Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

slide bài giảng kiểm toán căn bản chương 2: Bản chất và chức năng của kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.13 KB, 18 trang )

Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 1
CHƯƠNG 2:
BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA
KIỂM TOÁN
I. Bản chất của kiểm toán
II. Chức năng của kiểm toán
III. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 2
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ nhất: Quan điểm truyền
thống về kiểm toán
Quan điểm này đồng nhất kiểm toán với kiểm tra
kế toán, là một chức năng của kế toán, một thuộc tính
cố hữu của kế toán.
Nội dung của hoạt động này là rà soát các thông
tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 3
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ nhất: Quan điểm truyền thống về
kiểm toán
- Quan điểm này tồn tại trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển.
- Từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế thì có rất nhiều đối tượng cần
có niềm tin vào thông tin kế toán. Vì vậy, công tác kiểm tra cần
được thực hiện rộng rãi, đa dạng nhưng phải thật khoa học,
khách quan, trung thực, đủ sức thuyết phục và tạo niềm tin cho
mọi đối tượng quan tâm.
Trong điều kiện đó, việc tách kiểm toán khỏi những hoạt
động kế toán và hình thành khoa học kiểm toán độc lập là một
xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 4


I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ hai: Quan điểm về kiểm toán theo thời
điểm phát sinh
- Quan điểm kiểm toán của Vương Quốc Anh: “Kiểm toán là sự
kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bảng khai tài
chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để
thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp
định có liên quan”.
- Quan điểm của các chuyên gia Hoa Kỳ: “Kiểm toán là một quá
trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh
giá rõ ràng về thông tin có thể lượng hoá có liên quan đến một
thực thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo
mức độ phù hợp giữa thông tin có thể lượng hoá với những tiêu
chuẩn đã được thiết lập”.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 5
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ hai: Quan điểm về kiểm
toán theo thời điểm phát sinh
- Quan điểm trong giáo dục và đào tạo kiểm toán
ở Cộng hoà Pháp: “Kiểm toán là việc nghiên cứu và
kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một
người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán
viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó
phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thực tế, không
che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu
chính thức của luật định”.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 6
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ hai: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm
phát sinh

- Khái niệm:
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài
chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên độc lập tiến hành trên
cơ sở hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
- Các yếu tố cơ bản:
+ Chức năng của kiểm toán: là xác minh và bày tỏ ý kiến
+ Đối tượng trực tiếp của kiểm toán: là các bảng khai tài chính, gồm:
 Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính)
 Các bảng kê khai tài chính khác theo luật định (bảng kê khai tài sản khi
cổ phần hoá, báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản, bảng kê khai
tài sản của doanh nghiệp bị phá sản…).
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 7
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ hai: Quan điểm về kiểm toán theo
thời điểm phát sinh
- Các yếu tố cơ bản:
+ Khách thể kiểm toán: là các thực thể kinh tế hay tổ chức kinh
tế (các xí nghiệp, tổ chức, cá nhân…) có bảng khai tài chính
được kiểm toán.
+ Chủ thể kiểm toán: là những kiểm toán viên độc lập, có
nghiệp vụ. Quan niệm độc lập ở đây được hiểu là khi tham gia
vào hoạt động kiểm toán có thái độ độc lập hay tính độc lập về
nghiệp vụ, còn trình độ nghiệp vụ thường được giải thích ở trình
độ lựa chọn và tập hợp bằng chứng kiểm toán…
+ Cơ sở thực hiện kiểm toán: là những luật định, tiêu chuẩn hay
chuẩn mực chung.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 8
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
* Theo quan điểm thứ ba: Quan điểm hiện đại về kiểm toán:

- Kiểm toán về thông tin (Information Audit): nhằm đánh giá tính
trung thực, hợp lý, hợp pháp của các tài liệu (thông tin).
- Kiểm toán tính quy tắc (Regularity Audit): nhằm đánh giá việc tuân
thủ các chế độ, thể lệ, luật pháp của khách thể kiểm toán trong quá
trình hoạt động.
- Kiểm toán hiệu quả (Efficiency Audit): hướng tới việc xem xét,
đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí về sử dụng
nguồn lực để có được kết quả đó trong từng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
- Kiểm toán hiệu năng (Effectiveness Audit): hướng tới đánh giá
năng lực quản lý và thường hướng tới chương trình, dự án cụ thể trên
cơ sở xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra
không.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 9
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN
Kết luận về bản chất của kiểm toán:
- Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm
toán là xác minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người
quan tâm vào những kết luận kiểm toán.
- Kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm tra rà soát những vấn đề
liên quan tới tài sản, các nghiệp vụ tài chính cùng sự phản ánh
chúng trên sổ sách kế toán và hiệu quả đạt được.
- Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực
trạng hoạt động tài chính.
- Kiểm toán có một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng: kiểm
toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ.
- Kiểm toán được thực hiện bởi Kiểm toán viên là những người
có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 10
I. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN

Khái niệm kiểm toán:
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý
kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm
toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của
kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng
từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ
tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp
lý có hiệu lực.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 11
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
Kiểm toán có hai chức năng:
- Chức năng xác minh
- Chức năng bày tỏ ý kiến
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 12
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
1. Chức năng xác minh
* Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức
độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc
thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng
khai tài chính.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 13
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
1. Chức năng xác minh
* Sự thể hiện của chức năng này tuỳ thuộc vào đối
tượng cụ thể của kiểm toán:
- Đối với các bảng khai tài chính:
Chức năng xác minh thể hiện ở hai mặt:
+ Thứ nhất, kiểm toán thông tin: nhằm đảm bảo về
tính trung thực của các con số.
+ Thứ hai, kiểm toán quy tắc: nhằm xem xét tính hợp

thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 14
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
* Sự thể hiện của chức năng này tuỳ thuộc vào đối
tượng cụ thể của kiểm toán:
- Đối với kiểm toán các nghiệp vụ (hoạt động):
Lúc đầu kiểm toán các nghiệp vụ được giới hạn ở
hoạt động tài chính. Nó hướng tới việc xác minh tính
tuân thủ.
Tới nửa cuối thế kỷ XX, kiểm toán nghiệp vụ mở
rộng ở lĩnh vực hiệu năng và hiệu quả hoạt động. Khi
đó, chức năng xác minh hướng tới kiểm toán hiệu
năng và kiểm toán hiệu quả
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 15
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
2. Chức năng bày tỏ ý kiến
Đây là việc các kiểm toán viên đưa ra ý
kiến nhận xét của mình về đối tượng kiểm toán
trên cơ sở các bằng chứng đã thu thập.
Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu
rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng
thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 16
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
2. Chức năng bày tỏ ý kiến
Tuỳ theo từng lĩnh vực, mà chức năng bày tỏ ý kiến sẽ được thể hiện khác
nhau:
- Ở lĩnh vực công:
+ Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử: Nghĩa là kiểm tra và đưa ra hình thức
xử lý, phán quyết như một quan toà. Cơ quan kiểm toán Nhà nước có quyền

kiểm tra tài liệu và tình hình quản lý của các tổ chức sử dụng ngân sách nhà
nước để xác minh tính chính xác và hợp lệ của tài liệu thu chi và quản lý ngân
sách. Đồng thời, các cơ quan này cũng có quyền xét xử như một quan toà bằng
các phán quyết của mình.
+ Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn: Kiểm toán thực hiện kiểm tra nguồn thu
và sử dụng công quỹ của các đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sau
đó đưa ra lời khuyên cụ thể trong việc sử dụng, quản lý công quỹ. Ngoài ra
chức năng tư vấn còn bao hàm cả việc phác thảo và xem xét những dự kiến về
luật trước khi đưa ra Quốc hội.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 17
II. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
2. Chức năng bày tỏ ý kiến
+ Ở lĩnh vực kinh doanh hoặc các dự án ngoài ngân sách nhà
nước (khách thể của kiểm toán độc lập): chức năng bày tỏ ý
kiến cũng được thực hiện qua phương thức tư vấn.
Đây là việc kiểm toán viên đưa ra các ý kiến tư vấn cho các
doanh nghiệp được kiểm toán về các vấn đề mà họ quan tâm.
Sản phẩm của bày tỏ ý kiến kết quả xác minh về độ tin cậy
của thông tin là “Báo cáo kiểm toán”.
Sản phẩm của bày tỏ ý kiến dạng tư vấn thường là “Thư
quản lý”.
Nguyễn Thị Thanh Diệp - NEU 18
III. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA KIỂM
TOÁN TRONG QUẢN LÝ
- Kiểm toán tạo niềm tin cho những người
quan tâm.
- Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và
củng cố nền nếp hoạt động tài chính, kế toán
nói riêng và hoạt động của quản lý nói chung
- Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và

năng lực quản lý

×