Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.26 KB, 2 trang )
Cách từ chối khéo léo
Bạn cảm thấy ngại khi nói “không” với người khác? Làm thế nào để từ chối một ai đó
mà vẫn không làm đối phương phật ý? Dường như những quy tắc xã hội đã làm cho
chúng ta ngại khi sử dụng từ này. Nhưng bạn nên nhớ, đôi khi nói “không” sẽ tốt cho
bạn ở nhiều mặt. Quan trọng nhất là nếu bạn không biết tôn trọng bản thân và quỹ
thời gian quý báu của mình thì sẽ có lúc sự tốt bụng của bạn bị lợi dụng mà không hề
hay biết.
Tại sao nói “không” lại khó đến vậy?
Để học cách nói “không”, chúng ta cần tìm hiểu xem điều gì đã ngăn cản chúng ta làm
vậy. Dưới đây là những lý do phổ biến khiến chúng ta cảm thấy khó để nói “không”:
1. Bạn muốn giúp đỡ người khác. Bạn là người tốt bụng. Bạn không muốn từ chối
người khác và bạn muốn giúp họ mọi cách có thể, ngay cả khi việc đó sẽ “ngốn” rất
nhiều thời gian của bạn.
2. Sợ bị hiểu nhầm là thiếu lịch sự, vô lễ. Theo truyền thống, chúng ta được dạy
bảo rằng, nói “không”, đặc biệt là với người lớn tuổi hơn, là thất lễ. Vì đối với người
Á đông chúng ta, việc giữ thể diện là rất quan trọng.
3. Tránh việc mâu thuẫn. Bạn sợ rằng người đó sẽ giận nếu bạn từ chối họ. Điều
mà có thể sẽ dẫn đến việc đối đầu. Và kể cả không có thì sau này, sẽ xảy ra việc bất
đồng quan điểm, dẫn đến hậu quả đáng tiếc sau này.
4. Sợ mất cơ hội. Có thể bạn lo rằng, nói không đồng nghĩa với việc dập tắt mọi cơ
hội. Vì vậy bạn cứ gật đầu đồng ý và tỏ ra là mình luôn sẵn lòng. Dù thực tế, bạn
không có thời gian và chẳng muốn làm việc đó.
5. Phá vỡ mối quan hệ. Đối với một vài người, “không” đồng nghĩa với sự từ chối.
Và điều này có thể phá vỡ mối quan hệ hiện có.
Những quan niệm ở trên đã gây ra nhầm lẫn cho chúng ta. Nói “không” không có
nghĩa là bạn thô lỗ, và cũng chẳng có nghĩa là bạn không đồng ý. Nói “không” không
nghĩa là sẽ gây ra xung đột, và bạn sẽ chẳng mất cơ hội sau này. Và đặc biệt, nói