Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỸ THUẬT CUỐI ĐỜI MANG TÊN “CARNET DE ĐÀO ĐỨC” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.08 KB, 5 trang )





MỸ THUẬT CUỐI ĐỜI MANG TÊN “CARNET DE
ĐÀO ĐỨC”



Con người vốn không quên quá khứ của mình. K. Marx đã đưa ra một nhận xét
mang tính lịch sử, rằng: “2/3 cái đầu con người thường hướng về quá khứ”. Phải
chăng chính vì thế mà các môn khoa học - như: lịch sử, khảo cổ học lịch sử và
nghệ thuật, bảo tàng dân tộc học và nghệ thuật; rồi tượng đài lịch sử đã nối tiếp
nhau ra đời, dù lịch sử và thời gian của con người có thay đổi thế nào đi nữa.
“Carnet de Đào Đức” là cuộc trưng bày mỹ thuật cuối đời của họa sĩ, nhằm giới
thiệu với bạn bè và công chúng yêu cái đẹp về những ghi chép có tính lịch sử của
ông, chắc hẳn cũng không vượt ra ngoài quy luật ấy. Như người thư ký của thời
đại, nhà lịch sử được tôn vinh nhờ ghi chép trung thực những biến động của thời
cuộc; nhà họa sĩ nhờ ghi chép những hoạt động người thực, việc thực, qua cái đẹp
tái tạo, để nói lên một sự thực lịch sử sinh động bằng ngôn ngữ đặc trưng qua hình
và màu của mình.
Với tôi, từ cái nhìn nghệ thuật, “Carnet de Đào Đức” đã phản ảnh được một sự
thực lịch sử của hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Nó xứng đáng được tôn vinh và
còn góp phần cải chính một quan niệm vốn mơ hồ của nghệ thuật, rằng ký họa, chỉ
là những gi chép tư liệu, phục vụ cho tranh bố cục. Chứ không thể là “tranh” theo
nghĩa hoàn chỉnh, không thể đánh đồng. Một nhạc cụ không làm nên một giàn giao
hưởng. Nhưng ta quên rằng có được cái đơn nguyên tốt đẹp, sáng tạo, là đã tiếp
thu, gạn lọc từ cái đa nguyên tinh khôi mà tạo thành, hiểu theo cả nghĩa mỹ thuật
và mỹ học. Một cánh én không làm nên mùa xuân. Nhưng mùa xuân lại biểu trưng
bằng cánh én. Cũng như vậy, chỉ một lá ngô đồng rụng, đủ báo hiệu mùa thu về.
Mọi định nghĩa, đều tương đối. Tuyệt đối hóa định nghĩa, thì luôn phải định nghĩa


lại, nếu không muốn nói càng định nghĩa, càng bị sa đà. Bởi lịch sử, trong đó có
lịch sử tư duy, con mắt và đôi bàn tay, luôn vận hành, đâu có đứng yên?
“Carnet de Đào Đức” thực tế là những “Tranh ký họa nghệ thuật” đã đi vào lịch sử
tự hào dân tộc qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại; cũng là lịch sử tự hào của
nền mỹ thuật Việt Nam cận - hiện đại đã đi qua hiện thực đầy sinh động của chính
nó. Tranh ký họa của Đào đức vì vậy luôn toát lên vẻ đẹp có hồn, có thần, có sức
sống. Ông đã làm tròn sứ mạng lịch sử thiêng liêng của người nghệ sĩ công dân,
của giai đoạn mà ông đã sống, đã góp phần như một chứng nhân của lịch sử. Vinh
quang thuộc về người nghệ sĩ cách mạng, nghệ sĩ nhân dân.
Cố họa sĩ Đào Đức đã lao động, sáng tạo hết mình vì cái đẹp. Kho báu Tranh ký
họa nghệ thuật, tranh cổ động nghệ thuật kháng chiến; mỹ thuật điện ảnh qua
những bộ phim truyện dài giàu tính chiến đấu, tính lãng mạn trữ tình bay bổng của
ông, sẽ sống mãi với lịch sử, thời gian và con người. Những giải thưởng mỹ thuật
quốc tế và trong nước mà ông đã nhận được, là minh chứng và là niềm tự hào của
người nghệ sĩ.


×