Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Các bài thực hành mạng máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 54 trang )

CÁC BÀI THỰC HÀNH MÔN MẠNG MÁY TÍNH
Người soạn Nguyễn Tài Hưng
Bộ môn KTTT, Viện ĐTVT, ĐHBKHN



Bài 1: Làm quen các khái niệm mạng máy tính
Bài 2: Làm quen các thiết bị phần cứng mạng máy tính
Bài 3: Phân tích giao thức truyền dữ liệu trong mạng máy tính
Bài 4: Phân tích giao thức truyền dữ liệu trong mạng máy tính
Bài 5: Lập trinh trao đổi dữ liệu giữa hai máy tính












Hà nội tháng 2 năm 2012
Mục lục :
1.Giới thiệu chung
2.Cơ sở phòng thí nghiệm môn mạng máy tính
3.Bài 1 : Làm quen với các khái niệm mạng máy tính
3.1 Mô tả bài thí nghiệm
3.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Mạng máy tính là gi?


3.2.2 Có các loại mạng máy tính thông dụng nào trong thực tế?
3.2.3 Băng thông ,tốc độ và thông lượng là gi?
3.2.4 Có các mô hình phân lớp nào được sử dụng trong mạng máy tính ?Trình bày mô
hình OSI và mô hình TCP/IP ?Mối quan hệ giữa chúng như thế nào ?
3.2.5 Protocol là gi?
3.2.6 Qui trình truyền dữ liệu giữa hai máy tính theo mô hình OSI như thế nào ?

3.3 Báo cáo kết quả thí nghiệm
4. Bài 2. Làm quen các thiết bị phần cứng và phần mềm mạng máy tính
4.1 Mô tả bài thí nghiệm
4.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
4.2.1 Card mạng là gì?Nhiệm vụ và các thành phần trong nó như thế nào
4.2.2 Repeater là gì ?
4.2.3 Hub là gì ?
4.2.4 Bridge là gì ?
4.2.5 Switch là gi ?Chức năng của nó là gì ?
4.2.6 Router là gì ?Ưu điểm và nhược điểm của nó ?
4.2.7 Gateway là gỉ ?
4.2.8 OS là gì ?
4.2.9 Nhiệm vụ của Driver là gì ?
4.3 Báo cáo kết quả thí nghiệm
5. Bài 3 : Phân tích giao thức truyền dữ liệu trong mạng máy tính (lớp 2-3)
5.1 Mô tả thí nghiệm
5.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
5.2.1 Hãy phân tích header của frame Ethernet?Đọc các thôngtin header của 1 frame
bắt được bằng phần mềm wireshark?
5.2.2 Trình bày nhiệm vụ của lớp Network?Phân tích header của gói tin IP v4?
5.2.3 thực hiện đọc các thông tin header của 1 gói IP bắt được bởi phần mềm wireshark?
5.3 Báo cáo kết quả thí nghiệm
6.Bài 4 : Phân tích giao thức truyền dữ liệu trong mạng máy tính (lớp 4-7)

6.1 Mô tả thí nghiệm
6.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
6.2.1 Trình bày đặc điểm của giao thức TCP và cấu trúc header trong gói TCP?
6.2.2 Trình bày việc thiết lập và ngắt kết nối trong phiên TCP?
6.2.3 Phân tích cơ chế truyền lại và điều khiển luồng trong TCP?
6.2.4 Phân tích 1 gói tin TCP được bắt bởi phần mềm wireshark?
6.2.5 Trình bày đặc điểm của giao thức UDP và cấu trúc header trong gói tin UDP?
6.2.6 Trình bày giao thức HTTP và thực hiện tìm hiểu gói tin ưng dụng giao thức này?
6.3 Báo cáo kết quả thí nghiệm
7.Bài 5 : Lập trình Socket truyền dữ liệu giữa 2 máy tính
7.1 Mô tả thí nghiệm
7.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
7.2.1 Lập trình Socket là gi?Có các loại nào?
7.2.2 Port là gì?
7.2.3 Ứng dụng Server-Client là gì?
7.2.4 Cơ chế gọi hàm trong lập trình Socket như thế nào?
7.3 Báo cáo kết quả thí nghiệm
1. Giới thiệu chung

Đây là tài liệu hướng dẫn thực hành thí nghiệm môn mạng máy tính nhằm bổ sung các
kiến thức thực tế cho SV nhành ĐTVT của ĐHBK-HN.





2. Cơ sở phòng thí nghiệm phục vụ môn mạng máy tính
Phòng thí nghiệm mạng máy tính được xây dựng nhằm cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho
phép sinh viên làm quen với các thao tác thực hành việc thiết lập, vận hành và phát triển các
ứng dụng trên môi trường mạng máy tính.

Cơ sở vật chất phòng thí nghiệm bao gồm:
1. Máy tính nối mạng PC: 16 chiếc
2. Chuyển mạch mạng LAN Ethernet: 02 chiếc
3. Bộ định tuyến IP: 02 chiếc







3. Bài 1. Làm quen các khái niệm mạng máy tính
3.1 Mô tả bài thí nghiệm
Bài thí nghiệm thứ nhất này nhằm giúp SV làm quen với các khái niệm chính của môn
mạng máy tính
Mục đích của nó giúp sinh viên :
+ Hiểu biết mạng máy tính
+ Nắm vững mô hình OSI và mô hình TCP/IP
+ Hiểu khái niệm giao thức và biết một số giao thức được dùng trong mạng máy tính
+ Nắm vững quy trình truyền dữ liệu giữa 2 máy tính theo mô hình OSI và mô hình
TCP/IP

3.2 Các bước tiến hành thí nghiệm
Mô tả các khái niệm sau đây trong môn mạng máy tính:
3.2.1 Mạng máy tính là gi?
Trả lời:
Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị ngoại vi kết nối với nhau thông qua
các phương tiện truyền dẫn như cáp xoắn,cáp quang, sóng điện từ,tia hồng ngoại… để
chia sẻ dữ liệu cho nhau. Dữ liệu truyền từ máy này sang máy khác đều là các bit nhị
phân 0 và 1, sau khi biến đổi thành điện thế hoặc sóng điện từ,sẽ được truyền qua môi

trường truyền dẫn bên dưới.
Mạng máy tính có nhiều ích lợi :
- Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng
- Giúp trao đổi dữ liệu dễ dàng
- Chia sẻ ứng dụng
- Tập trung dữ liệu,dễ bảo mật,dễ sao lưu
- Sử dụng internet….

3.2.2 Có các loại mạng máy tính thông dụng nào trong thực tế?
Trả lời:
Mạng máy tính có nhiều loại,tùy thuộc vào vị trí địa lý,tốc độ đường truyền,tỉ lệ
lỗi bit trên đường truyền, đường đi của dữ liệu trên mạng, dạng chuyển giao thông
tin. Nhìn chung,các mạng máy tính có thể được phân biệt làm các loại sau :

3.2.2.1) Mạng cục bộ :

- Mạng LAN (Local Area Network – còn gọi là mạng cục bộ) là một nhóm
các máy tính và thiết bị truyền thông mạng được kết nối với nhau trong một khu
vực nhỏ như tòa nhà cao ốc, trường đại học, khu giải trí
Mạng LAN có các đặc điểm sau :
- Băng thông lớn để có khả năng chạy các ứng dụng trực tuyến như xem
phim,giải trí,hội thảo qua mạng.
- Kích thước mạng bị giới hạn bởi thiết bị
- Chi phí thiết kế,lắp đặt mạng LAN rẻ
- Quản trị đơn giản
3.2.2.2 Mạng đô thị :
Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) gần giống như mạng LAN
nhưng giới hạn kích thước của nó là một thành phố hay một quốc gia. Mạng
MAN kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua môi trường truyền dẫn và
các phương thức truyền thông khác nhau.

Mạng MAN có các đặc điểm sau :
- Băng thông ở mức trung bình,đủ để phục vụ các ứng dụng cấp thành phố
hay quốc gia như chính phủ điện tử,thương mại điện tử,các ứng dụng của các
ngân hàng…
- Do MAN kết nối nhiều LAN nên việc quản trị sẽ gặp khó khăn hơn,đồng
thời độ phức tạp cũng tăng theo.
- Chi phí các thiết bị MAN tương đối đắt tiền.
3.2.2.3 Mạng diện rộng :

Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) có phạm vi bao phủ một vùng rộng
lớn,có thể là quốc gia,lục địa hay toàn cầu. Mạng WAN thường là mạng của các
công ty đa quốc gia hay toàn cầu. Mạng WAN lớn nhất hiện nay là mạng Internet.
Mạng WAN là tập hợp của nhiều mạng LAN và MAN được nối lại với nhau
thông qua các phương tiện như vệ tinh ,sóng vi ba,cáp quang,điện thoại ….
Mạng WAN có các đặc điểm sau :
- Băng thông thấp,dễ mất kết nối,thường chỉ phù hợp với các ứng dụng online
như e – mail ,ftp,web….
- Phạm vi hoạt động không giới hạn
- Do kết nối nhiều LAN và MAN với nhau nên mạng rất phức tạp và các tổ
chức toàn cầu phải đứng ra quy định và quản lý
- Chi phí cho các thiết bị và công nghệ WAN rất đắt
Chú ý là việc phân biệt mạng thuộc loại LAN, MAN hay WAN chủ yếu dựa trên
khoảng cách vật lý và chỉ máng tính chất ước lệ .

3.2.3 Băng thông ,tốc độ và thông lượng là gi?
Trả lời :
a) Băng thông :
Khái niệm băng thông (bandwidth) là một trong những đặc trưng quan trọng của
môi trường truyền dẫn. Băng thông là khoảng tần số mà môi trường truyền dẫn có
thể đáp ứng được và đơn vị của nó là Hz (Hertz). Băng thông liên quan mật thiết

đến tốc độ tối đa của đường truyền (theo công thức tính toán của Nyquist), do vậy
có đôi khi người ta hay dùng tốc độ tối đa (tính bằng bps) để chỉ băng thông của
mạng.
b) Tốc độ :
Tốc độ (rate) thường được tính bằng đơn vị bps,nghĩa là số bit truyền đi trong 1
giây. Ví dụ : Tốc độ trên đường truyền Ethernet là 10Mbps nghĩa là 10 triệu bit
được truyền trong 1 giây.
c)Thông lượng :
Thông lượng (throughput) là lượng thông tin hữu ích được truyền đi trên mạng
trong một đơn vị thời gian và chính thông lượng mới là chỉ số để đánh giá mạng
nhanh hay chậm

3.2.4 Có các mô hình phân lớp nào được sử dụng trong mạng máy tính ?Trình
bày mô hình OSI và mô hình TCP/IP ?Mối quan hệ giữa chúng như thế
nào ?
Trả lời :
Có 2 mô hình mạng cơ bản : mô hình giao thức và mô hình tham chiếu.
+ Mô hình giao thức (mô hình TCP/IP ) cung cấp một mô hình gần với cấu trúc
của một họ giao thức cụ thể.Nó mô tả các tính năng cần thiết của các giao thức trong
họ giao thức và sự tương tác giữa chúng để đảm bảo rằng các thiết bị trên mạng có
thể truyền thông với nhau.
+ Mô hình tham chiếu ( mô hình OSI ) cung cấp một sự tham chiếu chung cho
việc duy trì tính ổn định của các giao thức và dịch vụ mạng.Mục đích chính của mô
hình tham chiếu là làm minh bạch hơn những tính năng và tiến trình có liên quan.









a. Mô hình tham chiếu OSI

Mô hình OSI gồm bảy lớp

 Lớp Applocation quy định giao diện giữa ứng dụng và mạng,các giao thức
thuộc về lớp này rất nhiều như FTP,HTTP,HTTPs,SMTP,Telnet…Lớp này sẽ
chuyển dữ liệu xuống lớp Presentation
 Lớp Presentation chịu trách nhiệm chính về phần mã hóa và định dạng dữ liệu
 Lớp Session chịu trách nhiệm cung cấp và giải phóng các phiên làm việc thông
qua việc cấp các port cho các phiên này.Một máy tính trong mạng vừ có thể
duyệt web ,vừa gửi mail,vừa truyền file cho các máy tính khác…Các hoạt động
trên diễn ra đồng thời và lớp này phải phân biệt và cấp port cho các hoạt động
này.
 Lớp Transport đảm bảo truyền thông chính xác giữa các thiết bị đầu cuối.Dữ
liệu từ lớp Session đưa xuống sẽ bị phân chia thành các đơn vị dữ liệu lớp
Transport là Segment,các segment được đánh số thứ tự để bên nhận có thể
ghép dư liệu lại một các chính xác.
 Lớp Network định ra địa chỉ logic cho các thiết bị trên mạng và quy định các
nguyên tắc sử dụng địa chir logic này.Lớp này sẽ đóng gói các segment thành
các packet.
 Lớp Data Link xác định địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng và quy định các
thức mà dữ liệu sẽ được đưa xuống môi trường truyền.Đơn vị dữ liệu do lớp
này quản lý là frame.
 Lớp Physical tìm cách biến đổi dữ liệu 0,1 thành các tín hiệu điện và truyền ra
môi trường truyền.
Các nhà nghiên cứu sẽ dựa trên đặc điểm của từng lớp trong mô hình OSI để
thiết kế ra các chuẩn mới cho mạng mà vẫn không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của toàn hệ
thống.Mô hình OSI là mô hình tham chiếu nên không được sử dụng trong thực tế.

b. Mô hình TCP/IP
Mạng máy tính khổng lồ Internet hiện nay đang sử dụng mô hình TCP/IP để
quản lý việc truyền thông.

Mô hình TCP/IP gọn nhẹ hơn mô hình tham chiếu OSI,đồng thời có những biến đổi
phù hợp hơn thực tế .
 Lớp ứng dụng: Tại mức cao nhất này, người sử dụng thực hiện các chương trình
ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ hiện hữu trên TCP/IP Internet. Một ứng dụng
tương tác với một trong những protocol ở mức giao vận (transport) để gửi hoặc
nhận dữ liệu. Mỗi chương trình ứng dụng chọn một kiểu giao vận mà nó cần, có
thể là một dãy tuần tự từng thông điệp hoặc một chuỗi các byte liên tục. Chương
trình ứng dụng sẽ gửi dữ liệu đi dưới dạng nào đó mà nó yêu cầu đến lớp giao
vận.
 Lớp giao vận: Nhiệm vụ cơ bản của lớp giao vận là cung cấp phưng tiện liên lạc
từ một chương trình ứng dụng này đến một chưng trình ứng dụng khác. Việc
thông tin liên lạc đó thường được gọi là end-to-end. Mức chuyên trở có thể điều
khiển luông thông tin. Nó cũng có thể cung cấp sự giao vận có độ tin cậy, bảo
đảm dữ liệu đến nơi mà không có lỗi và theo đúng thứ tự. Để làm được điều đó,
phần mềm protocol lớp giao vận cung cấp giao thức TCP, trong quá trình trao
đổi thông tin nơi nhận sẽ gửi ngược trở lại một xác nhận (ACK) và nơi gửi sẽ
truyền lại những gói dữ liệu bị mất. Tuy nhiên trong những môi trường truyền
dẫn tốt như cáp quang chẳng hạn thì việc xy ra lỗi là rất nhỏ. Lớp giao vận có
cung cấp một giao thức khác đó là UDP.
 Lớp Internet: Nhiệm vụ cơ bản của lớp này là xử lý việc liên lạc của các thiết bị
trên mạng. Nó nhận được một yêu cầu để gửi gói dữ liệu từ lớp cùng với một
định danh của máy mà gói dữ liệu phi được gửi đến. Nó đóng segment vào trong
một packet, điền vào phần đầu của packet, sau đó sử dụng các giao thức định
tuyến để chuyển gói tin đến được đích của nó hoặc trạm kế tiếp. Khi đó tại nơi
nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, và sử dụng tiếp các giao thức định tuyến
để xử lý gói tin. Đối với những packet được xác định thuộc cùng mạng cục bộ,

phần mềm Internet sẽ cắt bỏ phần đầu của packet, và chọn một trong các giao
thức lớp chuyên trở thích hợp để xử lý chúng. Cuối cùng, lớp Internet gửi và
nhận các thông điệp kiểm soát và sử lý lỗi ICMP.
 Lớp giao tiếp mạng: Lớp thấp nhất của mô hình TCP/IP chính là lớp giao tiếp
mạng, có trách nhiệm nhận các IP datagram và truyền chúng trên một mạng nhất
định. Người ta lại chia lớp giao tiếp mạng thành 2 lớp con là:

+Lớp vật lý: Lớp vật lý làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới dòng bit 0, 1 từ
ni gửi đến nơi nhận.

+Lớp liên kết dữ liệu: Tại đây dữ liệu được tổ chức thành các khung (frame).
Phần đầu khung chứa địa chỉ và thông tin điều khiển, phần cuối khung dành cho
viêc phát hiện lỗi.
c. Mối quan hệ giữa 2 mô hình này

3.2.5 Protocol là gì ?
Trả lời :
Protocol là tập hợp tất cả các quy tắc chi phối quá trình giao tiếp giữa các thiết bị
trên mạng.
Các giao thức sẽ đặc tả :
 Định dạng của một message
 Tiến trình mà các thiết bị mạng chia sẻ thông tin về đường đi với các thiết bị
mạng khác
 Cách thức và khi nào những message hệ thống và những message lỗi được
phát ra giữa các thiết bị
 Thiết lập và ngắt các phiên truyền dữ liệu
3.2.6 Qui trình truyền dữ liệu giữa hai máy tính theo mô hình OSI như thế nào ?
Trả lời :
Một quá trình truyền thông hoàn chỉnh gồm các bước sau :


Bước 1 : Tạo dữ liệu tại lớp application của host nguồn
Bước 2 : Phân đoạn và đóng gói dữ liệu khi chúng di chuyển xuống phía dưới trong chồng
giao thức của host nguồn
Bước 3 : Lớp Network Access của host nguồn đưa dữ liệu vào môi trường truyền.
Bước 4 : Dữ liệu đi qua mạng bao gồm môi trường truyền và các thiết bị trung gian
Bước 5 : Lớp Network Access của host đích nhận được dữ liệu
Bước 6 : Mở gói và tổng hợp sắp xếp lại dữ liệu khi chúng di chuyển lên phía trên của chông
giao thức của host đích
Bước 7 : Đưa dữ liệu đến ứng dụng đích tại lớp Application của host đích.



 Quá trình đóng gói dữ liệu

 Quá trình gửi dữ liệu


 Quá trình nhận dữ liệu


3.3 Báo cáo kết quả thí nghiệm






4. Bài 2. Làm quen các thiết bị phần cứng và phần mềm mạng máy tính
4.1 Mô tả bài thí nghiệm
Mô tả các thành phần quan trọng về phần cứng và phần mềm trong mạng máy tính như

card mạng, hub, switch, repeater, OS, Driver, IE, Firefox, v….
4.2 Các bước tiến hành thí nghiệm

4.2.1 Card mạng là gì?Nhiệm vụ và các thành phần trong nó như thế nào?
Trả lời :
Cạc mạng (network card), hay cạc giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản
mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Nó còn được gọi là bộ thích nghi
LAN (LAN adapter), được cắm trong một khe (slot) của bản mạch chính và cung cấp một giao
tiếp kết nối đến môi trường mạng. Chủng loại cạc mạng phải phù hợp với môi trường truyền và
giao thức được sử dụng trên mạng cục bộ.

Cạc mạng là thiết bị chịu trách nhiệm:

* Chuyển đổi các tín hiệu máy tính ra các tín hiệu trên phương tiện truyền dẫn và ngược lại.
* Gửi/nhận và kiểm soát luồng dữ liệu được truyền.

Các thành phần trong card mạng

* I/O Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, được dùng để trao đổi dữ liệu giữa máy tính
với thiết bị (cạc mạng)
* Memory Address: Địa chỉ bộ nhớ chính của máy tính, là nơi bắt đầu vùng đệm dành cho các
xử lí của cạc mạng
* DMA Channel: Cho phép thiết bị (cạc mạng) làm việc trực tiếp với bộ nhớ máy tính mà không
cần thông qua CPU
* Boot PROM: Cho phép khởi động hệ thống và kết nối vào mạng
* MAC Address: Địa chỉ định danh duy nhất được IEEE cấp cho mỗi cạc mạng
* Đầu nối BNC: Nối cạc mạng với cáp qua đầu nối chữ T (10BASE2)
* Đầu nối RJ-45: Nối cạc mạng với cáp qua đầu nối RJ-45 (10BASE-T/100BASE-T)
* Đầu nối AUI: Nối cạc mạng với cáp (10BASE5)
* Khe cắm mở rộng: nơi cho phép gắn cạc mạng vào máy tính, có nhiều chuẩn: ISA, EISA, PCI,

MCA,
* IRQ (Interrupt Request): Chỉ số ngắt. Mỗi thiết bị trên máy tính, kể cả cạc mạng, đều được ấn
định một chỉ số ngắt duy nhất để yêu cầu CPU phục vụ
4.2.2 Repeater là gì?
Trả lời:


Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp mạng CAT 5 UTP - là cáp
được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì
vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại
tín hiệu, giúp tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này.

Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch
đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được
những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang…
và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.
4.2.3 Hub là gì?
Trả lời :

Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn nhiều
hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các mạng 10BASE-T hay
100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của
mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.

Hub có 2 loại là Active Hub và Smart Hub. Active Hub là loại Hub được dùng phổ biến, cần
được cấp nguồn khi hoạt động, được sử dụng để khuếch đại tín hiệu đến và cho tín hiệu ra những
cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết. Smart Hub (Intelligent Hub) có chức năng tương tự
như Active Hub, nhưng có tích hợp thêm chip có khả năng tự động dò lỗi - rất hữu ích trong
trường hợp dò tìm và phát hiện lỗi trong mạng.
4.2.4 Bridge là gì?

Trả lời :


Bridge là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử dụng
để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm
cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy
một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ
sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích.

Ưu điểm của Bridge là hoạt động trong suốt, các máy tính thuộc các mạng khác nhau vẫn có
thể gửi các thông tin với nhau đơn giản mà không cần biết có sự “can thiệp” của Bridge. Một
Bridge có thể xử lý được nhiều lưu thông trên mạng như Novell, Banyan… cũng như là địa chỉ
IP cùng một lúc. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge
cho những mạng hoạt động nhanh sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mặt vật lý.
4.2.5 Switch là gì?Chức năng của nó là gì?
Trả lời :



Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2
cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều
segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch
cũng “học” thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong
mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông
tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.

Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các
khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao
hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN
ảo (VLAN).

×