Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đậu nành: Ăn sao cho tốt pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.17 KB, 4 trang )

Đậu nành: Ăn sao cho tốt
Đậu nành có chứa nhiều đường, chất béo, acid amin, chất xơ, vitamin, acid folic,
nhiều khoáng tố nhất là calcium, sắt. Những acid amin trong đậu nành là đầy đủ và
cần thiết cho sức khỏe con người.

Ảnh: (Internet)

Trên thế giới mọi người đều tiêu thụ đậu nành ở nhiều dạng thức ăn thức uống như bột,
tương, sữa, bơ, bánh đậu nành, ở xứ ta còn có món đậu hủ và chè tàu hủ cũng là những
món ăn ngon được chế biến từ đậu nành. Tuy nhiên chỉ ăn uống đúng liều lượng, mỗi
ngày khoảng 200 ml sữa tương đương 20g đậu, tối đa 50g, không nên dùng nhiều hơn và
không quá 6 tháng. Vì bên cạnh những lợi ích đậu nành cũng có nhiều tác dụng phụ
không có lợi cho sức khỏe.
Những lợi ích từ đậu nành
Thống kê các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như theo báo cáo của các chuyên
gia ở Đại học New York, Harvard, New Orleans…về đậu nành đã cho những kết quả như
sau:
- Tốt cho người tiểu đường và ăn kiêng.
- Dễ tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.
- Lecithin trong đậu nành giúp bổ não, chống mệt mỏi cơ thể và ngăn ngừa hiện
tượng tích tụ cholesterol trong máu. Lecithin làm hạ thấp cholesterol nhờ hiện
tượng nhũ tương hóa các chất béo và chống xơ cứng động mạch và các biến chứng
trên tim, não, thận và mắt.
- Ngừa bệnh vẩy nến, sỏi mật, chống loét ở các bệnh nhân nằm lâu ngày, ngừa
bệnh pellagra. Nhờ chứa nhiều axit linoleic và linolenic (chất béo chưa bão hòa)
nên đậu nành còn tốt cho da và chữa được bệnh chàm (eczema).
- Chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, các rối loạn thần kinh dẫn đến chứng trầm
cảm.
- Dầu đậu nành tốt cho da vì có tính kiềm cao, gấp 20 lần tính kiềm của sữa.
- Lecithin trong đậu nành làm tăng hàm lượng globulin gamma trong máu, chất


này là những kháng thể thiên nhiên giúp cơ thể chống lại các hiện tượng nhiễm
trùng.
- Giúp phòng bệnh huyết áp cao, hen suyễn, ngăn ngừa ung thư phổi, ung thư
tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ngừa loãng xương và các bệnh thận.
- Nhuận trường, làm tăng trí nhớ, giảm đau cơ.
- Phụ nữ dùng đậu nành với liều thích hợp ngăn ngừa chứng đau ngực, ung thư
ngực, phòng chống rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh.
Trong thực phẩm dành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đậu nành được thêm vào công thức để thay
thế sữa bò. Có thể đun hoặc rang chín. Hoạt chất trong đậu nành 90% là isoflavone và
thường được ghi rõ trên các nhãn chế phẩm.
Những tác dụng phụ từ đậu nành
Dùng lâu dài đậu nành có thể gây một số phản ứng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn,
tăng huyết áp, nổi mẫn ngứa ở một số người.Nếu dùng liều cao trong một thời gian dài sẽ
không an toàn. Nó làm tăng trưởng một số tế bào bất thường trong tử cung.
Những cảnh báo khi lạm dụng đậu nành
- Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và cần thiết. Nếu dùng
nhiều khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu mới
đây đã chứng minh rằng do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormone thiên nhiên
nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người
phụ nữ làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng đã kết hợp được với
tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên
nhân gây sảy thai hoặc vô sinh. Nó còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khó thụ thai.
Các nghiên cứu này vẫn còn đang được tiến hành để xác định rõ ảnh hưởng của đậu nành
lên sức khỏe phụ nữ.
-Trẻ con sử dụng quá nhiều sữa đậu nành thay thế cho sữa có thể dẫn đến tình trạng
khiếm khuyết dinh dưỡng do không đủ chất bổ. Một số trẻ bị dị ứng với sữa bò thì cũng
có thể dị ứng với sữa đậu nành, nên thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và
không nên dùng số lượng lớn.
- Ung thư vú, theo một số kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ (American
Cancer Society) cho thấy ảnh hưởng của đậu nành trên một số bệnh nhân ung thư vú

nhưng cần theo dõi. Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích
thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn,
tuy nhiên những yếu tố khác cũng có liên quan như bệnh sử cá nhân hoặc yếu tố di truyền
trong gia đình người có bệnh ung thư vú. Khuyến cáo tốt nhất là nên tránh sử dụng sản
phẩm đậu nành khi có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung.
- Ung thư nội mạc tử cung, trong đậu nành có chứa nhiều isoflavon, nếu dùng chất này
trong thời gian dài có thể gây thay đổi cấu trúc tế bào nội mạc tử cung. Tránh ăn hoặc
uống đậu nành ở những bệnh nhân này.
- Bệnh sạn thận có thể xảy ra do nhiều chất oxalate chứa trong đậu nành. Người có bệnh
ở thận hoặc tiền sử bị sạn thận nên tránh ăn uống đậu nành. Ung thư bàng quang cũng
tránh dùng các chế phẩm từ đậu nành.
- Người bệnh suy giáp (hypothyroidism) cũng không sử dụng đậu nành vì sẽ làm bệnh
xấu hơn.
- Bệnh hen suyễn sẽ dễ tăng nguy cơ dị ứng với đậu nành nhất là trong lớp vỏ đậu. Tránh
dùng những chế phẩm từ đậu nành. Tương tự với những người bị viêm mũi dị ứng.

×