Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mùa hè: Cảnh giác với 5 bệnh trẻ em phổ biến ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.02 KB, 6 trang )



Mùa hè: Cảnh giác với 5
bệnh trẻ em phổ biến

Mùa hè, các mẹ cần cảnh giác cao độ với 5 bệnh trẻ
em dưới đây.
1. Mất nước
Mùa hè nắng nóng, thời tiết oi bức làm cơ thể dễ bị mất
nước, nhất là trẻ em vì tính hiếu động, ham chơi đùa nên xuất
tiết nhiều mồ hôi càng dễ bị thiếu nước. Nhẹ và vừa có thể
làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, đi tiểu ít, táo bón… Nặng
thì làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng hầu họng, đường hô
hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích
thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, hóa chất, viêm
mũi dị ứng…
Vì vậy, người lớn nên chủ động cung cấp lượng nước cho trẻ.
Mỗi ngày trẻ cần uống khoảng 50 – 60ml nước cho mỗi kg
trọng lượng cơ thể. Nhu cầu nước uống tăng lên trong một số
trường hợp như trẻ ra nhiều mồ hôi sau khi hoạt động thể lực
hay vận động nhiều…

Mất nước khiến trẻ mệt mỏi, buồn ngủ… (Ảnh minh họa).
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
2. Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nóng nực rất dễ làm cho thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm
khuẩn, nhiễm vi sinh vật gây bệnh (như vi trùng roi, khuẩn
tả…). Trong khi, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa phát triển
hoàn thiện nên khi tiếp nhận những thực phẩm ôi thiu, nhiễm
khuẩn…sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nặng hơn là có thể


gặp họa.
Do đó, khi nấu ăn cho trẻ, bạn cố gắng mua những thực phẩm
còn tươi. Nếu là đồ đông lạnh thì hãy chú ý tới hạn sử dụng
của thực phẩm ghi trên bao bì. Tuyệt đối không mua các thực
phẩm có mùi vị bất thường.
3. Muỗi đốt
Mùa hè là mùa ‘cao điểm’ chống muỗi đốt cho cả gia đình,
đặc biệt là trẻ em. Thông thường, da trẻ em rất mỏng nên
những vết muỗi đốt dễ tổn thương sâu và khó tự phục hồi, dễ
tạo ra các vết sẹo thâm. Nếu không được điều trị đúng cách
và kịp thời, sẹo thâm có thể tồn tại 1 – 2 năm, thậm chí vĩnh
viễn. Ngoài ra, khi muỗi đốt, trẻ còn đối mặt với nguy cơ
nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, viêm não.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
“Sử dụng thuốc xịt muỗi, côn trùng để ngăn ngừa ‘chiến sĩ’
muỗi tấn công bé, đặc biệt là vào buổi sáng sớm hoặc đầu
giờ tối”, Tiến sĩ Rebecca Baxt – chuyên gia da liễu khuyên.
Đặc biệt, khi nhận thấy những vết muỗi đốt có hiện tượng
sưng tấy kỳ lạ, nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn
kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc.
4. Mẩn đỏ, nổi rôm
Mẩn đỏ, nổi rôm xảy ra khi mồ hôi bị ứ đọng bên trong các
tuyến mồ hôi. “Thần dược để điều trị mẩn đỏ và rôm sảy là
làm mát da cho bé để các tuyến mồ hôi được thông thoáng”,
Tiến sĩ Joshua Zeichner nói. Do đó, hãy tạo cho bé một môi
trường vui chơi, sinh hoạt mát mẻ và chọn lựa quần áo chất
liệu thấm hút mồ hôi.
5. Chết đuối (ngạt nước)

Tỉ lệ trẻ bị ngạt nước mùa hè luôn cao nhất trong các mùa.
Nguyên nhân là do mùa hè nắng nóng, cha mẹ thường cho
các bé đi bơi nhưng lại hay lơ là, mất cảnh giác.
Làm cha mẹ cần biết, không phải trẻ nào cũng có thể xuống
nước bơi lội. Những trẻ sau đây không nên tham gia hoạt
động bơi lội:
Trẻ mắc bệnh hen phế quản: còn gọi là suyễn, khi tiếp xúc
với nguồn nước lạnh rất dễ bị lên cơn khò khè, khó thở, đôi
khi nguy hiểm đến tính mạng.
Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính: như viêm mũi dị
ứng, viêm mũi xuất tiết, viêm xoang mạn… khi đi bơi sẽ làm
bệnh trầm trọng hơn.
Trẻ bị viêm da dị ứng: hoá chất được pha trong nguồn nước
của hồ bơi gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ.

×