Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

chủ đề nitrogen và sulfur

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.27 KB, 20 trang )

NHĨM 4

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

BÀI TẬP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CHỦ ĐỀ
NITROGEN VÀ SULFUR

NHÓM 4 – 18SHH
LÊ THẢO NI
LÂM PHẠM THÚY MI
NGUYỄN THỊ MỸ
PHÙNG THỊ HOÀNG MI
NGUYỄN HOÀNG BẢO AN
1


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

ĐỀ KIỂM TRA
CHỦ ĐỀ NITROGEN VÀ SULFUR
1. Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) sau khi học xong chủ đề “NITROGEN VÀ
SULFUR”.
2. Mục tiêu
2.1. Kiến thức


Củng cố, kiểm tra kiến thức về: Chủ đề “NITROGEN VÀ SULFUR”.
- Đơn chất nitrogen.
+ Trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen.
+ Tính trơ của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ thường thông qua liên kết.
+ Sự hoạt động của đơn chất nitơ ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen. Quá trình
tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa.
+ Ứng dụng của đơn chất nitrogen lỏng trong đời sống.
- Ammonia và một số hợp chất ammonium.
+ Tính chất vật lí, tính chất hố học phân tử ammonia. Viết được phương trình hố
học.
+ Cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và
hydrogen trong q trình Haber.
+ Tính chất cơ bản của muối ammonium và nhận biết ion ammonium trong dung dịch.
+ Ứng dụng của ammonia, của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan.
- Một số hợp chất với oxygen của nitrogen
+ Nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong khơng khí và ngun nhân gây hiện
tượng mưa acid.
+ Cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh của nitric acid.
+ Nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hóa (eutrophication).
- Lưu huỳnh và sulfur dioxide.
+ Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh đơn chất.
+ Tính oxi hố (tác dụng được với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen
dioxide, xúc tác nitrogen oxide trong khơng khí) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả
năng tẩy màu).
+ Sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur
oxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào khơng khí.
- Sulfuric acid và muối sulfate.
+ Tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid.
+ Cấu tạo H2SO4; tính chất hố học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric
acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid.

2


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

+ Thí nghiệm chứng minh tính háo nước của sulfuric acid đặc.
+ Chuyển dịch cân bằng để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric
acid theo phương pháp tiếp xúc.
+ Nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+.
2.2. Kĩ năng
- Kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề mới, có tính sáng tạo.
- Tính tốn, vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết bài tập hóa học.
3. Hình thức đề kiểm tra
- Tự luận + trắc nghiệm khách quan.
4. Ma trận đề kiểm tra
Các câu hỏi của đề kiểm tra tương ứng với 4 mức độ nhận thức là: Nhận biết, thông
hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

3


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ nhận thức
Chủ đề


1
TN

2
TL

1.1. Đơn chất
Số câu: 02
nitrogen.

TN

3
TL

Số câu:
01

Số câu: 01
Số câu: 01

1.2. Ammonia
và một số hợp
chất ammonium.

Số câu:
01

Số câu:

01

1.3. Một số hợp
chất với oxygen
của nitrogen.

Số câu:
01

Số câu:
01

2.1. Lưu huỳnh
Số câu:

sulfur Số câu: 01
01
dioxide.

Số câu:
01

2.2. Sulfuric acid
Số câu: 01
và muối sulfate.

Số câu:
01

Cộng


TN

4
TL

TN

TL
Số câu: 01

Số câu: 02

Số câu: 03

Số câu: 01

Số câu:
17
Tỉ lệ:
56,7%

Số câu: 01

Số câu: 02

Số câu: 01

Số câu: 01


Số câu: 01

Số câu: 01

Số câu: 01
Số câu: 01

Số câu:
13
Tỉ lệ:
43,3%

4


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: (ND 1.1, mức 1) Đâu là công thức cấu tạo của phân tử nitrogen?
A. N.
B. N = N.
C. N ≡ N.
D. N – N.
Câu 2: (ND 1.1, mức 1) Nitrogen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích trong
khơng khí?
A. 78%.
B. 80%.
C. 85%.

D. 87%.
Câu 3: (ND 2.1, mức 1) Số oxi hoá của sulfur trong các chất FeS, S, H2SO4, SO2 lần
lượt là
A. 2-, 0, 6+, 4+.
B. 3-, 0, 6+, 4+.
C. -3, 0, +6, +4.
D. -2, 0, +6, +4.
Câu 4: (ND 2.2, mức 1) Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc nguội?
A. Al.
B. Mg.
C. Ag.
D. Zn.
Câu 5: (ND 1.1, mức 2) Sau cơn mưa có sấm sét, cây cối trở nên xanh tươi hơn do
được cung cấp một lượng đạm từ quá trình chuyển đổi thành muối nitrate. Phản ứng
đầu tiên trong quá trình tạo ra muối nitrate là
A. N2 + O2
B. N2 + 2O2
C. N2 + 3H2

𝑡𝑖𝑎 𝑙ử𝑎 đ𝑖ệ𝑛



𝑡𝑖𝑎 𝑙ử𝑎 đ𝑖ệ𝑛



t , xt , p
⎯⎯⎯


⎯⎯


2NO
2NO2
2NH3

→ 4HNO3
D. 4NO2 + 2H2O + O2 ⎯⎯
Câu 6: (ND 1.2, mức 2) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 khơng đóng vai
trị là chất khử?
t
→ 4NO + 6H2O
A. 4NH3 + 5O2 ⎯⎯
→ N2 + 6HCl
B. 2NH3 + 3Cl2 ⎯⎯
t
→ 3Fe + N2 + 3H2O
C. 2NH3 + 3FeO ⎯⎯
→ MnO2 + (NH4)2SO4
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 ⎯⎯
Câu 7: (ND 1.3, mức 2) HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeO.
B. CuO.
C. Al2O3.
D. Na2O.
Câu 8: (ND 2.1, mức 2) Khí X tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển
sang màu đỏ. Ngồi ra, nó cịn được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là
A. NH3.

B. SO3.
C. SO2.
D. H2S.
Câu 9: (ND 2.2, mức 2) Khi bị bỏng bởi sulfuric acid đặc không được rửa vết thương
bằng dung dịch nào?
A. Nước sinh hoạt.
B. Thuốc muối nabica.
C. Giấm ăn.

5


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

D. Nước vơi trong.
Câu 10: (ND 1.2, mức 3) Quá trình Haber là quá trình tổng hợp ammonia từ nitrogen
(N2) và hydrogen (H2) để chế tạo phân bón tổng hợp. Đóng góp phần quan trọng trong
việc đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ 550℃ và
áp suất khoảng 175 atm. Được thể hiện theo phương trình sau:
N2 + 3H2

t , xt , p
⎯⎯⎯
→ 2NH3
⎯⎯


∆H < 0


Cho các cách sau:
(1) Tăng nồng độ H2.
(2) Giảm áp suất chung của hệ.
(3) Tăng nhiệt độ.
(4) Giảm nồng độ NH3.
(5) Tăng hàm lượng chất xúc tác.
Số cách làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 11: (ND 1.2, mức 3) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 80 ml dung dịch
(NH4)2SO4. Biết rằng phản ứng tạo ra 13,98 gam một chất kết tủa. Tính nồng độ mol
của ion NH4 + trong dung dịch (NH4)2SO4 ban đầu?
A. 0,75 M.
B. 0,15 M.
C. 1,5 M.
D. 0,075 M.
Câu 12: (ND 2.2, mức 3) Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch sulfuric acid
đặc, nóng. Đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần
Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
B. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
C. MgSO4 và FeSO4.
D. MgSO4.
Câu 13: (ND 2.1, mức 3) Khí SO2 do các nhà máy thải ra là một trong những nguyên
nhân quan trọng gây ô nhiễm khơng khí. Tiêu chuẩn quốc tế quy định: Nếu trong khơng
khí nồng độ SO2 vượt q 30.10-6 mol/m3 thì khơng khí bị ơ nhiễm SO2. Khi tiến hành
phân tích 40 lít khơng khí ở một thành phố A thấy có chứa 0,084 mg SO2, thành phố B

có chứa 0,0035 mg SO2. Hãy cho biết thành phố nào bị ô nhiễm SO2?
A. Thành phố A ô nhiễm, CM(A) = 3,2.10-5 (mol/m3).
B. Thành phố A không ô nhiễm, CM(A) = 1,3.10-6 (mol/m3).
C. Thành phố B ô nhiễm, CM(B) = 1,367.10-5 (mol/m3).
D. Thành phố B không ô nhiễm, CM(B) = 5,46875.10-8 (mol/m3).
Câu 14: (ND 1.3, mức 4) Chúng ta thường thấy một số ao, hồ, kênh, rạch có tảo, rêu
nổi lên phủ xanh mặt nước. Đó là hiện tượng phú dưỡng hố hay còn gọi là “tảo nở
6


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

hoa”. Tảo là động vật phù du, đơn bào có thể được miêu tả bằng công thức
(CH2O)106(NH3)16H3PO4.
Cho các phát biểu sau:
(a) Phú dưỡng hoá là hiện tượng thiếu nitrate và phosphate, tạo cơ hội cho sinh vật phù
du (tảo, rêu, ...) sinh trưởng.
(b) Các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa là chất dinh dưỡng, độ sâu của hồ,
khả năng lưu chuyển nước và điều kiện khí hậu.
(c) Tỉ số N : P = 16 : 1 được gọi là “giá trị biên độ đỏ”. Giá trị này biểu thị lượng cần
thiết N và P tạo nên tảo.
(d) Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí khơng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa.
(e) Người nơng dân sử dụng phân đạm, phân lân để tăng năng suất cây trồng cũng là
nguyên nhân gây phú dưỡng (cây trồng chỉ hấp thụ 30 – 40% phân đạm cịn lại bị tích
tụ trong đất).
(f) Tảo, bèo phát triển mạnh trên mặt nước cung cấp nhiều oxygen trong nước giúp cá,
tôm hô hấp tốt hơn.
(g) Hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước, sức khỏe con người

và làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, giải trí (câu cá, bơi thuyền, …).
Số phát biểu đúng về hiện tượng phú dưỡng là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 15: (ND 2.2, mức 4) Sulfuric acid là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản
xuất, được mệnh danh là “máu” của ngành công nghiệp. Hàng năm, các nước trên thế
giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn sulfuric acid, phương pháp sản xuất sulfuric acid có
3 cơng đoạn chính: Sản xuất SO2 → sản xuất SO3 → sản xuất H2SO4. Cho các phát biểu
sau:
(a) Nguyên liệu ban đầu để sản xuất sulfur dioxide là sulfur và quặng pirit sắt.
V O ,t
⎯⎯⎯
→ 2SO3(k)
(b) Trong công đoạn sản xuất SO3 từ SO2 thì phản ứng 2SO2(k) + O2(k) ⎯⎯

2 5

(∆𝐻 < 0) là phản ứng toả nhiệt nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều
thuận.
(c) Sulfuric acid đặc hấp thụ nước từ các hợp chất glucide (Cn(H2O)m) tạo CO2, SO2 và
H2O.
(d) Sulfuric acid được dùng để sản xuất phân bón, chất giặt tẩy rửa tổng hợp, chất dẻo,
phẩm nhuộm.
(e) Người ta dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum. Một loại oleum có 62% SO3
về khối lượng, cơng thức của oleum đó là H2SO4.3SO3.
(f) Phương pháp ngược dòng để sản xuất sulfuric acid (cho dung dịch H2SO4 từ trên đi
xuống và khí SO3 từ dưới đi lên trong tháp hấp thụ) làm tăng tốc độ của phản ứng hoá
học trong tháp.

7


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

(g) Các toa thùng thép dùng để vận chuyển sulfuric acid đặc (nồng độ > 70%), sau khi
lấy acid ra khỏi thùng nên để một thời gian ngắn rồi khố vịi thốt acid.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.

8


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

B. TỰ LUẬN
Câu 1: (ND 2.1, mức 1) Biết nguyên tố sulfur thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hồn
hố học. Em hãy viết công thức oxide cao nhất của sulfur.
Câu 2: (ND 1.2, mức 1) Vào những ngày nắng nóng, nhà vệ sinh thường xuất hiện mùi
khai khó chịu. Em hãy cho biết mùi khai đó do khí nào bốc lên?
Câu 3: (ND 1.3 + 2.1, mức 1) Em hãy viết công thức cấu tạo của HNO3 và H2SO4.
Câu 4: (ND 2.2, mức 2) Trong phịng thí nghiệm, có hai
cốc đựng dung dịch sulfuric acid đặc và nước được đặt

trên bàn cân. Biết cân đang ở vị trí thăng bằng (như hình
vẽ bên). Hỏi sau một thời gian cân cịn ở vị trí thăng bằng
hay khơng. Vì sao?

Câu 5: (ND 2.2, mức 2) Cho các phát biểu sau:
(1) Đổ từ từ sulfuric acid đặc ở cốc thứ hai dọc theo đũa thủy tinh vào cốc thứ nhất.
(2) Xác định nồng độ dung dịch sulfuric acid cần pha.
(3) Cho lượng nước cất và sulfuric acid đặc vừa xác định được lần lượt vào cốc thủy
tinh thứ nhất và cốc thủy tinh thứ hai.
(4) Tiếp tục đổ vài giọt sulfuric acid đặc và khuấy nhẹ đến khi hết.
(5) Xác định thể tích nước và sulfuric acid đặc cần lấy.
(6) Sau khi đổ vài giọt sulfuric acid đặc, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ đều trong cốc
thứ nhất.
Hãy sắp xếp các phát biểu theo thứ tự các bước pha loãng sulfuric acid đặc.
Câu 6: (ND 1.1, mức 2) Xác định số oxi hóa của nguyên tố nitrogen trong các hợp chất
sau: NO, NO2, Mg3N2, N2O, NH4Cl, N2O5, NH4NO3, AlN.
Câu 7: (ND 1.2, mức 2) Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí X, người ta đun nóng
dung dịch muối ammonium nitrite. X là khí gì? Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 8: (ND 1.2, mức 3) Dưới đây là hình ảnh hàm lượng các chất trên bao phân đạm
Phú Mỹ được thể hiện như sau: Nitrogen 46,3%, khối lượng tịnh 50 kg. Biết thành phần
chính của đạm urea là (NH2)2CO. Hãy xác định khối lượng urea ít nhất có trong một
bao phân đạm urea Phú Mỹ.

9


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT


Câu 9: (ND 2.1, mức 3) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Câu 10: (ND 2.2, mức 3) Cho m gam sulfur (S) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu
được V lít khí (ở đktc). Sục V lít khí này vào nước chlorine (dư) thu được dung dịch Y.
Cho Y vào dung dịch BaCl2 (dư) thu được 93,2 gam kết tủa. Tìm V và m.
Câu 11: (ND 1.2, mức 3) Trong phịng thí nghiệm có bốn lọ hố chất khơng màu bị
mất nhãn đựng trong các lọ riêng biệt: NH4NO3, HCl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2. Chỉ dùng
một hóa chất em hãy trình bày cách nhận biết bốn lọ hóa chất trên.
Câu 12: (ND 1.2, mức 3) Khi trao đổi trên lớp học, bạn Tín nêu ra ý kiến: “Sau một
thời gian bón phân đạm ammonium (NH4Cl, NH4NO3, …) thì độ chua của đất tăng lên
vì ion NH4 + thủy phân tạo môi trường acid làm cho đất chua”. Bạn Minh lại cho rằng:
“Bón phân đạm ammonium thì độ chua của đất giảm vì NH4 + thủy phân tạo môi trường
base”. Theo em, ý kiến của bạn nào đúng? Tại sao?
Câu 13: (ND 2.1, mức 4) Sulfur dioxide là một chất gây ơ nhiễm mơi trường khơng
khí, phá huỷ tầng ozone, có khả năng tác dụng với nước tạo thành sulfuric acid gây mưa
acid, ăn mòn kim loại, ... Hình vẽ dưới đây mơ tả một trong các phương pháp xử lí khí
SO2 hiện nay là hấp thụ bằng đá vơi (CaCO3). Trong đó dung dịch hấp thụ là Ca(OH)2.
Hiệu suất xử lí của q trình có thể lên đến 85 – 90% trong việc loại bỏ SO2.

10


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

a. Em hãy đề xuất q trình xử lí khí SO2 ở hệ
thống bên.
b. Em hãy kể tên 2 phương pháp xử lí khí SO2
khác mà em biết.


Câu 14: (ND 1.2, mức 4) Khi đánh bắt hải sản xa bờ, các ngư dân thường thu được
lượng hải sản lớn. Để cho hải sản luôn tươi ngon khi vào bờ, họ thường ướp chúng bằng
đá. Tuy nhiên, việc sử dụng đá làm cho thuyền nặng, chiếm diện tích nên một số ngư
dân đã sử dụng urea thay thế.
a. Em hãy giải thích tại sao urea được dùng để ướp hải sản?
b. Các thực phẩm được ngâm trong phân urea có tốt cho sức khỏe khơng? Vì sao?
Câu 15: (ND 1.1, mức 4) Kem khói là một trong những loại kem được giới trẻ rất ưa
chuộng. Khơng chỉ có mùi vị thơm ngon mà cịn bắt mắt bởi “làn khói” bay ra từ ly
kem. Nó được làm trực tiếp tại cửa hàng từ 100% kem tươi nên vẫn giữ nguyên được
hương vị và không bị đông đá như kem truyền thống. Người ta đã vận dụng tính chất
nào để làm ra được kem khói? Đánh giá liệu kem khói có an tồn hay khơng?

11


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

5. Đáp án
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (15 câu)
Câu 1: Đáp án: C.
Các đáp án gây nhiễu:
Câu A: HS nhầm lẫn giữa nguyên tử và phân tử.
Câu B, D: HS không phân biệt được liên kết trong phân tử nitrogen.
Câu 2: Đáp án: A.
Vì thành phần của khơng khí có 21% khí oxygen, 78% khí nitrogen và 1% các khí khác.
Các đáp án gây nhiễu: Ở mức độ nhận biết, HS có thể nhớ nhầm các số chẵn như 80%,
85% hoặc lẫn lộn giữa 78% và 87%.

Câu 3: Đáp án: D.
Các đáp án gây nhiễu:
A. HS nhầm với điện hoá trị của nguyên tố.
B. HS xác định nhầm số oxi hoá của Fe trong FeS dẫn đến xác định sai số oxi hoá của
S và nhầm với điện hoá trị của nguyên tố.
C. HS xác định nhầm số oxi hoá của Fe trong FeS dẫn đến xác định sai số oxi hoá của
S.
Câu 4: Đáp án: A.
Các đáp án gây nhiễu:
B, D. HS đọc nhầm dữ kiện đề bài.
C. HS nghĩ Ag đứng sau H trong dãy hoạt động hố học nên khơng tác dụng với dung
dịch H2SO4.
Câu 5: Đáp án: A.
Các đáp án gây nhiễu:
B. HS dễ nhầm sản phẩm NO và NO2.
C. HS dễ nhầm giữa N2 phản ứng O2 và N2 phản ứng H2.
D. HS dễ nhầm giữa thứ tự các phản ứng tạo anion nitrate.
Câu 6: Đáp án: D.
Các đáp án gây nhiễu: HS không nắm vững bản chất của q trình oxi hố – khử nên
chọn nhầm.
Câu 7: Đáp án: A.
Các đáp án gây nhiễu: Tất cả các đáp án đều là basic oxide, đều có thể tác dụng được
với HNO3. Yêu cầu HS cần nắm vững hóa trị của các nguyên tố kim loại để tìm ra được
oxide nào mà kim loại chưa thể hiện hóa trị cao nhất.
Câu 8: Đáp án: C.

12


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT


NHĨM 4

SO2 là một acidic oxide tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch sulfurous acid H2SO3,
đây là acid yếu nên làm quỳ tím hoá đỏ, PTHH: SO2 + H2O → H2SO3; SO2 được dùng
làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy.
Các đáp án gây nhiễu:
A. HS nhầm màu quỳ tím khi nhúng trong dung dịch acid và base.
B. HS nhầm lẫn trạng thái ở điều kiện thường của SO3, HS nhầm lẫn ứng dụng của SO3.
D. HS nhầm lẫn ứng dụng của H2S.
Câu 9: Đáp án: C.
Các đáp án gây nhiễu:
A. Dùng nước để hạn chế tối đa quá trình sulfuric acid đặc hút nước của cơ thể (vì
sulfuric acid đặc có tính háo nước) và làm loãng acid đặc.
B. Dùng dung dịch nabica (NaHCO3) khơng có tính oxi hóa, có tính kiềm nhẹ để trung
hòa sulfuric acid đặc.
PTHH: 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O
D. Dùng nước vôi trong Ca(OH)2 trung hòa sulfuric acid đặc.
PTHH: Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
Câu 10: Đáp án: A.
Các đáp án gây nhiễu: HS cần hiểu được nguyên lý La Chatelier thì mới phân biệt được
các đáp án.
(2) Giảm áp suất chung của hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm tăng số mol khí
→ chiều nghịch.
(3) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt → chiều nghịch.
(5) Hàm lượng chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng.
Câu 11: Đáp án: B.
Ta có: 2NH4 + + SO4 2− + Ba2+ + 2OH − → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2 O
nBaSO4 =


13,98
233

= 0,06 (mol)

Vì lấy dư dung dịch Ba(OH)2 nên (NH4)2SO4 sẽ phản ứng hết, theo phương trình ta có:
nNH4+ = 2 . nBaSO4 = 0,06 . 2 = 0,12 (mol)
Nồng độ mol của ion NH4 + trong dung dịch muối ban đầu là:
CM

NH4 +

=

0,12
0,08

= 1,5 (M)

Các đáp án gây nhiễu:
A. HS nhầm số mol NH4 + bằng số mol BaSO4 .
B. HS đổi đơn vị từ ml sang l sai.
D. HS nhầm số mol NH4 + bằng số mol BaSO4 và đổi đơn vị từ ml sang l sai.
Câu 12: Đáp án: C.
13


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4


Tính khử của Mg > Fe, kim loại có tính khử mạnh hơn phản ứng trước, khi hết kim loại
đó nếu cịn dư acid, kim loại khác mới phản ứng. Nên Mg phản ứng trước ⇒ Có mặt
muối MgSO4, một phần Fe khơng tan tức là Fe đã có phản ứng, mà khi Fe dư sau phản
ứng thì thu được muối sắt (II).
𝑡𝑜

Mg + 2H2SO4 đặc → MgSO4 + SO2 + 2H2O

PTHH:

𝑡𝑜

2Fe + 6H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
Các đáp án gây nhiễu: Do HS không nắm được thứ tự phản ứng của các chất trong hỗn
hợp X nên dẫn đến xác định chất tan trong dung dịch Y sai.
Câu 13: Đáp án: B
Đáp án gây nhiễu:
B, D. HS khơng đọc kĩ đề chỉ tính đến số mol SO2 rồi khoanh đáp án.
C. HS đổi đơn vị sai dẫn đến kết quả sai.
Đổi: 40 lít = 40 dm3 = 40.10-3 m3
Nồng độ khí SO2 ở các thành phố là:
+ Thành phố A: 0,084 mg SO2 = 0,084.10-3 g SO2
𝑛𝑆𝑂2(𝐴) =
CM(A) =

0,084.10−3

64

1,3.10−6
40.10−3

= 1,3.10-6 (mol)

= 3,2.10-5 (mol/m3) > 30.10-6

+ Thành phố B: 0,0035 mg SO2 = 0,0035.10-3 g SO2
𝑛𝑆𝑂2(𝐵) =
CM(B) =

0,0035.10−3

64
5,46875.10−8
40.10−3

= 5,46875.10-8 (mol)
= 1,367.10-6 (mol/m3) < 30.10-6

Vậy thành phố A có mẫu khơng khí bị ơ nhiễm SO2.
Câu 14: Đáp án: A.
Các đáp án đúng là: (b), (c), (e), (g).
Phú dưỡng là hiện tượng nitrate và phosphate dư thừa, bị sinh vật phù du (tảo, rêu…)
hấp thụ.
Các đáp án gây nhiễu:
(a) HS nhầm lẫn giữa hiện tượng thừa hoặc thiếu nitrate và phosphate.
(d) HS không xác định được những nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng.
(f) HS nhầm lẫn tảo, bèo che lấp mặt nước là cung cấp nhiều oxygen. Thực tế, tảo phát
triển mạnh sẽ hạn chế oxygen đi vào trong nước, gây cản trở q trình hơ hấp của động

vật thuỷ sinh.
Câu 15: Đáp án: B.
Các đáp án đúng là (a), (c), (d), (f).
14


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

Các đáp án gây nhiễu:
V O ,t
⎯⎯⎯
→ 2SO3(k)
(b) Trong công đoạn sản xuất SO3 từ SO2 thì phản ứng 2SO2(k) + O2(k) ⎯⎯

2 5

(∆𝐻 < 0) là phản ứng toả nhiệt nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều
nghịch.
(e) Người ta dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum. Một loại oleum có 62% SO3
về khối lượng, cơng thức của oleum đó là H2SO4.2SO3.
Cơng thức chung của oleum là H2SO4.nSO3.
Phần trăm khối lượng SO3 là:
80.𝑛
80.𝑛+98

. 100% = 62% → n = 2

Vậy công thức của oleum là H2SO4.2SO3.

(g) Các toa thùng vận chuyển sulfuric acid đặc (nồng độ > 70%) được làm bằng thép,
do sắt bị thụ động trong sulfuric acid đặc, nguội nên khơng có phản ứng. Nếu khơng
khố vòi ngay lập tức, lượng sulfuric acid còn lại trong toa thùng hấp thụ mạnh hơi
nước trong khơng khí làm lỗng dung dịch acid. Khi đó sulfuric acid sẽ phản ứng với
toa thùng sắt và làm hỏng toa thùng.

15


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

B. TỰ LUẬN (15 câu)
Đáp án

STT
Câu 1
(mức 1)
Câu 2
(mức 1)

Điểm

Nguyên tố sulfur thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hồn hố học
nên hố trị cao nhất của nó là VI.
⇒ Cơng thức oxide cao nhất của sulfur là SO3 (sulfur trioxide).
Vào những ngày nắng nóng, mùi khai trong nhà vệ sinh bốc lên
là khí ammonia (NH3).
Công thức cấu tạo của HNO3 là


Câu 3
(mức 1)

Câu 4
(mức 2)

Công thức cấu tạo của H2SO4 là

Sulfuric acid đặc có tính háo nước nên có khả năng hút hơi nước
từ khơng khí, làm cho cốc acid nặng hơn.
⇒ Cân lệch khỏi vị trí cân bằng và nghiêng về phía cốc đựng acid.
Thứ tự các bước pha loãng sulfuric acid đặc:
(2) Xác định nồng độ dung dịch sulfuric acid cần pha.
(5) Xác định thể tích nước và sulfuric acid đặc cần lấy.

Câu 5
(mức 2)

(3) Cho lượng nước cất và sulfuric acid đặc vừa xác định được
lần lượt vào cốc thủy tinh thứ nhất và cốc thủy tinh thứ hai.
(1) Đổ từ từ sulfuric acid đặc ở cốc thứ hai dọc theo đũa thủy tinh
vào cốc thứ nhất.
(6) Sau khi đổ vài giọt sulfuric acid đặc, dùng đũa thủy tinh khuấy
nhẹ đều trong cốc thứ nhất.
(4) Tiếp tục đổ vài giọt sulfuric acid đặc và khuấy nhẹ đến khi
hết.

Câu 6
(mức 2)

Câu 7
(mức 2)

Số oxi hoá của nitrogen trong các hợp chất:

X là khí nitrogen (N2).
𝑡𝑜

PTHH: NH4NO2 → N2↑ + 2H2O

16


MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

Câu 8
(mức 3)

Khối lượng nguyên tố nitrogen trong 1 bao phân đạm urea (50
kg) ít nhất là:
46,3 . 50
= 23,15 (kg)
100
Khối lượng urea tương ứng với lượng nitrogen trên là:
23,15 . 60
= 49,6 (kg)
28
Vậy khối lượng (NH2)2CO ít nhất có trong 1 bao phân đạm urea

Phú Mỹ là 49,6 kg.
A có mùi trứng thối ⇒ A là H2S.
𝑡𝑜

(1) S + H2 → H2S
⇒ X là lưu huỳnh (S).
(2) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
⇒ D là H2O.
𝑡𝑜

Câu 9
(mức 3)

(3) S + O2 → SO2
⇒ B là SO2.
(4) SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
⇒ Z là H2SO4.
𝑡𝑜

(5) S + Fe → FeS
⇒ E là FeS.
(6) FeS + H2SO4 → H2S↑ + FeSO4
⇒ G là FeSO4.
Vậy X là lưu huỳnh (S); A là H2S; D là H2O; B là SO2; Z là
H2SO4; E là FeS; G là FeSO4.
mBaSO4 93,2
nBaSO4 =
=
= 0,4 (mol)
MBaSO4 233

𝑡𝑜

S + 2H2SO4 đặc →
0,4

Câu 10
(mức 3)

3

mol

3SO2↑

+

2H2O

0,4 mol

SO2 + 2H2O + Cl2 → 2HCl + H2SO4
0,4 mol
0,4 mol
BaCl2 + H2SO4
→ 2HCl + BaSO4↓
0,4 mol
0,4 mol
𝑉𝑆𝑂2 = 0,4. 22,4 = 8,96 (lít)

17



MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

NHĨM 4

mS =

0,4
3

. 32 = 4,26 (g)

- Trích mẫu thử.
- Ta có bảng nhận biết.
Mẫu
thử

NH4NO3

HCl

(NH4)2SO4

Mg(NO3)2

Thuốc thử

Câu 10
(mức 3)


Dung dịch
Ba(OH)2

Xuất hiện Không Xuất hiện kết Xuất hiện
khí khơng hiện
tủa trắng và kết
tủa
màu,
có tượng. khí
khơng trắng.
màu có mùi
mùi khai.
khai.

- PTHH:
Ba(OH)2 + 2NH4NO3 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 ↓trắng + 2NH3↑+ 2H2O
Ba(OH)2 + Mg(NO3)2 → Ba(NO3)2 + Mg(OH)2↓trắng
Ý kiến của bạn Tín đúng.
Câu 12
(mức 3)

Vì trong phân đạm ammonium có ion NH4+ thủy phân sinh ra
H3O+ tạo mơi trường acid nên làm cho đất chua.
⎯⎯
→ NH3 + H3 O+
PTHH: NH4 + + H2 O ⎯



Câu 13
(mức 4)

a.
- Tháp hấp thụ khí thải từ dưới lên, chất ơ nhiễm như SO2 và bụi
bẩn sẽ bị giữ lại, khơng khí sạch đi lên trên và thốt ra ngồi:
+ Dung dịch hấp thụ Ca(OH)2 được hệ thống dẫn bơm tuần hoàn
lên phần thân trụ và được phun ra bởi hệ thống dàn phun sương,
tưới đều dung dịch hấp thụ trong tháp.
+ Dịng khí đi từ dưới lên, dịng dung dịch lỏng Ca(OH)2 từ trên
xuống và chúng tiếp xúc với nhau, khi đó q trình hấp thụ được
diễn ra, SO2 bị giữ lại trong dung dịch hấp thụ, khơng khí sạch
thốt ra ngồi.
- Q trình hấp thụ diễn ra theo phương trình như sau:
2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2
Ca(HSO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaSO3 + 2H2O
- CaSO3 là chất rắn ít tan nên dễ dàng lắng xuống đáy tháp và
được đem đi xử lý bằng cách chôn lấp.
18


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

- Khí sạch ra ở đỉnh tháp được tách ẩm, sau đó được đưa ra ngồi
mơi trường.
b. Các phương pháp khác xử lí khí SO2
- Hấp thụ khí SO2 bằng nước.

- Phương pháp magnesium oxide.
- Phương pháp kẽm.
- Xử lí SO2 bằng amonia.
- Xử lí SO2 bằng các chất hấp thụ hữu cơ.
- Xử lí SO2 bằng các chất hấp phụ thể rắn.
a. Urea có cơng thức hố học là (NH2)2CO. Khi hịa tan trong
nước, urea thu một nhiệt lượng khá lớn vì vậy nó làm lạnh mơi
trường xung quanh và ngăn cản khả năng hoạt động của vi sinh
vật. Nhờ đặc tính này người ta dùng urea bảo quản hải sản.

Câu 14
(mức 4)

Câu 15
(mức 4)

b. Các thực phẩm được ngâm trong urea khơng tốt cho sức khỏe.
Vì:
Urea hịa tan vào nước: (NH2 )2 CO + H2 O→ 2NH3 + CO2
Sau đó:
NH3 → NH4 + → NO2 − → NO3 −
Quá trình phân giải urea tạo ra muối nitrate (NO3-). Nếu ăn phải
thực phẩm được ngâm urea thì lượng nitrite tích tụ dần mỗi ngày
gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn thần kinh. Một số
trường hợp ngộ độc cấp tính với các dấu hiệu đau bụng, buồn
nôn, tiêu chảy, nếu không cấp cứu kịp thời thì dẫn đến tử vong.
Vì vậy không được dùng urea để ướp cá, bảo quản thực phẩm.
- Ở điều kiện thường, nitrogen là chất khí khơng màu, khơng mùi,
khơng vị, nhẹ hơn khơng khí và hóa lỏng ở -196℃. Với nhiệt độ
hóa lỏng thấp, nitrogen lỏng làm đóng băng hầu như mọi thứ khi

chúng tiếp xúc trong một thời gian nhất định. Tạo sự đậm đặc,
tránh bị đơng đá như kem truyền thống. Nitrogen lỏng nhanh
chóng bay hơi tạo khói trắng. Lợi dụng tính chất này, người ta đã
sản xuất ra kem khói.
- Khi nitrogen lỏng nguội đi làm ngưng tụ hơi nước trong khơng
khí, phần khói tỏa ra. Với ly kem đầy khói trước mặt, người tiêu
dùng hít một cách trực tiếp và quá nhiều khói vượt mức cho phép
sẽ dễ bị bỏng lạnh. Sau đó não bộ phát tín hiệu cho hemoglobin
dừng vận chuyển oxygen dẫn đến tim ngừng đập. Để đảm bảo an
toàn khi sử dụng nên để khói bay đi hết rồi mới thưởng thức.
19


NHĨM 4

MƠN BÀI TẬP HĨA HỌC Ở THPT

20



×