Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những lưu ý khi đi tìm việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.65 KB, 3 trang )

Những lưu ý khi đi tìm việc
Quá trình tìm kiếm việc làm thường không tránh khỏi khó khăn, nhất là những sinh
viên mới ra trường. Điều cần làm để tăng khả năng thành công là thể hiện bản thân
nổi bật hơn hàng trăm người cùng ứng tuyển một công việc như bạn (bởi nhiều
người có khả năng tương đương, thậm chí hơn bạn).

1. Cập nhật CV

CV xin việc đòi hỏi phải luôn cập nhật và phân chia thành các mục cụ thể. Các nhà tuyển
dụng sẽ nhìn vào các đề mục bạn phân chia trong CV trước khi đi vào chi tiết, tốt nhất là
nên cập nhật liên tục, thường xuyên ngay khi thấy có vấn đề cần bổ sung, thay đổi. Ví dụ:
Bạn vừa hoàn thành một dự án – cập nhật ngay vào CV. Bạn vừa tìm hiểu một chương
trình mới, phần mềm ứng dụng hữu ích mới – hãy đưa ngay vào CV… Đừng đợi đến khi
hàng loạt sự kiện dồn đống lại rồi mới bổ sung.

2. Tìm hiểu về công ty tuyển dụng:
Tìm hiểu kỹ càng công ty mà mình muốn xin việc chứng tỏ bạn quan tâm đến nhu cầu
của công ty, và nếu trình bày sự hiểu biết tường tận về công ty, bạn sẽ gây ấn tượng tốt
với nhà tuyển dụng. Hiểu và nắm bắt được nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng chứng tỏ
khả năng phán đoán, sáng tạo và khả năng của bạn. Vì thế, hãy tìm hiểu về lịch sử, sản
phẩm, dịch vụ, thành tựu và phương châm hoạt động của công ty bằng cách như:
- Tìm hiểu công ty qua website, qua báo chí

Các công ty lớn đều có website riêng để thông báo cho mọi người về tổ chức của mình.
Đây chính là nguồn thông tin đáng tin cậy và khá đầy đủ. Bạn nên dành thời gian để
nghiên cứu trang web, tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ, quá trình hình thành
và phát triển, thông tin nhân sự, kết cấu tổ chức cũng như những thành tựu đạt được của
công ty. Ngoài ra, báo địa phương, tạp chí kinh doanh và các báo mạng cũng là một
nguồn cung cấp thông tin về công ty bạn đang muốn dự tuyển (và cũng để đánh giá
thương hiệu của công ty bởi bạn có thể đọc những nhận xét, đánh giá của mọi người về
công ty)


- Tìm hiểu tình hình tài chính công ty
Nếu công ty bạn ứng tuyển niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, bạn có thể
biết thông tin tài chính của công ty và những thông tin về các hoạt động của công ty sẽ
giúp bạn xác định tỉ lệ phát triển và thành công của nó.

3. Nhắc nhở nhà tuyển dụng
Khi bạn đã xác định được một công việc thực sự phù hợp với mình, bạn nộp hồ sơ ứng
tuyển nhưng lại không nhận được bất cứ phản hồi nào từ nhà tuyển dụng? – Đây cũng là
chuyện bình thường bởi nhà tuyển dụng không thể xem và phản hồi hết tất cả các hồ sơ,
nhất là khi vị trí họ đăng tuyển có một lượng hồ sơ quá nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể cải
thiện tình trạng này (để có được phản hồi từ nhà tuyển dụng) bằng cách chủ động gọi
điện hay email hỏi thông tin một cách khéo léo, vừa thể hiện sự quan tâm của mình, đồng
thời xác nhận hồ sơ của bạn đã đến tay họ hay chưa. Điều này được xem như một lời
nhắc nhở với nhà tuyển dụng và quan trọng hơn, bạn đã ghi tên mình vào bộ nhớ của nhà
tuyển dụng, họ sẽ tò mò tìm xem hồ sơ của bạn.
Thị trường tuyển dụng luôn sôi động, và khi phải cạnh tranh với nhiều người, bạn cần
thích nghi một cách nhanh nhạy, linh hoạt, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn sẽ có
được những cơ hội tốt nhất. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về công ty và
khéo léo đưa một số thông tin đó vào CV của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy sự tương
đồng giữa bạn và yêu cầu cần tìm của công ty, và điều này sẽ khiến bạn được chú ý.
Nhưng hãy nhớ rằng, bạn cần một kế hoạch hành động cụ thể, đảm bảo mình đi đúng
hướng chứ không phải lãng phí thời gian tìm kiếm những thông tin không có giá trị.

×