Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nấm linh chi cổ - bài thuốc đông y bổ dưỡng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.62 KB, 5 trang )






Nấm linh chi cổ - bài thuốc đông y bổ dưỡng



Một số người mang mẫu đến hỏi tôi xem có đúng là nấm cổ Linh chi không?.
Được biết CTQ kỳ này có chuyên đề về Nấm Linh chi, tôi xin giới thiệu chung một
số tài liệu liên quan như sau:




1. Vì mọc trên cây lim, nên năm 1930 Petelot và Hagalon trong cuốn éléments de
botanique indochinoise có viết về Nấm Lim Ganoderma như sau: “Kẻ trộm dùng
loại nấm độc này để đầu độc lợn ban ngày, đêm vào bắt trộm, lợn không kêu eng
éc nên dễ bắt đi”

2. Tôi có cả một tập hồ sơ dày về nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Levss. cx Fr.)
Karst. Họ Ganodermataceae. Bản thân tôi đã uống nấm Linh chi mà không hề bị
ngộ độc. Nên nhắc lại là có người đã pha nấm Linh chi uống rồi mà cái bã vẫn giữ
nguyên vẹn hình dạng vì là loại nấm hoá gỗ, người tiêu dùng không có cách gì
kiểm tra còn hoạt chất hay không?

3. Có nấm Linh chi có tên khoa học applanatum (Pers.) Pat. Tên tiếng Anh là
Ancient Lingzhi hay Artists conk.

Năm 1971 đã chiết xuất được Polysaccharit. Năm 1990 người ta thấy cổ Linh chi


chứa các steroit. Năm 1994 thấy chất lượng của Ganoderma applanatum tuỳ thuộc
vào hàm lượng axit ganoderic và do đó có liên quan đến vị đắng và hương vị của
Ganoderma applanatum. Nó có tính chất bảo vệ gan, kháng histamin, và có tác
động giảm lipit máu.

Linh chi có hàm lượng Germanium cao hơn lượng Germanium trong Nhân sâm
gấp 5-8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thụ oxy tốt hơn.
Tôi có viết bài về nguyên tố Germanium đăng trong báo Khoa học và phát triển.
Lượng polysacarit cao trong Linh chi giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, làm
mạnh gan, cô lập và diệt các tế bào ung thư. Axit ganoderic có tác dụng chống dị
ứng và chống viêm.

4. Ngoài một số báo có đề cập đến Nấm cổ Linh chi, gần đây, Thuốc và Sức khoẻ
số 235 ngày 1/5/2003 lại đăng thêm một bài nữa về nấm Linh chi. Bài này cho biết
thêm là nấm chân voi có thể là một loài Fomes, đặc biệt là nấm Linh chi cổ khổng
lồ Ganoderma dalatense Thám sp. nov. Phát hiện ở Đà Lạt ngày 29-12-1995 có
kích thước 75x106cm, mặt trên có nhiều tầng chồng chất, mặt dưới láng như xi.


×