BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH V CễNG NGH H NI
-------------------------
TRN VIT BCH
GIảI PHáP HOàN THIệN CÔNG TáC QUảN Lý THUế THU
NHậP Cá NHÂN Từ NGUồN THU NHậP THƯờNG XUYÊN
ĐốI VớI Cá NHÂN CƯ TRú TạI CHI CụC THUế HUYệN
CHƯƠNG Mỹ, THàNH PHố Hà NộI
Chuyờn ngnh
: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số
: 60 34
02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TRỌNG KHOÁI
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân
cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nợi” là cơng trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Những kết quả và số liệu trong luận văn
này được thực hiện tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, không sao chép bất
kỳ nguồn nào khác và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận văn
Trần Việt Bách
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN
LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ NGUỒN THU NHẬP THƯỜNG
XUYÊN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ.................................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân.............................6
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân.............................................................6
1.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân..............................................................6
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân............................................................7
1.2. Nội dung thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá
nhân cư trú..............................................................................................................8
1.2.1. Đối tượng nộp thuế...................................................................................8
1.2.2. Thu nhập chịu thuế...................................................................................8
1.2.3. Thu nhập được miễn thuế TNCN...........................................................11
1.2.4. Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập thường xuyên của cá nhân cư
trú.....................................................................................................................13
1.2.5. Giảm thuế TNCN...................................................................................16
1.2.6. Đăng ký thuế, khấu trừ thuế, kê khai thuế, quyết tốn thuế và hồn thuế
TNCN...............................................................................................................17
1.3.......Quy trình quản lý th́ TNCN từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá
nhân cư trú tại Chi cục thuế..................................................................................21
1.3.1. Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế.............................................22
1.3.2. Quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế...............................................24
1.3.3. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế...........................................................25
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN.............................................................26
1.3.5. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế......................................................27
1.4..Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập
thường xuyên đối với cá nhân cư trú....................................................................28
1.4.1. Nhân tố khách quan................................................................................28
1.4.2. Nhân tố chủ quan....................................................................................30
1.5.....Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số Chi cục thuế và bài
học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ..................................32
1.5.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số Chi cục thuế.......32
1.5.2. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục thuế huyện Chương Mỹ..............34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN TỪ NGUỒN THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ TẠI CHI CỤC THUẾ HỤN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỚ HÀ NỢI........................................................35
2.1. Khái qt về tình hình kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ...........................................................................................................35
2.1.1. Khát quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ....................35
2.1.2. Tở chức bợ máy Chi cục th́ hụn Chương Mỹ.................................37
2.2. Tình hình thu thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với
cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ thời gian qua........................43
2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường
xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.......................45
2.3.1. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế........................................................45
2.3.2. Quản lý hoàn thuế, miễn giảm thuế TNCN............................................51
2.3.3. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế...................................................53
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN.............................................................54
2.3.5. Tuyên truyền, hỡ trợ người nộp thuế......................................................57
2.4. Đánh giá chung tình hình quản lý thuế TNCN từ nguồn thu nhập thường xuyên
đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.......................................60
2.4.1. Kết quả đạt được....................................................................................60
2.4.2. Hạn chế...................................................................................................62
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................63
CHƯƠNG 3: GIẢP PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ NGUỒN THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................66
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập
thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ trong
thời gian tới...........................................................................................................66
3.1.1. Phương hướng quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường
xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ trong thời
gian tới..............................................................................................................66
3.1.2. Nhiệm vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên
đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ trong thời gian tới....68
3.1.3. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân từ
nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ......................................................................................................69
3.2.......Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu
nhập thường xuyên với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ........70
3.2.1. Hồn thiện cơng tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế
TNCN...............................................................................................................70
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế..........................72
3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN............................73
3.2.4. Hoàn thiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế......................74
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng.....................................................76
3.3.1. Đối với Nhà nước...................................................................................76
3.3.2. Đối với ngành thuế.................................................................................78
3.3.3. Đối với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn huyện Chương Mỹ. .83
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................86
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CQT
: Cơ quan thuế
HĐND
: Hội đồng nhân dân
HSKT
: Hồ sơ khai thuế
MST
: Mã số thuế
NSNN
: Ngân sách Nhà nước
QTT
: Quyết toán thuế
TNCN
: Thu nhập cá nhân
TP
: Thành phố
UBND
: Ủy ban nhân dân
CNKD
: Cá nhân kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
I.
BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thuế lũy tiến từng phần của Việt Nam............................................15
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ năm 2015..........42
Bảng 2.2: Tình hình thu thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên của
Chi cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014 – 2016..........................................43
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện cấp mã số thuế cá nhân cho cá nhân có thu nhập từ tiền
lương, tiền cơng tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014 – 2016..............45
Bảng 2.4: Tình hình cấp mã số thuế cho cá nhân có thu nhập từ kinh doanh trên địa
bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014 – 2016.........................................................46
Bảng 2.5: Số lượng hồ sơ QTT TNCN từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá
nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014-2016.....................49
Bảng 2.6: Số lượng hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
đối với cá nhân cư trú chậm nộp tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn
2014- 2016................................................................................................................51
Bảng 2.7: Số lượng hồ sơ và số tiền hoàn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền
công đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn 20142016...........................................................................................................................52
Bảng 2.8: Tình hình thu nợ thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên
đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014 – 2016. 54
Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế huyện Chương
Mỹ giai đoạn 2014 - 2016.........................................................................................55
Bảng 2.10: Tình hình triển khai các “gói TNCN” tại Chi cục thuế huyện Chương
Mỹ giai đoạn 2014 – 2016........................................................................................56
Bảng 2.11: Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại Chi
cục thuế huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014 - 2016..................................................57
Bảng 2.12: Tình hình hỗ trợ quyết toán thuế TNCN cho NNT tại Chi cục thuế
huyện Chương Mỹ giai đoạn 2014-2016..................................................................59
II.
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục thuế huyện Chương Mỹ..........................38
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của luận văn
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước và là công cụ quan
trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Trong đó,
thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế trực thu có tác động lớn
nhất, trực tiếp nhất đến đời sống kinh tế xã hội, thể hiện sâu sắc, rõ nét mối
quan hệ trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và cơng dân trong q trình xây
dựng và duy trì sự tồn tại của xã hội công cộng.
Ở Việt Nam, luật pháp về thuế thu nhập cá nhân được ban hành lần đầu
tiên vào ngày 27/12/1990 dưới hình thức Pháp lệnh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/1991 nhằm động
viên sự đóng góp của những cá nhân có thu nhập cao trong xã hội vào Ngân
sách nhà nước. Luật thuế thu nhập cá nhân được chính thức ban hành và có
hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2009 thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao đã thực sự đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, góp
phần làm tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.
Trong thực tiễn hơn 8 năm triển khai, công tác quản lý thuế thu nhập cá
nhân ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, một mặt mang lại
nguồn thu không nhỏ cho Ngân sách nhà nước, mặt khác đã làm tốt vai trị
quản lý vĩ mơ nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội…Tuy nhiên, do là sắc
thuế cịn nhiều mới mẻ, cơng tác quản lý thuế thu nhập cá nhân vẫn còn nhiều
hạn chế, từ công tác xây dựng, ban hành hệ thống văn bản pháp quy về thuế
thu nhập cá nhân đến công tác tổ chức, quản lý thuế thu nhập cá nhân dẫn đến
thất thu thuế, không huy động được tối đa nguồn lực từ các cá nhân có thu
nhập cao cho ngân sách nhà nước, đặc biệt ở các địa bàn tập trung nhiều
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành, nằm ở phía tây nam Thủ
1
đô Hà Nội, là trung tâm giao thương kinh tế giữa các tỉnh vùng Tây Bắc và
Đông Bắc Bộ, do đó có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, tập trung nhiều
doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy có những lợi thế nêu trên, nhưng Chi cục
Thuế huyện Chương Mỹ chưa thực sự chú trọng đến công tác quản lý thuế thu
nhập cá nhân nói chung, thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường
xuyên của các cá nhân cư tú trên địa bàn – nguồn thu chính từ thuế thu nhập
cá nhân của địa bàn nói riêng: chưa kiểm soát được việc kê khai thuế thu nhập
cá nhân, công tác phổ biến pháp luật về thuế thu nhập cá nhân còn nhiều hạn
chế, còn bỏ lửng công tác thanh kiểm tra thuế thu nhập cá nhân..., do đó dẫn
đến thất thu Ngân sách Nhà nước.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên cùng với kinh nghiệm làm việc tại Chi
cục thuế huyện Chương Mỹ, Hà Nội, tác giả lựa chọn: “Giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường
xuyên đối với cá nhân cư trú trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà
Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, tìm ra những giải pháp cải
tiến qui trình, thủ tục, cũng như đề xuất hồn thiện pháp luật, chính sách
thuế nhằm làm tăng thêm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thu thuế
thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên của các cá nhân cư trú.
2.
Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất các giải pháp quản lý
thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư
trú tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thuế thu nhập cá
nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục Thuế
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Qui trình và các nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân từ
nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục Thuế huyện
Chương Mỹ qua các năm 2014, 2015, 2015. Đề xuất, kiến nghị cho những
năm tiếp theo.
- Về không gian: Nghiên cứu quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn
thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục Thuế huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng nhóm phương pháp nghiên
cứu là: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phân tích dữ
liệu.
Về nhóm phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Tác giả xây dựng cơ cở lý luận về thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương,
tiền công của các cá nhân cư trú trên cơ sở tìm kiếm, thu thập các văn bản
pháp quy về thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng như Luật Quản
lý thuế, Luật thuế thu nhập cá nhân, các nghị định, thông tư hướng dẫn Luật
thuế thu nhập cá nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành, các giáo trình quản lý
thuế.... Đồng thời, tham khảo các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các bài cáo
khoa học trong trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
để làm tham khảo, rút kinh nghiệm khi thực hiện luận văn này.
Để có số liệu chính xác đánh giá thực trạng quản lý thu thuế thu nhập
cá nhân trên địa bàn huyện Chương Mỹ, tác giả sử dụng các dữ liệu tổng hợp
liên quan đến tình hình kinh tế –xã hội của địa bàn, các dữ liệu về các công
tác triển khai, thực hiện quản lý thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
3
và kết quả đạt được tại Chi cục thuế huyện Chương Mỹ.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xây dựng được ngoài việc thu thập
các dữ liệu về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng
như của ngành thuế về quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập
thường xuyên còn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan
làm tư liệu tham khảo, từ đó, kiến nghị và đề xuất các giải pháp hoàn thiện
quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá
nhân cư trú tại Chi cục Thuế huyện Chương Mỹ.
Về phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả sử dụng các phương pháp
như phương pháp phân tích, phương pháp tởng hợp, phương pháp so để phân
tích, đánh giá chi tiết theo từng nợi dung; sau đó tổng hợp, liên kết từng mặt,
từng bộ phận thông tin đã phân tích để tạo ra hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu
sắc về đối tượng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn làm rõ ý nghĩa, vai trò của quản lý thu thuế thu nhập cá nhân
đồng thời tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế thu nhập cá
nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với các nhân cư trú tại Chi cục
thuế huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đó, luận văn đề ra các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi
nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân từ
nguồn thu nhập thường xuyên đối với các nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập
cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ nguồn
4
thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế thu nhập cá nhân
từ nguồn thu nhập thường xuyên đối với cá nhân cư trú tại Chi cục thuế
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ
QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ NGUỒN THU
NHẬP THƯỜNG XUYÊN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN CƯ TRÚ
1.1.
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập cá nhân
1.1.
1. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập
nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định (thường là mợt năm).
Trong đó, thu nhập của cá nhân có thể hiểu là tổng số tiền, hàng hóa, dịch
vụ mà cá nhân nhận được trong một kỳ tính thuế.
1.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN, bên cạnh việc có các đặc điểm chung của th́ như tính bắt
buộc, tính pháp lý, tính khơng hồn trả trực tiếp còn mang các đặc điểm của
một sắc thuế riêng biệt:
Một là, thuế TNCN là thuế trực thu, NNT cũng là người chịu thuế,
không thể chuyển dịch nghĩa vụ thuế từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Hai là, thuế TNCN là sắc thuế có độ nhạy cảm cao, liên quan trực tiếp
đến lợi ích của NNT và liên quan đến hầu hết các cá nhân trong xã hội.
Ba là, thuế TNCN có xem xét đến khả năng trả thuế hay hoàn cảnh cá
nhân của NNT bằng việc quy định một số khoản được giảm trừ có tính chất
xã hội trước khi tính thuế nhằm mục đích đảm bảo an sinh xã hội.
Bốn là, thuế TNCN thường mang tính chất lũy tiến cao, thuế suất được
thiết kế theo biểu lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo tính cơng bằng giữa các
cá nhân phải nộp thuế. Ở Việt Nam, biểu thuế lũy tiến từng phần được áp
dụng trong việc tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
6
gồm 7 bậc với các mức thuế suất từ 5% - 35% tương đương với thu nhập tính
thuế nhỏ nhất đến 5 triệu đồng/tháng (đến 60 triệu đồng/năm) và thu nhập
tính thuế cao nhất đến trên 80 triệu đồng/tháng (trên 960 triệu đồng/năm).
Năm là, thuế TNCN không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ do
không phải là yếu tố cấu thành giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Sáu là, đối tượng chịu thuế TNCN được xác định theo nơi “cư trú” và
“nguồn gốc của thu nhập”, phù hợp với thơng lệ quốc tế.
1.1.3. Vai trị của thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, thuế TNCN là một nguồn thu quan trọng và ổn định cho Ngân
sách Nhà nước (NSNN). Thuế TNCN có diện thu thuế rộng, khả năng tạo
nguồn thu cho NSNN cao, độ co giãn theo thu nhập tương đối lớn nên cùng
với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng
không ngừng tăng lên.
Thứ hai, thuế TNCN là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội,
giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những
người có thu nhập thấp trong xã hội.
Thứ ba, thuế TNCN cịn đóng vai trị trong việc điều tiết thu nhập, tiêu
dùng và tiết kiệm. Thông qua công cụ thuế suất thuế TNCN và chế độ miễn
giảm thuế, Nhà nước có thể khuyến khích đầu tư, tiêu dùng và tiết kiệm tuỳ
theo yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ngoài ra, thuế TNCN góp phần quản lý thu nhập dân cư. Thông qua việc
kiểm tra, xác minh thu nhập tính thuế TNCN, cơ quan Nhà nước có thể phát
hiện ra các khoản thu nhập hợp pháp, không hợp pháp để có hướng xử lý phù
hợp, giúp cho Chính phủ có thêm cơ sở để đánh giá khái quát tình hình thu
nhập xã hội, về cơ cấu thu nhập dân cư để đề ra các chính sách kinh tế - xã
hội phù hợp.
7
1.2. Nội dung thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên
đối với cá nhân cư trú
1.2.1. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân từ nguồn thu nhập thường xuyên
đối với cá nhân cư trú là cá nhân cư trú có phát sinh thu nhập chịu thuế
thường xuyên trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, khơng phân biệt nơi trả thu
nhập.
Trong đó:
Thu nhập thường xuyên là khoản thu nhập mà NNT nhận được một
cách đều đặn, định kỳ, bao gồm thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cá nhân cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam là người đáp ứng
một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch
hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm: đăng ký thường trú hoặc
có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn từ 183 ngày trở
lên trong năm.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam nhưng thực tế
có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà khơng chứng minh
được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt
Nam.
1.2.2. Thu nhập chịu thuế
8
Thu nhập chịu thuế TNCN từ nguồn thu nhập thường xuyên theo quy
định của pháp luật thuế TNCN của Việt Nam bao gồm: thu nhập từ tiền
lương, tiền công và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2.1.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận
được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền
công khác;
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo
quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng; phụ cấp quốc phịng, an
ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc cơng việc ở
nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu
vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một
lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội
và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác khơng mang tính chất tiền lương, tiền
cơng theo quy định của Chính phủ.
- Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa h ồng đ ại
lý, tiền thù lao giảng dạy, tiền nhuận bút, tiền tham gia các đè tài nghiên
cứu, khoa học, kỹ thuật, tham gia biểu diễn văn hóa, ngh ệ thu ật và các
khoản thù lao khác.
- Tiền nhận được từ tham gia các hiệp hội kinh doanh, h ội đồng
quản trị, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án và các tổ chức
khác.
9
- Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương,
tiền công do người sử dụng trả cho người lao động như tiền nhà ở, tiền
điện nước; tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt ḅc,
tiền tích lũy đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động
mua hoặc đóng góp cho người lao động; phí hội viên và các khoản phí
dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như chăm sóc sức khỏe,
vui chơi, giải trí, thẩm mỹ và các khoản lợi ích khác theo quy đinh.
- Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình
thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền th ưởng theo
quy định dưới đây: tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước
phong tặng, tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng
quốc tế, tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận, tiền thưởng về việc phát
hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- Khơng tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản hỗ trợ của
người sử dụng lao động đối với người lao động như: khám chưa bệnh
cho người nghèo (cho bản thân người lao động và nhân thân của họ nh ư
bố, mẹ, vợ, con); khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo
quy định; khoản tiền nhận được theo chế độ liên quan đến việc s ử dụng
phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, t ổ ch ức Đảng, Đoàn th ể; các
khoản nhận được ngồi tiền lương, tiền cơng do tham gia ph ục v ụ Đ ảng,
Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước;
tiền ăn ca không vượt quá quy định của Bộ Lao động - Thương binh - Xã
hội; tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả h ộ cho
người lao động là người nước ngoài, người lao động là người Vi ệt Nam
làm việc tại nước ngoài về phép mỗi năm một lần...
10
1.1.2.2. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh là thu nhập có được
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
- Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được c ấp
giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán
hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến
thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
- Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm mu ối, nuôi
trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế.
Từ 01/01/2015, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên
khơng bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm trở xuống.
1.2.3. Thu nhập được miễn thuế TNCN
1.2.3.1.
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
Đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công, các khoản thu nh ập
được miễn thuế TNCN thể hiện tính đãi ngộ, chính sách hỗ trợ NNT, bao
gồm:
- Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm
giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc
trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự
nguyện. Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với
11
tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.
- Thu nhập từ học bổng, bao gồm: học bổng nhận được t ừ ngân
sách nhà nước; học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài
nước (bao gồm cả khoản tiền sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ
khuyến học của tổ chức đó.
- Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hi ểm s ức
khỏe, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước
và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
- Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cơng nhận, hoạt động vì mục
đích từ thiện, nhân đạo, khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích
từ thiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
1.2.3.2. Đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa
qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm
khác được miễn thuế TNCN.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất theo
hướng dẫn tại điểm này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước,
quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản.
- Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông
12