Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài thuốc chữa bệnh hen ở trẻ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.07 KB, 4 trang )

Bài thuốc chữa bệnh hen ở trẻ
Bệnh hen hay phát trong các mùa thu, đông. Đông y cho rằng, bệnh có 3 thể là lãnh
háo, nhiệt háo và hư háo. Mỗi loại có cách điều trị riêng.
Thể lãnh háo:
Biểu hiện thở gấp, họng có tiếng khò khè, ngực bụng đầy tức, đờm trắng loãng, sắc mặt
nhợt nhạt hoặc tím tái, miệng khát hoặc không khát nhưng thích uống nước ấm. Có khi
kèm theo sốt, sợ lạnh, thân mình đau nhức, không ra mồ hôi, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi
trắng nhợt…
Trong trường hợp này, cần sử dụng những vị thuốc có tác dụng chống hàn, làm ấm phổi,
tiêu đờm và làm ngừng ho. Cụ thể, nếu bệnh nặng, cần dùng phương “Tán hành định
suyễn thang”: Ma hoàng 10g, tế tân 4g, bán hạ chế 10g, bạch giới tử (hạt rau cải trắng)
6g, tô tử (hạt tía tô) 6g, ngũ vị tử 3g, cam thảo 6g, gừng tươi 10g, hồng táo (táo tàu) 3
quả. Tất cả sắc với 1.000ml nước, sắc còn 450ml, chia ra 3 phần, uống lúc đói vào các
buổi sáng, trưa và tối.


Thể nhiệt háo:
Biểu hiện thở gấp, tiếng thở thô, trong họng như có tiếng rít, ngực tức, ho sặc lên từng
cơn, đờm vàng đặc khó khạc ra ngoài, mặt đỏ, miệng khát, thích uống nước. Kèm theo
các chứng trạng như miệng đắng, sốt, ra mồ hôi, không sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi
vàng dày… Trong trường hợp này, cần sử dụng những vị thuốc có tác dụng điều hòa hô
hấp, làm mát phổi, tiêu đờm và làm ngừng cơn hen.
Nếu bệnh nhẹ, dùng phương “Ma hoàng thạch cao thang”: Ma hoàng 6g, thạch cao sống
30g, cam thảo 5g, sắc với 800ml nước còn 300ml, chia 3 lần uống lúc đói bụng sáng,
trưa, tối. Trường hợp bệnh nặng, cần dùng phương “Thanh nhiệt định suyễn thang”: Ma
hoàng 6g, hạnh nhân 10g, thạch cao sống 30g, hoàng cầm 10g, tỳ bà diệp 10g, qua lâu bì
10g, cam thảo 6g. Sắc với 1.000ml nước còn 450ml, chia ra 3 phần, uống lúc đang đói
vào buổi sáng, trưa và tối.
Thể hư háo:

Biểu hiện như thỉnh thoảng lại có những cơn hen kéo dài, người mệt mỏi, tiếng nói yếu


ớt, hễ cử động là bệnh lại phát thêm nặng; môi và móng tay tím tái, chất lưỡi tối, mạch
nhược… Lúc này, cần dùng các vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tiêu đờm và bình suyễn. Nếu
thấy hay ra mồ hôi, sợ gió, dễ bị cảm lạnh thì cho thêm các vị thuốc “hoàng kỳ” và
“phòng phong” vào để bồi bổ tạng phế. Nếu thấy kém ăn thì cho thêm “trần bì” vào để
tăng tác dụng kiện tỳ. Nếu thấy lưng gối đau mỏi, hơi hoạt động một chút là tim đập loạn,
thì nên sử dụng thêm “thận khí hoàn” (thuốc viên bổ thận) để bồi bổ tạng thận.

×