào bầu
nhỏ (như công thức 1), lá của hom giâm sẽ
che lấp và chồng lên nhau, qua quá trình hô
hấp và cạnh tranh ánh sáng đã làm cho tỷ lệ
hom chết tăng rõ rệt.
Kích thước bầu ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống của cành giâm do đó ảnh hưởng đến
quá trình hình thành mô sẹo và từ đó ảnh
hưởng đến tỷ lệ ra rễ và bật mầm của cành
giâm. Tỷ lệ ra rễ của cành giâm khi tăng
kích thước bầu đều cao hơn rất nhiều so

với ở công thức 1. Cao nhất ở công thức 4
(giống 1A đạt 80,7%, giống Shan Chất
Tiền đạt 89,43%. Như vậy khi tăng kích
thước bầu sẽ làm cho cành giâm ra rễ tốt
hơn. Theo dõi tỷ lệ bật mầm cũng có kết
quả tương tự. Các công thức có kích
thước bầu lớn hơn sẽ có tỷ lệ bật mầm cao
hơn. Nhưng khi so sánh giữa hai công
thức 3 và 4 chúng tôi thấy mức độ chênh
lệch nhau không nhiều. Có thể do kích
thước bầu như ở công thức 3 đã tương đối
thích hợp cho cành giâm sinh trưởng phát
triển.
2. Ảnh hưởng của kích thước bầu đến
sinh trưởng của cây con
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng
của cây giống chúng tôi thu được kết quả ở
bảng 2 và 3. Theo dõi chiều cao cây cho
thấy, khi tăng kích thước bầu giâm cây chè
sinh trưởng phát triển tốt hơn, chiều cao
cây tăng rõ rệt. Chiều cao cây cao nhất ở
công thức 4 (giống 1A đạt 28,43 cm, Shan
Chất Tiền 33,67 cm), thấp nhất ở công
thức 1 (giống 1A đạt 24,5 cm, Shan Chất
Tiền 27,86 cm). Đường kính gốc cũng có
kết quả tương tự, ở các công thức có kích
thước bầu lớn đường kính gốc lớn hơn tuy
nhiên với hai công thức 3 và 4 đường kính
gốc cũng như chiều cao cây chênh lệch
nhau không nhiều.

Bảng 2. Ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây con
Chỉ tiêu

Công thức
Chiều cao cây (cm) Đường kính gốc (cm) Rễ cấp 1 (rễ/cây)
1A Shan CT 1A Shan CT 1A Shan CT
1 24,50 27,86 0,26 0,36 19,02 18,57
2 26,75 31,25 0,34 0,43 23,47 24,38
3 27,32 33,56 0,37 0,48 24,52 25,63
4 28,43 33,67 0,37 0,49 26,00 27,42
CV (%) 2,90 3,70 3,30 2,80 3,10 6,50
LSD (0,05)

1,46 2,19 0,21 0,23 1,35 2,92
Bảng 3. Ảnh hưởng kích thước bầu đến chất lượng cây giống
Chỉ tiêu


Công thức
Khối lượng thân lá
(g/cây)
Khối lượng rễ (g/cây) Tỷ lệ xuất vườn (%)
1A Shan CT 1A Shan CT 1A Shan CT
1 4,00 4,58 2,41 3,32 51,25 65,80
2 4,86 5,23 3,13 3,85 65,42 77,57
3 4,95 5,40 3,75 4,25 73,58 82,73
4 4,97 5,48 3,81 4,31 75,37 85,05
CV (%) 2,60 4,20 6,10 3,30 1,50 0,90
LSD (0,05)


0,23 0,41 0,37 0,25 1,85 1,38

Khi tăng kích thước bầu giâm, khối
lượng rễ của cành giâm đều cao hơn công
thức đối chứng. Công thức có khối lượng
rễ lớn nhất là công thức 4 tuy nhiên mức
độ chênh lệch giữa 2 công thức 3 và 4 là
không nhiều. Theo dõi khối lượng thân lá
và khối lượng rễ chúng tôi thấy khi tăng
kích thước bầu cành giâm sẽ phát triển
theo hướng cân bằng hơn giữa thân cành
và rễ.

Hình 1. Rễ của giống chè 1A ở các kích thước túi bầu khác nhau

Hình 2. Bộ rễ giống Shan Chất Tiền ở các kích thước túi bầu khác nhau
I
II III IV
I
II III IV
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
5
Vì thế tỷ lệ xuất vườn ở các công thức cũng tăng rõ rệt. Công thức 4 có tỷ lệ xuất
vườn cao nhất (giống 1A 75,37%, giống Shan Chất Tiền 85,05%), tiếp đến là công
thức 3 và tỷ lệ xuất vườn thấp nhất ở công thức 1 (giống 1A 51,25%, giống Shan Chất
Tiền 65,80%). Khi quan sát tỷ lệ xuất vườn ở công thức 3 và công thức 4 chúng tôi
thấy mức độ chênh lệch nhau không nhiều.
IV. KẾT LUẬN
Trong giâm cành chè, kích thước túi bầu có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cành giâm nhất là đối với một số giống có diện tích lá quá lớn như giống 1A,

giống Shan Chất Tiền.
Đối với giống chè 1A, kích thước túi bầu ở công thức 3 (chu vi 22 cm, chiều cao
15 cm, hàn đáy, đục 6 lỗ) có hiệu quả tốt nhất so với đối chứng và tốt hơn hẳn công
thức 2. Tỷ lệ ra rễ đạt 78,23%, bật mầm đạt 77,95%; tỷ lệ sống 78,32%; trọng lượng
rễ đạt 3,75 gam/cây; tỷ lệ xuất vườn đạt 73,58%. Giữa công thức 3 và 4 các chỉ tiêu
tăng trưởng cây chè con là không đáng kể.
Kích thước túi bầu ở công thức 2 (chu vi bầu 20 cm, chiều cao 15 cm, hàn đáy đục 6
lỗ) và công thức 3 (chu vi bầu 22 cm, chiều cao 15 cm, hàn đáy đục 6 lỗ) có hiệu quả tốt
nhất đến sinh trưởng và phát triển cây giống chè Shan Chất Tiền. Khi tăng kích thước túi
bầu ở công thức 4 thì tốc độ tăng trưởng cây con là không đáng kể so với công thức 3.
Trong sản xuất để giâm cành có hiệu quả và tạo được cây chè giống sinh trưởng phát
triển tốt nên dùng bầu giâm kích thước chu vi bầu 22 cm, chiều cao 15 cm, hàn đáy đục 6
lỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ gọc Quỹ, guyễn Văn iệm, 1980. Kỹ thuật giâm cành chè, NXB. Nông nghiệp,
Hà Nội.
2. guyễn Văn iệm, Chử Quốc Doanh, Lê Sỹ Thức, 1994. Hoàn thiện kỹ thuật nhân
giống chè 1A, Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về cây chè 1989-
1993, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. guyễn Văn iệm và cộng sự, 1986. Dòng chè xanh 1A, Kết quả nghiên cứu cây
công nghiệp cây ăn quả 1980-1984, NXB. Nông thôn, Hà Nội.
4. guyễn Hữu La, 1999. Thu thập bảo quản đánh giá tập đoàn giống chè tại Phú Hộ,
Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988-1997). NXB. Nông nghiệp, Hà
Nội.
5. guyễn Văn Tạo, Đỗ Văn gọc, 1997. Kết quả 10 năm nghiên cứu về chè, Tuyển tập
các công trình nghiên cứu về chè 1988-1997, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
6
6. guyễn Văn Toàn, 1994. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển các biến chủng chè ở
Phú Hộ và ứng dụng vào chọn tạo giống ở thời kỳ chè con, Luận án Tiến sỹ Nông

nghiệp.
7. Tapan Kumar Mondal and all, 2002. Propagation of tea (Camellia sinensis (L.) O.
Kuntze) by shoot proliferation of alginate-encapsullary buds stored at 4
o
C, Current
science, vol. 83, No. 8, 25 october 2002.
gười phản biện: guyễn Văn Vấn

×