Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Ôn tập quản trị logistics kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.42 KB, 20 trang )

Câu 1: Tại sao doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa?
dự trữ hàng Là các hình thái kinh tế của vận động hàng hóa trong hệ thống logistics nhằm thỏa
mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất
Sự cần thiết phải dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp
a. Dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp là sự cần thiết đối với xã hội
Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp là một bộ phận của dự trữ xã hội. Dự trữ xã hội hình
thành do yêu cầu đảm bảo tính liên tục của tái sản xuất xã hội . Dự trữ xã hội bao gồm:
- Dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm trong khâu sản xuất
- Dự trữ hàng hóa trong khâu lưu thông ( thành phẩm trong kho của các doanh nghiệp sản
xuất và sản phẩm trong kho của các doanh nghiệp cung ứng )
Vai trò:
+ Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp là điều kiện cần thiết của lưu thông và quá trình tái
sản xuất xã hội và là một bộ phận quan trọng của quá trình tái sản xuất xã hội, là một bộ phận
quan trọng trong hợp thành tổng dự trữ xã hội nói chung.
+ Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quá
trình tái sản xuất diễn ra liên tục. Dự trữ hàng hóa trong lưu thông nhằm giải quyết các mâu
thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng: mâu thuẫn giữa sản xuất tập trung với tiêu dùng phân tán và
ngược lại, mâu thuẫn giữa sản xuất có tính thời vụ với tiêu dùng quanh năm và ngược lại, mâu
thuẫn về khoảng cách giữa nơi sản xuất và tiêu dùng
+ Do yêu cầu đòi hỏi khách quan để thực hiện các chính sách về chính trị, văn hóa, xã hội
nên dự trữ đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chính sách này ( ví dụ dự trữ cứu đói quốc
gia )
b. Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa còn bởi chính bản thân doanh nghiệp
- Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp là lực lượng vật chất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đầy
đủ, đồng bộ, liên tục của khách hàng, nhờ dự trữ mà doanh nghiệp có khả năng chiếm lĩnh thị
phần thị trường.
1
- Nếu dự trữ được duy trì hợp lý có thể làm tăng nhanh vòng quay hàng hóa, sử dụng có hiệu
quả vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phi khấu hao, chi phí bảo quản và duy trì hàng hóa nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
- Dự trữ hàng hóa được xem là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh nếu muốn có chỗ
đứng trên thương trường.
Vì vậy cần thiết phải có những biện pháp để cạnh tranh với đối thủ và dự trữ hàng hóa là một
trong những công cụ canh tranh hiệu quả của doanh nghiệp.
Câu 2: Nêu các chi phí cần thiết để đảm bảo dự trữ trong doanh nghiệp? Trình bày cách
xác định quy mô lô hàng tối ưu?
Cấu thành chi phí đảm bảo dự trữ bao gồm những loại cơ bản sau:
- Chi phí vốn: Chi phí bằng tiền do đầu tư vốn cho dự trữ và thuộc vào chi phí cơ hội. Chi phí
vốn phụ thuộc vào giá trị dự trữ trung bình, thời gian hạch toán và tỷ suất thu hồi vốn đầu tư.
Thông thường trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn được tính theo lãi xuất tiền vay ngân hàng.
Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8 – 40%.
- Chi phí công nghệ kho, thường gọi là chi phí bảo quản sản phẩm dự trữ ở kho. Trung bình
chi phí này là 2%, dao động từ 0- 4%.
- Hao mòn vô hình: Giá trị sản phẩm dự trữ giảm xuống do không phù hợp với thị trường
( tình thế marketing). Thể hiện của chi phí này là % giảm giá bán. Chi phí này trung bình là
1,2%, dao động từ 0,5- 2%.
- Chi phí bảo hiểm: Là chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian. Chi phí bảo hiểm tùy thuộc vào
giá trị sản phẩm và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật. Chi phí này trung bình 0,05%, dao động từ
0 – 2%
- Ngoài ra còn có chi phí về thuế liên quan đến vị trí, địa điểm, coi dự trữ là tài sản và bị
đánh thuế.
2
Câu 3: Cho biết các chiến lược cơ bản hình thành dự trữ cơ bản tại doanh nghiệp? Liệt kê
những ưu điểm và hạn chế của các dạng chiến lược này?
(*)Chiến lược kéo
Là chiến lược dự trữ trong đó các đơn vị của doanh nghiệp hoạt động độc lập, việc hình thành và
điều tiết dự trữ do từng đơn vị đảm nhiệm (kéo hút sản phẩm vào dự trữ tại đơn vị)
Các mô hình dự trữ
-Mô hình kiểm tra dự trữ thường xuyên.
- Mô hình kiểm tra định kỳ thông thường.

-Mô hình kiểm tra biến dạng.
Ưu điểm
-Thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động độc lập trên các thị trường rộng lớn.
- Các đơn vị có thể tự chủ trong việc đưa ra quyết định nhập hàng dự trữ dựa trên đánh giá của
chính đơn vị về khả năng tiêu thụ của thị trường từ đó lựa chọn phương án dự trữ thích hợp cho
mỗi lô hàng nhập.
-Khả năng chớp thời cơ trước những biến động của thị trường đảm bảo các đơn vị luôn trong
trạng thái sẵn sàng dự trữ những mặt hàng thiết yếu.
- Việc tập trung dự trữ có thể gây tốn kém và không hiệu quả, với khả năng linh động của mình
các đơn vị hoàn toàn có thể tránh những rủi ro không đáng có trong 1 số trường hợp.
Nhược điểm
-Các đơn vị tự đưa ra quyết định của đơn vị mình nhưng lại không theo quy định chung của toàn
doanh nghiệp( chẳng hạn nhập dự trữ thấp hơn quy định chung tối thiểu của doanh nghiệp…)
- Trong trường hợp đơn giản thì mỗi đơn vị có thể chủ động với việc dự trữ, tuy nhiên trong 1 số
trường hợp chẳng hạn như nhà cung ứng giảm giá bán với số lượng lớn trong khi đơn vị không
đủ khả năng nhập hết do vấn đề về vốn hoặc kho bãi thì có thể mất cơ hội cho toàn bộ doanh
nghiệp
- Lượng vốn đầu tư, phương tiện vận chuyển và kho bãi dự trữ là hạn chế lớn nhất của chiến lược
này.Vậy khi nào thực hiện chiến lược kéo – đẩy
3
(*)Chiến lược đẩy
Là chiến lược dự trữ do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyết định đẩy sản phẩm dự trữ
vào các doanh nghiệp)
Các mô hình chủ yếu
-Mô hình phân phối sản phẩm dự trữ vượt yêu cầu theo tỉ lệ nhu cầu dự báo.
-Mô hình bổ sung sản phẩm dự trữ theo ngày dự trữ chung
Ưu điểm
-Tối ưu hóa dự trữ cho cả hệ thống; trong điều kiện hiện nay do phát triển thông tin nên ciến
lược này được áp dụng rộng rãi.
+ Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc quản lý hệ thống và các quy trình

mà trung tâm điều tiết có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác và nhanh chóng thông tin
từ các đơn vị dự trữ từ đó định ra kế hoạch dự trữ tiếp theo.
+ Công nghệ thông tin cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt tốt nhu cầu thị trường và thông tin từ
phía nhà cung ứng nguyên vật liệu; điều này giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc
dự trữ
-Nhờ vào lợi thế có kho bãi, phương tiện vận chuyển tập trung mà trung tâm có thể tính toán dự
trữ với số lượng lớn cho toàn công ty.
- Việc nhập với số lượng lớn cho toàn bộ trung tâm giúp tiết kiệm chi phí đơn đặt hàng, chi phí
vận chuyển.
Nhược điểm
-Chiến lược này khá phức tạp do phải xây dựng mạng lưới thông tin dày đặc trong doanh nghiệp
với chi phí khá lớn.
- Nếu đẩy hàng dự trữ một cách ồ ạt, giống nhau với cùng lượng hàng hóa thì có đơn vị không
thể thực hiện hết số hàng hóa đó dẫn đến việc làm tăng chi phí lưu kho, đồng thời trong quá
trình lưu giư bảo quản có thể bị hỏng.
- Do phải tìm hiểu tình hình của toàn trung tâm trước khi đưa ra quyết định nên tốn khá nhiều
thời gian, ảnh hưởng tới tốc độ dự trữ.
4
(*)Đẩy hay kéo phụ thuộc vào
-Nhu cầu thị trường
+Nếu nhu cầu thị trường lớn, ổn định => đẩy
+Nếu nhu cầu thị trường biến động => Kéo
+Yêu cầu dự trữ của doanh nghiệp
• Khi nhu cầu tập trung dự trữ và nhập lượng hàng hóa lớn, để phân phối hợp lý cho cả hệ
thống => đẩy
• Khi doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường 1 cách nhạy bén, linh hoạt =>
kéo
-Đặc điểm mặt hàng: giá trị cao hay thấp, giá trị thương phẩm của hàng hóa mà doanh
nghiệp có chiến lược thích hợp
-Lợi thế nhờ quy mô

+Quy mô lớn => đẩy
+Quy mô nhỏ=> kéo
-Quan điểm của lãnh đạo
-Vai trò và vị trí trong chuỗi cung ứng
Câu 4: Nêu ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải đường sắt? Cho biết thực trạng vận
chuyển hàng hóa trên tuyến đường sắt ở Việt Nam hiện nay?
• Ưu điểm:
Đường sắt có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp. Thường thích
hợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự li vận chuyển dài.
Ví dụ các nguyên vật liệu như than, gỗ hóa chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo,
thực phẩm với khối lượng cả một toa hàng.
• Nhược điểm:
Mặt hạn chế của vận chuyển đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hỏa chỉ có therecung cấp dịch
vụ từ ga này đến ga kia( terminal-to-terminal) , chứ không thể đến một địa điểm bất kỳ(pont-to-
pont) theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu hỏa thường đi, đến theo lịch trình cố
định, tần suất khai thác di chuyển không cao, tốc độ chậm. Chính vì có những đặc trưng như vậy,
5
nên mặc dù có giá cước tương đối thấp, đường sắt vẫn ít được áp dụng trong logistics như một
phương thức vận tải độc lập, mà thường được phối hợp sử dụng với các phương tiện khác.
• Thực trạng tại Việt Nam:
Đường sắt Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của Việt Nam. Mạng
lưới đường sắt tiếp tục được triển khai xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhưng sau thời kỳ
chiến tranh, Hệ thống đường sắt bị hư hại nặng nề. Kể từ năm 1896, trong công cuộc xây dựng
tái thiết đất nước , Chính phủ Việt Nam tiến hành khôi phục lại các tuyến đường săt chính và các
ga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc Nam.
đường sắt Việt Nam đã thực sự trở thành một hình thức giao thông vận chuyển hành khách
và hàng hóa quan trọng, Góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đất nước từng bước đi lên. Tính
đến hiện tại, hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652km, trong đó tuyến đường
chính Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh dài 1726km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra
còn có cacs tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng( hướng đông), Lạng Sơn( hướng bắc),

Lào Cai( hướng tây bắc).
Chính phủ mà cụ thế là thông qua Tổng cục đường sắt VIệt Nam, luôn dành sự quan tâm đặc
biệt cho nhành đường sắt. Mỗi năm, hàng nghìn tỉ đồng được nhà nước chi cho công tác vận
hành, quản lý, đồng thời đổi mới phương tiện, sữa chữa nâng cấp các tuyến đường đặc biệt là dự
án áp dụng công nghệ thông tin điện tử vi tính trong các hoạt động vận hành và quản lý. Về cơ
bản, song song cùng việc vận hành đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa được thông suốt,
ngành đường sắt đã từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao an toàn và rút
ngắn đáng kể thời gian chạy tàu. Các cầu và ga trên đường sắt Thống Nhất đã được cải tạo và
nâng cấp.
Thực trạng đường sắt Việt Nam đang đối mặt với yếu tố phá sản bởi phần tỷ phần vận tải
đường sắt chỉ còn 7% vận tải hành khách, thấp nhất trong tất cả các loại hình vận tải đường bộ,
đường hàng không, đường biển, đường sông.
-Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn bất lực vì không đủ tàu, đủ toa để đáp ứng nhu cầu
của hành khách. Nhưng nếu bóc tácchỉ tiêu lượt hành khách lên tàu thì 5 năm trỏ lại đây con số
cứ ngày một giảm đi.
-NHững năm qua kinh tế thế giới có những chuyển biến liên tục về giá cả nguyên nhiên vật
liệu đặc biệt là dầu mỏ và than đá. Cộng với đó là sự bất thường của khí hậu trái đất
- Bên cạnh đó phương tiện vận tải thiếu, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, nguồn kinh phis
đảm bảo hoạt động ngày càng khó khăn, luồng hàng, tình trạng vi phạm an toàn hành lang ATGT
đường sắt diễn ra khá phức tạp Nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu lượt khách lên
tàu, đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các phương tiện vận tải.
6
-Một thực trạng cũng hết sức lo ngại khác của ngành đường sắt: vấn đề an toàn đường sắt. Nó
xuống cấp một cách nghiêm trọng và đã đe dọa đến tính mạng nhân dân, tính mạng của hành
khách những vụ lật tàu rất nghiêm trọng.
- Bên cạnh những nguyê nhân khách quan từ thiên nhiên, từ sự thiếu cẩn trọng của các
phương tiện, người dân đi qua đường sắt thì tuyến đường bị sạt lở, đứt gãy, hệ thống trạm gác,
đèn báo tại các khu vực dân sinh còn thiếu kém, là nguyên nhâ chủ quan từ phía ngành đường sắt
Câu 5: Nêu những ưu điểm hạn chế cơ bản của ngành vận tải đường bộ? Cho biết thực trạng
vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ của Việt Nam hiện nay?

• Ưu điểm:
Chi phí cố định thấp(ô tô) và chi phí biến đổi trung bình( nhiên liệu, lao động và bảo dưỡng
phương tiện). Ưu điểm nổi bật của đường bộ chính là có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể
đến được nơi, mọi chỗ , với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt. Bởi vậy đây là phương thức vận
chuyển nội địa phổ biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng đáng tin cậy, an toàn thích hợp với
những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.
• Nhược điểm:
Không vận chuyển được hàng hóa với cự li xa và khối lượng lớn. Thời gian vận chuyển với
cự li xa thường mất nhiều.
• Thực trạng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam:
Theo thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng dần đều qua mỗi năm, với
rất nhiều loại hình dịch vụ đa dạng bởi số lượng nhà cung cấp đông đảo. Phương thức vận
chuyển này thực sự là một bộ phận quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều doanh nghiệp vì
khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng rất hiệu quả.
Trong những năm vừa qua lực lượng vận tải ôtô phát triển nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng Chất lượng phương tiện đã được cải thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào
khai thác, dịch vụ vận tải được nâng lên rõ rệt. Về mặt tích cực, việc phát triển nhanh chóng của
lực lượng vận tải ôtô đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời thoả mãn nhu cầu vận
chuyển hàng hoá phục vụ đời sống và phát triển kinh tế.
Hai loại hình vận tải khách bằng xe buýt và taxi về cơ bản được tổ chức và quản lý và điều
hành tập trung. Hình thức kinh doanh vận tỉa theo hợp đồng cũng được dùng phổ biến
Ưu điểm là đã nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá
phục vụ đời sống toàn xã hội và phát triển đất nước. Các doanh nghiệp vận tải đặc biệt là người
lao động trong ngành vận tải ôtô phần lớn đã có chuyển biến về nhận thức phù hợp với cơ chế thị
trường, tạo cho khách hàng có niềm tin với ngành vận tải ôtô.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu thì cơ chế thị trường đã có một số tác động tiêu cực đến
ngành vận tải ôtô; đó là sự canh tranh gay gắt dẫn đến một số bộ phận doanh nghiệp, hộ kinh
7
doanh xuất hiện tư tưởng thực dụng, sẵn sàng làm những việc có lợi cho doanh nghiệp cho bản
thân mình mà không quan tâm đến lợi ích xã hội, lợi ích của các đơn vị khác. Ví dụ như chở quá

tải trọng, ép giá hành khách…
Do nguyên nhân cơ bản từ góc độ quản lý đó là nhận thức về ngành sản xuất vận tải ôtô chưa
đúng, chưa đầy đủ dẫn đến chưa đưa ra được những cơ chế phù hợp, văn bản quản lý chắp vá
thiếu đồng bộ, không có định hướng chiến lược cho phát triển ngành Sản phẩm vận tải là sản
phẩm trừu tượng, sản phẩm vận tải chỉ có khi có người hoặc có hàng hoá trên xe di chuyển từ
điểm này đến điểm khác bởi vậy nếu không có chiến lược đầu tư phương tiện, tổ chức mạng lưới
tuyến vận tải hợp lý và thu gọn các đầu mối quản lý thì sẽ tạo nên trật tự vận tải không ổn định
và lãng phí xã hội rất lớn.
Câu 6: Nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải đường thủy? Cho biết thực trạng
vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
• Ưu điểm:
Đường thủy có chi phí cố định trung bình (tàu thủy và thiết bị trên tàu) và chi phí biến đổi
thấp (do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế về quy mô) do đó đây là
phương tiện có tổng chi phí thấp nhất( 1/6 so với vận tải hàng không, 1/3 so với đường sắt, ½ so
với đường bộ). Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp( vật liệu xây
dựng, than đá, cao su) và hàng đồ rời( cà phê, gạo) trên các tuyến đường trung bình và dài.
• Hạn chế:
tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn( phụ
thuộc vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi). Cũng như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển
đường thủy không cao, mức độ tiếp cận thấp.
• Thực trạng ở Việt Nam:
Đối với vận chuyển thương mại quốc tế đây là phương tiện thống trị, đặc biệt là khi có sự ra
đời của các loại tàu biển lớn, hiện đại có khả năng chinh phục được thiên nhiên ở mức độ nhất
định.
Với lợi thế về vị trí địa lý, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực
vận tải công nghiệp ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng
trưởng bình quân đạt tốc độ 15%/năm. Có thể thấy, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt
Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã có những thay đổi có tính chiến lược, nhằm
phát triển hệ thống cảng biển xứng tầm quốc tế, thu hút được sự quan tâm của hãng tàu lớn, nhà
khai thác cảng hàng đầu thế giới đến đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành Hàng hải Việt Nam. Cụ

thể, tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế như
Vân Phong - Khánh Hòa; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng và vùng kinh tế
8
trọng điểm khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cho các liên hợp hóa dầu, luyện kim, trung
tâm nhiệt điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10-30 vạn DWT hoặc lớn hơn).
Cục hàng hải cho biết,gần đây do tác động chung của hoạt động hàng hải - thương mại thế
giới và những khó khăn trong nước (thiếu tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu container; giá cước
vận tải giảm, giá nhiên liệu tăng, trượt giá ) nên phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển (nhất là
các chủ tàu tư nhân) đều có lợi nhuận thấp và vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh
doanh, phổ biến là tình trạng khan hiếm nguồn hàng; không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một
chiều hoặc chạy “rỗng”; nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do thiếu hàng chuyên chở. Do đó thu
không đủ bù chi phí -> nguy cơ dẫn đến phá sản là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với nguồn tài chính hỗ trợ thông qua các gói
kích cầu của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hiện nay, hạ tầng giao thông kết nối cảng biển với các khu dân cư, khu công
nghiệp mặc dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ với
đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa xếp dỡ qua
hệ thống cảng biển. Tình trạng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thông
và ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, tai nạn hàng hải có xu hướng tăng lên. Tai nạn xảy ra trên hải
phận quốc tế và trên các luồng hàng hải Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng tàu vận tải của các
doanh nghiệp Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài do khiếm khuyết kỹ thuật vẫn chưa
giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển chung của
Ngành.
Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng đường biển đang gặp khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt
với đội tàu trong và ngoài nước. Cước phí vận tải giảm trong khi giá nhiên liệu tăng. Giá xếp dỡ
hàng hoá tại cảng biển (đặc biệt là hàng container) thấp do đội tàu Việt Nam không giành được
quyền vận tải và bị các hãng tàu nước ngoài ép phí THC (phí xếp dỡ tại cảng).
Mô hình quản lý cảng theo các chuyên gia đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù có nhiều
cơ quan, tổ chức đồng thời tham gia vào công tác quản lý hoạt động tại cảng biển, nhưng chưa có

cơ quan chịu trách nhiệm điều phối chung về sự đồng bộ trong đầu tư khai thác hạ tầng cảng biển
và hạ tầng kết nối cảng biển, dẫn đến hiệu quả khai thác cảng thấp.
Câu 7: Nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải hàng không? Cho biết thực trạng
vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của các doing nghiệp VN hiện nay?
• Ưu điểm và hạn chế:
Đường hàng không có chi phí cố định cao( máy bay, hệ thống điều hành) và chi phí biến đổi
cao(nhiên liệu, lao động, sửa chữa bảo hành). Có tốc độ nhanh nhất, an toàn hàng tốt, nhưng vì
9
chi phí rất cao, nên thường chỉ thích hợp với những mặt hàng mau hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn,
nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp. Dịch vụ tương đối linh hoạt có tính cơ động cao, có thể
đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian giao hàng, khối lượng
chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường. Sự hấp dẫn của dịch vụ vận tải hàng không
chính là vận tốc vượt trội của nó so với các phương tiện khác trong suốt hành trình, đặc biệt với
khoảng cách xa. Trong thương mại quốc tế đường hàng không vận chuyển khoảng 20% giá trị
hàng hóa toàn cầu.
Bên cạnh cước giá vận tải cao, hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hóa và
chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở sân bay mà thôi.
Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bới dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của
máy bay.
• Thực trạng ở VN:
Cùng với việc thực hiện chính sách “Đổi mới” do Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng, đặc
biệt từ khi Việt Nam tham gia ASEAN năm 1995, thị trường HKVN thực sự có sự khởi sắc và
mặc dù có những giai đoạn khó khăn, chững lại do những yếu tố khách quan, nhưng về tổng thế
trong thời gian 15 năm trở lại đây thị trường HKVN vẫn ssnag trong xu thế phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 1995 đến nay, vận tải hàng không VN đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng:
phương tiện vận tải được đổi mới, năng lực vận tải được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc tế
được củng cố và từng bước phát triển vững chắc. Trong khoảng thời gian từ nă 1995 đến 2006,
thị trường HKVN đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của HK
thế giới và khu vực, đạt tổng số 74,5 triệu khách( tăng bình quân 11,7% một năm), 1,62 triệu tấn
hàng hóa( tăng bình quân 14,2%/ năm), với mạng lưới đường bay quốc tế rộng khắp của 2 doanh

nghiệp vận chuyển HKVN và 29 hãng HK nước ngoài, nối VN với 27 thành phố thuộc châu Á,
châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, dù trong giai đoạn này, ngành hàng không VN đã có những lúc
thăng trầm khi thế giới phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch SARS và các sự kiện thế giới như tòa
tháp đôi ở New York 11/9/2001.
Với hệ thống sân bay phân phối đều các vùng, tiềm năng du lịch đa dạng, mạng đường bay
nội địa của HKVN đã được phát triển đều khắp, giải quyết được 2 mục tiêu cơ bản: thứ nhất, đáp
ứng nhu cầu đi lại bằng đường HK trong nước, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội vùng, địa
phương, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo; thứ hai, đảm bảo hỗ trợ sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế của các hang HKVN. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của các đường bay
nội địa hiện nay không đồng nhất, một số đường có hiệu quả và tần suất khai thác cao như các
đường bay trục Bắc-Nam, đường bay đi- đến Huế, Nha Trang( Cam Ranh), Phú Quốc ; trong khi
10
đó hầu hết các đường bay đến những vùng kinh tế kém phát triển phải bù lỗ và cân đối từ các
đường bay khác.
Thứ 2, đối với thị trường vận tải quốc tế. Mạng đương bay quốc tế của HKVN tính đến hết
tháng 12/2007 bao gồm 39 đường bay(36 đường bay trực tiếp vs 03 đường bay lien danh, từ 3
thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) đến 27 điểm thuộc 16 quốc gia trên thế giới,
trong đó có 12 điểm ở Đông Bắc Á, 08 điểm ở Đông Nam Á, 02 điểm ở Úc, 03 điểm ở châu Âu
và 02 điểm ở Bắc Mỹ.
Nhìn chung, thị trường hàng khồn có bước phát triển mạnh nhưng so ở mức xuât phát điểm
thấp nên so với các nước trong khu vực như Singapore, Thai Lan và trên thế giới thì chúng ta
còn thua kém nhiều. Bên cạnh đó, nó cũng do cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta có những đặc
thù riêng, chưa hoàn toàn theo 1 nền kinh tế thị trường phát triển theo phương tây đúng nghĩa.
Tuy nhiên, với những lợi thế như chính trị ổn định, dân số đông, cộng với ngành công nghiệp du
lịch đang hết sức phát triển thì triển vọng phát triển thị trường của ngành là rất cao.
Câu 8: Đường ống-thực trạng VN
Theo "Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chúng ta phấn đấu đạt sản lượng
khai thác khí thiên nhiên là 14 tỉ m3/ năm, cung cấp 1,6-2,2 triệu tấn LPG/năm cho nhu cầu tiêu
thụ trong nước đến năm 2015; giai đoạn 2015-2025, phấn đấu đạt sản lượng khai thác 15-19 tỉ

m3/năm, cung cấp 2,5-4,6 triệu tấn LPG/năm. Điện vẫn
là thị trường tiêu thụ chính của khí, 70-85% lượng khí được cung cấp để sản xuất điện và 15-
30% còn lại cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.
Để thực hiện các mục tiêu trên, chúng ta hướng đến xây dựng, phát triển đồng bộ, hiệu quả
ngành công nghiệp khí; phấn đầu hoàn thành hạ tầng công nghiệp khí ở miền Nam, hình thành và
phát triển hạ tầng công nghiệp khí ở khu vực miền Bắc và miền Trung; vận hành an toàn, hiệu
quả các hệ thống khí ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, kết nối đường ống Đông - Tây, từng
bước hình thành đường ống khí quốc gia; đẩy mạnh xây dựng đầu tư các nhà máy xử lý khí; sử
dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn khí trong nước, phát huy nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp
tác quốc tế; chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm khí; tăng cường nhập khẩu LPG/LNG nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường trong nước và tham gia vào thị trường quốc tế
Câu 9: Hãy trình bày những hiểu biết về “vận tải đa phương thức” và xu hướng phát triển
của nó tại Việt Nam?
Trả lời:
1. Vận tải đa phương thức – những hiểu biết cơ bản:
• Khái niệm vận tải đa phương thức và một số khái niệm liên quan:
11
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp (Combined
transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở
lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ
định ở một nước khác để giao hàng – Theo Công ước của của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa
đa phương thức quốc tế trong một hội nghị tại Geneva ngày 24/8/1980.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) là bất kỳ
người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải
đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc
người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa
phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng – Theo Công ước của Liên hợp quốc.
Chứng từ vận tải đa phương thức là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức
phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận
tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều

khoản của hợp đồng đã ký kết.
• Các quy định điều chỉnh quan hệ trong vận tải đa phương thức:
- Các nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức
- Chứng từ vận tải đa phương thức
- Trách nhiệm của MTO với hàng hóa
- Các đầu mối chuyển tiếp trong vận tải đa phương thức
• Các hình thức vận tải đa phương thức ở Việt Nam:
- Mô hình vận tải đường biển – hàng không (Sea/Air)
- Mô hình vận tải ôtô – hàng không (Road/Air)
- Mô hình vận tải đường sắt – ôtô (Rail/Road)
- Mô hình vận tải đường sắt – đường bộ - vận tải thủy nội địa – đường biển
- Mô hình cầu lục địa (Land Bridge)
• Đặc điểm chung:
- Có ít nhất từ 2 phương thức vận tải tham gia
- Chỉ sử dụng 1 chứng từ trong quá trình vận chuyển
- Trong quá trình vận tải đa phương tiện chỉ có 1 người chịu trách nhiệm về hàng hóa trước
người gửi là MTO
- MTO chịu trách nhiệm về hàng hóa theo một chế độ nhất định
- Nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng là những quốc gia khác nhau.
2. Xu hướng phát triển của vận tải đa phương thức tại Việt Nam:
Sau khi gia nhập WTO, tình hình xuất nhập khẩu nước ta tăng vọt. Từ đó nền kinh tế theo đà
cũng phát triển không ngừng. Điều này đòi hỏi ngành vận tải phải phát triển để theo kịp bước
12
tiến của nền kinh tế xuât nhập khẩu, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách. Và vận tải đa phương
thức là con đường hữu hiệu trước mắt, trở thành phương thức chuyên chở hữu hiệu và không thể
thiếu trong mọi lĩnh vực kinh tế không chỉ riêng xuất nhập khẩu.
Để đẩy mạnh con đường này, cần xây dựng những định hướng chiến lược cho các công ty
Logisics đủ thế và lực vươn tay ra xa hơn nữa. Bên cạnh đó đẩy mạnh chiến lược đầu tư phát
triển các dịch vụ Logistics nội địa, liên doanh với công ty nước ngoài. Phát triển theo hướng

chuyên môn hóa, theo những tuyến chính, nòng cốt, chủ đạo của công ty. Xây dựng chiến lược
khách hàng để gia tăng thị phần vận chuyển…
Về phía nhà nước, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống giao thông đường sắt nối liền các
khu dân cư, trung tâm văn hóa công – nông nghiệp; cải thiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém,…
Nhìn chung xu hướng phát triển của vận tải đa phương thức tại Việt Nam theo hướng chuyên
môn hóa, toàn cầu hóa, hiện đại hóa và từng bước đi lên mạnh mẽ để tạo đà cho kinh tế phát
triển.
Việt Nam có nhiều thế mạnh và cơ hội để phát triến logistics. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng
hoạt động của ngành còn nhiều vấn đề làm chúng ta phải suy nghĩ. Điều đáng nói ở đây là nguồn
lợi lớn từ dịch vụ này hiện không nằm trong tay các doanh nghiệp VN mà đang dần dần chảy
ngược về túi các đại gia nước ngoài. Thực tế này do hiện tại, VN vẫn chưa có công ty nào đủ tầm
để hoạt động dịch vụ logistics một cách thực sự. Một nguồn lợi lớn trên sân nhà chưa được các
doanh nghiệp Viêt tận dụng khai thác triệt để. Thực tế đau lòng là họ, những doanh nhân Việt,
đang làm thuê cho các tập đoàn nước ngoài.
Số ít các công ty trong ngành hoạt động chưa đúng nghĩa là một công ty logistics, chưa đáp
ứng được nhu cầu thị trường, quy mô hết sức nhỏ bé, manh mún và rời rạc. Bên cạnh đó cơ sở hạ
tầng nước ta còn yếu kém. Nguồn nhân lực cung cấp cho ngành thiếu về số lượng và yếu cả về
chất lượng. Công nghệ được sử dụng quá ít ỏi, đặc biệt là công nghệ thông tin. Chính sách nhà
nước và hành lang pháp luật còn ngặt nghèo.
Câu hỏi 10: Phân biệt hai loại kho: kho công cộng và kho dùng riêng? Ưu điểm và hạn chế
của từng loại kho?
(*) Kho dùng riêng.
13
Thuộc quyền sở hữu và sử dụng của riêng từng doanh nghiệp, có quyền sở hữu hàng hóa dự trữ
và bảo quản tại kho.
Đặc điểm:
- Loại hình kho này thích hợp với những doanh nghiệp có khả năng về nguồn lực tài chính.
- Đồng thời các loại hình kho khác không đáp ứng yêu cầu dự trữ, bảo quản hàng và cung ứng
hóa của doanh nghiệp(vị trí xa, điều kiện thiết kế và thiết bị không phù hợp).
Ưu: Khả năng kiểm soát cao, tính linh hoạt nghiệp vụ và các lợi ích vô hình khác.

Nhược: Dùng kho này thì chi phí hệ thống logictics sẽ tăng, tính linh hoạt về vị trí sẽ có thể
không đạt điểm tối ưu khi doanh nghiệp mở rộng thị trường mục tiêu.
(*)Kho công cộng: Hoạt động như một đơn vị kinh doanh độc lập.
ĐẶc điểm:
- Kho công cộng có chi phí biến đổi thấp hơn kho dùng riêng(do tính kinh tế qui mô, năng suất
cao hơn), chi phí vốn thấp hơn kho dùng riêng.
- Kho công cộng cung cấp một loạt các loại dịch vụ như dự trữ, bảo quản và vận chuyển trên cơ
sở tiền thù lao cố định hoặc biến đổi, loại hình kho này cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn cho
khách hàng.
Ưu điểm:
-Có tính linh hoạt về tài chính và lợi ích kinh tế.Chúng có qui mô nghiệp vụ và trình độ quản trị
chuyên môn rộng lớn hơn.
-Nếu như hiệu lực quản trị được điều chỉnh phù hợp với lợi nhuận trên đầu tư(ROI) thì việc sử
dụng kho này có thể tăng đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp
-Kho công cộng dễ thay đổi vị trí, qui mô và số lượng kho, cho phép doanh nghiệp đáp ứng
nhanh với nguồn hàng, khách hàng và nhu cầu thời vụ. Khả năng cung cấp nhiều dịch vụ cùng
một lúc.
Hạn chế: Do cung cấp nhiều loại dịch vụ cùng một lúc nên đôi khi chất lượng dịch vụ chưa được
cao.
Khi nhu cầu thời vụ tăng đột biến thì kho này có thể không đáp ứng được nhu cầu thuê chứa
hàng của doanh nghiệp.
Câu 11 phân tích mối quan hệ giữa mua hàng, dự trữ và nghiệp vụ kho? Cho biết đâu là
hoạt động chính yếu, đâu là hoạt động phụ trợ trong các hoạt động nói trên?
1. Mối quan hệ giữa mua hàng, dự trữ và nghiệp vụ kho.
Mua là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa…
cho doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu dự trữ và bán hàng với tổng chi phí thấp nhất.
14
Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình-vật tư, nguyên liệu,
bán thành phẩm, sản phẩm…-trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và
tiêu dung với chi phí thấp nhất.

Nghiệp vụ kho là hệ thống các mặt công tác được thực hiện đối với hàng hóa trong quá trình
vận động qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình trao đổi hàng hóa qua kho với chi phí thấp nhất.
Mua hàng, dự trữ và nghiệp vụ kho có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.Mua hàng, dự
trữ và nghiệp vụ kho đều là một trong những hoạt động quan trọng của logistics, chúng đều có
chức năng là làm hoàn thiện chuỗi cung ứng trong các hoạt động của logistics và thỏa mãn được
nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất.
Mua hàng đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời, nhằm đáp ứng các yêu cầu vật tư, nguyên liệu
của quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu hàng hóa bán ra trong kinh doanh thương mại. Mua thực
hiện những quyết định của dự trữ, do đó mua phải đảm bảo bổ sung dự trữ hợp lý vật tư, nguyên
liệu, hàng hóa về số lượng, chất lượng và thời gian.
Việc cung ứng hàng hóa cho khách hàng trong kinh doanh thương mại có đảm bảo thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng hay không phụ thuộc rất lớn vào việc duy trì dự trữ, trong lúc đó mua
đảm bảo thực hiện những quyết định dự trữ của doanh nghiệp.
Quá trình dự trữ và mua hàng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong nghiệp vụ kho
hàng. Nghiệp vụ kho có chức năng giám sát, kiểm tra và hỗ trợ kịp thời những biến động trong
quá trình dự trữ.
2. Trong các hoạt động nói trên thì dự trữ là hoạt động chính yếu, còn nghiệp vụ kho và
mua hàng là hoạt động phụ trợ trong quản trị kho hàng.
Vì:
Dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp là lực lượng vật chất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đồng
bộ, đầy đủ, liên tục của khách hàng, nhờ vào lực lượng dự trữ đầy đủ, các doanh nghiệp thương
mại có thể giữ vai trò chủ đạo trong việc chiếm lĩnh và làm chủ thị trường.
Nếu dự trữ được duy trì hợp lý có thể tăng nhanh vòng quay hàng hóa, sử dụng có hiệu quả
vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phí khấu hao, chi phí bảo vệ và duy trì hàng hóa nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
Dữ trữ hàng hóa được coi là một phương tiện quan trọng để tăng cường sức cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Tóm lại, dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh và quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong tham gia điều tiết thị trường
của nền kinh tế quốc dân.

CÂU 12 :XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH LOGISTICS
15
1. Đánh giá đặc điểm thị trường Logistics VN
Mặc dù Logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, nhưng ở Việt Nam vẫn còn khá
mới mẻ. cho đến nay, thị trường Logistics VN vẫn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, với
những đặc điểm cơ bản sau:
Một thị trường có quy mô không lớn, nhưng đầy tiềm năng và hấp dẫn
Năng lực về Logistics của VN chưa cao:
Hạ tầng cơ sở Logistics của VN yếu kém, thiếu đồng bộ, quy mô nhỏ, rời rạc
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Logistics đã trở thành một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao ở Việt Nam ,đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất , lưu thông hàng hóa , góp phần làm tăng thêm giá trị cũng như nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hóa ,tạo nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động ,
tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.Có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển
thương mại nội địa và quốc tế tại Việt Nam
Bước đầu hình thành khuôn khổ pháp lý cần thiết để điều chỉnh hoạt động Logistics phát triển:
Xây dựng Luật Thương Mại 2005,.Phát triển hoạt động vận tải đa phương thức ở Việt Nam sẽ
giúp thúc đẩy sự phát triển các loại hình 3PL .hướng tới các loại hình 4PL ,5PL
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông phần nào đáp ứng được
nhu cầu phát triển của ngành Logistics .Chính phủ ,nhà nước và các ban ngành đã có sự chú
trọng quan tâm hơn đến đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông
Số lượng các doanh nghiệp Logistics ngày càng tăng lên cả về số lượng và năng lực kinh doanh:
Một số doanh nghiệp trong nước tiêu biểu như :Vietranstimex ,Vinatrans ,Sotrans ,Vietfracht,
Gemadept , Tranaco …
Những tồn tại và khó khăn trong phát triển Logistics tại Việt Nam
Hệ thống khuôn khổ pháp lý còn nhiều hạn chế ,chưa có một cơ chế ,chính sách đồng bộ để điều
chỉnh hoạt động Logistics phát triển:
Chưa xây dựng được chiến lược tổng thể phát triển Logistics ở Việt Nam:
Cở sở hạ tầng Logistics còn yếu kém dẫn đến chi phí Logistics ở Việt Nam còn cao:
Thủ tục hải quan còn nhiều bất cập ,gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp:

Quy mô doanh nghiệp Logistics chủ yếu là vừa và nhỏ , kinh doanh còn manh mún ,hoạt động cơ
bản tập trung ở thị trường nội địa:
16
Thị trường Logistics còn rất nhiều hạn chế ,chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất
nước:
Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics vừa thiếu lại vừa yếu:
Nhận thức của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước về Logicstics còn nhiều hạn chế:
2.2. Xu hướng phát triển của Logistics tại Việt Nam
Theo dự đoán , ngành Logistics Việt Nam sẽ phát triển theo một số xu hướng chính sau :
Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin , thương mại điện tử ngày nay càng phổ biến và sâu
rộng hơn trong các lĩnh vực như : hệ thống thông tin quản trị quản trị dây truyền cung ứng toàn
cầu , công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến …
Thứ hai, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp , hay nhà cung
cấp dịch vụ Logistics thứ ba .
Thứ ba, phát triển sự liên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụ Logistics toàn cầu
Thứ tư, sự xuất hiện của các dịch vụ Logistics bên thứ tư và bên thứ năm (4PL &5PL)
Câu 13: khái niêm, chức năng , vai trò của bao bì
Bao bì là phương tiện đi liền với hàng hóa để bảo vệ, bảo quản và giới thiệu hàng hóa từ sản xuất
tới tiêu dùng.
(1).Chức năng bao bì.
a.Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu thông
Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứa đựng, trừ sản phẩm của
ngành khai khoáng (than, khoáng sản), ngành xây dựng cơ bản. Các sản phẩm khác đều phải
được chứa đựng bằng phương tiện nào đó để thự hiện quá trình lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng.Bao bì ra đời để phục vụ cho yêu cầu đó.Chức năng này của bao bì đã xuất hiện từ thời
cổ đại. Với những chất liệu đơn giản từ da thú với hình dáng đơn sơ của bao bì như các loại lá
cây, vỏ cây, đồ gốm bao bì đã thể hiện được chức năng cơ bản này và đã giúp cho con người
chứa đựng vận chuyển những sản phẩm của họ kiếm được và sản xuất ra từ nơi này đến nơi
khác.
Bao bì giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm tức là bảo vệ cho hàng hoá chống lại các tác động có

hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu kho chuyên chở, bốc xếp và cả trong
khâu tiêu dùng .Bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng
trong quá trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra. Bao bì ngăn
cản sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) các vật gặm nhấm, nấm mốc,
17
các yếu tố cơ học làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hoá mà bao
bì chứa đựng. Tức là bao bì bảo vệ sản phẩm hàng hoá trên cả bốn mặt: cơ học, khí hậu, sinh vật
học và hoá học, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình lưu thông và ngay cả trong
khâu sử dụng.
b.Chức năng nhận biết (thông tin)
Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng bao gói, các phương
pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác; sản
phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng
lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu.
Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để “cá biệt hoá” sản phẩm.
Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối với người mua. Đặc biệt
với nghệ thuật trình bày hàng hoá theo kiểu đối lập để làm nổi bật các loại hàng hoá khác nhau.
Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết nhanh chóng đối với khách hàng.Những thông tin trên
bao bì ngoài các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn có các thông tin thể hiện về mặt
luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn các thông tin hướng dẫn về điều
kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sử dụng, thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm;
số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện phòng ngừa (tránh nắng, mưa, dễ vỡ ); các thông tin về
số lượng, chất lượng giúp cho khách hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua
hàng.
c.Chức năng thương mại: Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả năng quảng cáo, thu
hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì
Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽ cuốn hút người mua
hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm.
Bao bì là phương tiện chuyển giao thông tin từ phía người bán hàng cho người mua hàng.Khả
năng quảng cáo của bao bì đã được phát huy mạnh mẽ trong các siêu thị.Bao bì đóng vai trò như

người bán hàng thầm lặng trong phương thức bán tự phục vụ và tự lựa chọn.Bao bì là hiện thân
của hàng hoá khi nó tạo ra được những ấn tượng tốt, khó quên, đầy thiện cảm trong tâm trí người
mua thông qua chức năng thể hiện (nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì.
Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thành những đơn vị bao gói
thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sử dụng bao bì (tháo, mở). Tức là
bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận
chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng và phân phối, lưư thông. Bao bì được thiết kế với
những kiểu dáng, kích
thước, sức chứa thích hợp sẽ “hợp lý hoá” được các khâu trong quá trình vận động của sản phẩm
hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và ngay cả trong khâu tiêu dùng sản phẩm chứa đựng
trong bao bì; cả trong trường hợp bán buôn lẫn bán lẻ. Chức năng thương mại tạo điều kiện tăng
năng suất trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc sử dụng sản phẩm chứa
18
đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu quả lượng sản phẩm được bao gói, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
(2)Vai trò của bao bì:
Vai trò của bao bì đối với doanh nghiệp:
Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt, yếu tố bao bì sản phẩm ngày càng khẳng định vị trí,vai trò
quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, các doanh nghiệp có xu
hướng quan tâm hơn đến việc thiết kế bao bì sản phẩm. Với doanh nghiệp, tầm quan trọng cảu
bao bì được thể hiện ở 3 khía cạnh: văn hóa, công tác phân phối và bảo quản, xây dựng thương
hiệu.
- Về văn hóa: Qua ngôn ngữ, những hình ảnh mà doanh nghiệp lựa chọn để in ấn lên bao bì, nó
thể hiện đặc trưng riêng mà các doanh nghiệp khác không có được. Khi nhìn bao bì, khách hàng
có thể thấy được sản phẩm là của công ty nào, ở vùng nào hay của đất nước nào sản xuất. Những
ngôn từ, hình ảnh mà công ty lựa chọn phải phù hợp với bản thân sản phẩm cũng như văn hóa xã
hội.
- Trong việc xây dựng thương hiệu: Bao bì là thứ duy nhất hữu hình mang sản phẩm và thương
hiệu đến người tiêu dùng một cách trực tiếp và rõ ràng nhất.Nó như là một công cụ marketing
của doanh nghiệp tạo được một rào ngăn cách giúp vô hiệu hóa những sản phẩm nhái.

- Về công tác phân phối và bảo quản: sau quá trình sản xuất, doanh nghiệp tiến hành công tác
phân phối và bảo quản sản phẩm để đưa đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình này sản phẩm
sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường cũng như tác động cơ học của công việc bốc dỡ vận
chuyển…. trên những đoạn đường và phạm vi tương đối lớn. Nhưng nhờ vào việc chú trọng đến
bao bì của sản phẩm mà những công việc này dễ dàng và thuận tiện hơn. Đồng thời doanh
nghiệp cũng giảm thiểu được số lượng sản phẩm hư hại, tiết giảm chi phí trong quá trình vận
chuyển và bảo quản.
Vai trò của bao bì đối với người tiêu dùng:
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không
chỉ dừng lại ở chất lượng nữa. Mà họ đòi hỏi một sản phẩm phải toàn diện từ bao bì đến chất
lượng sản phẩm bên trong. Đối với khách hàng, bao bì cũng có ý nghĩa riêng. Cụ thể:
- Giúp khách hàng nhận dạng tốt hơn. Do mỗi sản phẩm của mỗi công ty có những thông tin,màu
sắc, hình ảnh đại diện rất khác biệt, đặc trưng với những sản phẩm của công ty khác. Thêm vào
đó, khách hàng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên khách hàng khó có thể nhầm
lẫn được.
- Về mặt sử dụng: thể hiện ở tính tiện dụng trong việc thiết kế bao bì sản phẩm giúp người tiêu
dùng sử dụng một cách dễ dàng thoải mái.
19
- Về mặt môi trường: hiện nay các doanh nghiệp đang có xu hướng thân thiện với môi trường
bằng việc quan tâm đến nguyên liệu sản xuất bao bì không gây hại cho môi trường xung quanh.
Và một số loại bao bì có thể tái chế lại hay tái sử dụng với những thiết kế về mẫu mã, kiểu dáng,
màu sắc rất đẹp….
- Về cảm quan đem lại cho khách hàng: Bao bì cũng góp phần vào việc thu hút,lôi cuốn khách
hàng mua sản phẩm. Nhờ những thiết kế trang nhã của bao bì… phù hợp tâm lý, thị hiếu làm
tăng thêm giá trị cảm nhận của khách hàng.
Vai trò đối với bản thân hàng hóa chém
Câu 14: dòng logistics ngược
Logistics ngược là quá trình thu hồi các phụ phẩm,phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến
môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý
bằng các giải pháp phù hợp.

Nguyên tắc: để đạt hiệu quả trong quản trị dòng logistic thuận, các công ty cần kết hợp thực hiện
các hoạt động logistics ngược này nhằm tiết kiệm chi phí và tạo sự thông suốt cho dòng thuận.
Trường hợp áp dụng:Hoạt động logistic gắn liền với sự vận động của các dòng cung ứng vật
chất, các dòng này phần lớn đều bắt đầu từ sản xuất đi tới tiêu dùng. Quản trị logistics trong
chuỗi cung cấp là để đảm bảo cho quá trình vận động này liên tục và hiệu quả, vì vậy dòng
logistics thuận chiều cũng được nhìn theo chiều của dòng các sản phẩm từ sản xuất đến tiêu
dùng. Trong thực tế, ở nhiều khâu của quá trình logistics thuận có thể xuất hiện những sản phẩm
hư hỏng, khiếm khuyết, đòi hỏi phải tái chế, bao bì dán nhãn lại, sản phẩm lạc mốt, lỗi thời
không tiêu thụ được, hoặc dòng khứ hồi của một số loại bao bì vận chuyển. Từ đó dẫn đến yêu
cầu phải tổ chức các hoạt động để đưa các đối tượng này về các điểm sửa chữa, tái chế, thu hồi,
tái sử dụng…phát sinh một loạt các hoạt động logistics ngược để hỗ trợ dòng vận động ngược
này.
20

×