Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chuyển Hợp Âm (Chord Progressions) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.9 KB, 8 trang )


Chuyển Hợp Âm
(Chord Progressions)



Đòi hỏi phải biết:
- Hợp âm (chords)
- Âm giai hay còn gọi là Thang Âm (scale) .

I. Sự cần thiết:

Chuyển hợp âm (chord progressions) trong một bài hát là việc sắp xếp các hợp
âm cho phù hợp với các nốt nhạc hoặc lời ca. Đây là một việc quan trọng và cần
thiết cho những nhạc công. Nhờ vào sự thay đổi của các hợp âm mà giúp cho Ca
đoàn hát được hay hơn.
1. Thay đổi âm sắc: Các hợp âm (trưởng , thứ, tăng, giảm, 7, 9, vv ) tạo ra
những âm sắc khác nhau, cũng như khi vẽ một bức tranh, chúng ta vừa
phải biết pha mầu, vừa phải biết đặt mầu đúng nơi đúng chỗ, mầu nào
đứng gần nhau sẽ làm cho cảnh vật nổi hơn, hoặc sáng hơn, u ám hơn,
vv Việc chuyển hợp âm cho đúng cũng vậy, có thể làm thay đổi cảm
giác của người ta: vui, buồn, êm ái hoặc chói tai, vv
2. Dễ hát: Các hợp âm trong một âm giai không phải đứng riêng biệt, mà nó
còn tùy thuộc vào nhau và liên kết với nhau. Việc sử dụng các hợp âm cho
đúng sẽ giúp Ca đoàn hát được dễ dàng, dù là những bài khó hát; ngược
lại, dùng hợp âm không đúng có làm cho ca đoàn hát sai hoặc lạc tông.

II. Những ký hiệu của các hợp âm
Các bạn đã biết qua về những ký hiệu của các hợp âm khi đọc tài liệu về Hợp
Âm. Sau đây là bảng tóm kết các hợp âm thường dùng (chúng ta dùng hợp âm
ÐÔ làm tiêu biểu):



Ký hiệu
Tên gọi Giải thích
C5
Ðô 5 Hợp âm 2 nốt: C - G
C
Ðô trưởng C - E - G
Cm hay C-
Ðô thứ C - Eb - G
C° hay Cdim
Ðô giảm C - Eb - Gb
C+ hay Caug
Ðô tăng C - E - G#
Csus2
Ðô sus2 C - D - G
Csus4
Ðô sus4 C - F - G
C6
Ðô 6 C - E - G - A
C7
Ðô 7 (dominant) C - E - G - Bb
CM7
Ðô trưởng 7 C - E - G - B
Cm7
Ðô thứ 7 C - Eb - G - Bb
Cdim7
Ðô diminished 7 C - Eb - Gb - Bbb (A)
D/A
D slash A Hợp âm D, bass note ở A.
C add9

C add 9 C - E - G - D

III. Đặt hợp âm
Chúng ta có thể đặt hợp âm ở bất cứ đâu trong bài hát, nhưng tùy thuộc vào 2
điều kiện: khả năng của người nhạc công và hành độ của bài hát. Người ta
thường đặt (hay thay đổi) hợp âm ở những chỗ sau đây:
1. Ở đầu ô nhịp hoặc ở những chỗ hát chậm.
Nếu một hợp âm được dùng cho cả một trường canh, người ta thường chú
trọng đến nốt nhạc ở phách mạnh, rồi đến số nốt trong trường canh mà có
trong hợp âm, để chọn.

Thí dụ 1:


2. Ở những chỗ đảo phách
Thí dụ:




- Ở phách 1 và 3 trong nhịp 4/4 (hoặc C)
- Ở phách 1 hoặc 3 trong nhịp ¾
- Ở phách 1 và đôi khi ở phách 2 trong nhịp 2/4
- Khi thay đổi từ đoạn nhạc này sang đoạn nhạc khác.
- Hoặc ở bất cứ đâu

IV. Chọn hợp âm
Việc chọn hợp âm cho đúng và hay là một vấn đề kinh nghiệm, tức là phải dùng
và nghe. Hợp âm đó cần phải tạo được ảnh hưởng trong câu hát, có liên quan
đến hợp âm trước, mà còn phải ʺgiải quyếtʺ được cho hợp âm đứng sau nữa.

Người ta thường nói, nếu các hợp âm là một bữa ăn, thì món ăn chính là các hợp
âm Trưởng, món ăn phụ là các hợp âm Thứ, và đồ gia vị (muối, tiêu) là các hợp
âm Tăng và Giảm. Sau đây là một vài nguyên tắc người ta thường dùng trong
việc đặt hợp âm:
- Dùng hợp âm chủ (tonic triad, hợp âm ở bậc I) ở những chỗ quan trọng:
Hợp âm chủ là hợp âm quan trọng nhất trong bài hát, thường được đặt ở
đầu bài hát và nhất là cuối bài hát. Cũng như cái tên, hợp âm này được ví
như nhà mình (home sweet home), đi đâu cũng phải trở về nhà…
- Sử dụng hợp âm chính nhiều hơn: 3 hợp âm I, IV và V là những hợp âm
chính, chỉ cần dùng 3 hợp âm này cũng có thể chuyển âm đầy đủ trong
một bài hát. Ngoài hợp âm chủ ra, hợp âm quan trọng thứ nhì là hợp âm
tho6ʹng âm (dominant triad, bậc V) . Cả 3 hợp âm chính nên nhiều hơn
những hợp âm khác để bài hát được vững vàng (Ca đoàn không bị lạc
tông).
- Sử dụng những hợp âm phụ để thay đổi âm sắc: Ngoài 3 hợp âm chính ở
trên ra, những hợp âm khác trong âm giai là những hợp âm phụ. Nghệ
thuật chuyển âm chính là biết dùng những hợp âm phụ này mà làm cho
bài hát có được những mầu sắc và cảm giác khác nhau.
- Dùng hợp âm nghịch: Để tạo một cảm giác thúc đẩy, ước ao, trước khi về
hợp âm đứng sau, người ta hay dùng hợp âm nghịch (7, 9, 11 ), mà đôi
khi nốt ở phách mạnh không có trong hợp âm. Cụ thể là người ta hay
dùng hợp âm 7 cho hợp âm bậc V trước khi trở về hợp âm chủ: (V7 - I) .

V. Cách chọn hợp âm theo sự mạnh/yếu của các hợp
âm trong âm giai.
Sự phân tích sau đây sẽ giúp chúng ta có một khái niệm về sự ʺmạnh - yếuʺ
trong việc sử dụng các hợp âm trong âm giai. ʺ
o Mạnh: có thể hiểu là ʺsángʺ, ʺđầy đủʺ, ʺvươn lênʺ, ʺlinh hoạtʺ, vv
o Yếu: có thể hiểu là ʺbuồnʺ, ʺnhẹʺ, ʺu ámʺ, ʺthiếu vắngʺ, vv


Sự mạnh/yếu được tính bằng liên hệ của hợp âm đó đối với hợp âm chủ. Như
ta đã biết, hợp âm bậc V (dominant) có một liên hệ gần nhất với hợp âm bậc I
(tonic), hợp âm bậc II lại có liên hệ mật thiết với hợp âm bậc V (hợp âm bậc II
được xem như thống âm (secondary dominant) của V. Căn cứ vào qui luật
này (dominant Æ tonic), chúng ta có thể xem từng hợp âm trong âm giai.

Các hợp âm trong âm giai Đô Trưởng:

Hợp âm:
C Dm Em F G, G7 Am
Bậc:
I ii iii IV V, V7 Vi
Nếu chúng ta tính sự mạnh yếu của các hợp âm, ta có:
o F mạnh hơn C (tuy C là hợp âm chủ, nhưng là dominant
của F, nên F mạnh hơn C)
o C mạnh hơn G hoặc G7 (G là dominant của C)
o G mạnh hơn Dm
o Dm mạnh hơn Am
o Am mạnh hơn Em
Vậy xếp theo thứ tự độ mạnh yếu trong một âm giai:

Các hợp âm trong âm giai trưởng:
- Hợp âm bậc I ( có nốt nền là chủ âm - tonic): Hợp âm g ốc, quan trọng
nhất của bài hát, thường được dùng ở trường canh đầu tiên và để kết bài
hát .Nên dùng nhiều để cho bài hát được vững vàng. Hợp âm bậc I có thể
chuyển đến bất cứ hợp âm nào trong âm giai và bất cứ hợp âm nào trong
âm giai cũng có thể chuyển về nó.
- Hợp âm bậc V (có nốt nền là thống âm - dominant): Hợp âm quan trọng
thứ nhì của bài hát. Thường được dùng trong bán kết (half cadence) và
nhất là dùng trong các giải kết để trở về hợp âm chủ.

- Hợp âm bậc IV là hợp âm mạnh nhất trong âm giai, nên được cùng để
nhấn mạnh, hoặc khi câu nhạc vươn lên Hợp âm IV được dùng đặc biệt
trong giải kết ʺgiáo đườngʺ (plagal cadence) cho cảm giác của chữ
ʺAMENʺ.
- Hợp âm bậc ʺviʺ có cảm giác ngược lại với hợp âm bậc ʺIʺ.
- Hợp âm bậc ʺiiʺ có vị trí gần giống như hợp âm bậc ʺVʺ, nhưng nhẹ nhàng
hơn.
- Hợp âm bậc ʺiiiʺ là hợp âm yếu nhất trong âm giai, đôi khi có cảm giác rời
rạc và tẻ nhạt, khi dùng trước hợp âm bậc ʺviʺ người ta hay biến nó thành
III hay III7.
Hợp âm trưởng thường tương đối ʺmạnhʺ hơn hợp âm thứ.
Trong âm giai trưởng, cả 3 hợp âm chính đều là hợp âm trưởng, cho nên âm giai
trưởng gây cảm giác mạnh, vui, linh động, vv. Trong âm giai thứ, cả 3 hợp âm
chính đều là hợp âm thứ, cho nên âm giai thứ gây cảm giác nhẹ nhàng, buồn bã,
trầm lặng, vv

Các nốt trong một bài hát có thể từ nốt này nhảy qua bất cứ một nốt nào khác,
còn hợp âm thì thường chuyển theo một quãng bậc V (fifth progression) . Sự
chuyển cung căn bản trong âm giai được mô tả qua hình đồ sau đây :





Các loại giải kết.
Có 3 cách chuyển hợp âm:
- Chuyển hợp âm quãng 5, lên hay xuống (fifth progressions), thí dụ: C lên
G, hoặc C xuống F.
- Chuyển hợp âm quãng 3, lên hay xuống, thí dụ : C lên Em, hoặc C xuống
Am .

- Chuyển hợp âm quãng 2, lên hay xuống, thí dụ: Dm lên Em, hoặc Dm
xuống C.

1. Chuyển hợp âm quãng 5 xuống (fifth down) là cách chuyển mạnh nhất.
2. Chuyển hợp âm quãng 5 đi lên thường là rất yếu, ngoại trừ 2 trường hợp
bên dưới thì nó là rất mạnh.
- Quãng 5 đi lên hợp âm chủ; thí dụ: F Æ C
- Quãng 5 từ hợp âm chủ đi xuống; thí dụ: C Æ G
Trong trường hợp khác (nếu dùng), người ta dùng cùng loại hợp âm (toàn
Trưởng hay Thứ), và không dùng hợp âm nghịch (7, 9, 11).
3. Chuyển hợp âm quãng 3, dù lên hay xuống:
- Thường là yếu, vì có 2 nốt giống nhau trong 2 hợp âm.
- Gây cảm giác nhẹ nhàng.
- Khi một hợp âm là trưởng và một hợp âm là thứ, sẽ tạo làm cho
mạnh mẽ hơn, và cũng ây một cảm giác đặc biệt.
- Cũng vậy, nếu thay đổi một trong hai hợp âm; thí dụ, từ C Æ Em
thì dùng C Æ E hoặc C Æ E7 sẽ làm cho mạnh mẽ hơn (vì có 2 nốt
khác nhau) .
- Người ta thường chuyển quãng 3 đi xuống (third down) hơn là
chuyển quãng 3 đi lên. Thí dụ: C Æ Am hơn là Am Æ C.

4. Chuyển hợp âm quãng 2 (lên hay xuống):
- Thường là mạnh (vì không có nốt nào giống nhau.)

5. Chuyển cung mạnh nhất: I - V7 - I
6. Ngoại trừ hợp âm V7 - I, những hợp âm khác mà chuyển động quãng 5
xuống (secondary dominant), người ta hay dùng hợp âm 7; thí dụ: A7 Æ
D7 Æ G7 - I
7. Các hợp âm không nằm trong âm giai (chromatic chords): Thí du, trong
âm giai G, chúng ta dùng hợp âm F: G Æ F Æ C Æ G. Khi xử dụng, chúng

ta nên dùng ở giữa bài hát, tránh ở đầu bài hát. Nên chuyển về các hợp
âm của âm giai (harmonic chords) ngay.
8. Suspense4 :





Giải kết là một dãy hợp âm đi liền nhau mà người ta thường dùng để kết thúc
một đoạn hay một bài hát. Phần này dùng trong lãnh vực phân tích hoà âm,
nhưng chúng ta cũng nên biết qua.

Bán kết (Half Cadence): Khi kết với bất cứ hợp âm nào chuyển đến hợp âm
bậc V (thường là I - V). Kết trong trạng thái lơ lửng, chưa hoàn toàn, thường
được dùng để kết thúc một đoạn hay một nửa của bài hát.

Kết trọn (Authentic Cadence): Kết ở cuối câu hoặc cuối bài hát. Có 2 loại:
- Kết hoàn toàn (perfect authentic cadence) : khi giải kết là V - I , cả hai hợp
âm đều nằm trong vị trí nền (không phải ở thể đảo), và bè soprano kết ở
nốt chủ âm,
- Kết không hoàn toàn (imperfect authentic cadence): khi giải kết là V - I,
nhưng một trong hai hợp âm không phải ở thể nền, hoặc bè Soprano
không kết ở nốt chủ âm.

Giải kết giáo đường (plagal Cadence): Có giải kết là IV - I

Giải kết thay thế (Deceptive hay interrupted cadence): Khi giải kết là hợp âm V
tới bất cứ hợp âm nào, thường là V - vi (ʺviʺ thay thế cho ʺIʺ) và V - IV. Giải kết
này cũng cho một cảm giác nghỉ ngơi, nhưng không đầy đủ.


Hoàng Vi‰t Hùng biên soån

×