Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu và xử lý một số bệnh ngoài da ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.86 KB, 6 trang )






Tìm hiểu và xử lý một số bệnh ngoài da ở trẻ


Trẻ em thường mắc một số loại bệnh về da. Điều đáng nói là các bậc cha mẹ
không phải ai cũng biết rõ từng loại bệnh và xử lý một cách khoa học.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Đình Huấn (Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) cho biết:
Qua khám bệnh hằng ngày tôi nhận thấy các bậc cha mẹ không phân biệt được các
loại bệnh về da ở trẻ em nhưng thường tự tiện mua thuốc bôi cho trẻ, điều này có
thể gây ra những hậu quả không tốt.
Vi trùng đi theo nụ hôn
Nhiều bậc cha mẹ có con mắc bệnh chốc hoặc chàm rất lấy làm lạ khi con đã gần
khỏi bệnh hoặc khỏi nhưng tái phát. Khi bác sĩ hỏi: “Những người thân trong nhà
có thường xuyên hôn cháu không?” thì câu trả lời là “có”. Theo các bác sĩ, chính vi
trùng đã đi theo nụ hôn của người lớn làm tái phát bệnh ở trẻ. Hầu hết các bậc phụ
huynh đều ngỡ ngàng trước thông tin này. Lời khuyên của bác sĩ là các bậc phụ
huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang mắc bệnh.

Chốc lây, nhiễm trùng da thường gặp ở trẻ em
Thực tế cho thấy những ông ba, bà mẹ khi bị lở miệng thường nghĩ do người mình
nóng nhiệt. Lở miệng còn có nguyên nhân do bị nhiễm virút Herpes. Chính vì vậy,
những người nhiễm virút Herpes hôn trẻ mắc bệnh chàm có thể làm bệnh chàm bị
nhiễm thêm virút Herpes, gây bội nhiễm nặng. Với bệnh chốc, gây bệnh là vi trùng
tụ cầu vàng, vi trùng này thường trú ở niêm mạc mũi những người bình thường.
Với những trẻ mắc bệnh chốc đã khỏi bệnh mà được người lớn hôn, tụ cầu vàng sẽ
đi theo nụ hôn nhiễm vào da, làm trẻ bị tái bệnh.
Chốc là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở lớp thượng bì của da.


Bệnh rất dễ lây lan, thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác. Bệnh chốc có
thương tổn căn bản là mụn nước, bóng nước, nhanh chóng thành mụn mủ, sau đó
vỡ và khô đi, đóng mày có màu vàng mật ong. Khi trẻ mắc bệnh chốc sẽ có những
vết lở hồng ban ở mặt, chân… Dù 20% số trẻ mắc bệnh chốc có khả năng tự lành
trong 2-6 tuần nhưng đa số trường hợp còn lại nếu không điều trị bệnh có thể lan
rộng và có các biến chứng như viêm mô tế bào, viêm mạch bạch huyết. Nguy hiểm
hơn là có 2-5% số bệnh nhân bị mắc bệnh chốc sẽ bị viêm cầu thận cấp. Khi thấy
trẻ có những triệu chứng của bệnh chốc, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để
được tư vấn và điều trị sớm.
“Các bậc phụ huynh tạm dừng thể hiện tình thương qua những nụ hôn khi trẻ đang
mắc bệnh”
Những bệnh da dễ nhầm
Nhiều bậc cha mẹ thường nhầm bệnh vảy phấn trắng với bệnh lang ben. Khi mắc
bệnh vảy phấn trắng, trên da trẻ có những mảng giảm sắc tố. Vảy phấn trắng
thường xảy ra ở vùng mặt, còn lang ben thường xảy ra ở vùng ngực và rất ít trẻ
dưới 3 tuổi bị mắc bệnh lang ben.
Bệnh vảy phấn trắng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ có nước da sậm màu.
Nhìn mảng giảm sắc tố (những đốm màu trắng) rất giống với bệnh lang ben, nên
một số người tự mua thuốc có chứa corticoid bôi cho trẻ. Làn da của trẻ nhỏ rất
mỏng manh, bôi những loại thuốc này đều ảnh hưởng đến da của trẻ, đặc biệt là
thuốc bôi chứa corticoid có tác dụng mạnh sẽ làm teo da trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh
vảy phấn trắng đều hồi phục theo thời gian, nếu có điều kiện thì các bậc cha mẹ chỉ
cần mua kem dưỡng ẩm bôi để trẻ dễ chịu và bệnh sẽ nhanh khỏi. Trong trường
hợp lo lắng quá, bà mẹ có thể đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc.
Có nhiều trẻ em thường xuyên bị dính sữa hay thức ăn, hoặc bị lưỡi bản đồ (có thể
lở và có ranh giới sang thương rõ ràng), nhưng các bà mẹ lại tưởng trẻ bị nấm
miệng và cũng tự mua thuốc kháng nấm về rơ lưỡi cho trẻ. Rơ miệng hoài bằng
thuốc kháng nấm làm tăng tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi, tổn thương các nụ
vị giác trên lưỡi khiến trẻ biếng ăn. Trẻ bị nấm miệng cần điều trị bằng thuốc
chống nấm, còn những trẻ mắc bệnh lưỡi bản đồ thường không cần điều trị đặc

hiệu mà chỉ cần bổ sung vitamin và các khoáng chất.
Viêm da tiết bã cũng là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ, biểu hiện
thường thấy nhất là nhiều vảy nhờn tập trung ở đỉnh đầu và có thể tạo thành một
lớp dày lan tỏa khắp da đầu có hình giống như chiếc mũ mà dân gian thường gọi là
“cứt trâu”. Khi đó, nhiều bà mẹ nghĩ rằng đầu trẻ bị dơ nên dùng đồ chà mạnh cố
lấy vảy này ra… Da đầu trẻ mỏng nên cách kỳ cọ, chà xát mạnh dễ làm tổn thương
đến da đầu, thậm chí gây nhiễm trùng. Bệnh này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu
cần, các bà mẹ chỉ nên sử dụng một số loại dầu gội dành cho trẻ bị viêm da tiết bã
để làm mềm các vảy bám trên đầu trước khi gội đầu vài giờ, sau đó có thể dùng
lược chải đầu có lông chải thật mềm dành riêng giúp loại bỏ bớt các vảy trên da
đầu…

×