Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141 KB, 4 trang )
Phương pháp chữa bệnh từ cải bắp
Ngay từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại người ta đã biết đến tác dụng của bắp cải, một
loại rau mùa đông với giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh và làm đẹp tuyệt vời. Chính vì
thế mà bắp cải được người La Mã trân trọng gọi là “Loại rau thứ nhất”.
Cũng như các loài cây khác, cải bắp, còn gọi là bắp cải, bắp sú, tên khoa học Brassica
oleracea L. var. capitata L., thuộc họ Cải – Brassicaceae. Người Pháp gọi nó là Su (Chon)
nên mới có tên sú, bởi các thứ rau gần gũi với cải bắp như su hào, súp lơ,… Là loài rau
ôn đới nguồn gốc ở Địa Trung Hải được nhập vào trồng ở nước ta làm rau ăn.
Đông y cho rằng, cải bắp vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy
uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh…Cải
bắp đã được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời Thượng cổ. Người ta gọi nó là “Thầy
thuốc của người nghèo”.
Ngày nay, người ta đã biết nhiều đến công dụng của cải bắp. Trước hết, nó là loại thuốc
trị giun tốt. Dùng đắp ngoài để tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết
thương độc, đồng thời là loại thuốc trừ sâu bọ đốt (ong, ong vò vẽ, nhện…). Cải bắp cũng
là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và cung cấp cho cơ thể một yếu tố quan trọng là lưu
huỳnh (S). Nước cải bắp dùng lọc máu. Đặc biệt, nó là loại thuốc mạnh để chống kích
thích thần kinh, chứng mất ngủ…
Thú vị hơn, là loại bắp cải tím (sở dĩ có màu tím là vì trong nó chứa hàm lượng
polyphenol anthocyanin cao. Chất anthocyanin có tính kháng viêm nên giúp cơ thể tránh
được hiện tượng lão hóa sớm), nên giúp da đàn hồi, mềm mại do đó ăn bắp cải tím chứa
hàm lượng chất chống ôxy hóa cao giúp đem lại làn da đẹp, đàn hồi và mềm mại. Bắp cải
tím còn là nguồn phong phú vitamin C và vitamin K.
Tuy nhiên, với bắp cải không dùng cho người tạng hàn, nếu muốn dùng phải phối hợp
với gừng tươi. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin là chất có tác dụng chống ôxy
hóa nhưng chính nó lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc
bướu cổ không ăn bắp cải vì sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra. Nếu cần chỉ ăn
một lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa rồi thái nhỏ, để 10 – 15 phút
rồi mới chế biến, khi ấy Goitrin sẽ bị phân hủy hết.
Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không dùng bắp cải. Người