Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Đồ án tôt nghiệp thiết kế trạm thủy điện Sơn Trà II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 152 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 1 Khoa năng lượng
KHOA NĂNG LƯỢNG
NGÀNH:KT THỦY ĐIỆN VÀ NLTT
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng điện có vai trò vô cùng to lớn trong sự phát triển văn hoá và đời
sống nhân loại. Nhu cầu điện năng của cả thế giới tăng trưởng ngày càng mạnh
hoà nhịp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chung, có thể nói một trong những tiêu
chuẩn để đánh giá sự phát triển của một quốc gia đó là nhu cầu sử dụng điện năng.
Nguồn điện năng chủ yếu là nhiệt điện than, nhiệt điện khí đốt, thuỷ điện, điện
nguyên tử và một số nguồn năng lượng khác như năng lượng gió, năng lượng mặt
trời …
Ở nước ta, điện năng luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế của đất nước. Để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì yêu cầu
về điện năng đòi hỏi ngày càng nhiều. Hiện nay ở nước ta nguồn năng lượng thuỷ
điện chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam. Nó chiếm tỷ trọng
khoảng 60% công suất của hệ thống điện Việt Nam. Tuy nguồn thuỷ điện chiếm một
tỷ trọng lớn nhưng chúng ta cũng mới chỉ khai thác được khoảng 20% trữ năng lý
thuyết của các con sông ở Việt Nam.
Mặt khác nhu cầu sử dụng điện của các hộ dùng điện thay đổi từng giờ vì vậy
để đáp ứng sự thay đổi đó thì trong hệ thống điện không thể thiếu các trạm thuỷ
điện có khả năng thay đổi công suất trong thời gian ngắn.
Để củng cố và hệ thống lại những kiến thức về thuỷ điện, được sự đồng ý của
nhà trường và Hội đồng thi tốt nghiệp khoa Năng Lượng, em được giao đề tài
‘Thiết kế trạm thuỷ điện Sơn Trà II phương án 2B trên sông Đăk SêLô, công trình
này nằm trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 2 Khoa năng lượng
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG 5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH 5
1Giới thiệu về công trình 5


2Nhiệm vụ dự án 5
3 Quy hoạch bậc thang 6
4 Phương án đấu nối 6
5Đường giao thông 7
6Ảnh hưởng của môi trường dự án 7
CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN ĐỂ PHỤC VỤ THIẾT KẾ 9
7Tài liệu thủy văn 9
8Tài liệu dân sinh, nhu cầu dùng nước và nhu cầu dùng điện 15
9Tài liệu địa hình 17
10Tài liệu thiết bị 19
PHẦN IV -TÍNH TOÁN THỦY NĂNG VÀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT
BỊ CHÍNH CHO TRẠM THỦY ĐIỆN 20
11Mục đích và nguyên ly khai thác 20
12 Tính toán thủy năng 25
LỰA CHỌN THIẾT BỊ CHÍNH CỦA TTĐ 39
13Chọn số tổ máy 39
14Chọn máy phát điện 48
CHỌN THIẾT BỊ DẪN NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC 58
15 Thiết bị dẫn nước turbin ( buồng xoắn) 58
16Thiết bị thoát nước turbin (ống hút) 62
PHẦN VIII 64
CHỌN THIẾT BỊ ĐIỀU CHỈNH TURBIN 64
17Nhiệm vụ cơ bản của điều chỉnh turbin 64
18Hệ thống điều chỉnh turbin 66
19Chọn các thiết bị điều chỉnh turbin 66
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 3 Khoa năng lượng
CHỌN MÁY BIẾN ÁP, THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN 71
20Sơ đồ đấu chính 71
21Chọn máy biến áp 74

22Chọn cầu trục 76
PHẦN X – NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SƠN TRÀ II 77
CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA NHÀ MÁY 78
23Vị trí và loại nhà máy : 78
24Kết cấu và kích thước phần dưới nước của TTĐ 79
25Kết cấu và kích thước phần trên nước của TTĐ 84
CÁC THIẾT BỊ VÀ PHÒNG PHỤ TRONGNHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN 88
26Các thiết bị bố trí trong nhà máy thuỷ điện 88
27Các phòng phụ của nhà máy 95
PHẦN XIII : CÔNG TRÌNH THỦY CÔNG 97
CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI VÀ TUYẾN NĂNG LƯỢNG 97
28Nhiệm vụ công trình 97
29Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế 97
30Chọn loại đập 98
CÔNG TRÌNH XẢ LŨ 100
31Mục đích công trình xả lũ 100
32Các phương pháp phòng lũ cho hồ chứa 100
33Tính toán điều tiết lũ cho trạm thủy điện Sơn Trà II 100
THIẾT KẾ ĐẬP DÂNG NƯỚC VÀ TÍNH TOÁN TIÊU NĂNG 104
34Xác định mặt cắt cơ bản : 104
35Xác định cao trình đỉnh đập 106
36Bề rộng đỉnh đập 111
37Thiết bị thoát nước và hành lang trong thân đập 111
38Xử lý chống thấm và gia cố nền đập 111
39Thiết kế đập tràn và tiêu năng 111
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 4 Khoa năng lượng
PHẦN XVII: THIẾT KẾ TUYẾN NĂNG LƯỢNG 115
THIẾT KẾ CỬA LẤY NƯỚC 115
40Khái niệm về cửa lấy nước(CLN) 116

41Chọn hình thức CLN 116
42Yêu cầu khi thiết kế CLN 116
43Các thiết bị của CLN 117
44Tính toán các thông số của CLN 119
ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC 123
45Chọn tuyến đường ống 124
46Chọn phương thức cấp nước và dẫn nước vào nhà máy 124
47. Tính toán kích thước ống dẫn nước áp lực 126
NƯỚC VA TRONG ĐƯỜNG ỐNG ÁP LỰC 127
48Hiện tượng nước va 127
49Tính toán nước va 128
PHẦN XXI : CHUYÊN ĐỀ THIẾT KẾ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT
THÉP CHO DẦM CẦU TRỤC NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN TRÀ II
138
1. Khái quát chung về dầm cầu trục 139
2.Xác định các kích thước cơ bản của dầm cầu trục 139
3. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm cầu trục 140
4. Tính toán nội lực dầm cầu trục 142
5 Tính toán bố trí cốt thép cho dầm cầu trục 146
6 .Tính toán khe nứt và độ võng của dầm 150
KẾT LUẬN 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 5 Khoa năng lượng
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG
PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
1 Giới thiệu về công trình
Sông Đăk Sê lô bắt nguồn từ dãy núi cao thuộc xã Măng Cành, huyện Ngọc Tem

tỉnh KonTum chạy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc thuộc sườn Đông dãy Trường
Sơn qua địa phận tỉnh Kon Tum sang Quảng Ngãi chuyển dần thành hướng Nam
-Bắc và đổ vào hệ thống sông Trà Khúc.
Dự án thủy điện Sơn Trà II nằm trên sông Đăk Sê Lô, là bậc thang cuối cùng trong
hệ thống thủy điện trên sông Đăk Sê Lô. Trạm thủy điện Sơn Trà II thuộc địa phận
xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, cách thị trấn Di Linh 20km về phía
Nam, cách thành phố Quảng Ngãi 45km theo hướng Tây.
Vị trí
Phương án 1 : Phương án 2B
+108
0
28

15
’’
kinh độ đông +108
0
29

09
’’
kinh độ đông
+14
0
44

34
’’
vĩ độ bắc +14
0

46

35
’’
vĩ độ bắc
Phương án 1A :
+108
0
28

52
’’
kinh độ đông
+14
0
55

52
’’
vĩ độ bắc
2 Nhiệm vụ dự án
Cung cấp điện năng cho tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và các tỉnh lân cận qua lưới
điện 110KV Sơn Hà - Quảng Phú - Tịnh Phong để cung cấp và cải thiện chất lượng
theo quy hoạch phát triển lưới điện của điện lực Quảng Ngãi.
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 6 Khoa năng lượng
3 Quy hoạch bậc thang
Theo quy hoạch thủy điện nhánh sông Đăk Sê Lô của Viện Năng Lượng lập
tháng 4/2007 và được UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt theo quyết định số
2848/QĐ-UBND ngày 07-12-2007, trên sông Đăk Sê Lô có 11 vị trí có tiềm năng

khai thác thủy điện với tổng công suất lắp máy105MW, trong đó tỉnh Quảng Ngãi
có 4 công trình với tổng công suất lắp máy là 63,2MW. Thủy điện Sơn Trà II có
công suất dự kiến 15,0MW là bậc thang cuối trên sông Đăk Sê Lô.
4 Phương án đấu nối
- Công suất lắp đặt của dự án Thủy điện Sơn Trà II là (11-16)MW và điện năng
trung bình năm là (39-41)tr.kwh. Dự án sẽ cung cấp điện cho tỉnh Kon Tum, tỉnh
Quảng Ngãi và các khu vực lân cận. Căn cứ vào quy hoạch thủy điện nhánh sông
Đăk Sê Lô, đề xuất phương án đấu nối nhà máy thủy điện Sơn Trà II vào hệ thống
điện bằng đường dây 22KV, AC-120 dài 7,5km, điểm đấu nối là trạm biến áp
22/110KV tại khu vực nhà máy thủy điện Sơn Trà II.
- Với 2 tổ máy 4,2MW được lắp đặt tại NMTD Sơn Trà II và một ngăn đường dây
22KV, sơ đồ nối điện chính của nhà máy thủy điện Sơn Trà II được kiến nghị như
sau :
+ Phía đầu ra máy phát điện : Sơ dồ khối tổ máy phát - Máy biến áp chính.
+ Phía 22KV : Sơ đồ 1 thanh cái với 3 ngăn máy biến áp và một ngăn đường dây,
thiết bị đóng ngắt 22Kv là loại cách điện bằng không khí(AIS), đặt ngoài trời.
+ Nguồn tự dùng xoay chiều sẽ được lấy từ thanh cái phát qua máy biến áp tự dùng
để cung cấp cho nhà máy. Trong trường hợp sự cố sẽ được cung cấp qua máy biến
áp tự dùng dự phòng nhận điện từ đường dây 22Kv phục vụ thi công (sử dụng lại
khi đưa nhà máy vào vận hành).
+ Bố trí máy cắt ở đầu ra máy phát cho phép khởi động tổ máy bằng nguồn điện từ
hệ thống 22KV qua máy biến áp chính và máy biến áp tự dùng.
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 7 Khoa năng lượng
5 Đường giao thông
Hiện tại đường giao thông liên xã vào gần đến công trình,với phương án 1A cần
làm mới khoảng 4km đường, còn các phương án còn lại chỉ cần cải tạo nâng cấp và
làm đường nội bộ trong công trình. Tóm lại, với hệ thống đường hiện có cơ bản
đảm bảo việc vận chuyển vận tư trang thiết bị phục vụ thi công, quản ly vận hành
công trình sau này.

6 Ảnh hưởng của môi trường dự án
Dự án nằm ở vùng đồi núi không cao, có dân cư sinh sống, thủy điện dạng sau
đập có hồ điều tiết ngày đêm nên khi gặp lũ thiết kế mực nước lớn nhất trong hồ
cũng không ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên trên sông chính. Lòng hồ nằm gọn
trong vùng địa chất gồm toàn đá Granit, không có khoáng sản,bờ hồ chủ yếu đá gốc
nên hiện tượng sạt lở, tái tạo bờ không có khả năng hình thành.
Tác động của dự án đến hệ sinh thái cũng rất hạn chế do thực tế rừng trong khu vực
dự án hầu như không còn. Chỉ có cây bụi và một ít ruộng nương của một số hộ. Với
phương án 2A toàn bộ bản Mang Tà bị ngập cùng với diện tích của bản đang canh
tác.
Bảng 1. Diện tích chiếm đất thổ canh, thổ cư các phương án
Giá trị
PAI PAIA PA2A PA2B
1 Diện tích đất thổ cư Ha 0.00 0.00 6.43 6.43
2 Diện tích đất lâm nghiệp Ha 73.609 108.337 192.52 195.45
3 Tổng số hộ dân bị ngập Hộ 0.00 0.00 71 71
4 Diện tích đất nông nghiệp Ha 1.227 2.211 12.765 12.765
5 Diện tích đất chưa sử dụng Ha 34.82 48.896 72.12 75.25
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 9 Khoa năng lượng
PHẦN III
CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN ĐỂ PHỤC VỤ THIẾT KẾ
7 Tài liệu thủy văn
7.1 Đặc điểm khí tượng lưu vực
Lưu vực sông Đăk Sê Lô thuộc Đông Trường Sơn do vậy lưu vực chịu ảnh
hưởng chủ yếu bởi miền khí hậu Đông Trường Sơn.
Vùng khí hậu Đông Trường Sơn thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có một số đặc
điểm sau : Vùng này có lưu lượng mưa khá lớn, đặc biệt là trên thượng du. Đồng
bằng lượng mưa vào khoảng 2100(mm), trên thượng du lượng mưa vào khoảng
3000(mm) có khi lên đến 4000(mm) ở vùng núi cao Quảng Nam. Mùa mưa thường

kéo dài từ tháng I đến tháng IX trong năm. Mùa bão từ tháng X đến tháng XI và tập
trung vào tháng X. Gió trong bão có thể đạt tới 30 đến 40m/s. Mức độ nghiên cứu
khí tượng : Khu vực tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum và lân cận có khá nhiều trạm khí
tượng đo đạc đầy đủ các yếu tố khí hậu, ngoài ra nằm rải rác trên lưu vực còn có các
trạm đo mưa. ình hình quan trắc các yếu tố của một số trạm khí tượng đại biểu
trong lưu vực xem trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 : Danh sách các trạm khí tượng và các yếu tố quan trắc
TT Tên trạm Thời gian quan trắc Yếu tố quan trắc
1 Đăk Tô 1981-nay X, T0, Z, gió, U
2 Ba Tơ 1980-nay X, T0, Z, gió, U
3 Trà My 1978-nay X, T0, Z, gió, U
4 Pleiku 34-44, 59-68, 76-nay X, T0, Z, gió, U
5 Kon Tum 31-41, 61-68, 76-nay X, T0, Z, gió, U
6 An Khê 1977-nay X, T0, Z, gió, U
7 Sơn Hòa 1974-nay X, T0, Z, gió,U
8 Sa Thầy 1980-1984 X, T0, Z, gió, U
(Nguồn :Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi - Viện Thủy điện và
năng lượng tái tạo).
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 10 Khoa năng lượng
7.2 Các đặc trưng khí tượng
7.3 Chế độ mưa
Lưu vực sông Đăk Sê Lô thuộc phía Đông Trường Sơn có mùa mưa thường bắt
đầu từ tháng IX đến tháng XII. Tổng lượng mưa của thời kỳ này chiếm (70-75)%
của cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII năm sau, lượng mưa
chiếm (25-30)% lượng mưa của cả năm. Phân phối lượng mưa trung bình tháng
trong thời kỳ nhiều năm của một số trạm khí tượng đại biểu trong Bảng 2.2
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình tháng của một số trạm khí tượng
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi-Viện Thủy điện và năng
lượng tái tạo).

Lượng mưa trung bình trên lưu vực tính đến các tuyến đập được xác định bằng
các trạm đo mưa gần nhất và phương pháp bản đồ đẳng trị mưa năm theo công thức.
Trong đó : X
o
là giá trị lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực tính toán (mm)
X
i
là giá trị lượng mưa trung bình giữa hai đường đẳng trị mưa năm i và i+1
(mm)
F
i
là phần diện tích lưu vực khống chế giữa hai đường đẳng trị i và i+1(km
2
)
F là toàn bộ diện tích lưu vực tính toán (km
2
)
Từ đó xác định được lượng mưa trung bình năm lưu vực tính đến các tuyến công
trình nghiên cứu. Tham khảo Bảng 2.3
Bảng 2.3 : Lượng mưa bình quân nhiều năm trên các lưu vực
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 11 Khoa năng lượng
TT Tuyến F (km
2
) Xlv (mm)
1 Sơn Trà I 359 3050
2 Sơn Trà II 459 3090
3 Đăk Sê Lô 32 3200
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi-Viện Thủy điện và năng
lượng tái tạo).

a. Nhiệt độ không khí :
Tương tự như khu vực miền Trung, chế độ nhiệt ở lưu vực nói riêng hay tại tỉnh
Quảng Ngãi nói chung đều phân thành hai mùa,mùa hè thường nóng hơn rất
nhiều,các tháng nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng còn mùa đông không lạnh nhưng
nhiệt độ giảm nhiều.
Đặc trưng chế độ nhiệt ở khu vực dự án được phản ánh qua số liệu thực đo của trạm
khí hậu Ba Tơ trình bày qua Bảng 2.4
Bảng 2.4 :Nhiệt độ trung bình tháng trong năm tại trạm đại biểu
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
T
tb
(
o
C)
21.4 22.7 24.6 26.8 28.0 28.2 28.0 28.1 26.5 25.1 23.6 21.6 25.4
T
max
(
o
C)
34.2 36.5 38.0 39.3 41.5 39.5 38.2 39.7 37.3 34.8 33.2 32.3 41.5
T
min
(
o
C)
11.3 13.6 13.2 18.8 20.2 21.3 20.4 20.9 20.0 16.1 14.9 11.7 11.3
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi-Viện Thủy điện và
năng lượng tái tạo).
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 12 Khoa năng lượng
b. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối nói chung là tăng theo độ cao của địa hình, trung bình khoảng
80%, cao nhất có thể lên tới 92%. Độ ẩm tương đối cực đại thường rơi vào các
tháng XI, XII, cực tiểu thường rơi vào tháng VII, VIII. Biến trình năm độ ẩm tương
đối của không khí ngược với biến trình năm của nhiệt độ không khí và phân thành
hai mùa rõ rệt. Thời kỳ có độ ẩm thấp dưới 85% kéo dài 4-5 tháng
từ tháng IV-VIII. Độ ẩm tăng nhanh khi bắt đầu vào mùa mưa chính,duy trì ở mức
cao đến tháng II năm sau và giảm dần.Sự phân bố độ ẩm trong năm tại trạm Ba Tơ
qua Bảng 2.5
Bảng 2.5 :Độ ẩm không khí bình quân,độ ẩm nhỏ nhất tại trạm Ba Tơ
c. Gió :
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông
và gió mùa mùa hè. Do địa hình chi phối nên hướng gió không phản ánh đúng cơ
chế hoàn lưu. Tuy nhiên hướng gió thịnh hành vẫn biến đổi theo mùa rõ rệt. Từ
tháng X đến tháng III năm sau, hướng gió thịnh hành là hướng Bắc đến Đông
Bắc.Tuy nhiên, trong thời kỳ này hướng gió Nam và Tây cũng xuất hiện với tần
suất khá cao, từ tháng IV đến tháng IX là gió Tây Nam. Tốc độ trung bình khoảng
1,2m/s. Trong trường hợp ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới,giông,lốc,gió mùa
đông bắc, tốc độ gió có thể cao hơn tốc độ gió trung bình hàng chục lần. Tham khảo
Bảng 2.6
Bảng 2.6 Hướng gió trạm Ba Tơ
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 13 Khoa năng lượng
d. Bốc hơi :
Càng lên cao khả năng bốc hơi càng giảm do nhiệt độ giảm mà độ ẩm tương đối
tăng lên. Biến trình năm của khả năng bốc hơi ngược với biến trình năm của lượng
mưa, thời kỳ nhiều mưa nhất có lượng bốc hơi thấp nhất và ngược lại thời kỳ ít mưa
nhất có lượng bốc hơi cực đại. Để xác định phân phối tổn thất bốc hơi gia tăng
trong năm cho các công trình trên lưu vực sông Đăk Sê Lô, sử dụng tài liệu bốc hơi

của trạm khí tượng Ba Tơ để tính toán. Lượng tổn thất bốc hơi gia tăng được xác
định như sau : ΔZ=Z
n
-Z
lv
Trong đó : +ΔZ : Lượng tổn thất bốc hơi gia tăng (mm)
+ Z
n :
Lượng bốc hơi mặt nước (mm)
+Z
lv
: Lượng bốc hơi lưu vực (mm)
Kết quả phân phối lượng tổn thất bốc hơi theo từng tháng tại tuyến công trình tổng
hợp kết quả qua Bảng 2.7
Bảng 2.7 Quan hệ tổn thất bốc hơi các tháng trong năm tại tuyến công trình
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi-Viện Thủy điện và năng
lượng tái tạo).
7.4 Điều kiện thủy văn
a. Mức độ quan trắc thủy văn :
Tính toán. Danh sách, thời gian đo đạc các yếu tố của một số trạm thủy văn trong
khu vực tham khảo Bảng 2.8
Bảng 2.8:Danh sách các trạm thủy văn và thời gian quan trắc các yếu tố
TT Tên Trạm Sông F(km
2
) Yếu tố
quan trắc
Thời gian quan
trắc
1 An Khê Ba 1345 H,Q,R,X 67-74; 77-nay
2 Kon Tum ĐăcBla 3030 H,Q,R,X 66-70; 74; 77-nay

3 Trung Nghĩa Krôngpơcô 3224 H,Q,R,X 77-98; 90-98
4 An Hòa An lão 383 H,Q,R 82-nay
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 14 Khoa năng lượng
5 Kon Plong ĐakBla 964 H,Q 94-nay
6 Đắc Tô Đắc Tacan 305 H,Q 77-nay; 78
7 Thành Mỹ Sông Cái 1850 H,Q,R 76-nay
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi-Viện Thủy điện và năng
lượng tái tạo).
b. Dòng chảy năm và chuỗi dòng chảy năm :
Đặc điểm chung của lưu vực nghiên cứu không có tài liệu đo đạc dòng chảy, vì vậy
trong quá trình tính toán dòng chảy năm cho các tuyến công trình này là sử dụng
phương pháp lưu vực tương tự (dùng trạm thủy văn và các tuyến tương tự gần nhất
để tính toán cho công trình) theo công thức:
Trong đó :
Q

là giá trị lưu lượng tại tuyến đập (m
3
/s);
Q
tv
là giá trị lưu lượng tại trạm thủy văn và tuyến tương tự (m
3
/s);
F

, F
lv
là diện tích lưu vực tính đến tuyến đập và trạm thủy văn tuyến công

trình tương tự;
X

, X
lv
là lượng mưa bình quân lưu vực tính đến tuyến đập và trạm thủy văn
tương tự (mm).
Công trình thủy điện Sơn Trà I, Sơn Trà II, ĐăkSêLô, Sơn Trà III tính theo trạm
thủy văn Sơn Giang và An Chỉ. Kết quả tính toán chuẩn dòng chảy năm tại các
tuyến công trình xem trong Bảng 2.9
Bảng 2.9 Đặc trưng dòng chảy năm tại các tuyến công trình
TT Công F(km
2
) Q
0
(m
3
/s) M
0
(l/s.km
2
) C
v
C
s
/C
v
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 15 Khoa năng lượng
trình

1 Sơn Trà I 359 24.5 68.2 0.45 2
2 Sơn Trà II 459 31.7 69.1 0.44 2
3 ĐăkSêLô 32 2.29 71.6 0.5 2
4 Sơn Trà III 32 2.31 72.2 0.5 2
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi - Viện Thủy điện và
năng lượng tái tạo).
c. Lưu lượng trung bình tháng đến tuyến Sơn Trà II
Bảng lưu lượng trung bình tháng (xin xem tại phụ lục 1 phần Phụ lục)
-Quan hệ Q~p% (xin xem tại phụ lục 2 phần Phụ lục)
8 Tài liệu dân sinh, nhu cầu dùng nước và nhu cầu dùng điện
8.1 Điều kiện dân sinh, kinh tế
Tỉnh Quảng Ngãi có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Hrê, Cơ-Ho, Xơ-
Đăng
Bảng 2.12 Dân số trung bình tỉnh Quảng Ngãi 2005
Trung bình năm
2005
Tổng số Nam Nữ Thành
thị
Nông thôn
1.285.728 624.095 661.633 184.621 1.101.107
CÁC HUYỆN ĐỒNG BẰNG
Tổng số 1.076.004 521.128 554.876 163.767 912.237
TP.Quảng Ngãi 122.567 59.107 63.460 101.170 21.397
2. Huyện Bình
Sơn
180.045 86.357 93.688 7.599 172.486
3. Huyện Sơn
Tịnh
194.738 94.877 99.861 12.883 181.855
4. Huyện Tư

Nghĩa
181.980 88.502 92.478 15.759 165.221
5. Huyện Nghĩa
Thành
99.767 48.482 51.285 9.611 90.156
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 16 Khoa năng lượng
6. Huyện Mộ
Đức
144.668 69.685 74.983 8.335 136.333
7. Huyện Đức
Phổ
153.239 74.118 79.121 8.450 144.789
CÁC HUYỆN MIỀN NÚI
8. Huyện Trà
Bồng
29.316 14.364 14.952 7.359 21.957
9. Huyện Tây
Trà
15.520 7.671 7.849 15.520
10. Huyện Sơn

65.937 32.527 33.410 8.881 57.056
11. Huyện Sơn
Tây
15.507 7.477 8.030 15.507
12. H.Minh
Long
14.913 7.281 7.629 14.913
13. Huyện Ba


48.498 23.824 24.674 4.614 43.884
CÁC HUYỆN HẢI ĐẢO
Tổng số 20.033 9.820 10.213 20.033
14. Huyện Ly
Sơn
20.033 9.820 10.213 20.033
(Nguồn : Quy hoạch thủy điện Sơn Trà II tỉnh Quảng Ngãi-Viện Thủy điện và năng
lượng tái tạo).
Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi năm 2006
Nông lâm ngư nghiệp : 32%
Công nghiệp-xây dựng : 33.5%
Dịch vụ :34.5%
Tăng trưởng kinh tế
GDP :12.3%
Nông lâm ngư nghiệp : 4.3%
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 17 Khoa năng lượng
Công nghiệp xây dựng : 25.7%
Dự báo kinh tế giai đoạn 2006-2010
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 2006-2010 : 17-18%
- Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng tăng bình quân : 32-33% năm ; trong đó
+ Công nghiệp : 41-42% năm
- Giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân : 13-14%
Cơ cấu kinh tế
+ Nông – lâm - thủy sản : 15-16%
+ Công nghiệp-xây dựng : 62-63%
+ Dịch vụ :22-23%
- GDP bình quân đầu người : 950-1.000USD
8.2 Nhu cầu điện năng,nhu cầu dùng nước

Trước sự chuyển dịch trong cơ cấu các nghành kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi,
dự báo trong giai đoạn trước mắt nhu cầu dùng nước trong các ngành kinh tế và
sinh hoạt tăng nhanh, cùng với nó là nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng, đặc biệt là
nguồn năng lượng điện phục vụ cho sản xuất mũi nhọn của tỉnh như : lọc dầu, khai
khoáng, luyện kim… tăng mạnh và nhu cầu điện sinh hoạt tăng.
Vì vậy yêu cầu quy hoạch và sử dụng nguồn nước đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Song song là việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện và tận dụng các
nguồn năng lượng khác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi
và một số vùng lân cận.
9 Tài liệu địa hình
9.1 Tài liệu địa hình
Bản đồ địa hình tỉ lệ 1/500
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 18 Khoa năng lượng
9.2 Quan hệ lòng hồ
Đường quan hệ dung tích và diện tích cung mực nước hồ chứa (Z~V) ; (Z~F) của
các tuyến Sơn Trà được xây dựng trên cơ sở bản đồ 1/10000.
Bảng 2.13 Đường quan hệ V, F=f(Z)
Z(m) 72 74 76 78 80 82 84 86
F(ha) 0 1.57 10.07 15.28 19.01 26.39 29.68 44.05
V(10
6
m
3
) 0 0.01 0.115 0.366 0.709 1.161 1.721 2.453
Z(m) 88 90 92 94 96 98 100
F(ha) 50.88 59.07 69.37 78.27 86.95 100.7 111.9
V(10
6
m

3
) 3.402 4.5 5.78 7.26 8.91 10.785 12.911
Đường quan hệ lưu lượng và mực nước hạ lưu của nhà máy thể hiện qua Bảng 2.14
Bảng 2.14 Quan hệ Q=f(Z
hl
)
Q(m
3
/s) 0.1 1.65 6.23 18.6 39.74 70.87 118.4 177.8 264.2
H(m) 70.2 70.6 71 71.5 72 72.5 73 73.5 74
Q(m
3
/s) 370 491 626 775 936 1111 1297 1498
H(m) 74.5 75 75.5 76 76.5 77 77.5 78
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 19 Khoa năng lượng
10 Tài liệu thiết bị
- Công suất trung bình của nhà máy trong thời đoạn tính toán được xác định theo
công thức: N=9.81*n
mf
*n
tb
*Q

*H
Từ công thức tính công suất của TTĐ: N

=9.81.η.Q.H ta thấy Q, H, η càng lớn thì
công suất càng cao. Trước hết xét về cột nước trong sông suối thiên nhiên tuy lòng
sông có chỗ dốc nhiều có chỗ dốc ít, nhưng thường thoải dần, ít có thác tự nhiên vì

vậy muốn có cột nước tương đối lớn thì phải tìm biện pháp tập trung cột nước, mặt
khác phải làm cho lưu lượng thích ứng với nhu cầu dùng nước, chẳng hạn như trữ
nước vào mùa lũ để cung cấp nước đều đặn vào mùa kiệt. Ngoài ra muốn công suất
của TTĐ lớn phải có hệ thống thiết bị tốt, hiệu suất cao.
Như vậy muốn khai thác thủy năng chúng ta phải giải quyết 3 vấn đề:
+ Tập trung cột nước H.
+ Tập trung và điều tiết lưu lượng Q.
+ Nâng cao hiệu suất của các thiết bị cơ điện.
Biện pháp nâng cao hiệu suất η của thiết bị được giải quyết bằng biện pháp
cơ khí và công nghệ chế tạo. Trong đồ án này ta dùng thiết bị đã có sẵn để chọn làm
các thiết bị cho nhà máy, do đó trong tính toán thủy năng chỉ giả quyết vấn để tập
trung cột nước và điều chỉnh lưu lượng sao cho thiết bị làm việc trong vùng hiệu
suất cao.
Trong đó: n
mf
, n
TB
là hệ số hiệu suất bình quân theo các cột nước của tuabin và máy
phát.
Đối với trạm thủy điện vừa và nhỏ ta chọn trị số k=9.81.n
mf
.n
TB
=8.5
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 20 Khoa năng lượng

PHẦN IV -TÍNH TOÁN THỦY NĂNG VÀ LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
CHO TRẠM THỦY ĐIỆN
PHẦN V

TÍNH TOÁN THỦY NĂNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ
CỦA TRẠM THỦY ĐIỆN
11 Mục đích và nguyên ly khai thác
11.1 Mục đích tính toán
Mục đích tính toán thủy năng là từ tài liệu khí tượng thủy văn, tình hình địa
hình địa mạo địa chất, địa chất thủy văn, các đặc trưng lòng hồ, tính toán để xác
định các thông số cơ bản của hồ chứa và TTĐ với các nội dung tính toán như sau :
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 21 Khoa năng lượng
• Thông số của hồ chứa :
- Mực nước dâng bình thường : MNDBT.
- Mực nước chết : MNC
- Dung tích hữu ích : V
hi
• Thông số năng lượng của trạm thủy điện
- Công suất bảo đảm : N


- Công suất lắp máy : N
lm
- Điện lượng bình quân nhiều năm : E
nn
- Số giờ lợi dụng công suất lắp máy trong năm : h
Nlm
• Các cột nước đặc trưng của trạm thủy điện
- Cột nước lớn nhất : H
max
- Cột nước nhỏ nhất : H
min
- Cột nước bình quân : H

bq
- Cột nước tính toán : H
tt
11.2 Chọn mức bảo đảm tính toán
a. Ý nghĩa của việc chọn mức bảo đảm
Một đặc điểm riêng biệt của nhà máy thuỷ điện là tình hình làm việc của trạm
luôn luôn bị phụ thuộc vào tình hình thuỷ văn. Trong điều kiện thủy văn thuận lợi
thì nhà máy thủy điện làm việc bình thường. Nhưng nếu lượng nước đến ít (năm
kiệt nước) thì sẽ không đủ nước để phát điện. Ngược lại nếu lượng nước đến quá
nhiều, quá cả nhu cầu sử dụng nước của nhà máy lúc này ta phải xả thừa bớt lượng
nước thừa này xuống hạ lưu, và như thế mực nước hạ lưu sẽ dâng lên dẫn đến cột
nước của trạm thủy điện sẽ giảm, công suất sẽ giảm, việc cung cấp điện không đảm
bảo yêu cầu. Khi cung cấp điện không đủ bắt buộc phải cắt điện của các hộ dùng
điện, điều đó sẽ làm thiêt hại rất lớn cho các hộ dùng điện
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 22 Khoa năng lượng
Vì đặc điểm làm việc của trạm thủy điện phụ thuộc vào thiên nhiên nên không
thể lúc nào cũng đảm bảo phát đủ 100% công suất được vì vậy để đánh giá mức độ
cung cấp điện đủ, liên tục người ta đưa ra “mức đảm bảo” của trạm thuỷ điện.
Mức đảm bảo được tính theo công thức sau: Thời gian làm việc bình thường trên
tổng thời gian vận hành.
P =
Thời gian làm việc bình thường
Tổng thời gian vận hành
Biểu thức trên cho biết đối với một trạm thủy điện trong thời gian vận hành
là 100%, thì chỉ đảm bảo cung cấp đủ công suất và điện năng là P%. Còn (100-P)%
sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ điện lượng và công suất như chế độ bình thường
được do tình hình thủy văn bất lợi. Vì vậy đối với công trình quan trọng mang tính
quốc gia, thì mức đảm bảo này càng cao. Những trạm thuỷ điện cung cấp điện cho
hệ thống điện quốc gia, cung cấp cho những hộ dùng điện không cho phép cắt

điện… thì mức đảm bảo này phải chọn cao lên.
b. Nguyên tắc chọn mức bảo đảm
Mức bảo đảm được dùng để xác định các thông số của TTĐ và dùng để xác định
vai trò của TTĐ trong cân bằng công suất của hệ thống được gọi là mức bảo đảm
tính toán (tần suất thiết kế). Mức bảo đảm quyết định lớn khả năng cung cấp điện an
toàn cũng như mức độ lợi dụng năng lượng dòng nước, đây chính là chỉ tiêu kinh tế
quan trọng.
P
100%
N
N
P
%
tt
tt
Hình 1 -1: Đường quan hệ giữa N và P%
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 23 Khoa năng lượng
Thực tế việc xác định Ptt là bài toán kinh tế so sánh giữa chi phí của hệ thống
tăng lên với thiệt hại của các hộ dùng điện giảm hay tổng chi phí của hệ thống là
nhỏ nhất. Việc tính toán thiệt hại do thiếu điện là rất phức tạp và trong nhiều trường
hợp chúng ta không thể thực hiện được do mức độ thiệt hại của các hộ dùng điện
khác nhau là khác nhau và chi phí nhiên liệu của các TNĐ khác nhau là khác nhau.
Cho nên việc xác định mức bảo đảm tính toán thường được tiến hành theo các
nguyên tắc mà các nguyên tắc này được rút ra từ thực tế. Cụ thể là:
- Công suất lắp máy của TTĐ càng lớn thì mức bảo đảm tính toán phải chọn lớn
vì thiệt hại do chế độ làm việc bình thường của TTĐ có công suất lắp máy lớn bị
phá vỡ ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc dân.
- Nếu TTĐ có tỷ trọng công suất lớn so với tổng công suất của hệ thống điện lực
và có vai trò quan trọng trong hệ thống điện thì ta nên chọn P

tt
lớn vì khi trạm
không làm việc bình thường, công suất thiếu hụt khó bù hơn so với các trạm nhỏ,
nhất là trong thời kỳ mà công suất dự trữ của hệ thống sử dụng gần hết
- Nếu có nhiều hộ dùng điện quan trọng về các mặt kinh tế, khoa học kỹ thuật
trong hệ thống thì nên lấy Ptt của TTĐ lớn, vì nếu thiếu điện thì tổn thất rất nghiêm
trọng.
-Nếu TTĐ có hồ điều tiết lớn, tính năng điều tiết tốt,sự phân bố dòng chảy trong
sông lại tương đối điều hòa thì vẫn có thể chọn mức bảo đảm tính toán cao mà vẫn
lợi dụng được phần lớn năng lượng nước thiên nhiên. Ngược lại nếu không có hồ
điều tiết dài hạn, mà muốn lợi dụng năng lượng nước được nhiều thì không nên
chọn mức bảo đảm cao.
- Nếu trạm thuỷ điện đóng vai trò chính trong công trình lợi dụng tổng hợp hoặc
chỉ có nhiệm vụ phát điện ngoài ra không có ngành dùng nước nào khác tham gia
thì mức đảm bảo tính toán theo các nguyên tắc trên chọn.
c. Chọn mức bảo đảm
Thực tế chọn P
tk
theo tiêu chuẩn hay quy phạm (tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN
285:2002) đồng thời tham khảo các nguyên tắc trên để chọn P
tk.
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 24 Khoa năng lượng
Để chọn P
tk
theo TCXDVN285:2002 người ta dựa vào:
- Theo cấp công trình của cụm công trình đầu mối. (Chiều cao của đập).
- Theo năng lực phát điện của TTĐ (Công suất lắp máy).
Từ 2 điều kiện trên tác giả chọn cấp công trình cho TTĐ SƠN TRÀ II là công trình
cấp III. Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 285:2002 chọn P=85%.

11.3 Chọn phương thức khai thác thuỷ năng
a. Phương pháp khai thác kiểu đập
Để khai thác năng lượng của tuyến sông ta phải tiến hành xây dựng đập dâng tại
một vị trí thích hợp. Lưu tốc của dòng nước trước đập giảm xuống, năng lượng sẽ
được tập trung lại. Tại tuyến đập hình thành chênh lệch mực nước trước đập và sau
đập.
Phương pháp này có ưu điểm là tạo ra hồ chứa để tập trung và điều tiết lưu
lượng dòng chảy làm tăng khả năng phát điện trong mùa kiệt đồng thời có thể lợi
dụng tổng hợp như cắt lũ, chống lụt, cung cấp nước cho các ngành dùng nước.
Phương pháp này có nhược điểm là vốn đầu tư lớn và hồ chứa sẽ gây ngập lụt
lớn phía thượng lưu, ảnh hưởng tới dân sinh, môi trường.
Phương pháp này thích hợp với vùng trung du có địa hình, địa thế thuận lợi để
làm hồ chứa có dung tích lớn, ngập lụt ít.
b. Phương pháp khai thác kiểu đường dẫn
Ở những đoạn sông thượng nguồn có độ dốc lớn, lòng sông hẹp dùng đập dâng
thì đập sẽ rất cao, hồ điều tiết không lớn, chi phí đầu tư lớn mà không có lợi nhiều.
Trong trường hợp này, để tận dụng độ dốc của lòng sông người ta cần xây một đập
ở đầu đoạn sông để dâng nước, đưa nước chảy vào đường dẫn (đường hầm, kênh,
đường ống) có áp hoặc không áp để dẫn nước vào nhà máy.
Phương pháp này có ưu điểm là vốn đầu tư nhỏ do không phải xây đập cao và
không có hồ chứa nên không gây ngập lụt phía thượng lưu, ít ảnh hưởng tới dân
sinh, môi trường.
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 25 Khoa năng lượng
Phương pháp này có nhược điểm là không có hồ chứa để tập trung và điều tiết
lưu lượng dòng chảy, làm giảm khả năng phát điện trong mùa kiệt, không có khả
năng cung cấp nước cho các ngành dùng nước khác.
Phương pháp này thích hợp với vùng có độ dốc lớn, lòng sông hẹp.
c. Phương pháp khai thác kiểu hỗn hợp
Khi vừa có điều kiện xây dựng hồ để tạo ra một phần cột nước và điều tiết dòng

chảy lại vừa có điều kiện luì tuyến nhà máy lại phía sau đập một đoạn để tận dụng
độ dốc lòng sông làm tăng cột nước thì cách tốt nhất là dùng phương pháp đập dâng
kết hợp đường dẫn. Phương pháp này tận dụng được các ưu điểm và đồng thời cũng
hạn chế các nhược điểm của các phương pháp trước.
d. Chọn phương pháp khai thác cho trạm thủy điện Sơn Trà II
Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất của TTĐ Sơn Trà II cho thấy địa hình có
khả năng tạo hồ chứa. Mặt khác, độ dốc đáy sông hạ lưu tương đối nhỏ, lòng sông
hẹp,hai bên bờ sông là sườn núi đá cao độ dốc lớn. Vì vậy với TTĐ Sơn Trà II tác
giả chọn phương thức khai thác thủy năng kiểu đập.
12 Tính toán thủy năng
12.1 Xác định các thông số của hồ chứa
a. Mực nước dâng bình thường : MNDBT
MNDBT là mực nước cao nhất trong hồ trong điều kiện làm việc bình thường
của TTĐ là một thông số quan trọng của TTĐ, MNDBT có quan hệ mật thiết đến
cấp công trình, qui mô công trình, đến tính khả thi của công trình
- Các nhân tố ảnh hưởng trong việc chọn MNDBT:
MNDBT càng cao thì khả năng phát điện và cung cấp nước càng cao, nhưng quy
mô công trình, vùng ngập lụt càng lớn do đó làm tăng chi phí của dự án.
Nếu công trình làm việc trong bậc thang thì nâng MNDBT lên có thế gây ngập
chân công trình phía trên làm giảm cột nước phát điện và chế độ làm việc của công
trình trên.
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Trang 26 Khoa năng lượng
Nhiều khi do điều kiện địa hình không thể tăng MNDBT quá cao, vì như vậy
chiều cao và chiều dài đập tăng, phải xây dựng nhiều đập phụ. Nếu vùng xây dựng
công trình gần biên giới quốc gia thì MNDBT được khống chế sao cho mực nước
trong hồ không được vượt qua biên giới quốc gia.
Trong nhiều trường hợp điều kiện địa hình cho phép xây dựng đập cao nhưng
điều kiện địa chất không cho phép, tổn thất về thấm, bốc hơi quá lớn mà việc khắc
phục nó rất tốn kém.

Việc xác định MNDBT phải thông qua so sánh các phương án trên cơ sở tính
toán kinh tế.
Trong đồ án này tác giả được giao phương án tính toán với MNDBT = 96 m
b. Mực nước chết:MNC
Mực nước chết (MNC) là mực nước thấp nhất trong hồ chứa trong điều kiện làm
việc bình thường của TTĐ.
Mực nước chết được xác định theo theo điều kiện bồi lắng.
MNC
bc
= Z
bc
+ d
1
+d
2
+ D
+Z
bc:
: là cao trình bùn cát(m)
+d
1
: là khoảng cách an toàn để bùn cát không lấp đầy cửa lấy nước
+d
2
: là khoảng cách từ mép trên của cửa lấy nước đến MNC
+D : là chiều cao cửa lấy nước
MNDBT
MNC
Z
bc

d2
D
d1
Hình 1.2 Hình minh hoạ các mực nước hồ chứa
SVTH: Nguyễn Văn Ngọc Lớp : 50Đ2

×