Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Viếng lăng bác 1 + nlxh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.18 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS VĨNH QUỲNH
Phần I (7 điểm)
Kết thúc bài thơ “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương là những dòng thơ vô cùng xúc
động:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu 1 (1,5 điểm): Chép tiếp 3 câu thơ để hoàn thành khổ thơ. Nêu hoàn cảnh ra đời của
bài thơ và chỉ ra mạch vận động cảm xúc được thể hiện trong bài.
- HCST: 1976, khi cuộc kháng chiến chơng Mỹ kết thúc, đất nước hồn tồn thống nhất.
Lúc này, tác giả Viễn Pương từ miền Nam ra miền Bắc vào lăng viếng Bác.
- Mạch vận động cảm xúc: Theo trình tự thời gian, khơng giam của chuyến vào lăng
viếng Bác.
Câu 2 (1.0 điểm): Vì sao trước khi giã biệt nhà thơ lại bày tỏ ước nguyện “muốn làm
con chim hót quanh lăng Bác”, làm “đóa hoa tỏa hương”, làm “cây tre trung hiếu”?
Điệp ngữ “muốn làm” góp phần diễn tả ước nguyện và cảm xúc của nhà thơ như thế
nào?
- Trước khi giã biệt nhà thơ bày tỏ ước nguyện “muốn làm con chim hót quanh lăng
Bác”, làm “đóa hoa tỏa hương”, làm “cây tre trung hiếu” vì: tuy đây là những sự vật
giản dị, bình thường nhưng chúng lại tô điểm cho vẻ đẹp của lăng Bác, chúng có một
hạnh phúc lớn lao là được gần Bác – gần vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Điệp ngữ “muốn làm” góp phần diễn tả ước nguyện và cảm xúc của nhà thơ: mãnh liệt,
chân thành và lịng biết ơn thành kính sâu sắc.
Câu 3 (4.0 điểm): Chép lại câu văn sau đây, sau khi đã sửa hết lỗi về diễn đạt:
“Trong khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện tình cảm nhớ thương, lưu
luyến và ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ đối với Bác.”
- Sửa lỗi diễn đạt:
Trong khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác, tác giả Viễn Phương đã thể
hiện tình cảm nhớ thương, lưu luyến và ước nguyện chân thành, tha thiết của mình
đối với Bác.


Coi câu vừa sửa là câu mở đoạn, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu
theo phương pháp lập luận diễn dịch, trong đoạn văn có sử dụng một thành phần khởi
ngữ và một thành phần biệt lập cảm thán. (Gạch chân và chỉ rõ)
Trong khổ thơ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác, tác giả Viễn Phương đã thể hiện
tình cảm nhớ thương, lưu luyến và ước nguyện chân thành, tha thiết của mình đối với
Bác. (1) Với câu thơ đầu của khổ thơ này, “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
giản dị nhưng ẩn chứa tình cảm sâu lắng của tác giả, nó như một lời giã biệt. (2) Động từ
“trào” diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa Bác của tác giả. (3)
Đây cũng là tâm trạng chung của muôn triệu người dân Việt Nam khi đến thăm Bác. (4)
Tình thương, lịng kính u của nhà thơ trong phút giây đầy nhớ nhung, lưu luyến đã bật
lên thành bao ước nguyện:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (5)


Nhà thơ muốn làm con chim hót quanh lăng để mang đến âm thanh thiên nhiên, đẹp đẽ và
trong lành đến với Bác; muốn làm đóa hoa tỏa hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ.
(6) Đồng thời, muốn làm cây tre trung hiếu đứng canh gác giữ mãi giấc ngủ bình yên cho
Người. (7) Ở khổ này, mọi nguyện ước vọng, khao khát trong tâm nguyện của nhà thơ
đều quy tụ lại một điểm là mong được gần Bác, ở bên Bác. (8) Ôi, ước vọng cao đẹp,
chân thành, tha thiết nhưng cũng vô cùng mãnh liệt, dù làm một cái gì đó rất nhỏ bé
nhưng vẫn ích để xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của Bác dành cho nhân dân, dân tộc.
(9) Để thể hiện điều này, khổ thơ sử dụng điệp ngữ “muốn làm” ba lần, tạo nhịp thơ dồn
dập, nhấn mạnh tình cảm tha thiết, quyến luyến, khát vọng mãnh liệt của tác giả. (10)
Hình ảnh “cây tre trung hiếu” khép lại bài thơ một cách khéo léo, thể hiện lịng kính u
và sự trung thành vô hạn của tác giả cũng như của nhân dân đối với vị chủ tịch Hồ CHó
Minh. (11) Với việc lặp hình ảnh tre ở khổ cuối, tác giả đã làm cho bài thơ có kết cấu đầu
cuối tương ứng. (12)
Câu 4 (0.5 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 9, cũng có nhà thơ dùng hình ảnh “bơng

hoa” và “con chim” để nói lên ước nguyện của mình. Em hãy cho biết đó là bài thơ nào?
Của ai?
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Phần II (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dịng chảy thẳng, khơng bao
giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà
không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là
một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng
thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời
gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, cơng nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm
thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài
ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, dềnh dàng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn
cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trơi qua vơ vị là
có tội với đời, với tương lai đất nước.
(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang, theo nguồn Internet)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Chỉ ra trong
đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức. (Phép nối, phép thế, phép lặp)
- PTBĐ: Nghị luận.
- Phép lặp: Thời gian.
Câu 2 (0.5 điểm): Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều
đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?
Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà khơng biện pháp nào có thể ngăn cản, nó khơng
phụ thuộc vào bất kì điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hồn
trơi đi.
Câu 3 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội của bản thân,
em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mình về việc
phải làm gì để khơng lãng phí thời gian.
Trong cuộc đời của mỗi con người, thời gian là một thứ đáng trân trọng. Tuy nhiên
vẫn cịn nhiều những con người làm lãng phí thời gian của bản thân mình. Lãng phí thời
gian là gì? Là sử dụng quỹ thời gian của mình vào những việc khơng hợp lí, để thời gian

trơi qua một cách vơ ích. Lãng phí thời gian là điều đnág chê trách, lãng phí thời gian
cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình. Tại sao lãng phí thời gian lại


đáng chê trách? Thời gian của vũ trụ là vô tận nhưng thời gian của một con người là hữu
hạn. Nếu lãng phí thời gian thì bạn sẽ khơng làm được gì cho cuộc đời của mình và cho
xã hội. Nguyên nhân lãng phí thời gian là do con người mải miết rong chơi, con người
chưa biết quản lí thời gian hợp lí, chưa biết lập kế hoạch để sử dụng thời gian của mình.
Vậy cách khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí là: Bản thân mỗi chúng ta cần tự
nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình
có, lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí, tận dụng tối đa thời gian để học tập và
làm việc, tạo thói quen làm việc đúng giờ, … Chúng ta cần phê phán những con người
khơng biết q trọng thời gian, lãng phí thời gian. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà
trường em sẽ lập thời gian biểu để phù hợp với việc học tập, vui chơi, giúp đỡ gia đình
của mình; tránh lãng phí thời gian của mình vào những trị chơi vơ bổ, khơng có ích. Ca
dao ta có câu: “Thời gian thấm thốt thoi đưa - Nó đi đi mãi có chờ đợi ai.” Quả thật, thời
gian chính là vàng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×